Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 48)

Ở Việt Nam, đầu những năm thập kỷ 90, khi nền kinh tế đổi mới có những thành quả nhất định về tăng trưởng kinh tế, phát triển của các doanh nghiệp, phát triển của khu vực tài chính và nhất là định hướng phát triển của các công ty cổ phần và TTCK, một số nhà đầu tư tài chính nước ngoài đã có nghiên cứu nhằm đưa loại hình quỹ đầu tư vào Việt Nam. Đa số các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới dạng quỹ đầu tư mạo hiểm. Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên đầu tư vào Việt Nam năm 1991. Trong thời gian này, tăng trưởng kinh tế cao, môi trường kinh tế vĩ mô sáng sủa, công cuộc cải cách mạnh mẽ ở Việt Nam và lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được bãi bỏ là những lý do chính thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, dẫn đến số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư một phần hoặc toàn bộ vào Việt Nam ngày càng tăng.

Theo một báo cáo của công ty chứng khoán Baring, vào cuối năm 1996, đã có tổng số 8 quỹ đầu tư mạo hiểm với hơn 400 triệu đô la Mỹ được huy động để đầu tư vào Việt Nam và khu vực Đông Dương. Ngoài ra, có một số ít quỹ đầu tư tư nhân đang đầu tư vào Việt Nam cũng được thành lập lúc này, bao gồm quỹ UOB Walden Fund và Keppel Việt Nam Fund. Tất cả các quỹ này được quản lý ở nước ngoài và huy động vốn ở bên ngoài Việt Nam, được niêm yết trên các TTCK nước ngoài như Ireland, London và New York. Tất cả các quỹ đầu tư trên đều là quỹ đầu tư dạng đóng, có thời gian hoạt động từ 10 đến 30 năm và trong thời gian này các cổ đông của quỹ không được rút vốn. Bảng 2.7 sau đây cho

thấy số lượng vốn huy động của các quỹ đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán trong thời gian này.

Bảng 2.7: Các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đến năm 1996

Tên quỹ Thời điểm

hoạt động

Vốn huy động (triệu đô la Mỹ)

Vietnam Fund 10/1991 57

Beta Vietnam Fund 08/1993 71

Vietnam Frontier Fund 07/1994 60

Vietnam Enterprise Investment Limited 07/1995 17 Templeton Vietnam Opportunities Fund 10/1994 113

Lazard Vietnam Fund 1994 59

Beta Mekong Fund 1994 25,6

Southeast Asian Frontier Fund 1996 12,5

Tổng cộng 415,1

(Nguồn: “Vốn cổ phần-Kênh tài chính đang phát triển tại Việt Nam”-Chuyên đề kinh tế tư nhân số 16)

Mục tiêu đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn này là các dự án được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000. Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ở Việt Nam, các nhà quản lý quỹ đã vấp phải hàng loạt rào cản của hành lang pháp lý. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vào năm 1997 và những hạn chế khác đã tác động đến xu hướng đầu tư của nhiều nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Kết quả là các Quỹ đầu tư nước ngoài đã lần lượt bán lại các phần vốn đầu tư của mình để trả cho các cổ đông và rút vốn khỏi thị trường Việt Nam.

Cho đến khi TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động thì chỉ còn 2/8 quỹ đầu tư được thành lập ở thập niên 90 vẫn tiếp tục hoạt động, đó là: quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) do công ty Dragon Capital quản lý và quỹ Vietnam Frontier Fund (VFF) do công ty Finansa quản lý. Năm 2002 xuất hiện quỹ mới Mekong Enterprise Funds với vốn đầu tư là 18,5 triệu đô la Mỹ với mục tiêu là đầu tư vào các công ty tư nhân ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Năm 2003, có VinaCapital quản lý quỹ Vietnam Opportunities Fund trị giá 10 triệu đô la Mỹ niêm yết tại Luân Đôn. Theo dự báo, lượng vốn đổ vào thị trường tài chính Việt Nam, trong đó có TTCK, có khả năng sẽ lên đến con số 1 tỷ USD trong 1 hoặc 2 năm tới. Tháng 02/2004 vừa qua, quỹ đầu tư Phan-xi-păng (PXP) với quy mô vốn đầu tư là 30 triệu đô la Mỹ đã nhận được mã số kinh doanh. Đến cuối tháng 5/2004, công ty đã đầu tư khoảng 5 triệu đô la Mỹ vào TTCK Việt Nam. Công ty IDG có trụ sở tại Mỹ đang trong giai đoạn đưa một quỹ lớn (với trị giá hơn 100 triệu đô la Mỹ) vào hoạt động để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Finansa cũng chuẩn bị lập quỹ đầu tư mới sau khi thanh lý quỹ Việt Nam Frontier Fund (VFF). Sau khi giải thể quỹ VFF, công ty quản lý quỹ Finansa đang nỗ lực gọi vốn để thành lập một quỹ đầu tư mới có tên Vietnam Equity Fund với mục tiêu đầu tư vào thị trường Việt Nam. Quy mô của quỹ đầu tư mới này dự kiến khoảng 25 triệu đô la Mỹ. Một số quỹ đầu tư khác đã và đang có ý định tăng thêm vốn như PXP, VEIL,… Riêng năm 2005, VOF sẽ tăng vốn lên 95 triệu USD, công ty bảo hiểm Prudential và Manulife sẽ thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư, trong đó, quỹ của Prudential quản lý khoảng 5000 tỷ đồng, quỹ của Manulife quản lý khoảng 1800 tỷ đồng. Bảng 2.8 sẽ tóm tắt các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam

Bảng 2.8: Các loại quỹ đầu tư nước ngoài hiện có mặt ở Việt Nam

Tên quỹ Công ty quản lý

quỹ

Quy mô vốn (triệu USD)

Nơi niêm yết

Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL)

Dragon Capital Ltd 133 Ireland

Vietnam Frontier Fund (VFF) Finansa 60 Mekong Enterprise Fund (MEF) Mekong Capital

LTd 18,5

Vietnam Opportunities Fund (VOF)

VinaCaiptal 10 London

PXP Vietnam Fund Công ty quản lý tài sản PXP Vietnam

30 Ireland

Vietnam Growth Fund (VGF) Dragon Capital Ltd 75 Ireland

Mặc dù một số tổ chức đầu tư nước ngoài có thể hiện sự quan tâm ban đầu tới việc mở cửa TTCK Việt Nam, nhưng hầu hết các tổ chức này đều nhận thấy rằng quy mô thị trường hiện còn quá nhỏ bé, tính thanh khoản thấp và việc giao dịch trên TTGDCK còn nhiều phiền phức. Hơn nữa, các tổ chức đầu tư nước ngoài có xu hướng cho rằng khung pháp lý vẫn chưa đủ mạnh, và một số vấn đề thuế vẫn chưa rõ ràng. Nếu khung pháp lý của Việt Nam không tạo được cơ sở bền vững cho các nhà đầu tư thì khó lòng giữ chân được những nhà đầu tư mới.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)