Có chính sách ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 69)

Mặc dù các nhà đầu tư cá nhân được tạm thời miễn thuế trên phần lợi nhuận đạt được từ việc mua bán cổ phiếu của các công ty niêm yết, các nhà đầu tư là tổ chức lại không được miễn thuế như vậy và vì vậy họ chịu bất lợi so với nhà đầu tư cá thể. Theo quy định hiện nay, các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng khi chia lợi tức cho các tổ chức đầu tư thì phần lợi tức được chia (chỉ tính phần lợi tức từ chênh lệch mua bán chứng khoán) của tổ chức đầu tư (không phân biệt tổ chức đầu tư trong nước hay nước ngoài) phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%. Đồng thời, thuế áp dụng cho các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài trên

phần lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu còn chưa rõ ràng (được quy định theo Thông tư 169/1998/TT-BTC). Điều này làm chùn bước các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào TTCK. Vì vậy, cần thông qua thuế suất chuẩn đối với lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu và áp dụng đồng đều cho các tất cả các nhà đầu tư. Ngoài ra mức thuế suất không nên quá cao. Ơû Nhật Bản, Pháp, và một số nước khác, các quỹ đầu tư được miễn thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng, đồng thời miễn thuế thu nhập của những người đầu tư thông qua quỹ.

Do vậy, ở Việt Nam, đối với các nhà đầu tư có tổ chức, để khuyến khích họ tham gia, Chính phủ cần xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thu được do chênh lệch mua bán cổ phiếu, tăng thời gian ưu đãi thuế. Cụ thể là cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ để tăng năng lực tài chính, phục vụ cho đầu tư phát triển doanh nghiệp.

3.2.2 Mở rộng quy mô TTCK Việt Nam

Một trong những trở ngại lớn nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức ở Việt Nam hiện nay là quy mô hoạt động của TTCK Việt Nam còn quá nhỏ bé. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức, cần nhanh chóng tăng quy mô hoạt động của TTCK Việt Nam trên các phương diện sau:

3.2.2.1 Tăng cường hàng hóa chất lượng cao niêm yết trên thị trường

Một trong những vấn đề gây băn khoăn cho các nhà đầu tư là TTCK Việt Nam còn quá nhỏ và thiếu những hàng hóa chất lượng cao.

Đối với cổ phiếu, toàn thị trường mới có chưa được 30 doanh nghiệp tham gia, trong đó chỉ có vài ba doanh nghiệp lớn, giá trị giao dịch hàng phiên chỉ 3-4 tỷ đồng. Nếu TTCK không sớm thu hút được các doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu

quả vào cuộc thì không thể thu hút thêm được các định chế tài chính lớn. Vì thế, sự tăng mạnh về quy mô bằng cách đưa các doanh nghiệp lớn họat động có hiệu quả như Vinamilk, Vietcombank… vào niêm yết thì quy mô vốn trung bình của các công ty niêm yết sẽ có sự tăng đột biến, giúp tổng giá trị TTCK Việt Nam năm 2010 có thể đạt khoảng 12%GDP. Như vậy, việc đưa các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK không cần phải tăng quá mạnh, chỉ cần khoảng 200 doanh nghiệp.

Song song với việc thực hiện niêm yết các công ty cổ phần lớn, hoạt động có hiệu quả cao, chúng ta có thể cho phép những công ty cổ phần tốt nhất của các quốc gia đang phát triển trong khu vực thực hiện việc niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này tưởng chừng có vẻ không tốt cho TTCK Việt Nam khi một lượng vốn của thị trường bị san sẻ cho những công ty của các quốc gia khác. Tuy nhiên, chính việc niêm yết các công ty nước ngoài có uy tín trên TTCK Việt Nam một cách có giới hạn sẽ thu hút sự chú ý của cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong thực tế, TTCK Việt Nam chưa thu hút được các nhà đầu tư do đa số các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm, cuốn hút vào các công ty niêm yết. Hơn nữa, trên thực tế, các công ty niêm yết trên TTCK hiện nay cũng chưa phải là những công ty hàng đầu trong nền kinh tế. Sử dụng những nhân tố mới như thế này để kích thích sự hứng thú và tin tưởng của nhà đầu tư.

Đối với trái phiếu, chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã khẳng định quyết tâm mở rộng qui mô TTCK tập trung, theo đó, thị trường trái phiếu sẽ được ưu tiên tập trung phát triển, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư.

Thực tiễn và kế hoạch đều cho thấy, nguồn cung trái phiếu dồi dào sẽ liên tục được đưa ra TTCK, nhưng mặt hàng này lại chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Các tổ chức tài chính không thật mặn mà với trái phiếu, do cơ chế

xác định lãi suất đấu thầu không mang tính thị trường, áp dụng lãi suất chỉ đạo, khiến cho lãi suất trúng thầu có phần khiên cưỡng. Trong khi đó, các loại trái phiếu mới liên tục được phát hành lại có lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn loại cũ, làm giảm khả năng giao dịch các loại đã phát hành. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của trái phiếu thấp đã làm giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và càng ít nhà đầu tư tham gia giao dịch trái phiếu thì lại càng làm giảm tính thanh khoản của thị trường này.

Vì vậy, để xây dựng một thị trường trái phiếu lành mạnh và phát triển, bước cải tiến đầu tiên là cơ chế xác định lãi suất trúng thầu. Thay vì qui định mức lãi suất chỉ đạo như hiện nay, Bộ Tài chính nên đưa ra khung lãi suất cho từng thời kỳ dựa vào mức biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, cần phát hành thêm các loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn khác nhau tạo đường cong lãi suất để tăng thêm sự lựa chọn cho nhà đầu tư, tăng khối lượng phát hành nhằm tăng tính thanh khoản. Tiếp đến, kinh nghiệm của các nước cho thấy, cơ chế giao dịch sử dụng các nhà tạo lập thị trường là rất thích hợp với việc tạo lập tính thanh khoản cho trái phiếu. Các nhà tạo lập sẽ tham gia mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp và đóng vai trò cung cấp thanh khoản cho các loại trái phiếu mà mình tạo lập trên thị trường.

Ngoài trái phiếu Chính phủ vẫn được coi là hàng hóa chính trên thị trường, mục tiêu đặt ra là cần tập trung phát triển các loại công cụ nợ khác như trái phiếu công ty, trái phiếu của NHTM, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình… thông qua các giải pháp như: xây dựng một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ để quản lý việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp mang tính hành chính bắt buộc như điều chỉnh chính sách cấp phát vốn ngân sách Nhà nước, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các chương trình cho vay ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp tham gia vào thị trường trái phiếu,…

Cuối cùng, cần nghiên cứu để có thể đơn giản hóa thủ tục về niêm yết, tăng vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng cung cho thị trường, làm phong phú hàng hóa để các nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn.

3.2.2.2 Có chính sách ưu đãi thuế hơn nữa đối với các công ty niêm yết

Trong hơn 4 năm qua, mặc dù Nhà nước có chính sách giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ khi doanh nghiệp tham gia niêm yết. Tuy nhiên mức ưu đãi này chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong khi những thách thức mà họ phải đương đầu khi tham gia niêm yết là rất lớn. Vì vậy, một chính sách ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp này khi tham gia thị trường là hết sức cần thiết như:

- miễn giảm thuế cho các công ty niêm yết để tạo cho công ty có thêm lợi nhuận trả cổ tức, hấp dẫn người đầu tư.

- cho phép các công ty niêm yết được thực hiện trả chậm thuế, thực hiện khấu hao nhanh để có vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

- miễn phí niêm yết và hạ thấp khung giá phí kiểm toán.

Theo VAFI, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có điều kiện không nên áp dụng mức độ ưu đãi như nhau cho tất cả các công ty tham gia niêm yết. Chính sách này nên có sự phân biệt mức độ ưu đãi khác nhau và hưởng mức độ ưu đãi hấp dẫn là phải có điều kiện.

Cụ thể, trong năm đầu tiên doanh nghiệp nào có văn bản gửi Bộ Tài Chính và UBCKNN đăng ký niêm yết và hoàn thành việc niêm yết trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày đăng ký thì sẽ được giảm 50% của thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 5 năm liên tiếp. Doanh nghiệp thông báo đăng ký niêm yết vào năm thứ 2 và hoàn thành việc niêm yết trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày đăng ký thì sẽ được giảm 50% của thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm liên tiếp. Doanh nghiệp thông báo đăng ký niêm yết vào năm thứ 3 và hoàn thành việc niêm yết trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày đăng ký thì sẽ được giảm 50% của thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm liên tiếp.

Các đối tượng tham gia niêm yết khác đăng ký sau thời hạn 3 năm đầu thì chỉ được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 2 năm liên tiếp. Việc hưởng các ưu đãi này là hưởng thêm và trên nguyên tắc doanh nghiệp vẫn được hưởng những ưu đãi theo quy định của chế độ hiện hành.

3.2.2.3 Mở rộng và nâng cấp hoạt động của TTGDCK

Hiện nay, hệ thống kỹ thuật giao dịch tại TTGDCK Tp.HCM còn quá thủ công và chậm chạp. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu đã kém lại càng kém hơn. Thời gian vừa qua, nhiều công ty chứng khoán đã cung cấp một số tiện ích cho nhà đầu tư như cho phép đặt lệnh qua điện thoại hay internet. Tuy nhiên, công nghệ này không được truyền tải một cách liên tục, vì nó bị ngắt quãng ở giai đoạn chuyển lệnh từ công ty chứng khoán vào TTGDCK. Do đó, TTGDCK cần đầu tư cho thiết bị công nghệ hiện đại để cải tiến hệ thống kỹ thuật giao dịch tại trung tâm. Một hệ thống giao dịch hoàn hảo sẽ tự động sàng lọc những lệnh được chấp nhận (dựa trên những tiêu chí được cài đặt sẵn trên điện thoại hay interner) để chuyển thẳng vào TTGDCK. Với mô hình trên, tốc độ truyền lệnh sẽ rất nhanh chóng, không bị hạn chế bởi số lượng lệnh, qua đó, qui mô giao dịch sẽ mở rộng hơn.

Bên cạnh đó, cần sớm đầu tư nâng cao năng lực cho TTGDCK để giảm thời gian thanh toán từ T+3 xuống còn T+2 hay T+1, tạo vòng quay tiền, hàng nhanh hơn. Xóa bỏ việc khớp lệnh 2 lần/phiên, sớm đưa hình thức khớp lệnh liên tục vào vận hành. Có như vậy mới hạn chế được các hiện tượng che giá, làm giá, lũng đoạn thị trường, dồn đặt lệnh vào cuối phiên.

3.2.3 Tăng cường tính minh bạch trong việc công bố thông tin của các công ty Đối với các DNNN bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài, hầu hết các Đối với các DNNN bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài, hầu hết các nhà đầu tư lấy thông tin từ bản cáo bạch của công ty. Tuy nhiên, thông tin từ nguồn này lúc có, lúc không, phụ thuộc vào chính sách của ban lãnh đaọ doanh

nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã CPH xong, thông tin mà các nhà đầu tư muốn có để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nơi mình bỏ vốn vào hoặc dự định mua cổ phần còn ít hơn nữa. Có thể thấy được là, ở nước ta, việc công bố thông tin một cách công khai, chính xác, kịp thời và hiệu quả của các doanh nghiệp để tham gia vào TTCK vẫn còn là điều mới mẻ. Hiện nay, nhiều công ty ở Việt Nam đơn giản là không thể hoặc không muốn thực hiện việc công bố thông tin, bởi vì họ lo ngại:

• Làm lộ tình hình kinh doanh thực tế cho các cơ quan Chính phủ, ví dụ như cơ quan thuế.

• Làm tăng chi phí về thời gian và tiền bạc để chuẩn bị các báo cáo định kỳ (trong đó có cả báo cáo kiểm toán thường niên).

• Một số công ty còn cho rằng các báo cáo đưa ra các thông tin quá chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty cho các đối thủ cạnh tranh (chưa niêm yết), do đó đặt công ty vào thế cạnh tranh bất lợi.

Tất cả những vấn đề trên khiến nhiều công ty cảm thấy bất lợi khi thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết trên TTGDCK. Điều này không có nghĩa là cần giảm bớt hoặc loại bỏ các quy định về công bố thông tin, mà thay vào đó các công ty cần phải nhận thức được lợi ích có được từ việc công khai hóa thông tin. Bên cạnh đó, để bù đắp điểm bất lợi này, hoặc là Bộ Tài chính phải buộc tất cả các doanh nghiệp khác cũng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, hoặc là phải có sự ưu đãi hơn về chính sách thuế cho doanh nghiệp niêm yết.

Hiện tại, các công ty mới chỉ nhận thấy lợi ích từ việc miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ ngày niêm yết, và một số lợi ích có thể có từ việc quảng bá tên tuổi công ty khi trở thành một trong số ít các công ty đã tham gia vào TTCK. Vì vậy, điều quan trọng hơn là làm cho các công ty thấy

được những lợi ích lâu dài khi tham gia niêm yết trên TTCK. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết, tức là đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về minh bạch và quản trị công ty do TTCK và các cơ quan quản lý thị trường đặt ra, sẽ giúp cho các công ty niêm yết dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính với chi phí thấp hơn. Vì bên cho vay sẽ coi công ty có mức độ minh bạch thông tin cao hơn có độ rủi ro thấp hơn, và nhờ đó lãi suất cho các khoản vay sẽ thấp hơn. Nhà cung cấp và khách hàng cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc với một công ty niêm yết vì những lý do trên, và do đó có thể đưa ra các điều khoản hợp đồng và các điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư cũng sẵn lòng mua cổ phiếu của công ty niêm yết với giá cao hơn so với cổ phiếu của công ty cạnh tranh không niêm yết. Ngoài ra, để có thể đáp ứng các điều kiện niêm yết trên TTCK, các công ty phải thực hiện những thay đổi về quản trị nội bộ, tài chính… nên công ty cũng có thể hoạt động có hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Còn đối với các doanh nghiệp chuẩn bị CPH, các cơ quan chủ quản ít khi công bố trên các phương tiện truyền thông về bức tranh tổng thể của tình hình CPH doanh nghiệp, tiến độ CPH các đơn vị của mình, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị bán đấu giá cổ phần. Chính vì vậy, nhiều cuộc bán đấu giá cổ phần được thực hiện chưa đảm bảo được nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch và có sự cạnh tranh về giá theo như Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 80/2002/TT-BTC của Bộ tài chính đã qui định. Điều này dẫn đến hệ quả là CPH mang tính khép kín, cổ đông hầu như chỉ là trong nội bộ và những người thân quen, khó thu hút được nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tổ chức

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)