Tăng cường tính minh bạch trong việc công bố thông tin của các

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 78)

Đối với các DNNN bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài, hầu hết các nhà đầu tư lấy thông tin từ bản cáo bạch của công ty. Tuy nhiên, thông tin từ nguồn này lúc có, lúc không, phụ thuộc vào chính sách của ban lãnh đaọ doanh

nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đã CPH xong, thông tin mà các nhà đầu tư muốn có để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nơi mình bỏ vốn vào hoặc dự định mua cổ phần còn ít hơn nữa. Có thể thấy được là, ở nước ta, việc công bố thông tin một cách công khai, chính xác, kịp thời và hiệu quả của các doanh nghiệp để tham gia vào TTCK vẫn còn là điều mới mẻ. Hiện nay, nhiều công ty ở Việt Nam đơn giản là không thể hoặc không muốn thực hiện việc công bố thông tin, bởi vì họ lo ngại:

• Làm lộ tình hình kinh doanh thực tế cho các cơ quan Chính phủ, ví dụ như cơ quan thuế.

• Làm tăng chi phí về thời gian và tiền bạc để chuẩn bị các báo cáo định kỳ (trong đó có cả báo cáo kiểm toán thường niên).

• Một số công ty còn cho rằng các báo cáo đưa ra các thông tin quá chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty cho các đối thủ cạnh tranh (chưa niêm yết), do đó đặt công ty vào thế cạnh tranh bất lợi.

Tất cả những vấn đề trên khiến nhiều công ty cảm thấy bất lợi khi thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết trên TTGDCK. Điều này không có nghĩa là cần giảm bớt hoặc loại bỏ các quy định về công bố thông tin, mà thay vào đó các công ty cần phải nhận thức được lợi ích có được từ việc công khai hóa thông tin. Bên cạnh đó, để bù đắp điểm bất lợi này, hoặc là Bộ Tài chính phải buộc tất cả các doanh nghiệp khác cũng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, hoặc là phải có sự ưu đãi hơn về chính sách thuế cho doanh nghiệp niêm yết.

Hiện tại, các công ty mới chỉ nhận thấy lợi ích từ việc miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ ngày niêm yết, và một số lợi ích có thể có từ việc quảng bá tên tuổi công ty khi trở thành một trong số ít các công ty đã tham gia vào TTCK. Vì vậy, điều quan trọng hơn là làm cho các công ty thấy

được những lợi ích lâu dài khi tham gia niêm yết trên TTCK. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn niêm yết, tức là đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về minh bạch và quản trị công ty do TTCK và các cơ quan quản lý thị trường đặt ra, sẽ giúp cho các công ty niêm yết dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính với chi phí thấp hơn. Vì bên cho vay sẽ coi công ty có mức độ minh bạch thông tin cao hơn có độ rủi ro thấp hơn, và nhờ đó lãi suất cho các khoản vay sẽ thấp hơn. Nhà cung cấp và khách hàng cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc với một công ty niêm yết vì những lý do trên, và do đó có thể đưa ra các điều khoản hợp đồng và các điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư cũng sẵn lòng mua cổ phiếu của công ty niêm yết với giá cao hơn so với cổ phiếu của công ty cạnh tranh không niêm yết. Ngoài ra, để có thể đáp ứng các điều kiện niêm yết trên TTCK, các công ty phải thực hiện những thay đổi về quản trị nội bộ, tài chính… nên công ty cũng có thể hoạt động có hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Còn đối với các doanh nghiệp chuẩn bị CPH, các cơ quan chủ quản ít khi công bố trên các phương tiện truyền thông về bức tranh tổng thể của tình hình CPH doanh nghiệp, tiến độ CPH các đơn vị của mình, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị bán đấu giá cổ phần. Chính vì vậy, nhiều cuộc bán đấu giá cổ phần được thực hiện chưa đảm bảo được nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch và có sự cạnh tranh về giá theo như Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 80/2002/TT-BTC của Bộ tài chính đã qui định. Điều này dẫn đến hệ quả là CPH mang tính khép kín, cổ đông hầu như chỉ là trong nội bộ và những người thân quen, khó thu hút được nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tổ chức tham gia đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ lệ nhà đầu tư chiến lược tham gia vào các doanh nghiệp CPH chỉ chiếm khoản 5% trên tổng số doanh nghiệp CPH. Thêm vào đó, các nhà đầu tư tổ chức khó tiếp cận với doanh nghiệp CPH và khó có thể

họp bàn ra quyết định đầu tư khi mà thông tin được công bố còn quá sơ sài và được cung cấp không kịp thời.

Việc công bố thông tin đầy đủ và kịp thời là giải pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, tránh thất thoát tài sản Nhà nước. Nếu doanh nghiệp CPH cứ tiếp diễn tình trạng này sẽ khó thu hút được đông đảo các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, làm hạn chế sự phát triển thị trường vốn và càng làm cho cổ phiếu có tính thanh khoản kém. Bên cạnh đó, có thể còn gây rủi ro nhiều đối với doanh nghiệp thực hiện CPH theo hình thức khép kín vì quản trị doanh nghiệp chậm thay đổi sẽ không tạo được sự phát triển bền vững đối với doanh nghiệp sau CPH.

Vì thế, nếu các công ty hiểu và thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia niêm yết thì họ sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin theo qui định. Đến lúc đó, việc hoàn thiện hệ thống công bố thông tin là vấn đề quan trọng. Việc tiếp cận được các thông tin nhanh chóng và chính xác sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Trước hết, UBCKNN cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các CTNY, cụ thể như:

• Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong công tác kiểm toán, xử lý các kiểm toán viên vi phạm.

• Nâng cao tính độc lập của các doanh nghiệp kiểm toán, nhất là các doanh nghiệp kiểm toán Nhà nước.

• Tăng cường hệ thống kiểm soát rủi ro, nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp, hoàn thiện độ chính xác của các thông tin thì mới hạn chế được vi phạm quy tắc kế toán, hành động gian lận trong công tác kiểm toán…

Bên cạnh đó, các công ty niêm yết cần phải báo cáo công khai ngay lập tức những sự kiện xảy ra có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và giá chứng khoán của công ty trên thị trường. Việc cung cấp thông tin này phải được lực lượng thanh tra của UBCKNN chủ động xác minh và công bố kết quả trên

website của UBCKNN và TTGDCK và phải được cập nhật 24/24. Ngoài ra, website này phải cung cấp các thông tin chính xác về thị trường, các thông tin liên quan đến các đối tượng tham gia TTCK, thông tin từ các tổ chức niêm yết…

Hiện tại, UBCKNN đã có quy định một chương về công bố thông tin trong Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Chủ tịch Uûy ban Chứng khoán. Nhưng quá trình thực hiện cho thấy việc chấp hành các quy định về công bố thông tin còn một số bất cập như việc không nộp báo cáo, báo cáo chậm, hoặc báo cáo sai… Vì thế, UBCKNN cần nhanh chóng xây dựng các nguyên tắc về cung cấp và công bố thông tin. Những nguyên tắc này cần phải quy định các yêu cầu nội dung chính xác tới mức độ nào, ở cấp độ thông tin nào, thời điểm nào, và đối với hoạt động nào, theo đúng thời gian quy định. Các nội dung thông tin yêu cầu phải thống nhất giữa các đơn vị cung cấp và được biên tập tốt trước khi công bố. Mặt khác, có quy định đối với người chịu trách nhiệm và hình thức xử phạt về sai phạm hoặc sơ suất nội dung thông tin. Các thông tin cung cấp và công bố cần được kiểm duyệt kỹ lưỡng, sau đó trình Lãnh đạo UBCKNN phê duyệt mới được công bố và cung cấp ra bên ngoài.

Như vậy, chất lượng nội dung thông tin sẽ được đảm bảo và thời gian công bố thông tin sẽ được nâng cao, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu 321 Giải pháp thu hút các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)