Những tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 67)

Hiện nay, vẫn chưa có một hệ thống chuẩn mực đầy đủ về kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và yêu cầu công bố thông tin của các doanh nghiệp. Tính chính xác và độ tin cậy trong các báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam

chưa cao, thậm chí các báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng chưa thật sự đáng tin cậy (trường hợp của Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long). Điều này tạo sự không an tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên TTCK. Ngoài ra, các quy định về công bố thông tin mới chỉ bắt buộc đối với các công ty niêm yết. Trong khi các công ty chưa niêm yết chưa bị bắt buộc phải công khai thông tin. Đây là trở ngại rất lớn khi các nhà đầu tư muốn tiếp cận thông tin để ra quyết định đầu tư.

Tóm lại, qua phân tích tình hình của TTCK Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK hiện nay, chúng ta thấy rằng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những mặt hạn chế gây tâm lý dè dặt cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường, đó là:

- Hệ thống chế độ chính sách và khung pháp lý cho sự phát triển của TTCK vẫn chưa hoàn thiện và chưa thực sự đồng bộ.

- Quy mô phát triển thị trường chưa được như mong đợi, cụ thể như công tác phát triển hàng hóa cho TTCK còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ trên TTCK chưa cao.

- Chất lượng công tác công bố thông tin, chất lượng hoạt động của TTGDCK cũng như các thành viên thị trường còn hạn chế. Các biểu hiện vi phạm trên thị trường ở một số công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư.

- Tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần còn nhiều hạn chế.

- Mức độ hiểu biết về TTCK của xã hội nói chung chưa cao, công tác thông tin tuyên truyền về TTCK chưa được chú trọng.

Vì thế, chương 3 sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để thu hút các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào TTCK, góp phần bình ổn thị trường.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Từ thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam và tình hình hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam hiện nay, chương này sẽ trình bày một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam dựa trên định hướng phát triển TTCK đến năm 2010.

3.1 Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 Quy mô thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới và khu vực. Tổng giá trị niêm yết của toàn bộ thị trường năm 2004 gần 12.500 tỷ đồng, tương đương 3,63% GDP dự ước của cả năm. Trên cơ sở chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính, UBCK đã xây dựng mô hình phát triển TTCK giai đoạn 2006-2010 như sau:

- TTCK Việt Nam được xây dựng theo mô hình tiên tiến mà ở đó các doanh nghiệp có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn; các nhà đầu tư có môi trường để giao dịch mua đi bán lại với quy mô của TTCK đến năm 2010 đạt khoảng 10-15% GDP.

- Việc phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ được thống nhất quản lý; các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch, các công ty đại chúng là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất.

- Việc giao dịch chứng khoán sau khi phát hành được thực hiện qua thị trường giao dịch tập trung (SGDCK) đối với các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn

niêm yết. Đối với doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết hoặc chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường OTC.

- Trung tâm lưu ký chứng khoán được thành lập đã đảm đương chức năng đăng ký sở hữu, đại lý chuyển nhượng và thanh toán chuyển giao chứng khoán cho các hoạt động giao dịch

- Khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010 được UBCKNN dự kiến chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I (2006-2008) có mục tiêu chính là mở rộng quy mô và nâng cao năng lực hoạt động của TTCK. Giai đoạn II (2009-2010) có mục tiêu là tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với các TTCK khu vực. Trong cả 2 giai đoạn này, các nội dung cụ thể mà UBCKNN dự liệu thực hiện đều tập trung vào 4 mảng: phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, mở rộng quy mô và dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian và phát triển con số nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.

Để đạt được mục tiêu đề ra, một số chính sách quan trọng được triển khai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho thị trường, thực hiện các giải pháp tăng cung hàng hóa như gắn tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với việc niêm yết và khuyến khích doanh nghiệp tham gia niêm yết. Các biện pháp khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia TTCK cũng được thực hiện như ưu đãi về thuế, chính sách đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia thị trường. Vấn đề củng cố cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng cung cấp

dịch vụ của TTGDCK và trung tâm lưu ký chứng khoán… cũng đang trở thành cấp bách để phục vụ thiết thực cho việc phát triển TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)