1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam

81 571 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 674,55 KB

Nội dung

321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

Phần mở đầu iii

Nội dung đề tài Chương 1: Thị trường chứng khoán và nhà đầu tư tổ chức 1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 1

1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán 1

1.1.2 Bản chất của thị trường chứng khoán 1

1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 2

1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 4

1.1.5 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 7

1.1.6 Cơ cấu thị trường chứng khoán 8

1.1.7 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 10

1.2 Tổng quan về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán 10

1.2.1 Giới thiệu về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường 10

1.2.1.1 Quỹ đầu tư 10

1.2.1.2 Công ty bảo hiểm 13

1.2.1.3 Quỹ hưu trí 16

1.2.1.4 Công ty tài chính 18

1.2.2 Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức 18

1.2.3 Vai trò của các nhà đầu tư tổ chức 19

1.2.4 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán ở một số nước 21

1.2.4.1 Việc phát triển nhà đầu tư tổ chức ở một số nước phát triển 21

1.2.4.2 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán ở Singapore, Malaysia, Thailand 23

Trang 2

1.2.4.3 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức ở thị trường chứng khoán

Trung Quốc 26

Chương 2: Thực trạng hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1 Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 28

2.1.1 Quy mô của thị trường 28

2.1.2 Nguồn cung chứng khoán trên thị trường 32

2.1.3 Nguồn cầu chứng khoán trên thị trường 35

2.1.4 Khung pháp lý 41

2.1.5 Diễn biến chỉ số VN-Index 43

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức 46 2.2.1 Quỹ đầu tư .46

2.2.1.1 Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 46

2.2.1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam 50

2.2.2 Công ty bảo hiểm 55

2.2.3 Công ty tài chính 58

2.3 Tiềm năng đầu tư của nhà đầu tư tổ chức 60 2.4 Những thuận lợi và khó khăn của các nhà đầu tư tổ chức 61

2.4.1 Thuận lợi 61

2.4.1.1 Môi trường kinh tế 61

2.4.1.2 Môi trường pháp lý 62

2.4.1.3 Chính sách cổ phần hóa 63

2.4.2 Khó khăn 64

2.4.2.1 Môi trường kinh tế 64

2.4.2.2 Môi trường pháp lý 65

Trang 3

2.4.2.3 Thể chế thị trường 66

2.4.2.4 Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ 66

2.4.2.5 Những tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính 67

Chương 3: Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1 Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 70

3.2 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức 72 3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý 72

3.2.1.1 Xây dựng và ban hành luật chứng khoán 72

3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán 74

3.2.1.3 Có chính sách ưu đãi thuế 75

3.2.2 Mở rộng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam 76

3.2.2.1 Tăng cường hàng hóa chất lượng cao niêm yết trên thị trường 76

3.2.2.2 Có chính sách ưu đãi thuế hơn nữa đối với các công ty niêm yết 78

3.2.2.3 Mở rộng và nâng cấp hoạt động của TTGDCK 80

3.2.3 Tăng cường tính minh bạch trong việc công bố thông tin của các công ty 80

3.2.4 Nới rộng tỷ lệ sở hữu đối với người đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần 85

3.2.5 Phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng 86

Kết luận 87

Trang 4

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ

NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC

Chương này sẽ trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư tổ chức Thông qua đó thấy được vai trò của các nhà đầu tư tổ chức đối với hoạt động của thị trường chứng khoán

1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán (TTCK)

TTCK là nơi mua bán các loại giấy tờ có giá, còn gọi là chứng khoán, một cách có tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ TTCK là nơi tập hợp những tổ chức chuyên nghiệp gọi là định chế tài chính (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát…) để vận hành và tổ chức các hoạt động đặc biệt tạo ra cách dẫn và kênh dẫn an toàn từ người có vốn nhàn rỗi gọi là nhà đầu tư đến nơi cần các lượng vốn lớn và dài hạn trong toàn xã hội

1.1.2 Bản chất của TTCK

Ngày nay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được xem là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn (chứng khoán nợ và chứng khoán vốn) có tổ chức, theo đúng luật pháp, giữa những tổ chức phát hành chứng khoán (cần vốn đầu tư) và những người mua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán Các quan hệ mua bán chứng khoán trên TTCK phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về chứng khoán Chủ thể tham gia TTCK với tư cách là người bỏ vốn đầu tư được gọi là chủ sở hữu tư bản, còn khi tham gia với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư thì chủ thể đó thực hiện chức năng của tư bản kinh doanh Do đó, TTCK xét về bản chất, không phải chỉ phản ánh các quan hệ mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất cơ bản và các khoản vốn bằng tiền mà còn phản ánh quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền Nói cách khác, TTCK là nơi mua bán quyền sở hữu về tư

Trang 5

bản, tư bản hiện nay được lưu thông như một loại hàng hóa thông thường có giá trị và có giá trị sử dụng Như vậy, TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa

1.1.3 Vai trò của TTCK

TTCK là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển, là chiếc cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế Với một TTCK lành mạnh, hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, giúp cho việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu quả nhất Chính vì vậy, TTCK có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường, các vai trò đó là:

a Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

TTCK như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ (trung ương và địa phương) tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các phương thức khác không thể làm được TTCK tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời góp phần quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa vừa mua bán thêm chứng khoán tạo thêm lợi nhuận TTCK giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách trên thị trường trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng TTCK trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua bán của họ tốt hơn

b Là công cụ đánh giá doanh nghiệp, dự đoán tương lai

Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt

Trang 6

động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện Từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

Ngoài công cụ đánh giá doanh nghiệp, TTCK còn là “phong vũ biểu” của nền kinh tế Với phương pháp chỉ số hóa thị giá các loại chứng khoán chủ yếu trong nền kinh tế và việc nghiên cứu phân tích một cách khoa học, có hệ thống chỉ số giá chứng khoán trên các TTCK ở từng nước trong mối quan hệ với thị trường thế giới cho phép dự đoán trước được sự biến động kinh tế, dự đoán được tương lai kinh tế của một hay hàng loạt các nước trên thế giới

c Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư

d Là nơi cung cấp các thông tin kinh tế

TTCK là nơi cung cấp kịp thời, khách quan và chính xác các nguồn thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động mua bán chứng khoán của mọi chủ thể tham gia trên thị trường

e Công cụ làm giảm áp lực lạm phát

Ngân hàng trung ương với vai trò điều hòa lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ bán ra các loại trái phiếu trên TTCK với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về Với chính sách khuyến khích bằng lãi suất và bảo đảm chi trả, dân chúng sẽ sẵn sàng mua trái phiếu và từ đó sẽ làm giảm lạm phát

f TTCK là công cụ giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Trang 7

Để có vốn chi tiêu vào các chương trình ổn định, phát triển kinh tế xã hội, ngoài việc thu thuế để tạo ngân sách, Nhà nước sẽ tìm kiếm nguồn thu khác đó là phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc đề ra các hình thức khác để vay tiền dân chúng Về mặt kinh tế, Nhà nước vay tiền dân chúng là thiết thực và lành mạnh

vì Chính phủ sẽ không phải thông qua ngân hàng để phát hành thêm tiền giấy vào trong lưu thông, dễ tạo nên áp lực lạm phát Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia, việc Nhà nước phát hành trái phiếu thông qua TTCK để vay tiền của dân là biện pháp thường xuyên và mang tính kỹ thuật tiên tiến Có TTCK tập trung, có việc phát hành, có việc mua đi bán lại trái phiếu theo đúng tính chất thị trường thì việc phát hành trái phiếu của Nhà nước sẽ rất tiện lợi

1.1.4 Các chủ thể tham gia TTCK:

Một cách tổng quát, các chủ thể tham gia vào TTCK có thể được chia thành bốn chủ thể chính như sau:

a Nhà phát hành

Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán1 Nhà phát hành tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa cho thị trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp

b Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức

- Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận

1 UBCKNN-TS.Đào Lê Minh (chủ biên), Những vấn đề căn bản về chứng khoán và TTCK, NXB Chính trị Quốc gia (2002)

Trang 8

- Các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm1

c Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh, phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán1

- Các ngân hàng thương mại (NHTM): NHTM tham gia thị trường với tư cách là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, hay là phát hành trái phiếu để huy động vốn

Các doanh nghiệp khi muốn phát hành cổ phiếu hay trái phiếu có thể nhờ các NHTM làm các dịch vụ như: tư vấn phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng hay là bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh

Ngoài ra, các NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là một trung gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán giùm cho khách hàng để thu phí hoa hồng, lưu giữ chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán bù trừ chứng khoán…

d Các tổ chức có liên quan đến TTCK

- Cơ quan quản lý Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK Tại Việt Nam, UBCK Nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính Phủ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam

Trang 9

- Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch Ngoài ra SGDCK cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và Uûy ban chứng khoán1

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung1

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán là tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của TTCK thông qua các hoạt động cho vay tiền để mua cổ phiếu, và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể1 Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình

1.1.5 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK

TTCK là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế thị trường, hoạt động theo cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc tế TTCK hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:

Trang 10

a.Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh

quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty

b.Nguyên tắc công bằng: có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều

phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó

c.Nguyên tắc công khai: tất cả hoạt động trên thị trường chứng khoán đều

được tiến hành công khai cho mọi thành viên và công chúng biết như: các hoạt động, các thông tin có liên quan tới các tổ chức phát hành, tới đợt phát hành, các loại chứng khoán được giao dịch, giá cả và số lượng chứng khoán được mua bán

d.Nguyên tắc trung gian: việc giao dịch chứng khoán được thực hiện thông

qua môi giới, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, bảo đảm các chứng khoán lưu thông trên thị trường đều là chứng khoán hợp pháp, tránh cho người mua bị lừa gạt do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu thông tin chính xác

e.Nguyên tắc tập trung: các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên

SGDCK và trên thị trường OTC, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản

1.1.6 Cơ cấu TTCK

a Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị

trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay là thị trường phát

hành Đây là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành Do vậy, thị trường sơ cấp là thị trường tạo lập, tăng vốn, vay vốn cho các tổ chức phát hành chứng khoán

Trang 11

Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp hai, là nơi giao dịch các chứng

khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành Trên thị trường này, lợi nhuận thu được từ việc mua bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư và những người mua bán chứng khoán chứ không thuộc về tổ chức phát hành chứng khoán Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định

Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho việc phát hành và mua bán ở thị trường sơ cấp được thuận lợi hơn và ngược lại thị trường sơ cấp là tiền đề của thị trường thứ cấp nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có thị trường thứ cấp Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp chỉ mang tính lý thuyết vì trong thực tế thị trường chứng khoán không có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp Đó cũng là lý do để nói hai thị trường này là cơ cấu của thị trường chứng khoán

b.Căn cứ theo hình thức tổ chức và phương thức giao dịch: TTCK gồm

những loại hình sau:

TTCK tập trung (TTCK chính thức) là thị trường hoạt động theo đúng các

quy định pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đăng biểu và chứng khoán biệt lệ Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán được cơ quan có thẩm quyền cho phép đảm bảo phân phối và mua bán thông qua nhà môi giới Chứng khoán biệt lệ là loại chứng khoán được miễn giấy phép của cơ quan thẩm quyền, chỉ áp dụng cho trái phiếu Chính phủ TTCK tập trung có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo thể thức đấu giá hay đấu lệnh công khai, có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán quốc gia Hình thức của TTCK tập trung chính là Sở giao dịch chứng khoán

Trang 12

TTCK phi tập trung hay còn gọi là thị trường trao tay: là thị trường mua

bán chứng khoán bên ngoài SGDCK, còn gọi là thị trường OTC (Over The Counter)

Khác với TTCK tập trung, thị trường chứng khoán OTC không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán Các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏa thuận

1.1.7 Hàng hóa trên TTCK

Đối tượng giao dịch chính trên TTCK là chứng khoán Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn Hay nói cách khác, chứng khoán là các loại công cụ tài chính dài hạn, bao gồm các loại cổ phiếu và trái phiếu Ngoài ra, trên TTCK còn giao dịch các loại giấy tờ có giá khác liên quan đến chứng khoán, được gọi là các chứng khoán phái sinh, đó là: chứng quyền (rights), chứng khế (warrants), quyền chọn (options), hợp đồng tương lai (future contracts)

1.2 Tổng quan về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán

1.2.1 Giới thiệu về các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường

1.2.1.1 Quỹ đầu tư

Các Quỹ đầu tư tại Mỹ được định nghĩa là các tổ chức tài chính phi ngân hàng thu nhận tiền từ một số lượng lớn các nhà đầu tư và tiến hành đầu tư số vốn đó vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản dưới dạng tiền tệ và các công cụ của thị trường tài chính

Các quỹ tín thác theo mô hình của Nhật Bản được coi là một sản phẩm được hình thành nhằm đầu tư số tiền tập hợp được từ một số lớn các nhà đầu tư

Trang 13

vào chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) chủ yếu dưới sự quản lý của những người không phải là người đầu tư và phân phối lợi nhuận thu được cho các nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn mà họ đóng góp vào quỹ

Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa chung cho quỹ đầu tư

“Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian trên thị trường vốn, huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính… và sử dụng vốn huy động được để đầu tư vào các loại chứng khoán khác nhau, với mục đích mang lại lợi nhuận hợp pháp cao nhất với mức rủi ro thấp nhất có thể cho những người góp vốn thành lập quỹ”

Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ban hành ngày 28/11/2003, quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán

Người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi tham gia vào TTCK đều phải thông qua và được trợ giúp bởi các nhà môi giới chứng khoán Tuy nhiên, dù thông tin và tư vấn tới đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem là người tự quyết định và

do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng là lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân TTCK lại là tập hợp của nhiều sản phẩm, đa ngành, cho nên khó có thể nắm được chiều hướng chuyển biến của thị trường Trong hoàn cảnh này, một định chế rất tiện lợi có thể giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào TTCK, đó là quỹ đầu tư

Lợi ích trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đa dạng đầu tư Ta đã biết nguyên lý đầu tư cơ bản là “không bỏ hết trứng vào một rổ” Một cá nhân với số vốn hạn chế, khó có thể đa dạng hóa tối ưu danh mục của mình Tuy nhiên, bằng phương pháp kết hợp vốn cùng với nhiều người khác ở quỹ đầu tư,

Trang 14

cá nhân đó sẽ có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng một cách tối đa

Lợi ích khác do đầu tư vào quỹ mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu quả quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất Bằng cách chung vốn vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể an tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp (các công ty quản lý quỹ) quản lý đầu tư của mình, với một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình Vì với tổng số tiền lớn, quỹ đầu tư có thể giao dịch quy mô lớn trên nhiều loại chứng khoán, nên bảo đảm được đa dạng hóa danh mục với chi phí thấp Đây chính là hiệu quả kinh tế nhờ quy mô

Một lợi ích nổi bật nữa là phần vốn góp vào quỹ có tính thanh khoản Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn

Xét ở góc độ hỗ trợ doanh nghiệp, việc quỹ đầu tư ra đời và trực tiếp sử dụng vốn huy động từ các nhà đầu tư đầu tư vào các doanh nghiệp (niêm yết và chưa niêm yết), giúp tạo ra một nguồn vốn rẻ, năng động cho các doanh nghiệp với sự đánh giá chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ Nhờ đó, sẽ tạo ra khả năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp và thúc đẩy việc tạo ra lợi nhuận cho người đầu tư, cho cổ đông

1.2.1.2 Công ty bảo hiểm

Ngày nay, “công ty bảo hiểm đóng vai trò cung ứng tài chính rất quan trọng cho thị trường vốn Ngoài mục đích nhân đạo, các tổ chức bảo hiểm còn

Trang 15

đảm nhiệm chức năng môi giới tài chính rất quan trọng”2 Các công ty này sử dụng phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để cho vay hoặc đầu tư để tạo ra lãi Do tập trung được nguồn vốn lớn từ các pháp nhân và thể nhân trong xã hội, ngoài nghĩa vụ để lại một số vốn cần thiết để chi trả bảo hiểm thường xuyên, các công ty bảo hiểm tích cực tham gia vào các hoạt động mua bán tín phiếu, gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, mua các cổ phiếu, trái phiếu Như thế, các công ty bảo hiểm đã thực hiện một chức năng kinh tế quan trọng là chuyển khoản tiết kiệm của các hộ gia đình, các doanh nghiệp thành hoạt động đầu tư thực tế cho các doanh nghiệp và chính phủ

Các tổ chức bảo hiểm thường được phân chia thành 2 nhóm khác nhau, hoạt động độc lập theo 2 đối tượng chính là: con người (công ty bảo hiểm nhân thọ) và công ty bảo hiểm tài sản và tai họa (bảo hiểm phi nhân thọ)

Bảo hiểm nhân thọ

Công ty bảo hiểm nhân thọ thực chất là tổ chức tài chính trung gian Công

ty có hai nguồn thu quan trọng nhất là thu phí bảo hiểm do người mua bảo hiểm đóng và lợi nhuận thu được do hoạt động đầu tư

Nguồn vốn đầu tư chính của bảo hiểm nhân thọ là vốn nhàn rỗi

Vốn nhàn rỗi = tổng dự phòng nghiệp vụ – tiền trả bảo hiểm thường xuyên

Trong đó: dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm Nguồn vốn này được đầu tư vào trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay hay gửi tại các tổ chức tài chính khác, ủy thác đầu tư, kinh doanh bất động sản…

2 Lê Văn Tư và Phạm Văn Năng (2003), Thị trường Tài chính, NXB Thống kê-Hà Nội

Trang 16

Khó khăn hiện nay của bảo hiểm nhân thọ tại các nước đang phát triển là việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư dài hạn trong thị trường tài chính nội địa mặc dù đã huy động được vốn dài hạn

Bảo hiểm tài sản và tai họa

Hoạt động chủ yếu của công ty này là nhằm trợ giúp, đảm bảo cho dân chúng chống lại những tổn thất tài chính do các rủi ro có liên quan tới quyền sở hữu tài sản như nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị kinh doanh, tiền bạc… và những tài sản có giá trị khác Họ huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng, và phí bảo hiểm nhận về được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán

Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn có phạm vi bảo hiểm rộng hơn so với phạm vi bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình này là đối với công ty bảo hiểm phi nhân thọ, vì những tổn thất về tài sản khó biết chắc hơn tỷ lệ tử vong của dân số nên những công ty bảo hiểm này khó tiên đoán được chính xác họ sẽ phải chi trả bao nhiêu cho những người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm so với công ty bảo hiểm nhân thọ Do đó công ty này rất ít dám dùng vốn để đầu tư vào những tài sản lâu dài Thông thường họ chỉ đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hoặc các tài sản dễ thanh khoản, để bất cứ khi nào cần tiền mặt đột xuất, họ có thể bán các tài sản ấy một cách dễ dàng ra thị trường để lấy tiền chi trả Loại tài sản chủ yếu là trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu, cổ phiếu của các công ty với yêu cầu là thu nhập ổn định, khá an toàn và dễ tiêu thụ trên thị trường

Nếu tổn thất được bảo hiểm quá lớn đến nỗi không có một công ty nào đảm nhận được thì vài công ty có thể cùng nhau viết một hợp đồng bảo hiểm để chia xẻ rủi ro Các công ty cũng có thể giảm mức độ chịu rủi ro của mình bằng cách nhờ công ty bảo hiểm khác tái bảo hiểm cho mình Việc tái bảo hiểm phân bổ một phần rủi ro cho một công ty khác, và đổi lại công ty này được hưởng một

Trang 17

phần của phí bảo hiểm Nghiệp vụ tái bảo hiểm này đặc biệt quan trọng đối với công ty bảo hiểm nhỏ

Ơû Việt Nam, theo Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 thì các doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào các lĩnh vực sau:

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: các doanh nghiệp này được mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, góp vốn các doanh nghiệp khác tối đa là 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: các doanh nghiệp này được mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, góp vốn các doanh nghiệp khác tối đa là 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm dễ có lãi và vốn ban đầu gần như là không cao, chủ yếu dựa vào tiền bảo hiểm của nhân dân là chính Khi kẹt thanh toán lại có thể đi vay dễ dàng ở các ngân hàng trung gian khác Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển rất nhanh ở nhiều nước Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm được xem như là một bộ phận huy động tiền tiết kiệm của nhân dân, để rồi cung ứng cho các hoạt động đầu tư thực tế của các doanh nghiệp và Chính phủ Nhận thấy vai trò quan trọng này của công ty bảo hiểm, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 175/2003/QĐ-Ttg

Trang 18

ngày 29/08/2003 quy định về chiến lược cho ngành bảo hiểm đến năm 2010, nhằm thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm vào việc phát triển TTCK Quyết định này cho phép các công ty bảo hiểm thành lập công ty quản lý Quỹ để quản lý Quỹ đầu tư hình thành từ nguồn vốn của Quỹ bảo hiểm để các công

ty bảo hiểm thực hiện có hiệu quả hoạt động đầu tư của mình

1.2.1.3 Quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí được hình thành bắt nguồn từ thực tế là ngày càng có nhiều người muốn tiết kiệm để dự phòng cho lúc về hưu sau này Nguyên tắc hoạt động của tổ chức này rất đơn giản: quỹ huy động từng phần từ người lao động trong các doanh nghiệp hoặc khu vực Nhà nước trong thời gian lao động và thực hiện chi trả thu nhập cho những người đóng góp khi họ về hưu3

Do những khoản trợ cấp được chi trả mỗi năm của quỹ hưu trí có thể tiên đoán được khá chính xác, nên phần lớn vốn của quỹ được xem như có thời gian rất chủ động và rất dài Vì vậy, quỹ thường đầu tư vào các chứng khoán dài hạn, với phần lớn tài sản được nắm giữ dưới dạng trái phiếu, cổ phiếu, và khế ước thế chấp bất động sản dài hạn để có lãi cao

Các công ty hoặc đơn vị kinh doanh ở các nước phát triển luôn thành lập cho mình một quỹ hưu trí Thay vì sẽ trả tiền hưu hoặc trợ cấp “cả gói”, họ sẽ trả từng tháng, rồi dùng lượng vốn ấy kinh doanh hoặc đầu tư Như vậy, các quỹ đã không những tạo thêm vốn cho nền kinh tế, mà còn tạo thêm lợi tức cho những người đã về hưu Các quỹ này có nhiều điểm tương đồng với các công ty bảo hiểm nhân thọ

Quỹ truyền thống và quỹ mới là hai loại của quỹ hưu trí Quỹ truyền thống là loại quỹ mà “lợi ích thành viên được xác định bằng mức lương cuối cùng Mức lương này được gọi là “lợi ích được xác định” hay “lương cuối cùng”

Trang 19

Doanh nghiệp và người lao động hàng tháng đều đóng góp vào quỹ lương hưu Người được ủy thác có trách nhiệm bảo đảm rằng tài sản có của quỹ trang trải được các tài sản nợ Doanh nghiệp tài trợ chịu rủi ro còn lại Ví dụ như nếu TTCK sụp đổ thì tài sản có quỹ sẽ giảm xuống (so với tài sản nợ), và doanh nghiệp sẽ được yêu cầu phải đóng góp thêm” Còn đối với quỹ mới, “chỉ có những đóng góp của doanh nghiệp là xác định Tiền hưu cuối cùng phụ thuộc vào giá trị các khoản đầu tư khi nghỉ hưu Nếu các khoản đầu tư của quỹ hoạt động tốt thì các thành viên sẽ giàu lên, nếu không họ sẽ nghèo đi”3

1.2.1.4 Công ty tài chính

Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2002NĐ-CP ngày 04/10/2002 qui định về tổ chức và hoạt động của loại hình công ty tài chính Theo Nghị định này, "công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo qui định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm"

Công ty tài chính huy động vốn bằng cách hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay từ ngân hàng và sử dụng vốn huy động được để đầu

tư, hùn vốn và cho vay “Chúng ta có thể mô tả qui trình trung gian tài chính của các công ty tài chính bằng cách nói rằng họ vay những số tiền lớn nhưng thường cho vay những số tiền nhỏ Qui trình này hoàn toàn khác với qui trình của các tổ chức ngân hàng, vốn thu nhận tiền gửi với số tiền nhỏ và sau đó thường cho vay

với số tiền lớn”3 Ngoài ra, công ty tài chính không có chức năng nhận tiền gửi và trung gian thanh toán giống như các tổ chức ngân hàng

1.2.2 Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức

3 Nguyễn Minh Kiều (2003), Tài Chính phi Ngân hàng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright

Trang 20

Các nhà đầu tư tổ chức quản lý số tiền tiết kiệm huy động được từ các nhà đầu tư cá nhân với mục tiêu là mang lại cho họ lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro có thể chấp nhận được

Hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức có thể chia làm hai giai đoạn Giai đoạn 1 là giai đoạn các nguồn quỹ, tức là giai đoạn thu hút khoản tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư Sau khi đã trích ra một tỷ lệ nhất định của các quỹ đầu vào cho những khoản dự trữ nhằm đáp ứng các yêu cầu tiền mặt thì phần còn lại được đưa vào giai đoạn 2 Trong giai đoạn này, hoạt động chính là cho vay và thực hiện các loại hình đầu tư Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là tìm kiếm một sự phối hợp các khoản cho vay và những tài sản có khác để có thể kiếm được một tỷ lệ lợi nhuận cao nhất phù hợp với quy định và mục đích của tổ chức Hai giai đoạn này quan hệ qua lại mật thiết với nhau, quyết định được chọn trong giai đoạn này sẽ tác động lên những quyết định được chọn trong giai đoạn kia

Với chiến lược đầu tư hợp lý và chuyên nghiệp, hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức sẽ góp phần đẩy mạnh việc huy động vốn, lưu thông hàng hóa trên thị trường, và giúp các nhà đầu tư cá nhân có định hướng kinh doanh hợp lý, đạt hiệu quả cao

1.2.3 Vai trò của các nhà đầu tư tổ chức

Các nhà đầu tư tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển TTCK

Trước hết, đây là cầu nối tài chính giữa người cho vay và người sử dụng vốn Những tổ chức, cá nhân dư thừa vốn có thể cho các cá nhân, tổ chức khác vay Thông qua các nhà đầu tư tổ chức, người cho vay và người sử dụng vốn đều được thỏa mãn các yêu cầu về tài chính Bên cạnh đó, người cho vay được đảm

Trang 21

bảo an toàn đối với khoản tiền của họ và ngưới đi vay có thể nhận được khoản tiền họ cần một cách nhanh chóng cho các nhu cầu sử dụng vốn của họ

Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức còn giúp giảm thiểu rủi ro trên cơ sở đa dạng hóa đầu tư Hầu hết các nhà đầu tư nhỏ không thể nào phân tán đúng mức việc sử dụng các khoản tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau Tuy nhiên, các nhà đầu tư tổ chức có thể tập hợp các khoản tiền phân tán của nhiều nhà đầu tư nhỏ và phân bổ một cách có hiệu quả vào nhiều danh mục khác nhau, do đó giảm thấp được rủi ro

1.2.3.1 Quỹ đầu tư

Trong quá trình hoạt động, quỹ đầu tư sẽ vừa tạo ra chứng khoán, vừa tạo

ra nhu cầu giao dịch chứng khoán và hướng cho hoạt động chứng khoán trên thị trường diễn ra đều đặn Từ đó giúp chuẩn hóa các quy trình đầu tư trên TTCK Điều này có nghĩa là quỹ đầu tư hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển TTCK

Với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp, quỹ tìm kiếm các cơ hội đầu tư một cách nghiêm túc, chọn ra những công ty tốt nhất có thể để đầu tư vào Đồng thời, cùng với các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, quỹ tạo điều kiện như là tư vấn, làm đề án để công ty đó niêm yết trên TTCK Từ đó sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ gia tăng Điều này đồng nghĩa với việc số lượng và chủng loại cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng, góp phần bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường, mà lại là những hàng hóa có chất lượng cao cho TTCK Bên cạnh đó, bởi các chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán được niêm yết và cũng trở thành hàng hóa Điều này góp phần tăng cung

Bên cạnh đó, số người có tiền nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư nhiều, nhưng

ít ai có đủ khả năng và thời gian để phân tích hoạt động của các công ty phát hành cổ phiếu Mặt khác, mỗi người lại có những mục tiêu đầu tư khác nhau do

Trang 22

hoàn cảnh và tâm lý riêng của từng người Vì vậy, việc đưa ra quyết định đầu tư vào loại hình nào, loại cổ phiếu, trái phiếu nào… là một vấn đề không đơn giản quỹ đầu tư không những cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư mà còn đảm nhận việc đầu tư thay cho khách hàng, góp phần vào việc tăng cầu

1.2.3.2.Công ty bảo hiểm

Cơ chế chuyển giao rủi ro, trung gian đầu tư và tham gia vào thị trường vốn là sự thể hiện vai trò trung gian quan trọng nhất của bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp quan trọng mà cá nhân có thu nhập thấp có thể thực hành tiết kiệm và tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực đầu tư dài hạn hơn Do tập hợp được số đông khách hàng tham gia bảo hiểm nên tích lũy vốn từ các nhà đầu tư nhỏ này tạo thành một quỹ đầu tư rất lớn, từ đó, doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ tham gia vào các lĩnh vực đầu tư như các cá nhân trực tiếp kinh doanh mà còn có thể đầu tư vào các lĩnh vực có quy mô lớn và nhiều rủi ro hơn, đem lại lợi ích cho nền kinh tế Thông qua việc đầu tư phí bảo hiểm do người được bảo hiểm (cũng là các nhà đầu tư) đóng, tiền gửi tiết kiệm được dịch chuyển vào nền kinh tế lớn hơn Thị trường vốn thực hiện cơ chế dịch chuyển này Tiền gửi tiết kiệm được công ty bảo hiểm huy động và đầu tư rõ ràng là tác nhân quan trọng kích thích sự tăng trưởng của chính thị trường vốn Công ty bảo hiểm cũng đóng vai trò làm giảm rủi ro trong thị trường vốn khi khai thác trái phiếu và cổ phần mới Việc bảo đảm chứng khoán và đặt giá sàn chứng khoán đã khuyến khích cung cấp chứng khoán mới vào thị trường vốn

1.2.4 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK ở một số nước

1.2.4.1 Việc phát triển nhà đầu tư tổ chức ở một số nước phát triển

Bất cứ một TTCK nào trên thế giới, muốn tồn tại và phát triển ổn định đều cần thiết phải có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức Thực tế, lượng giao

Trang 23

dịch của các nhà đầu tư tổ chức thường chiếm 2/3 tổng lượng giao dịch chứng khoán toàn thị trường Tổng tài sản của các quỹ đầu tư trên toàn thế giới khoảng 12.000 tỷ USD và được đầu tư vào 50.000 quỹ đầu tư khác nhau, trong đó tại Mỹ là 6.942 nghìn tỷ USD, châu Aâu là 3.059 nghìn tỷ USD và của tất cả các nước còn lại là 1.643 nghìn tỷ USD4 Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức với số vốn ổn định và với chiến lược đầu tư dài hạn sẽ đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển ngày càng cao và ổn định của TTCK

Ở nhiều nước, nhà đầu tư tổ chức ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thị trường tài chính Ví dụ như ở Mỹ, đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức vào cổ phiếu đã tăng từ 6,1% năm 1950 đến hơn 50% vào năm 1999 Vào giữa thập niên 1990, các nhà đầu tư tổ chức đã nắm giữ 76,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành ở Anh, 59,8% ở Pháp và 39% ở Đức Hơn nữa, tổng tài sản tài chính mà các tổ chức này nắm giữ ở một trong những nước này cũng tăng hơn 50% trong giai đoạn 1990-1995 Ở những thị trường mới nổi, quỹ hưu trí có ảnh hưởng lớn đến thị trường vốn Ở Chilê, quỹ hưu trí nắm giữ hơn 50% trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty và trái phiếu có cầm cố vào năm 1990 và hơn 10% lượng cổ phiếu Vào năm 1999, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và công ty tài chính đã nắm giữ hơn 10% tổng vốn tiết kiệm ở Chi lê 5

Theo thống kê của OECD (Organization for Co-operation and Development), mô hình quỹ đầu tư có tỷ lệ phát triển nhanh nhất Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Quỹ đầu tư ở những nước OECD là 20% trong những năm

Trang 24

1991 - 1998, trong khi tỷ lệ phát triển của quỹ hưu trí là 13% và công ty bảo hiểm là 11%

Còn ở Nhật, sự phát triển của những nhà đầu tư tổ chức có phần chậm hơn, mặc dù Nhật đã thực hiện một số cải cách về khung pháp lý Tuy nhiên, người ta vẫn trông đợi một sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức này ở Nhật, bởi các tài sản tài chính mà các nhà đầu tư tổ chức này cung cấp đã có tiềm năng phát triển tốt Thời gian gần đây, các hộ gia đình ở Nhật ngày càng có

xu hướng phân loại danh mục đầu tư của họ Họ có xu hướng lựa chọn đầu tư vào những loại tài sản tài chính mà có mức lời trung bình với mức rủi ro trung bình (như là quỹ đầu tư) hơn là đầu tư vào những tài sản có mức lợi nhuận thật cao và mức rủi ro cũng cao Một lý do khác là quỹ hưu trí cũng được dự báo là sẽ gia tăng về qui mô và số lượng vì dân số Nhật ngày càng già đi Vì thế, tài sản của những quỹ này cũng sẽ gia tăng Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nghiên cứu, Nhật có loại hình quỹ đầu tư phát triển mạnh nhất châu Á do Nhật đã áp dụng thành công nhiều chính sách ưu đãi thuế

1.2.4.2 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK ở Singapore, Malaysia, Thailand

Khác với Châu Aâu, ở châu Á, sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho TTCK phát triển Vào những năm 90, số lượng những nhà đầu tư cá nhân tại các TTCK Châu Á rất cao, vì thế sự ảnh hưởng của họ đối với việc hình thành giá chứng khoán là khá mạnh Năm 1990, tỷ lệ các cổ đông ở Singapore là hơn 30% là các doanh nghiệp Nhà nước, 20% là nhà đầu tư cá nhân, và 37% là các cổ đông được chỉ định Ở Malyasia, tỷ lệ này là: 16% nhà đầu tư cá nhân, 38% là các cổ đông được chỉ định, và 46% là các tổ chức tài chính 6 Bao gồm trong các

6 Số liệu của Junko Maru - The role of instituitional investors in the development of Asia Stock Markets – Mashasi University

Trang 25

tổ chức tài chính là các nhà đầu tư tổ chức trong nước, trong khi các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thì được gộp chung với các cổ đông được chỉ định Tại Thailand, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là những tổ chức tài chính quan trọng, trong khi các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư vẫn ở mức độ tương đối không quan trọng

Ở TTCK châu Á, việc mua bán ngắn hạn của các nhà đầu tư cá nhân vẫn là việc làm thường xuyên nhất Tuy nhiên, khi TTCK châu Á được mở rộng, việc nuôi dưỡng và duy trì các nhà đầu tư có tổ chức đang trở thành một vấn đề thiết yếu Hình thái Quỹ đầu tư với mục đích là phân tán rủi ro cho những nhà đầu tư cá nhân được chú ý phát triển

Quỹ đầu tư ở Malysia bao gồm các quỹ của Chính phủ, cộng đồng và tư nhân Bí quyết cho sự thành công ấn tượng của các quỹ Chính phủ là họ có khả năng mua những cổ phần mới với giá thấp hơn giá thị trường Hơn nữa, các quỹ này còn nhận được sự ưu tiên hàng đầu trong việc mua cổ phần của các DNNN mà không bán cổ phiếu ra bên ngoài Quỹ đầu tư tư nhân cũng đang phát triển rất nhanh nhưng tỷ lệ của họ vẫn còn rất nhỏ, thành tích của các quỹ này vẫn còn tương đối thấp

Quỹ đầu tư của Singapore thuộc về các quỹ tư nhân Việc mở rộng quỹ đầu tư thuộc CPF (Central Providence Fund) – Quỹ dự trữ trung ương – là để đào tạo các nhà quản lý quỹ Singapore, nhằm làm tăng hiệu quả công việc của họ Hơn nữa, việc mở rộng tài sản của các Quỹ đầu tư sẽ thu hút được các công

ty quản lý quỹ nước ngoài tới Singapore

Cho đến năm 1992, Quỹ đầu tư tại Thailand bao gồm Quỹ đầu tư của Chính phủ Năm 1992, Quỹ đầu tư tư nhân đầu tiên đã được cấp phép hoạt động Lĩnh vực này đang ngày một phát triển rất nhanh nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn

Trang 26

Việc gia tăng đầu tư vào châu Á của nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ và châu Aâu, đã góp phần hình thành những nguyên tắc thị trường ở châu Á Ví dụ, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài rất quan tâm đến chất lượng thông tin, tính thanh khoản… đã dẫn tới việc phải cải cách hệ thống giao dịch chứng khoán Bước cải cách TTCK đầu tiên là chuẩn bị những hệ thống cơ bản cho thị trường như sự tự động hóa trong giao dịch, và sự phát triển của hệ thống thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử cũng được tiến hành Một đặc điểm quan trọng của TTCK ở mỗi quốc gia châu Á là tốc độ phát triển của thị trường Có một nguyên nhân cho bước phát triển mạnh mẽ này là nhờ vào các nhà làm luật, những người thiết kế các dự án mà sẽ được thực hiện từ trên xuống dưới Một đặc điểm nữa là việc điện toán hóa đã tiết kiệm được chi phí bằng việc sử dụng các công nghệ bên ngoài hiện có, cũng như có thể dễ dàng mua toàn bộ hệ thống này từ nước ngoài, cùng với việc nhiều nhân sự được đưa đi huấn luyện ở nước ngoài Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà môi giới chứng khoán đã tạo ra một sự ảnh hưởng mạnh mẽ

Việc gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ mang lại một dòng chảy vốn nước ngoài đầy khích lệ Tuy nhiên việc gia tăng đầu tư từ nước ngoài có thể khiến các công ty bản địa rơi vào tay của các tập đoàn nước ngoài Vì vậy, ngay cả ở Singapore, nơi mà sự giới hạn là rất nhỏ, cũng có sự giới hạn về số lượng cổ phần mà người nước ngoài được sở hữu trong một số công ty bản địa Ở Malaysia, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài là 30%; ở Thailand là 49% hoặc thấp hơn, và cả 2 quốc gia này thậm chí còn có tỷ lệ riêng cho 1 số công ty chuyên biệt6

1.2.4.3 Kinh nghiệm phát triển các nhà đầu tư tổ chức ở TTCK Trung Quốc

Trong số rất ít nước hiện nay còn giữ khuynh hướng XHCN và đường lối phát triển kinh tế do Đảng cộng sản lãnh đạo, Trung Quốc là một trong những

Trang 27

nước xây dựng và phát triển TTCK khá thành công Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc rất có ích cho nước ta

Ơû Trung Quốc, hoạt động giao dịch chứng khoán được phổ biến từ những năm 1930 Thượng Hải lúc bấy giờ là một thành phố phồn vinh và SGDCK của nó hoạt động rất tích cực Tuy nhiên, vào năm 1949, SGDCK Thượng Hải bị đóng cửa và mọi giao dịch về mua bán chứng khoán đều bị cấm Trung Quốc khôi phục TTCK bằng việc phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước vào năm 1981-1982 Sự ra đời của TTCK Thượng Hải ngày 26/11/1990 và hai năm sau ra đời TTCK Thâm Quyến đã đánh dấu việc TTCK Trung Quốc tái xuất hiện Đây là hai TTCK có tổ chức lớn nhất của Trung Quốc được tổ chức theo mô hình định chế với 100% sở hữu Nhà nước Từ khi các SGDCK của Trung Quốc ra đời, TTCK Trung Quốc đã phát triển với nhịp độ rất nhanh

Chủng loại hàng hóa trên TTCK khá phong phú Chiếm khối lượng lớn nhất là trái phiếu Còn thị trường cổ phiếu của Trung Quốc có đến 5 loại cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành Cổ phiếu A phát hành bằng NDT dành cho người Trung Quốc, cổ phiếu B phát hành bằng USD ở Thượng Hải và HKD

ở Thâm Quyến chỉ dành cho người nước ngoài Cổ phiếu H niêm yết ở SGDCK Hồng Kông, cổ phiếu N niêm yết ở SGDCK New York, cổ phiếu L ở SGDCK Luân Đôn Tất cả các cổ phiếu đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau nhưng cổ tức và đơn vị giao dịch của các cổ phiếu B, N, H, L đều tính bằng ngoại tệ Tuy nhiên chính sách của Trung Quốc vẫn ưu tiên cho sở hữu Nhà nước nên các cổ phiếu do Nhà nước sở hữu không được giao dịch trên thị trường

Để chuyển từ tâm lý kinh doanh chứng khoán theo kiểu đánh bạc sang đầu tư theo đúng nghĩa của nó, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư có tổ chức

Trang 28

Trong nỗ lực đầu tư, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều hình thức đầu

tư khác nhau như cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc Ngoài ra, Trung Quốc còn cho phép đầu tư gián tiếp, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cho phép nhà đầu

tư nước ngoài kinh doanh chứng khoán, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết trên TTCK Từ năm 1995, Trung Quốc cho phép thành lập các công ty quản lý tài chính và từ năm 2002, Trung Quốc thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư mới như Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp…

Ở Trung Quốc, các hộ gia đình ở thành thị dành khoảng 10% thu nhập để đầu tư chứng khoán Ngoài ra, Trung Quốc còn có Quỹ an sinh xã hội quốc gia với số vốn lên đến 15 tỷ đô la Mỹ dành để đầu tư và quỹ này đã uỷ thác khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ cho 6 công ty quản lý quỹ trong nước quản lý Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là các của công ty quản lý quỹ Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tổ chức rất được sự hỗ trợ của luật pháp Bởi vì dưới con mắt của các nhà làm luật, các nhà đầu tư tổ chức có vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự ổn định cho TTCK

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương này sẽ trình bày về tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam Từ đó, đánh giá tiềm năng đầu tư vào TTCK Việt Nam của các nhà đầu tư tổ chức Bên cạnh đó, chương này cũng phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với việc tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam của các nhà đầu tư tổ

chức

2.1 Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam

2.1.1 Quy mô của thị trường

Sau một quá trình chuẩn bị công phu trong suốt gần 7 năm, từ lúc chủ trương thành lập TTCK Việt Nam được Quốc hội khóa IX (1994) thông qua, ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự hình thành của TTCK có tổ chức đầu tiên ở Việt Nam Sự kiện này được ghi nhận là một bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và khẳng định xu thế hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế Việt Nam Như vậy, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển cuối cùng đã mở cửa TTCK Tính đến năm 2004, TTCK đã hoạt động tại 103 nước hơn một nửa những thị trường này được xây dựng trước năm 1950 và 20 thị trường được thành lập sau năm 19907 Vì vậy, chúng ta có thể rút ra những bài học từ các chương trình cải cách do các nước tiến hành vào những năm 1980 và 1990

7 Nguyễn Miên Tuấn (2004) – Luận văn: Mô hình hoạt động và giải pháp phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam – Trường Đại học Kinh tế

Trang 30

Khác với các nước trên thế giới, TTCK Việt Nam được hình thành trên cơ

sở nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, UBCKNN được thành

lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành thị trường

TTGDCK là một bộ phận của UBCKNN, và cuối cùng những doanh nghiệp

niêm yết ở TTGDCK là những công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu vốn với tỷ

lệ tương đối lớn

TTCK Việt Nam còn rất non trẻ Số lượng công ty niêm yết chủ yếu là

công ty nhỏ (26 công ty và 1 chứng chỉ quỹ), chỉ có 3 công ty (GMD, SAM và

REE) chiếm hơn 50% tổng vốn theo thị giá của cả thị trường Các công ty niêm

yết còn rất nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế

Tuy nhiên, quy mô thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết vẫn tiếp tục

tăng lên và đã đạt được sự tăng trưởng nhất định Giá trị chứng khoán niêm yết

trong năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, tăng 93,4% so với giá trị chứng khoán niêm

yết năm 2003, trong đó: niêm yết cổ phiếu tăng thêm gần 216 tỷ, chứng chỉ quỹ

đầu tư (VF1): 300 tỷ (xem bảng 2.1) Sau hơn 4 năm TTCK Việt Nam đi vào

hoạt động, đây là lần đầu tiên một quỹ đầu tư đưa chứng chỉ quỹ vào niêm yết

(08/11/04), góp phần đa dạng hóa “thực đơn” cho các nhà đầu tư Khi niêm yết,

chứng chỉ VF1 không được tính vào “rổ” VN – Index, nhưng vẫn chịu sự khống

chế trong biên độ (+/-5%) như đang áp dụng với cổ phiếu

Bảng 2.1: Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam

Trang 31

Bên cạnh đó, trong năm hoạt động thứ tư, năm 2004, có tới 5 công ty niêm yết thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tổng giá trị niêm yết bổ sung là 45,5tỷ đồng Một số công ty niêm yết tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung như: Công ty XNK Khánh Hội (10,450 tỷ đồng), Transimex (1 tỷ đồng), Tribeco (7,580 tỷ đồng), công ty Cơ điện lạnh (25,875 tỷ đồng), công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội (4 tỷ đồng) và công ty Giấy Hải Phòng (12,4 tỷ đồng)8 Điều này đã cho thấy TTCK đang thực sự trở thành một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp tham gia niêm yết

Tính đến ngày 31/12/2004 (sau 950 phiên giao dịch), tổng giá trị niêm yết trên TTCK là gần 25.489 tỷ đồng bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu Số lượng CTNY trên thị trường đã tăng từ 2 công ty ban đầu lên 26 công ty với giá trị

niêm yết là gần 1.336 tỷ đồng, chiếm 5,42% tổng giá trị niêm yết, 200 loại trái phiếu Chính phủ với giá trị niêm yết là 21.678 tỷ đồng, chiếm 85,05% tổng giá trị niêm yết, và 1 loại trái phiếu công ty và 6 trái phiếu địa phương với hơn 2.174 tỷ đồng, chiếm 8,53% tổng giá trị niêm yết của thị trường Đặïc biệt trong năm nay, có thêm 1 loại chứng chỉ quỹ được đưa vào niêm yết với giá trị niêm yết là

300 tỷ đồng Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 được tổng ở bảng 2.2 dưới đây

8 Báo cáo thường niên năm 2004 – TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh

Trang 32

Bảng 2.2: Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004

Tính đến hết ngày

31/12/2004

Tổng thị trường Cổ phiếu

Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu công ty

Trái phiếu điạ phương

Chứng chỉ quỹ

30.000.000

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán)

Xét về yếu tố vốn hóa thì TTGDCK của Việt Nam nhỏ hơn TTCK Philippines khoảng 70 lần, trong khi TTCK này lại là TTCK nhỏ nhất trong 5 TTCK chính ở Đông Nam Á Còn xét theo tổng vốn theo thị giá thì tổng vốn theo thị giá của TTCK Việt Nam bằng 250 triệu đô la Mỹ, tính ra chưa bằng 1%GNI (tổng thu nhập quốc dân) Trong khi đó, bình quân tổng vốn theo thị giá củaTTCK các nước phát triển bằng 132% GNI, với các nước đang phát triển thì bình quân bằng 27% GNI Ví dụ, quy mô TTCK của một số nước so với GNI của nước đó như sau: Indonesia – 36%, Trung Quốc – 42%, Philippines – 66%, Thái Lan – 96% và Malaysia – 189% (nguồn: TBKTSG)

Mặc dù quy mô hiện tại của TTCK Việt Nam còn nhỏ nhưng việc mở TTCK ở Việt Nam đánh dấu một bước phát triển quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam trong nỗ lực hội nhập kinh tế quốc te

á

Trang 33

2.1.2 Nguồn cung chứng khoán trên thị trường

Hàng hóa cung ứng cho TTCK bao gồm cổ phiếu của các công ty cổ phần, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ Quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản tài chính khác theo quy định

Tính đến hết năm 2004, trái phiếu vẫn là hàng hóa chủ đạo trên TTCK Việt Nam với giá trị niêm yết chiếm khoảng 93,58% toàn bộ thị trường Riêng cổ phiếu, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng lại là loại hàng hóa được đại

đa số người đầu tư tham gia thị trường quan tâm

Đến cuối năm 2004, theo Bộ Tài chính, cả nước đã tiến hành cổ phần hóa được 2.307 công ty, với tổng số vốn điều lệ đăng ký trên 22 ngàn tỷ đồng Trong đó, có 557 công ty cổ phần có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm (2003-2004) có lãi, là đối tượng xem xét đăng ký thực hiện niêm yết trên TTGDCK; 667 công ty có vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, kết quả sản xuất kinh doanh 1 năm (2004) có lãi, là đối tượng xem xét thực hiện giao dịch qua TTGDCK; 540 công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước trên 51% có thể xem xét, quyết định bán bớt cổ phần Nhà nước Như vậy, khả năng cung ứng hàng hóa từ các công ty Nhà nước thực hiện sắp xếp, đổi mới cho TTCK Việt Nam là rất lớn Tuy vậy, tính đến cùng thời điểm này, cả nước mới chỉ có 26 công ty niêm yết cổ phiếu trên TTDGCK, trong đó có tới 24 công ty là doanh nghiệp Nhà nước Cho đến nay, chưa một công ty nào sử dụng TTCK là nơi huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Theo khía cạnh này thì TTCK Việt Nam vẫn chưa đảm nhận được vai trò là nơi cho các công ty trong nước huy động vốn cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, mặc dù hy vọng là điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới đây

Trang 34

Đối với nguồn hàng trái phiếu, tuy khối lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng chứng khoán niêm yết, nhưng trên thực tế nguồn hàng này phần lớn còn là tiềm năng chưa niêm yết cũng không nhỏ Cũng theo Bộ Tài Chính, tính đến nay, khối lượng trái phiếu niêm yết chiếm 207/234 loại, với tổng giá trị trái phiếu niêm yết gần 24.000 tỷ đồng (bằng 93,58% tổng giá trị chứng khoán niêm yết) Tổng giá trị các loại trái phiếu đã phát hành đến cuối năm 2004 là 48.027 tỷ đồng, khối lượng trái phiếu niêm yết giao dịch tại TTGDCK là 20.300 tỷ đồng, chiếm 42,27% tổng dư nợ trái phiếu đã phát hành Tuy vậy, vẫn còn tới 27.727 tỷ đồng, chiếm 57,73% các loại trái phiếu đã phát hành chưa được niêm yết trên TTGDCK

Như vậy, đã qua gần 5 năm hoạt động nhưng vẫn có quá ít công ty sẵn lòng hoặc có khả năng đáp ứng các tiêu chí để được niêm yết trên TTCK, hoặc đơn giản không nhận ra sự cần thiết phải làm điều đó Đối với những công ty thỏa mãn các tiêu chí niêm yết của TTGDCK, sự miễn cưỡng của họ thường xuất phát từ suy nghĩ cho rằng lợi thế và tính hấp dẫn của việc này không đáng kể so với những bất lợi có thể gặp phải Đặc biệt, mức độ công khai thông tin doanh nghiệp cần thiết để niêm yết trên TTCK được coi là cản trở đối với nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay Vì thế, một TTCK với 26 cổ phiếu niêm yết của những công ty có quy mô vốn chưa phải là lớn không thể đại diện cho nền kinh tế Việt Nam để các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhìn nhận và đánh giá sức khỏe cũng như triển vọng của toàn bộ nền kinh tế nhằm đưa ra các quyết định đầu tư có cơ sở Tương tự, số lượng chứng khoán niêm yết quá ít ỏi trên thị trường cũng khiến cho các nhà đầu tư trong nước chưa có được nhiều sự lựa chọn để thay thế các khoản tiền gửi ngân hàng theo truyền thống của mình Các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chưa thực sự là cổ phiếu của những công ty mạnh nhất để thuyết phục nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rằng tiền bạc của họ sẽ

Trang 35

sinh lời thông qua những cổ phiếu đó Nếu có sự tham gia của các công ty lớn, tiêu biểu cho các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế thì TTCK Việt Nam mới thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Theo kế hoạch, năm 2005, Bộ Tài Chính sẽ xây dựng đề án thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Đây là một tổ chức đặc biệt của Nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan Nhiệm vụ chính của Tổng công ty là tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, công ty liên doanh và công ty cổ phần được cổ phần hóa và chuyển đổi từ các doanh nghiệp Nhà nước độc lập hoặc mới thành lập

Sự thay đổi lớn nhất mà Tổng công ty sẽ mang lại là doanh nghiệp thay vì trực thuộc và chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương… sẽ được chuyển về trực thuộc Tổng công ty và chịu sự điều tiết của Tổng công ty Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, việc Tổng công ty ra đời và thực hiện các chức năng quy định có thể coi là một cuộc “đại phẫu” phần vốn đầu tư của Nhà nước, bởi Tổng công ty sẽ tập trung và sắp xếp lại các khoản đầu tư theo tiêu chí hiệu quả – việc mà từ trước đến nay chưa có cơ quan nào thực hiện

Ngoài ra, nếu Tổng công ty được thành lập thì Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ được giao quyền thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Tổng công

ty Khi đó, Bộ Tài chính sẽ tiến hành rà soát tất cả các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp cổ phần hóa, phân loại những doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả để đưa lên TTCK Như vậy, cơ hội tăng hàng cho TTCK là rất lớn, bởi việc tăng hàng sẽ chuyển từ thế bị động (phụ thuộc vào doanh nghiệp như hiện nay) sang thế chủ động, tức là trong khả năng của ngưới đứng đầu Tổng công ty Ngoài ra, bản thân Tổng công ty cũng là một tổ chức đầu tư Bên cạnh hoạt động

Trang 36

đầu tư trực tiếp, Tổng công ty sẽ tham gia đầu tư trên TTCK thông qua các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, liên kết hoặc ủy thác cho tổ chức tài chính và Quỹ đầu tư Như vậy, đây cũng là nguồn cầu tiềm năng rất lớn cho TTCK

2.1.3 Nguồn cầu chứng khoán trên thị trường

Trước năm 2000, đầu tư chứng khoán vẫn còn là một khái niệm mới mẻ trong nhận thức của hầu hết người dân Việt Nam Mặc dù tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành từ đầu những năm 1990 nhưng những người sở hữu cổ phần vẫn chưa hiểu biết một cách đầy đủ về chứng khoán và TTCK Mãi đến năm 2000, khi TTCK Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, công chúng đầu tư mới có dịp tiếp xúc thực tế Từ con số 832 tài khoản của nhà đầu tư (816 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân và 16 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức) vào cuối năm hoạt động đầu tư, đến 31/12/2004, TTCK Việt Nam đã có 20.347 tài khoản (20.003 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân, 207 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức và 197 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài) (xem chi tiết ở bảng 2.3) Tuy tăng 18% so với cuối năm 2003, nhưng chưa bằng 0,03% dân số tham gia trên TTCK, thấp rất xa so với mục tiêu 5% vào năm 2010 và cũng thấp rất xa so với tỷ lệ gần 5,9% tổng số dân thành phố Hồ Chí Minh có tài khoản tại ngân hàng hiện nay Ngoài ra, phần lớn nhà đầu tư trên TTCK là nhà đầu tư cá nhân với quan điểm đầu tư ngắn hạn với mục đích kiếm lời nhanh chóng Việc thiếu vắng các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào TTCK là một điểm yếu của TTCK Việt Nam

Năm 2004, TTCK Việt Nam chứng kiến một sự kiện lớn là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Vietfund) ra đời Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển TTCK Việt Nam.Việc Vietfund ra đời mở ra những tiềm năng to lớn cho thị trường Ngoài vai trò là một kênh huy động vốn, các Quỹ đầu tư sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng TTCK Việt Nam tới sự chuyên nghiệp hơn, hạn

Trang 37

chế những “cơn sóng” bất bình thường, nơi mà thiểu số nhà đầu tư có vốn lớn tạo ra

Bảng 2.3: Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch đến

31/12/2004

Tổng số vốn đăng ký (tỷ

Số công ty CK đăng ký đủ

nghiệp vụ

Số tài khoản của khách hàng 832 8.774 13.651 16.502 20.300

Số tài khoản của nhà đầu tư

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán)

Năm qua, TTCK cũng được chứng kiến một sự thay đổi lớn trong tư duy nhà đầu tư Trạng thái hoảng sợ theo kiểu dây chuyền cũng như hưng phấn quá độ của nhà đầu tư cá nhân đã dần dần ít đi, thay vào đó là những quyết định mang tính lý trí hơn, khoa học hơn Việc ra đời cũng như gia tăng vốn của các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã có những dấu hiệu tích cực Hiện nay giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể và chủ yếu vẫn là các giao dịch mua vào Bảng 2.4 đã thống kê giá trị giao dịch qua các năm của các tài khoản nước ngoài

Bảng 2.4: Thống kê tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên

TTCK Việt Nam

Giá trị mua (triệu đ) 0 12.100 107.239 99.763 1.226.600Giá trị bán (triệu đ) 0 2.365 25.228 6.024 486.500Chênh lệch mua-bán (triệu đ) 0 9.735 82.011 93.739 740.100

Trang 38

(Nguồn: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)

Loại chứng khoán được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chủ yếu là cổ

phiếu (chiếm 61,1% khối lượng mua vào) Một số nhà đầu tư nước ngoài cũng

tham gia mua trái phiếu, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Đặc biệt, việc cho

phép niêm yết và giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư đầu tiên trên TTCK cũng thu

hút nhà đầu tư nước ngoài Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu

tư nước ngoài được thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5: Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu tư

nước ngoài qua các năm

Mua Bán Năm

Tổng khối

lượng % Cổ phiếu % Trái phiếu % Chứng

chỉ quỹ

Tổng khối lượng % Cổ phiếu % Trái phiếu % Chứng

Sự tham gia của họ vào TTCK Việt Nam là một nhân tố tác động tích cực đến

sự sôi động của TTCK Họ là những nhà đầu tư tiềm năng, tham gia đầu tư dài

hạn, góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường, tạo sự ổn định cần thiết cũng

như tâm lý cho những nhà đầu tư trong nước Tuy nhiên việc giới nhà đầu tư

nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 30% số cổ phiếu lưu hành của một tổ chức

phát hành đã làm hạn chế khả năng đầu tư của họ Bảng 2.6 dưới đây thống kê

tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty niêm yết trên

TTGDCK

Trang 39

Bảng 2.6: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty niêm yết trên TTGDCK (tính tại thời điểm 31/12/2004)

Tên công ty cổ phần Ký hiệu Tỷ lệ % số cổ phiếu do nhà đầu tư

nước ngoài nắm giữ

Xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản An Giang AGF 30%

Bánh kẹo Biên Hòa BBC 21,69%

Bông Bạch Tuyết BBT 2,91%

Bao bì Bỉm Sơn BPC 0,34%

Bê tông 620 Châu Thới BT6 29,97%

Cơ khí và xây dựng Bình Triệu BTC 7,63%

Đồ hộp Hạ Long CAN 25,15%

Đá Hóa An DHA 8,08%

Nhựa Đà Nẵng DPC 6,99%

Sản xuất kinh doanh & XNK Bình Thạnh GIL 30%

Đại lý liên hiệp vận chuyển GMD 16,43%

Giấy Hải Phòng HAP 5,36%

Xây lắp Bưu điện Hà Nội HAS 13,82%

Xuất nhập khẩu Khánh Hội KHA 7,90%

Chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF 16,97%

Chế biến thực phẩm Kinh đô Miền Bắc NKD 6,07%

Cơ khí xăng dầu PMS 0,48%

Cơ điện lạnh REE 30%

Cáp và vật liệu viễn thông SAM 26,24%

Hợp tác kinh tế và XNK Savimex SAV 30%

Nhiên liệu Sài Gòn SFC 0,16%

Khách sạn Sài Gòn SGH 4,37%

Nước giải khát Sài Gòn TRI 30%

Thủy sản số 4 TS4 21,23%

Viễn thông VTC VTC 12,66%

Chứng chỉ quỹ VF1 VFMVF1 25,70%

Nguồn: Bản tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM

Trang 40

Ngoài ra, theo các nhà đầu tư, việc công bố thông tin về các công ty niêm yết vẫn thiếu những yếu tố quan trọng Bản tin TTCK hiện nay – kênh thông tin chính thống trên TTCK – hiện chỉ đưa ra dưới dạng các số liệu tóm tắt Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán, chưa đăng tải thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán Ngoài ra, kênh thông tin mạng của TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh mặc dù đưa được nhiều thông tin hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường Ví dụ, việc đăng tải báo cáo tài chính của một công ty niêm yết thường không tập trung trên một file mà rải rác nhiều file khác nhau, gây mất thời gian cho những người muốn tìm kiếm thông tin tổng hợp về một công ty niêm yết Bên cạnh đó, những thông tin cơ bản chưa được cung cấp bằng tiếng Anh

2.1.4 Khung pháp lý

Do Việt Nam chưa có Luật Chứng khoán nên các văn bản chủ yếu là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Quyết định nên hiệu lực pháp lý có phần hạn chế Tuy nhiên sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định 48 được ban hành ngày 11/07/1997, và việc ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP, đã góp phần không chỉ là tạo nền tảng cho sự ra đời của Luật Chứng khoán, mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp nhà đầu tư yên tâm đầu

tư trên TTCK và đặc biệt, góp phần thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một TTCK lớn mạnh sánh vai với các thị trường trong khu vực

a Nghị định 144/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và TTCK đã có

những thay đổi cơ bản và cực kỳ quan trọng so với Nghị định 48, cụ thể như các quy định về phát hành và niêm yết chứng khoán, quy định về quỹ đầu tư, về công bố thông tin, quy định cải cách thủ tục hành chính cấp mã số đầu tư cho các

Ngày đăng: 27/03/2013, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bản cáo bạch phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư ra công chúng của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VF1 Khác
2. Bùi Nguyên Hoàn – Đề tài cấp bộ: Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại Quỹ đầu tư tại Việt Nam – Hà Nội 2000 Khác
3. Đào Lê Minh (chủ biên) – Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK – NXB Chính trò Quoác gia – 2003 Khác
4. Hội thảo: Giải pháp thu hút đầu tư vào TTCK – UBCKNN (2003) Khác
5. Lê Văn Tư, Phạm Văn Năng - Thị trường tài chính– NXB Thống kê – Hà Nội - 2003 Khác
1. Junko Maru - The role of instituitional investors in the development of Asia Stock Markets –Musashi University Khác
2. Stuart L.Gillan and Laura T.Starks - Instituitional investors, Corporate Ownership and Corporate Governance - United Nations University - 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.1 Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam (Trang 30)
Khác với các nước trên thế giới, TTCK Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, UBCKNN được thành  lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành thị trường - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
h ác với các nước trên thế giới, TTCK Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, UBCKNN được thành lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành thị trường (Trang 30)
Bảng 2.1: Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.1 Thống kê tình hình niêm yết CK trên TTCK Việt Nam (Trang 30)
Bảng 2.2: Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.2 Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 (Trang 32)
Bảng 2.2: Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.2 Toàn cảnh TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2004 (Trang 32)
Bảng 2.4: Thống kê tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam  - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.4 Thống kê tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam (Trang 37)
Bảng 2.3: Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch đến 31/12/2004  - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.3 Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch đến 31/12/2004 (Trang 37)
Bảng 2.4: Thống kê tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.4 Thống kê tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên (Trang 37)
Bảng 2.3: Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch đến - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.3 Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản giao dịch đến (Trang 37)
Bảng 2.5: Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài qua các năm  - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.5 Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài qua các năm (Trang 38)
Bảng 2.5: Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu tư - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.5 Tỷ trọng giao dịch các loại chứng khoán của nhà đầu tư (Trang 38)
Bảng 2.6: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty niêm yết trên TTGDCK (tính tại thời điểm 31/12/2004)  - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.6 Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty niêm yết trên TTGDCK (tính tại thời điểm 31/12/2004) (Trang 39)
Bảng 2.6: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty  niêm yết trên TTGDCK (tính tại thời điểm 31/12/2004) - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.6 Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của người nước ngoài trong các công ty niêm yết trên TTGDCK (tính tại thời điểm 31/12/2004) (Trang 39)
Qua hình 2.1, chúng ta có thể thấy diễn biến chỉ số VN-Index từ khi TTCK bắt đầu hoạt động đến hết năm 2004 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
ua hình 2.1, chúng ta có thể thấy diễn biến chỉ số VN-Index từ khi TTCK bắt đầu hoạt động đến hết năm 2004 (Trang 42)
Hình 2.1: Diễn biến chỉ số Việt Nam-Index từ 20/07/2000 đến 31/12/2004 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 2.1 Diễn biến chỉ số Việt Nam-Index từ 20/07/2000 đến 31/12/2004 (Trang 42)
Bảng 2.7: Các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đến năm 1996 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.7 Các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đến năm 1996 (Trang 46)
Bảng 2.7: Các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đến năm 1996 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.7 Các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đến năm 1996 (Trang 46)
Bảng 2.8: Các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.8 Các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam (Trang 48)
Bảng 2.8: Các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.8 Các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam (Trang 48)
Hình 2.2: Mô hình của Quỹ VF1 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 2.2 Mô hình của Quỹ VF1 (Trang 49)
Hình 2.2: Moâ hình cuûa Quyõ VF1 - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 2.2 Moâ hình cuûa Quyõ VF1 (Trang 49)
Bảng 2.10: Các công ty tài chính - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.10 Các công ty tài chính (Trang 56)
Bảng 2.10: Các công ty tài chính  Teân coâng ty  Số và ngày - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.10 Các công ty tài chính Teân coâng ty Số và ngày (Trang 56)
Bảng 2.11: Thống kê tình hình giao dịch CK trên TTCK Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.11 Thống kê tình hình giao dịch CK trên TTCK Việt Nam (Trang 63)
Bảng 2.11: Thống kê tình hình giao dịch CK trên TTCK Việt Nam - 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.11 Thống kê tình hình giao dịch CK trên TTCK Việt Nam (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w