Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - - - - - - - - - TRẦN ĐỨC BÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THANH TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2013 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - - - - - - - - - TRẦN ĐỨC BÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THANH TRÌ Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TÍN NGHỊ HÀ NỘI – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Thanh Trì. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Học viên Trần Đức Bành MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA 4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2 28 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN 28 THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THANH TRÌ 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61 CHƯƠNG 3 62 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THANH TRÌ 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CBNV Cán bộ nhân viên CN Chi nhánh DNTN Doanh nghiệp tư nhân GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQH Nợ quá hạn RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TDH Trung dài hạn TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm VĐL Vốn điều lệ DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Quy mô tổng tài sản Sacombank 30 Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động, vốn điều lệ của Sacombank 31 Biểu đồ 2.3: Doanh thu của Sacombank 33 Biểu đồ 2.4: Số lượng điểm giao dịch của Sacombank 35 Biểu đồ 2.5: Huy động vốn của Sacombank - CN Thanh Trì 40 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thu nhập lãi của Sacombank - CN Thanh Trì 41 Biểu đồ 2.7: Tổng dư nợ Sacombank - CN Thanh Trì 44 Biểu đồ 2.8: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn 49 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng tại 31/12/2012 của Sacombank - CN Thanh Trì 50 Bảng 2.1: Chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Sacombank 32 Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khả năng sinh lời của Sacombank 33 Bảng 2.3: Phân cấp phê duyệt tín dụng tại Sacombank - CN Thanh Trì 43 Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn của Sacombank - CN Thanh Trì 46 Bảng 2.5: Vòng quay vốn tín dụng của Sacombank - CN Thanh Trì 47 Bảng 2.6: Bảng cơ cấu thu nhập của Sacombank - CN Thanh Trì 47 Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề/tổng dư nợ của Sacombank - CN Thanh Trì 51 Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Sacombank - CN Thanh Trì 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài Tính đến hết năm 2012, hệ thống TCTD Việt Nam đã có 37 NHTM cổ phần, 5 NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 NHTM 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh,… như vậy ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM tính đến cuối năm 2012 lên đến 8,6%, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro đọng vốn, rủi ro mất vốn tương đối lớn. Trong khi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 80% tổng thu nhập của ngân hàng vì vậy chất lượng tín dụng ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, NHNN hiện nay đang rà soát các ngân hàng yếu kém để yêu cầu sát nhập và theo đó thì tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ yếu kém của từng ngân hàng. Lúc này, chất lượng tín dụng còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của ngân hàng. Đồng thời thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác nhằm tối đa hóa lợi ích cho ngân hàng. Như vậy, chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp đồng vốn được luân chuyển nhanh hơn từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể được đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và sẽ góp phần làm kinh tế xã hội được ổn định. Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Là ngân hàng ra đời sau và tiềm lực về vốn hạn chế hơn so với các NHTM nhà nước do đó ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank chịu sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD về khả năng tiếp cận khách hàng, 2 lãi suất, kinh nghiệm quản lý tín dụng, khả năng chống đỡ với rủi ro,… trong khi sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở lên gay gắt, thị trường tín dụng ngày càng rủi ro thì việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank là hết sức cần thiết. Trên địa bàn lân cận huyện Thanh Trì có bốn cụm công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống, gần đây có một số dự án tập trung dân cư do đó hoạt động ngân hàng tại Thanh Trì ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, có nhiều hộ kinh doanh,… đây là những đối tượng khách hàng mà các ngân hàng gặp khó khăn trong việc quản lý mục đích sử dụng vốn vay, quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,… Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Sacombank - CN Thanh Trì. Trước thực tiễn này, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thanh Trì” để làm luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu − Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng, kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam. − Phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của Sacombank - CN Thanh Trì. − Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Sacombank – CN Thanh Trì. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu là chất lượng nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động ngân hàng. − Phạm vi nghiên cứu là chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Thanh Trì trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu 3 Luận văn được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải,… 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thanh Trì; - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thanh Trì. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều khái niệm ngân hàng thương mại khác nhau. Tại Mỹ, NHTM được hiểu là một tổ chức kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ công nghiệp tài chính; Tại Pháp, NHTM được định nghĩa là xí nghiệp hay cơ sở thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc các hình thức khác có số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Và theo Luật TCTD Việt Nam năm 2010 thì “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật TCTD năm 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận” [7, trang 2]; Các hoạt động của ngân hàng thương mại theo Luật TCTD Việt Nam năm 2010 bao gồm: - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; - Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; - Cung cấp các phương tiện thanh toán; [...]... về việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại NHTM cũng như các bài học quốc tế giúp NHTM Việt Nam có thể nâng cao chất lượng tín dụng Đồng thời các lý luận này có thể tạo được tiền đề cho việc phân tích chất lượng tín nghiệp vụ dụng cũng như đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại các chương sau 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG... NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập năm 1991 dưới sự hợp nhất của Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công... thể Chất lượng của công tác thẩm định càng cao thì kéo theo chất lượng của hoạt động tín dụng được nâng cao Công tác tổ chức hoạt động tín dụng: Công tác này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng, quy mô tín dụng, loại hình tín dụng, … Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổ chức 21 bài bản thì càng giảm thiểu được rủi ro tác nghiệp do đó chất lượng hoạt động tín dụng. .. từ tín dụng, góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng nghĩa là đồng vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh hơn, ngân hàng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đó nhiều hơn Khi lợi nhuận tăng cao, ngân hàng có điều kiện đầu tư vào cơ sở vật chất, đầu tư đa dạng các sản phẩm dịch vụ từ đó nâng cao được thương hiệu và chất lượng phục vụ khách hàng Đối với nhiều quốc gia, chất lượng. .. tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Như vậy, chương 1 của luận văn đã đề cập tới tổng quan về NHTM về tín dụng, phân tích các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng Bên cạnh đó, luận văn có nêu bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại NHTM Thái Lan và... Nội dung nâng cao chất lượng tín dụng tại Basel II Hiệp ước Basel II nêu một số nguyên tắc trong việc cấp tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM Nguyên tắc một, Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán; Nguyên tắc hai, Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay... L/C trả ngay 1.3 CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng Có rất nhiều định nghĩa về chất lượng và theo W Ederwards Deming thì chất lượng chính là việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Theo ISO 9000:2000 thì Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” Như vậy, với cách đề cập này thì chất lượng tín dụng là sự đáp ứng... dụng càng được nâng cao Đồng thời, việc tổ chức hoạt động tín dụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, phát huy được nội lực của ngân hàng Chất lượng của đội ngũ nhân sự: Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho cùng vẫn là đội ngũ nhân lực của ngân hàng Chính yếu tố con người sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng tín dụng của ngân hàng Đội ngũ cán bộ tín dụng là những... nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng vì về bản chất là ngân hàng hoạt động trên uy tín Ngân hàng càng uy tín thì số lượng khách hàng gửi tiền càng nhiều và từ đó quy mô cấp tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn Uy tín của ngân hàng thể hiện qua: quy mô tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, mạng lưới hệ thống ngân hàng; Khả năng thanh toán; Chất lượng phục vụ, … Khả năng đáp ứng nhu... hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng và ngân hàng có thể bán chéo các sản phẩm tăng cường thêm thu nhập cho ngân hàng Ngoài ra, tín dụng sẽ giúp ngân hàng đa dạng phương pháp kinh doanh đồng vốn huy động và góp phần tăng cường hiệu quả của đồng vốn này 1.2.3 Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng Phân loại tín dụng là . NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - - - - - - - - - TRẦN ĐỨC BÀNH GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI. nhánh Thanh Trì; - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thanh Trì. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN. - CHI NHÁNH THANH TRÌ 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61 CHƯƠNG 3 62 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH THANH TRÌ 62 KẾT