Khung pháp lý

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40 - 42)

Do Việt Nam chưa có Luật Chứng khoán nên các văn bản chủ yếu là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Quyết định nên hiệu lực pháp lý có phần hạn chế. Tuy nhiên sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định 48 được ban hành ngày 11/07/1997, và việc ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP, đã góp phần không chỉ là tạo nền tảng cho sự ra đời của Luật Chứng khoán, mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp nhà đầu tư yên tâm đầu tư trên TTCK và đặc biệt, góp phần thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một TTCK lớn mạnh sánh vai với các thị trường trong khu vực.

a. Nghị định 144/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và TTCK đã có

những thay đổi cơ bản và cực kỳ quan trọng so với Nghị định 48, cụ thể như các quy định về phát hành và niêm yết chứng khoán, quy định về quỹ đầu tư, về công bố thông tin, quy định cải cách thủ tục hành chính cấp mã số đầu tư cho các

tổ chức đầu tư nước ngoài… Theo Nghị định này, công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên sẽ được niêm yết trên thị trường tập trung. Cơ sở pháp lý này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tham gia niêm yết cổ phiếu, huy động vốn trên TTCK, tạo điều kiện rất cơ bản cho việc gia tăng mạnh hàng hóa trên thị trường.

Nghị định 144/NĐ-CP cũng đề cập tới những quy định về hoạt động của các tổ chức đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam theo hướng thông thoáng hơn bằng việc cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mở chi nhánh công ty quản lý quỹ, thành lập công ty liên doanh chứng khoán hay mở văn phòng giao dịch tại Việt Nam… Việc cấp mã số kinh doanh chứng khoán đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ do chính UBCKNN quyết định thay vì đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với sự phát triển của thị trường, bởi các tổ chức đầu tư là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trên thị trường, sự tham gia của họ mang tính định hướng và sẽ góp phần làm cho giao dịch thị trường sôi động hơn.

b. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần: đã mở rộng diện doanh nghiệp Nhà nước cần cổ

phần hóa, thực hiện nguyên tắc thị trường đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và mua bán công khai cổ phiếu, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể, Nghị định 187 gắn cổ phần hóa triệt để với TTCK bằng việc quy định tất cả các doanh nghiệp cổ phần hóa đều phải bán tối thiểu 20% vốn điều lệ ra bên ngoài (là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết) theo hình thức đấu giá công khai.

c. Thông tư 126/2004/TT-BTC cụ thể hóa Nghị định 187 bằng việc quy

định buộc doanh nghiệp thực hiện đấu giá qua TTGDCK nếu lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng, khuyến khích doanh nghiệp có mức bán ra bên ngoài từ 1 đến

10 tỷ đồng thực hiện đấu giá qua TTGDCK. Với những quy định cụ thể này, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện cổ phần hóa nội bộ được nữa, bởi muốn bán được cổ phần cho người lao động, cho cổ đông chiến lược, doanh nghiệp buộc phải thực hiện đấu giá cổ phần ra bên ngoài để xác định giá trị bình quân, trên cơ sở giá bán bình quân, mới tính được giá bán cho 2 đối tượng trên.

d. Quyết định 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối cũng đã có hiệu lực

thi hành. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp thuộc 25 ngành nghề được Thủ tướng quy định mới được Nhà nước xem xét nắm giữ cổ phần chi phối. Số doanh nghiệp còn lại được bán hết cổ phần, hoặc nếu Nhà nước giữ lại thì chỉ giữ cổ phần ở mức thấp.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 40 - 42)