Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 36 - 40)

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm 50% tổng nguồn vốn, được bổ sung tích lũy từ lợi nhuận hàng năm bên cạnh nguồn vốn

2.2.3.2Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt

trưởng doanh thu qua từng năm tương đối ổn định. Doanh thu năm 2009 đạt hơn 2.138 triệu đồng tăng hơn 156 triệu đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 8%) so với năm 2008. Doanh thu năm 2010 đạt hơn 5.454 triệu đồng, tăng trên 3.316 triệu đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 155%) so với cả năm 2009. Qua trao đổi, ban lãnh đạo Công ty cho biết, doanh thu của Công ty năm 2010 tăng khá cao do Công ty đã mở rộng địa bàn và ký kết được nhiều hợp đồng giá có trị hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với báo cáo do doanh nghiệp cung cấp. Lợi nhuận sau thuế tại thời điểm 31/12/2010 đạt hơn 282 triệu đồng bình quân 23,5 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận như trên là phù hợp với ngành hàng và đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng hợp lý trong cơ cấu giá thành: Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu tăng từ 79,64% lên 86,50% do hàng hóa đầu vào bình quân tăng. Tuy nhiên, nhờ tiết giảm chi phí tài chính và chi phí quản lý nên hoạt động kinh doanh đạt tương đối tốt. Nhìn chung, tỷ trọng các khoản mục chi phí như trên là phù hợp với đặc thù hoạt động và ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Nhận xét: Các nhận xét trên của CBTD đã khá đầy đủ, tuân thủ đúng hướng dẫn của quy trình phân tích do Sacombank quy định.

2.2.3.2 Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp Bắc Việt Việt

Các chỉ số tài chính của Công ty Cổ phần Công nghiệp được CBTD của Chi nhánh tính toán bao gồm 4 nhóm chỉ số như sau:

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2010 giảm 0.79 lần so với năm 2009, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2010 giảm 0.64 lần so với năm 2009 nhưng các chỉ tiêu này vẫn đạt chuẩn, đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhóm II: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động

- Số ngày tồn kho bình quân và số ngày phải thu bán hàng bình quân năm 2010 đều giảm so với năm 2009 (lần lượt tương ứng giảm 39 ngày và 53 ngày) chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã tăng lên (thời gian bị chiếm dụng vốn ngắn đi và hàng tồn kho nhanh được luân chuyển).

- Số ngày chiếm dụng người bán bình quân năm 2010 giảm đi so với năm 2009 (giảm 27 ngày) chứng tỏ khả năng trả nợ của Công ty được tăng cường.

- Chỉ tiêu Vòng quay vốn lưu động: Do tỷ lệ tăng doanh thu trong kỳ cao hơn tỷ lệ tăng tài sản lưu động nên vòng quay vốn lưu động năm 2010 có xu hướng tăng (tăng 0.92 vòng) chứng tỏ vốn lưu động trong năm 2010 được sử dụng có hiệu quả

hơn so với năm 2009.

- Chỉ tiêu Vòng quay tổng tài sản: tăng 0.72 vòng chứng tỏ tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2010 có hiệu quả hơn so với năm 2009 có nghĩa là sức sản xuất của tổng tài sản của Công ty đã tăng lên.

Nhóm III: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn

- Hệ số nợ của Công ty năm 2010 là 50,15% ở mức trung bình cho thấy doanh nghiệp vận dụng khá tốt đòn bảy tài chính nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tỷ số tự tài trợ của Công ty năm 2010 là 49.85% tuy có giảm so với năm 2009 (giảm 14.71%) nhưng vẫn ở mức trung bình đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Nhóm IV: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

- Chỉ tiêu ROS đạt 5.17% vào cuối năm 2010 (giảm 1.11%) do ngành cung cấp thiết bị cho ngành xăng dầu, nhựa đường có sự cạnh tranh khốc liệt.

- Chỉ tiêu ROE, ROA tại thời điểm 31/12/2010 có xu hướng tăng so với năm 2009 (ROA tăng 2.29% và ROE tăng 8.29%) cho thấy hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Chỉ tiêu ROE lớn hơn chỉ tiêu ROA chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay rất có hiệu quả và khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng vì thế cũng được giảm thiểu.

Mỗi chỉ tiêu trên được tính toán phía trên phản ánh một khía cạnh nhất định về hoạt động kinh doanh và tài chính của Công ty CP Công nghiệp Bắc Việt. Nếu sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá một cách riêng rẽ thì sẽ không phản ánh đủ về

doanh nghiệp. Do vậy, CBTD phải phối hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá tình hình tài chính khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín (sacombank) – chi nhánh thủ đô (Trang 36 - 40)