Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48)

Trong năm 2004, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho công ty cổ phần quản lý quỹ Thành Việt (TVMC) quản lý quỹ thành viên.

Trước đó, năm 2003, quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) là quỹ đầu tư đầu tiên của Việt Nam huy động vốn trong nước, thành lập theo giấy phép thành lập và phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp. Ngày 20/05/2004, quỹ VF1 được chính thức cấp giấy phép hoạt

động với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng và số lượng chứng chỉ quỹ là 30 triệu đơn vị quỹ, thời hạn hoạt động của quỹ là 10 năm.

Nhà quản lý quỹ của quỹ đầu tư VF1 là công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM). Công ty quản lý quỹ VFM được cấp giấy phép thành lập số 01/GPDT-UBCKNN ngày 15/07/2003 bởi UBCKNN căn cứ theo Luật Đầu tư nước ngoài, Nghị định về chứng khoán, TTCK và các văn bản pháp lý có liên quan. Công ty quản lý quỹ VFM đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội với số vốn điều lệ là 8 tỷ đồng do Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) góp 70% và công ty Dragon Capital Management góp 30%. Đến năm 2004, VFM đã được UBCKNN chấp thuận nâng vốn điều lệ lên 11 tỷ đồng và điều chỉnh tỷ lệ tham gia góp vốn liên doanh, trong đó Sacombank góp 51%, công ty Dragon Capital Management góp 49%. Công ty quản lý quỹ VFM là công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên về quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được chọn là ngân hàng giám sát. Công ty Earnst & Young được chọn là công ty kiểm toán. Quỹ có ban đại diện gồm 7 thành viên do Đại hội người đầu tư bầu chọn, thay mặt người đầu tư thực hiện việc giám sát các hoạt động của quỹ VF1, công ty quản lý quỹ VFM và ngân hàng giám sát. Hình 2.2 thể hiện mô hình của quỹ VF1

Hình 2.2: Mô hình của Quỹ VF1

Quản lý Nhà nước (SSC, MOF, SBV)

Công ty kiểm toán Ngân hàng giám sát

(Vietcombank) Quỹ đầu tư

Công ty Quản lý quỹ Điều hành

Quản lý Quỹ đầu tư Nghiên cứu (Vietfund) Lưu ký Giám sát Quản lý Kiểm toán 46

Mục tiêu đầu tư quan trọng nhất mà quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của quỹ đầu tư VF1.

Cơ cấu đầu tư chi tiết cho vốn huy động của quỹ VF1 (300 tỷ đồng) được trình bày dưới đây:

• Từ 25% - 35% quy mô của quỹ vào các công ty niêm yết (tương đương từ 75 – 105 tỷ đồng)

• Từ 25% - 35% quy mô của quỹ vào các công ty chưa niêm yết (tương đương từ 75 – 105 tỷ đồng)

• 25% sẽ tập trung vào trái phiếu Chính phủ (tương đương 75 tỷ đồng)

• 10% đầu tư vào bất động sản (tương đương 30 tỷ đồng)

• 5% là các tài sản khác (tương đương 15 tỷ đồng)

Quỹ đầu tư VF1 sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề sau: chế biến nông lâm thủy hải sản, tài chính ngân hàng, du lịch và khách sạn, giáo dục và y tế, hàng tiêu dùng, vận tải hàng hóa, tiện ích công cộng, bất động sản, các công cụ của thị trường tiền tệ.

Được cấp phép hoạt động vào ngày 20/5/2004 nhưng do thiếu các quy định pháp lý nên mãi đến ngày 22/09/2004 Quỹ VF1 mới được UBCKNN cấp

phép niêm yết và vào ngày 08/11/2004, chứng chỉ quỹ VF1 đã chính thức được giao dịch trên TTGDCK TP.Hồ Chí Minh. Trong phiên giao dịch đầu tiên, chứng chỉ quỹ VF1 đã được giao dịch với khối lượng tổng cộng 381.920 đơn vị, tổng giá trị giao dịch xấp xỉ 3,86 tỷ đồng. Hàng tuần, Vietfund Management tính toán NAV của quỹ VF1 để làm căn cứ cho các nhà đầu tư quyết định giá mua bán chứng chỉ quỹ VF1 trên thị trường.

Đến cuối tháng 12/2004, sau hơn 6 tháng hoạt động, Quỹ VF1 đã tiến hành đầu tư vào 10 công ty niêm yết (bao gồm REE, Sacom, Gemadept, Savimex, Transimex Saigon, Bông Bạch Tuyết, Bibica, Agifish, Gilimex...) với giá trị hơn 62,5 tỷ đồng, chiếm 24,42% tổng danh mục đầu tư. Ngoài ra, Quỹ VF1 cũng đã tiến hành đầu tư vào 11 công ty chưa niêm yết (bao gồm Vinamilk, CII, Dầu Tường An, Nước Giải khát Chương Dương, Khách sạn Quê Hương, Pin Aéc Quy Miền Nam,...) với tổng giá trị chiếm 19,5 % tổng danh mục đầu tư. Quỹ cũng đã tiến hành đầu tư 55% NAV vào các loại trái phiếu chính phủ và các công cụ trái phiếu ngắn hạn. Theo dự kiến quỹ sẽ giải ngân hết 300 tỷ vốn đầu tư trong vòng từ 9-12 tháng. Năm 2004, công ty đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 62%. Một số chỉ tiêu hoạt động của quỹ VF1 năm 2004 được thể hiện ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Chỉ tiêu hoạt động của quỹ VF1 năm 2004

Chỉ tiêu 31/12/2004

Tỷ lệ các loại chứng khoán trong tổng giá trị tài sản của Quỹ 73,68% Tỷ lệ các loại cổ phiếu trong tổng giá trị tài sản của Quỹ 43,78% Tỷ lệ các loại cổ phiếu niêm yết trong tổng giá trị tài sản của Quỹ 24,34%

Tỷ lệ các loại cổ phiếu không niêm yết trong tổng giá trị tài sản của Quỹ 19,44% Tỷ lệ các loại trái phiếu trong tổng giá trị tài sản của Quỹ 29,90% Mức chiết khấu giá chứng chỉ quỹ so với NAV -8% đến –14%

(Nguồn: www.vinafund.com.vn)

Trong vòng 39 phiên giao dịch (từ 08/11 đến 31/12/04), chứng chỉ quỹ VF1 được đánh giá là loại chứng khoán niêm yết có tính thanh khoản cao nhất. Tính đến cuối tháng 12/2004, tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư nước ngoài là 25,33%, tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư pháp nhân tăng cao, chứng tỏ chứng chỉ quỹ VF1 đang là chọn lựa tốt cho chiến lược đầu tư dài hạn.

Tóm lại, caùc quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã đóng góp rất lớn trong việc giúp ổn định thị trường, định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành các quỹ đầu tư trong nước. Mặt khác, các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã góp phần hình thành nên một đội ngũ các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, phong cách đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đây là những nền tảng hết sức quý báu cho sự phát triển loại hình quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam cũng như sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

2.2.2. Công ty bảo hiểm

Hiện nay toàn thị trường Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 11 công ty cổ phần và 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn có 30 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam.

Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư ngoài, kết hợp với việc phát huy các nguồn nội lực, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu bảo hiểm giai đoạn 1993

đến 2004 đạt khoảng 30%/năm. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0,37% năm 1993 lên 1,86% năm 2004, đạt gần 900 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ đạt tới 50% và tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm phi nhân thọ đạt 45%. Phấn đấu năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP phải đạt được 4,2%7.

Nếu như năm 2000, doanh thu phí bảo hiểm mới đạt được 3.051 tỷ đồng thì sang năm 2001 đã đạt 4.863 tỷ, năm 2002 đạt 7.708 tỷ và đến năm 2003 đạt 10.327 tỷ đồng (bằng khoảng 1,8%GDP). Như vậy, chỉ sau 3 năm, doanh thu phí bảo hiểm đã tăng tới 238%. Riêng về bảo hiểm nhân thọ, mặc dù mới được tiến hành từ năm 1996 với doanh thu năm đó chỉ là 0,95 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 doanh thu đã đạt 6.442 tỷ đồng. Các sản phẩm bảo hiểm cũng đã được mở rộng. Tính đến hết năm 2000, toàn thị trường mới chỉ có 84 sản phẩm bảo hiểm thì đến nay đã có trên 500 sản phẩm bảo hiểm, trải rộng trên cả ba lĩnh vực là con người, tài sản và trách nhiệm. Năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.232 tỷ đồng bằng xấp xỉ 2% GDP và tăng 25% so với năm 2003. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 7.636 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2003; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 4.764 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 20038.

Ơû nước ta, do TTCK mới được thành lập, quy mô còn nhỏ cho nên hoạt động đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp bảo hiểm mới chỉ bắt đầu từ năm 2001 với tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng hơn 1% tổng vốn đầu tư. Cụ thể, tổng nguồn vốn thực tế đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2001 là 3.770 tỷ đồng thì chỉ có 52,5 tỷ đồng là được đầu tư vào chứng khoán. Tương tự, năm 2002, tổng nguồn vốn thực tế đầu tư là 7.391 tỷ đồng thì đầu tư chứng khoán chỉ

7 Số liệu: Thời báo tài chính Việt Nam số 39

chiếm 66 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2003, tổng số vốn nhàn rỗi mà các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế là 13.800 tỷ đồng8. Tuy nhiên, hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là mua công trái, trái phiếu Chính phủ, gửi tiết kiệm và bắt đầu đầu tư vào những công ty làm ăn có hiệu quả trên TTCK... Tổng hai khoản mục này trung bình chiếm đến 80% tổng nguồn vốn đầu tư (trong đó, hình thức tiền gửi chiếm trên 50%). Đây là những khoản đầu tư đem lại mức sinh lời thấp nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chọn phương thức này là hình thức đầu tư chủ yếu nhằm giảm tối thiểu khả năng rủi ro. Bởi lẽ, do nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư phải đặt yêu cầu an toàn lên hàng đầu. Đến năm 2004, cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm đã chuyển dịch sang hướng dài hạn và tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu từ họat động đầu tư năm 2004 đạt 1.832 tỷ đồng, tăng 86% so với năm 2003. Tổng nguồn vốn đầu tư của toàn ngành tiếp tục tăng mạnh với số tiền đạt 23.002 tỷ đồng, tăng 60% so vói năm 2003. Cơ cấu đầu tư đã được chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Tỷ trọng đầu tư trái phiếu Chính phủ từ 34% năm 2003 đã tăng lên 49% tương đương trên 8.086 tỷ đồng, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng giảm từ 57% năm 2003 xuống còn 44% năm 20048.

Hiện nay, kết quả từ hoạt động đầu tư tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần mang lại lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm. Thu từ đầu tư tài chính là nguồn chủ yếu để đảm bảo cho các khoản chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng… Chính vì vậy, tất cả các công ty bảo hiểm đều rất coi trọng phát triển cho mình một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cao. Tính đến hết năm 2004, tổng tài sản đầu tư của Prudential đạt hơn 5.000 tỷ đồng, của Bảo Việt lên đến gần 9.000 tỷ đồng (theo Vneconomy

ngày 05/01/05). Lãi từ đầu tư tài chính của Bảo Việt nhân thọ đạt hơn 655 tỷ

đồng. Công ty Bảo Việt, Prudential, Manulife đang hướng tới việc thành lập công ty quản lý Quỹ đầu tư tài chính.

Nói tóm lại, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây chứng tỏ các doanh nghiệp bảo hiểm đang thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự gia tăng của doanh thu phí bảo hiểm, giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng tăng lên. Vì thế, triển vọng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, do thị trường vốn chưa phát triển, TTCK hoạt động chưa sôi động nên các công ty bảo hiểm chưa có nhiều cơ hội đầu tư hoặc các cơ hội đầu tư chưa đa dạng. Nếu như có giải pháp để khuyến khích ngành bảo hiểm phát triển hơn nữa thì đây cũng sẽ là kênh huy động và cung cấp vốn một cách hiệu quả cho nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2.2.3. Công ty tài chính

Ở Việt Nam, mô hình công ty tài chính trong tổng công ty Nhà nước được ra đời sau khi có sự ra đời của các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Các công ty này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

So với các công ty tài chính quốc tế, hoạt động các công ty tài chính Việt Nam vẫn còn có khoảng cách khá xa trong nhu cầu cung ứng vốn cho phát triển kinh tế. Các công ty tài chính của ta còn quá nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu, lại chưa hết vướng mắc trong cơ chế hoạt động. Con số thống kê cho thấy, hiện nay trên phạm vi cả nước mới có 7 công ty tài chính, trong đó 5 công ty thuộc Tổng công ty Nhà nước, hoạt động với mục tiêu hỗ trợ vốn cho các công ty con trong tổng công ty bằng cách huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời trong các đơn vị thành viên và cán bộ – công nhân viên để điều hòa vốn trong tổng

công ty, đồng thời là kênh dẫn vốn từ các ngân hàng thương mại cho các dự án sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Trong số này, công ty tài chính có vốn điều lệ cao nhất cũng chỉ đạt mức 100 tỷ đồng. Một con số khá khiêm tốn so với các công ty tài chính các nước trong khu vực. Vì vậy, nguồn vốn huy động của công ty tài chính không đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp. Bảng 2.10 liệt kê tên của 5 công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước

Bảng 2.10: Các công ty tài chính

Tên công ty Số và ngày

cấp giấy phép Số và ngày cấp giấy phép ngoại hối Trụ sở chính Vốn điều lệ (tỷ đồng) Công ty tài chính Bưu điện 03/1998/GP- NHNN 10/10/1998 15/GP-NHNN 30/07/2003 62 Nguyễn Du, Hà Nội 70 Công ty tài chính Cao su 02/1998/GP- NHNN 06/10/1998 02/GP-NHNN 06/03/2003 210 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, Tp.HCM 60 Công ty tài chính Dầu khí 12/2000/GP-NHNN 25/10/2000 03/GP-NHNN

06/03/2003 72 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội 100 Công ty tài chính Dệ may 01/1998/GP- NHNN

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)