Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 47 - 48)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50% tổng nguồn vốn, được bổ sung tích lũy từ lợi nhuận hàng năm bên cạnh nguồn vốn

3.2.1Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng nguồn thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích khách hàng. Thông tin đầy đủ là cơ sở cần thiết để cán bộ tín dụng có thể thẩm định và đưa ra nhận định chính xác về khách hàng, từ đó có những quyết định hợp lý để cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Hiện nay, Sacombank đã quy định khá đầy đủ các nguồn và nội dung thông tin cần thu thập để làm căn cứ phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định tín dụng, nhưng vẫn còn một số điểm cần lưu ý như sau:

Chi nhánh vẫn chưa quy định cụ thể các BCTC của doanh nghiệp phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập, có uy tín. Ngay cả các BCTC đã được kiểm toán, tính chính xác còn phụ thuộc vào uy tín của tổ chức kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, phương pháp kiểm toán và sai số trọng yếu của tổ chức kiểm toán. Tuy nhiên, BCTC đã được kiểm toán sẽ có độ tin cậy cao hơn BCTC chưa được kiểm toán, do vậy CBTD nên yêu cầu điều kiện này trước tiên khi nghiên cứu các bước tiếp theo. Cụ thể CBTD nên yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp các bản báo cáo quyết toán đã được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập, có uy tín (có thể là bản quyết toán sau thuế đã được cơ quan thuế tiến hành thanh tra và xác nhận mức độ chính xác của số liệu trên các BCTC). Trường hợp không đủ thời gian để tiến hành kiểm toán thì có thể tạm thời chấp nhận nhưng yêu cầu doanh nghiệp phải nộp lại bản quyết toán ngay sau khi kết thúc quá trình kiểm toán. Điều này sẽ đảm bảo cho các thông tin mà cán bộ tín dụng nhận được có tính chính xác và đầy đủ từ đó giúp chi nhánh thuận lợi hơn trong việc ra quyết định tín dụng.

Để có nguồn thông tin chất lượng cao, ngoài những hồ sơ tài liệu mà ngân hàng nhận được từ doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thông tin từ việc đi kiểm tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, các kế toán viên của doanh nghiệp cũng như người lao động để đánh giá sự hiểu biết cũng như trình độ của họ. Tuy nhiên kết quả của hoạt động này tùy thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Người tiến hành phỏng vấn phải biết chọn lọc thông tin thu thập được , kết hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau để chọn ra được những thông

tin chính xác.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 47 - 48)