Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 54 - 55)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50% tổng nguồn vốn, được bổ sung tích lũy từ lợi nhuận hàng năm bên cạnh nguồn vốn

3.3.3 Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể và tiến hành đào tạo các cán bộ tín dụng trong hệ thống nhằm giúp các cán bộ tín dụng có thể áp dụng quy trình đánh giá doanh nghiệp đạt được độ chính xác cao hơn. Thêm vào đó, trong quá trình ban hành những văn bản quy định có liên quan đến công tác thẩm định tín dụng, hội sở cần quan tâm đến thực tế đang diễn ra để có thể đề ra những quy định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn.

Tiếp theo đó, Sacombank cần hỗ trợ các chi nhánh trong việc thu thập thông tin bằng cách thiết lập các phòng thông tin tại các chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả thu thập xử lý thông tin, dữ liệu từ cơ sở. Đồng thời, Sacombank cần tăng cường hợp tác mở rộng quan hệ với các cơ quan chức năng khác để tạo mối quan hệ tốt giúp chi nhánh thuận lợi trong việc thu thập thông tin liên quan.

Ngoài ra, Sacombank nên tổ chức hàng năm hội nghị toàn hệ thống về nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng với các nội dung báo cáo kết quả hoạt động và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này trong toàn hệ thống của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để tồn tại các ngân hàng buộc phải vừa tăng cường hoạt động cho vay vừa phải hạn chế được rủi ro. Để giải quyết được cả hai vấn đề, một trong những biện pháp hiệu quả là nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các NHTM. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô, khóa luận đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất: khóa luận đã hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, phương pháp và nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các NHTM.

Thứ hai: khóa luận đã thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô.

Thứ ba: khóa luận đã nêu rõ định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thủ Đô đồng thời đề xuất một số giải pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã tập trung nghiên cứu các tài liệu, vận dụng các kiến thức đã học ở trường cũng như những kiến thức thu thập được trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Thủ Đô, tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được các đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Th.S Trần Mai Hoa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để em có điều kiện thực tập và hoàn thành đề án này.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w