Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 40 - 46)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50% tổng nguồn vốn, được bổ sung tích lũy từ lợi nhuận hàng năm bên cạnh nguồn vốn

2.2.3.3Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt

Công nghiệp Bắc Việt

Từ BCĐKT được cung cấp, CBTD đã tiến hành lập Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn và Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

của Công ty CP Công nghiệp Bắc Việt

Bảng 2.3: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2010 của Công ty CP Công nghiệp Bắc Việt

Đánh giá tình hình sử dụng vốn:

- Qua bảng trên cho thấy quy mô sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt trong năm 2010 đã tăng 1,168.8 triệu đồng so với đầu năm cho các mục đích chủ yếu sau:

+ Tăng dự trữ tiền 896.62 triệu đồng chiếm 76.71% tổng vốn sử dụng trong kỳ.

+ Dự trữ thêm hàng tồn kho 183.22 triệu đồng chiếm 15.68% tổng vốn sử dụng trong kỳ,…

- Kết quả của việc sử dụng vốn như trên của Công ty Bắc Việt là:

+ Doanh thu thuần năm 2010 đạt hơn 5.454 triệu đồng, tăng trên 3.316 triệu đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 155%) so với năm 2009.

+ Vốn chủ sở hữu tăng 282.01 triệu đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 26.30%) so với năm 2009.

Qua đó có thể thấy việc sử dụng vốn của Công ty Bắc Việt là hợp lý.  Đánh giá diễn biến nguồn vốn:

Để có quy mô kinh doanh 1,168.8 triệu đồng, Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt phải huy động các nguồn vốn:

- Tăng chiếm dụng các khoản phải trả khác số vốn 538.56 triệu đồng tài trợ được 46.08% tổng mức sử dụng vốn.

- Vay thêm nợ ngắn hạn 262.43 triệu đồng tài trợ được 22.45% tổng mức sử dụng vốn.

- Dành lợi nhuận giữ lại và trích lập các quỹ để tăng thêm vốn đầu tư của chủ sở hữu tổng cộng số vốn 282.01 triệu đồng chiếm 24.13% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Đây là biểu hiện tốt, một mặt làm gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc huy động nhìn chung đã hợp lý, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả. Để có kết luận xác đáng về tình hình tài chính khách hàng xin vay vốn phục vụ cho việc ra quyết định cho vay thì CBTD đã kết hợp giữa phân tích tình hình tài chính với các thông tin phi tài chính như: lịch sử hình thành và phát triển doanh

nghiệp, quan hệ tín dụng với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các yếu tố thị trường, tình hình SXKD của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, nhà cung cấp nguyên vật liệu, kênh phân phối và tiếp thị sản phẩm, kế hoạch và chiến lược kinh doanh, uy tín, danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp.

Kết luận: Qua các số liệu phân tích ở phần trên và tình hình thực tế của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt, CBTD của Chi nhánh đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính của Công ty như sau như sau:

- Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh phát triển, vốn vay ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

- Hàng tồn kho và các khoản phải thu luân chuyển tốt.

- Vốn tích lũy cao, được bổ sung thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nguồn trả nợ từ doanh thu và lợi nhuận của Công ty đáp ứng được yêu cầu trả nợ của ngân hàng.

Qua phân tích các chỉ số trên và tình hình kinh doanh thực tế tại công ty, CBTD kiến nghị với chi nhánh: cấp tín dụng 380.000.000 đồng cho Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt với mục đích sử dụng vốn là mua sắm tài sản cố định, có tài sản đảm bảo là bất động sản (nêu rõ trong phụ lục Tài sản đảm bảo), thời gian cho vay là 12 tháng.

Nhận xét:

Cán bộ tín dụng đã tiến hành phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp (ở đây là Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt) theo đúng quy trình. Dựa vào bộ hồ sơ tài chính và các thông tin có được, cán bộ tín dụng đã tiến hành phân tích các báo cáo tài chính, tính toán các chỉ tiêu tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó đưa ra được đánh giá khái quát về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

Kết luận: Chương 2 đã trình bày thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thủ Đô. Để góp phần hoàn thiện, khóa luận có một số ý kiến đóng góp được trình bày trong Chương 3.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 40 - 46)