Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lýdoanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình,lường trước được những rủi ro có tể xảy ra t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA – KHOA KINH TẾ
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………, ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………, ngày … tháng … năm 2014
Giảng viên
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh
Trang 6và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượtqua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắcnghiệt của cơ chế thị trường
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trênthương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tàichính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trựctiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam Bởi lẽ, để hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóngnắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm
và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạthiệu quả cao nhất Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm những nhân tố ảnhhưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chínhdoanh nghiệp Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.Tuy vậy, trong khả năng hạn hẹp của mình, em xin phép được trình bày mộtphần nhỏ nhưng cũng chiếm vai trò khá quan trọng trong hoạt động phân tích tàichính Đó là phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp nhà quản lýdoanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình,lường trước được những rủi ro có tể xảy ra trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, từ đó có thể làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phùhợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và
Trang 7tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định lựa chọn đề
tài: “Phân tích khả năng thanh toán tại Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh”
làm chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu bài làm gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về khả năng thanh toán của doanh nghiệpChương 2: Phân tích tình hình khả năng thanh toán tại Công ty TNHH NộiThất Tăng Ảnh giai đoạn 2011-2013
Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty TNHHNội Thất Tăng Ảnh
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung đề tài là tập trung nghiên cứu khả năng thanh toán của doanhnghiệp để thấy rõ thực trạng, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính vàgiúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
3 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phươngpháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tậptại doanh nghiệp Các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từviệc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướngphát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu, và từ đó đưa
ra nhận xét Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương phápphân tích tỷ số, phương pháp liên hệ,…
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và vai trò của việc phân tích khả năng thanh toán tại Doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng thực hiện cáckhoản phải thu, khoản phải trả của một tổ chức kinh tế, của ngân hàng, của ngânsách nhà nước trong một thời kì nhất định Với mỗi đối tượng cụ thể, nó lại cómột cách định nghĩa khác nhau
Đối với doanh nghiệp: Khả năng thanh toán là khả năng của một doanhnghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn Khi một doanh nghiệp, Công tymất khả năng thanh toán, toà án tuyên bố phá sản, vỡ nợ
Trong kinh tế thị trường, khả năng thanh toán là chỉ khả năng của nhữngngười tiêu thụ có đủ sức mua bằng tiền để mua hàng hoá trên thị trường
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giáchất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động Đây cũng là những thông tin hữu ích
mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm đểđạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh Khi đánh giákhả năng thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận và tùy theo nhữngmục tiêu khác nhau Đánh giá khả năng thanh toán thông qua số liệu trên bảngcân đối kế toán và thuyết minh Báo cáo tài chính được thể hiên qua các chỉ tiêunhư hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền mặt của cáctài sản Công ty để đối phó với các khoản nợ đến hạn, thông số khả năng thanhtoán còn được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năngchuyển đổi các tài khoản thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành mộtchu kỳ kinh doanh thường nhỏ hơn hoặc bằng một năm, ý nghĩa chung củathông số này là biểu hiện khả năng trả nợ bằng cách chỉ ra các quy mô phạm vi
Trang 9tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời gian phù hợp
1.1.2 Vai trò của việc phân tích khả năng thanh toán
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điềuhành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồngthời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đókiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phụcnhững điểm yếu
Phân tích tình hình, khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biếnđộng các khoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn
về thực trạng tài chính của doanh nghiệp Từ đó tìm ra những nguyên nhân củamọi sự trì trệ trong các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năngtiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, nó có một ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Hoạt động tài chính mà cụ thể ở đây là tình hình và khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều cóảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Ngược lại, khả năngthanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp đều có tác động thúc đẩy hoặc kìmhãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, cần phải thường xuyên, kịpthời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanhtoán của doanh nghiệp
Qua việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mới góp phầnđánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềmtàng về vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốthơn trong hoạt động tài chính của mình
Phân tích khả năng thanh toán là một bộ phận trong phân tích tình hình tàichính của doanh nghiệp, nó là công cụ không thể thiếu, phục vụ cho công tácquản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình
Trang 10hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việccho vay vốn
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân khả năng thanh toán trong doanh nghiệp.
Việc phân tích khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng đối với nhàquản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm
Đối với nhà quản lý: việc phân thích này giúp cho nhà quan lý có thể thấyđược xu thế vận động của các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Từ đóxem xét các nguyên nhân vì sao nó tăng cao để có biện pháp hữu hiệu và tăngcường đôn đốc công tácthu hồi công nợ, cũng như kế hoạch trả nợ và điều chỉnh
cơ cấu nguồn vốn hơp lý tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán
Đối với chủ sỡ hữu: thông qua việc phân tích này họ có thể rút ra đượcnhận xét làdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không từ đó họ có quyết địnhnên tiếp tục đầu tư hay không
Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như nănglực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả thìtình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó chủ nợ sẽ cóquyết định có cho doanh nghiệp vay vốn thêm hay không, cũng như việc bánchịu hàng hoá cho doanh nghiệp, để tránh nguy cơ mất vốn
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý khả năng thanh toán một cách cóhiệu quả, không những phải kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu rõ nhữngnguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanhnghiệp:
Thứ nhất: Năng lực của bản thân doanh nghiệp: Trong nhiều trường hợp,
phía người mua trả chậm (doanh nghiệp vay nợ) có những sai sót chủ quan,thậm chí cố ý không hoàn trả món nợ; các khoản nợ này thuộc nhóm rủi ro đạođức Một số Công ty trong ngành xây dựng trúng thầu công trình với giá bỏ thầuquá thấp, bị thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn, thậm chí có nguy cơ phá sản.Nhiều doanh nghiệp không dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số;quyết định mua một khối lượng hàng hoá, dịch vụ quá lớn, thanh toán trả chậm;
Trang 11nhưng không thể bán được hàng, hoặc các nguyên nhân khác làm ứ đọng hànghoá, dẫn tới việc không thể thanh toán các khoản nợ phải trả Nhiều doanhnghiệp chưa có khả năng kiểm soát luồng tiền (cash flows) của doanh nghiệp,mất cân đối về luồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Thứ hai: Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh trong
điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp không có khảnăng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năngthanh toán Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, cần đặcbiệt chú ý đến những biến động trong ngoại thương, chẳng hạn như sự biến độngcủa tỷ giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu, v.v
Thứ ba: Thiếu vốn do đầu tư dàn trải Theo số liệu thống kê, ở nước ta, tình
trạng đầu tư dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm: năm 2004 có12.355 dự án, năm 2005 có 13.134 dự án và năm 2006 có 14.791 dự án Số vốn
bố trí cho một dự án, nhất là dự án nhóm B và nhóm C hàng năm rất nhỏ, không
đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn Do bố trí quá nhiều dự
án, công trình xây dựng không tương xứng với nguồn vốn đầu tư cho nên thicông kéo dài, khối lượng đầu tư dở dang nhiều
Thứ tư: Rủi ro về cơ cấu tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không
cân đối, mức độ rủi ro tài trợ cao, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bênngoài, chi phí sử dụng vốn cao hơn mức trung bình của ngành Nguyên nhân nàythường có vai trò tiềm tàng nhưng rất nguy hiểm vì sau một thời gian rủi ro sẽbộc lộ và doanh nghiệp không có khả năng cân bằng về tài chính
1.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
1.2.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toántrong thời hạn dưới 1 năm kể từ ngày phát sinh Nợ ngắn hạn bao gồm cáckhoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách nhà nước,vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả… Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉtiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện
Trang 12dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản ó thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉtiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.
Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản củadoanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không Trong quan hệ thanh toán hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều thực hiệnviệc tài trợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông quaviệc vay nợ ngắn hạn và mua chuộng hàng hoá của nhà cung cấp Tuy nhiênviệc tìm nguồn tài trợ cho quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn
để tự tài trợ thường gặp một số khó khăn sau:
Việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả
Hệ số chung có thể đưa ra để đánh giá khả năng thanh toán của doanhnghiệp như sau:
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện có củadoanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không ?Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời hạn luân chuyển và có thể thu hồi trong vòngmột năm Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng mộtniên độ kế toán
Trang 13Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, cácnhà phân tích quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng (net working capital) hayvốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh phần tàisản lưu động được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phảichi trả trong thời gian ngắn, vốn lưuđộng ròng càng lớn phản ánh khả năng chitrả đối với nợ ngắn hạn càng cao khi đến hạn trả Đây cũng là một yếu tố quantrọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanhnghiệp Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng
nợ ngắn hạn, hoặc là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản
cố định ròng Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quymô sản xuấtkinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụthuộc phần lớn vào vốn lưu động ròng Do vậy, sự phát triển của không ít doanhnghiệp còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng
1.2.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời được xác định theo công thức:
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời của tiền và các khoảntương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu nay cao quá, kéo dàichứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫntới hiệu quả sử dụng vốn giảm Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanhnghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệurủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Ta có thể tham khảo hệ
số thanh toán nhanh (k), qua thực tế nghiên cứu các doanh nghiệp
K<0,5 thấp
0,5≤ K ≤ 1 trung bình
K>1 cao
Trang 14Tiền và các khoản tương đương tiền được lấy từ chỉ tiêu mã số 110, nợngắn hạn được lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trên bảng cân đối kế toán.
1.2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể xác định theo công thức :
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho được gọi là các tài sản dễ chuyển đổithành tiền.Tài sản này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễchuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cao quá, kéodài cũng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm Chỉ tiêu này thấpquá, kéo dài càng không tốt có thể dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơphá sản có thể xảy ra
Ta có thể tham khảo hế số khả năng thanh toán nhanh (k) qua thực tếnghiên cứu các doanh nghiệp:
1.2.1.3 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành được tính như sau:
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanhnghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không Chỉ tiêunày càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt vàngược lại Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu
tư từ nguồn vốn cố định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tàichính Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính,ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh
Trang 151.2.1.4 Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền từ TSNH
Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền từ TSNH được xác định như sau:
Chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi của TSNH doanh nghiệp thành tiềntại thời điểm phân tích Chỉ tiêu này cao quá, chứng tỏ khả năng chuyển đổithành tiền lớn dẫn đến tình hình thanh toán dồi dào Chỉ tiêu này nhỏ khả năngchuyển đổi kém, sẽ gây áp lực trong quá trình đi tìm kiếm nguồn thanh toán Chỉtiêu này thường phụ thuộc vào điều lệ thanh toán của doanh nghiệp đối với cáckhách hàng trong các hợp đồng kinh tế
1.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Nợ dài hạn đó là các khản nợ mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán trong thờihạn trên một năm kể từ ngày phát sinh Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộphận của nguồn vốn ổn định của doanh nghiệp dùng để đầu tư các tài sản dàihạn như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, chứng khoán dài hạn…
1.2.2.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính
cơ bản, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúngđắn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các quyết định chovay bao nhiêu tiền, thơi hạn bao nhiêu, có nên bán chịu cho khách hàng haykhông… Tất cả quyết định đó đều dựa vào thông tin về khả năng thanh toántổng quát của doanh nghiệp Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghệpcàng cao, càng tốt đó là nhân tố quan trọng, hấp dẫn các tổ chức tín dụng chovay tiền Khả năng thanh toán tổng quát quá thấp, kéo dài có thể dẫn tới doanhnghiệp bị giải thể hoặc phá sản Do vậy phân tích khả năng thanh toán tổng quátcủa doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho cácnhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, gópphần đảm bảo an toàn và phát triển vốn
Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, tathường xem xét mối quân hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán.Khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán là tổng hợp các chỉ tiêu tài chính tại
Trang 16một thời điểm phân tích Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần lien hệ với đặcđiểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của các doanh ngiệp.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanhnghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu
Khi phân tích khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp ta thườngxác định như sau:
Khi H ≥ 1: chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi
đó tình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinhdoanh
Khi H < 1: chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêunày càng nhỏ có thể dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trongtương lai
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản
để thanh toán Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệpcàng tốt, nhưng phải lớn hơn hoặc bằng 2 Chỉ tiêu này có thể dựa vào các thôngtin của Bảng cân đối kế toán để tính cho một thời điểm Chỉ tiêu Tổng tài sản mã
số 270, nợ phải trả mã số 300 trên bảng cân đối kế toán
1.2.2.2 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thường được xácđịnh như sau:
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trịthuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn…, nói lên 1 đồng nợ dài hạn có baonhiêu đồng tài sản dài hạn thanh toán, chỉ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1 Chỉtiêu này càng cao khả năng thanh toán dài hạn trong tương lai của doanh nghiệpcàng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính
1.2.2.3 Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Trang 17Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh
toán lãi tiền vay =
Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt,khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà cònthanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được lấy từ chỉ tiêu mã số 50,chi phí lãi vay lấy từ chỉ tiêu mã số 23 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp ta cần xem xéttrong mối quan hệ với khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa vào phân tíchhiệu quả kinh doanh Các chỉ tiêu khả năng sinh lời của doanh nghiệp cao liêntiếp qua nhiều năm chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong dài hạn của doanhnghiệp được đảm bảo và nó góp phần cho sự tăng trưởng, phát triển của doanhnghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TĂNG ẢNH
GIAI ĐOẠN 2011-2013.
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh
2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh:
Công ty thành lập năm 2003 với tên gọi “Công ty TNHH Nội thất TăngẢnh” hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm nội thất văn phòng vàgia đình, đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Cuối năm 2006, nhằm đápứng nhu cầu thị trường cũng như cung cấp cho người tiêu dung một dịch vụhoàn hảo, Công ty quyết định đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất ống thép
Trang 18Phương châm hoạt động của Công ty là “Quản lí hoàn thiện nhân viên lànhnghề, giải pháp công nghệ đồng bộ và hiện đại” đã, đang và sẽ giúp Công ty đạtđược mục tiêu “đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao củakhách hàng”
Khởi đầu mới hình thành Công ty chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất
đó là các sản phẩm đồ nội thất văn phòng Công ty sản xuất các sản phẩm nhưbàn, ghế, tủ…vv.vv Sau một thời gian ngắn nhận thấy nhu cầu về thép ngàycàng cao, ban quản lí Công ty đã quyết định mở rộng kinh doanh thêm sản phẩmthép
Công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh đã đi vào hoạt động hơn 10 năm , giờCông ty đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi.Doanh thu của Công ty ngày càng lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên ngàycàng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng Hiên nayCông ty đã có đủ tiềm lực về mọi mặt thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực,nhiều thị trường trong và ngoài nước
Tên Công ty: Công ty TNHH Nội Thất Tăng ảnh
Mã số thuế: 2801370768
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 2801370722
Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Sn 241 Tống Duy Tân, Phường Lam Sơn, ThànhPhố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam
Giám đốc: Mai Trọng Tăng
Người đại diện: Công ty TNHH Nội Thất Tăng ảnh
Điện thoại: 0903 474058
Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh đồ gỗ văn phòng; Trang trí nội, ngoại thất;Ngày đăng ký kinh doanh: 30/08/2003
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh, sản xuât của Công ty
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
- Kinh doanh nội thất gia đình: Sofa, bộ phòng ngủ, nội thất trẻ em, kệ tivi,bàn kính, bàn ghế gỗ, bàn ăn…
- Kinh doanh nội thất văn phòng: bàn ghế giám đốc, bàn ghế làm việc, tủ
Trang 19GIÁM ĐỐC
Phòng KT - SX Phòng Nhân sự Phòng Kế toán Phòng vận tải Kho
đựng tài liệu, bàn ghế tiếp khách
Hàng hóa của Công ty chủ yếu là hàng nhập ngoại trực tiếp từ các thươnghiệu nổi tiếng, các Công ty, các nhà máy từ Đài Loan – Trung Quốc vì vậy Công
ty cam kết cung cấp hàng hóa uy tín về chất lượng, đa dạng về chủng loại chonhiều đối tượng khách hàng
Khách hàng của Công ty hướng đến không chỉ là các cá nhân, hộ gia đình,văn phòng, các tổ chức, mà còn là các đại lý trong và ngoài tỉnh
2.1.2.2 Lĩnh vực sản xuất của Công ty:
Công ty có xưởng sản xuất tại địa chỉ: Lô 74 khu công nghiệp Tây Bắc Ga,phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa Vì vậy khách hàng đến với Công ty có thểđặt hàng theo mẫu thiết kế và ý tưởng của mình, các mặt hàng do Công ty sảnxuất hiện nay chủ yếu được phân phối tại thị trường của tỉnh Thanh Hóa
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Công tyTNHH nội thất Tăng Ảnh tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chứcnăng, thực hiện chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ 1 giám đốc Các bộphận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được phân cấp trách nhiệm và quyềnhạn nhất định Cơ cấu tổ chức này vừa đảm bảo được một cơ chế lãnh đạo vừaphát huy được quyền dân chủ sáng tạo độc lập tương đối giữa các phòng ban
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH nội thất Tăng Ảnh
Trang 20Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh được tổ chức theokiểu quản lý trực tuyến - chức năng, đặc điểm của mô hình trực tuyến là chỉ có 1cấp lãnh đạo, đặc điểm của chức năng là có các bộ phận phòng ban trợ giúp vềmặt chuyên môn nghiệp vụ Mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ một cấp trên, cácphòng ban tham mưu cho Giám đốc về các nghiệp vụ chức năng của mình.Giám đốc là người đưa ra các quyết định cuối cùng, các phòng ban có chức nănggiám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định và có sự liên hệ bổsung cho nhau nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác sản xuất kinhdoanh của Công ty Với mô hình này cơ cấu đơn giản, dễ vận hành, dễ theo dõi,kiểm tra.
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp duy nhất của Công ty, trực tiếp điều
hành sản xuất kinh doanh và các phòng ban tham mưu Đồng thời là người chịutrách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật Mọi quy định của Công
ty đều phải được giám đốc thông qua và xét duyệt
Phó giám đốc kĩ thuật : chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc
có liên quan thuộc phạm vi khoa học kĩ thuật Nắm chắc tình hình kĩ thuật củacác phương tiện máy móc sản xuất, quản lý bộ phận sản xuất Có trách nhiệmbáo cáo tình hình sản xuất, đầu tư sửa chữa thiết bị máy móc, dây chuyền sảnxuất lên giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh, mua bánvật tư hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất Có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ,tìm bạn hàng, nắm bắt thông tin khách hàng
Phòng hành chính nhân sự: thực hiện công tác quản lý lao động và đơn giá
Trang 21tiền lương, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, phối hợp với cácphòng ban lập dự án sửa chữa, mua sắm tài sản, đảm bảo an ninh trật tự an toànlao động.
Phòng kế toán: quản lý toàn bộ số vốn của DN, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước, kiểm trathường xuyên các khoản chi tiêu của Công ty, tăng cờng công tác quản lý vốn,
sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển nguồn vốn KD Kế toán giúpgiám đốc nắm bắt toàn bộ hoạt động SX KD của Công ty, phân tích hoạt độnghàng tháng để chủ động trong SX KD, chống thất thu, giảm chi, tăng lợi nhuận,tạo thêm nguồn vốn cho Công ty Cuối tháng tập hợp số liệu lập báo cáo kế toán
Bộ phận KCS: tham mưu cho giám đốc việc tiếp nhận vật tư, tiêu thụ hàng
hoá theo hợp đồng, hoặc tự khai thác tiêu thụ, lập kế hoạch vận chuyển và dịch
vụ vận chuyển đến tận tay khách hàng theo yêu cầu
Phòng vận tải : chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu cũng như
Từ những số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011,
2012 và 2013, ta có thể đánh giá khái quát sự biến động của một số chỉ tiêu sau:
Về doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đâykhông ngừng tăng trưởng Doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là1,154,914.69 triệu đồng, năm 2012 là 1,335,000.07 triệu đồng và năm 2013 là2,351,197.97 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 15.59%so với năm 2011 và tăng
Trang 2276.12% so với năm 2012 Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởngbởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình sản xuất kinh doanh xa sút củamột số Công ty thì đây là một kết quả tốt Doanh thu hoạt động kinh doanh củaCông ty chủ yếu thu được từ doanh thu cung cấp hàng nội thất cho thị trườngtrong tỉnh và khu vực Trước sự tác động của kinh tế toàn cầu, đầu năm 2012cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triểnkinh tế trong nước và giai đoạn thiểu phát làm giảm sức cầu trên nhiều kĩnh vực,nhưng đến 3 quý sau kinh tế trong giai đoạn hồi phục, vì thế Công ty TNHH NộiThất Tăng Ảnh nổ lực tìm kiếm thị trường và bằng sự tín nhiệm trên thươngtrường, doanh thu của Công ty tăng lên đáng kể
Về chi phí
Hoạt động chi phí được đề cập chủ yếu ở đây là chi phí mua hàng Trongnhững năm qua do công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hợp lý, cácchi phí gián tiếp trong quản lý doanh nghiệp không có những thay đổi lớn songkhoản mục chi phí tài chính tăng lên đáng kể, so với năm 2011 tăng 15,406.89triệu đồng và tăng 2,849.29 triệu đồng so với năm 2012 Điều này do tình hìnhvay nợ dài hạn của Công ty tăng lên khi đầu tư TSCĐ cho kinh doanh nhưngCông ty cũng cần có những kế hoạch xem xét và giả pháp hợp lý giảm chi phí đểnâng cao lợi nhuận.Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình hình quản lý chi phí sản xuấtcủa Công ty ta đi phân tích bảng sau:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 2013/ 2012 2013/2011
(Nguồn số liệu trích từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh)
Qua bảng trên ta thấy năm 2013 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thuthuần tăng từ 0.032 so với năm 2012 và giảm 0.151 so với năm 2011 Điều này
Trang 23được giải thích bằng nguyên nhân:
Giá vốn hàng bán tính đến thời điểm lập báo cáo chiếm 84.6% so vớidoanh thu
Con số này là khá ổn định so với năm 2012 ( 81.6%) và năm 2011 (82%)
Có thể thấy việc cân đối giữa đầu vào từ TKV và đầu ra là các Công ty trongngành của Công ty là khá ổn định
Mức chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọngtrung bình trong doanh thu mà Công ty đạt được Chỉ số chi phí bán hàng tínhđến hết tháng 12/2013 là 11.9% Chỉ số này thấp hơn năm 2012 (13.9%) và năm
2011 (14.3%) Công ty đã nổ lực rất lớn để giảm chi phí hoạt động nhằm tănghiệu quả kinh doanh của mình
Về lợi nhuận
Do tốc độ tăng giá vốn hàng bán 83.10% trong khi đó tốc độ tăng doanhthu 76.12% đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng110,423,269,722 đồng ứng với tỷ lệ tăng 45.07% Doanh thu từ hoạt động tàichính tăng cao kèm theo chi phí tài chính tăng, thêm vào đó khoản lợi nhuậnkhác tăng đã làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 24.56% Trong năm
2013 do được hưởng lợi từ việc giảm 50% số thuế trong khi đó năm 2012 đượcgiảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn toàn nên lợi nhuận sau thuế củaCông ty đã tăng đáng kể tăng 5,536.13 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 21.90%
Từ những phân tích trên, nhận thấy Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh, bêncạnh những cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm, doanh thu thuần tăng songCông ty cần có những biện pháp hiệu quả trong việc quản lý các khoản chi phíphát sinh, huy động những nguồn tài trợ cho kinh doanh phù hợp, tối thiểu hóachi phí tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận
Trong thời gian vừa qua, Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh đã luôn biếttận dụng những thế mạnh kinh doanh của mình để phát triển quy mô cũng nhưlợi nhuận Bằng nổ lực cũng như uy tín trong kinh doanh, Công ty hiện nay làđơn vị kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh và thu đượcnhiều lợi nhuận Trong thời gian tới, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, hứa
Trang 24hẹn công việc kinh doanh sẽ phát triển cả về quy mô, doanh thu và lợi nhuận
2.2 Phân tích tình hình khả năng thanh toán tại Công ty TNHH Nội thất Tăng Ảnh giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 2.1 Bảng phân tích vốn lưu động dòng
ĐVT : Triệu đồng
Năm 2013 so với 2012
Năm 2012 so với 2011
TSLĐ và đầu
tư ngắn hạn
442,351
303,839
285,025
138,51
2 45.59 18,814 6.6
Nợ ngắn hạn
148,745
234,667
171,965 -85,922 -36.61 62,702 36.46Vốn lưu động
dòng
293,606 69,173
113,061
224,433
324.4
5 -43888 -38.82
(Nguồn số liệu trích từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh )
Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn lưu động ròng giảm từ 113.061 triệuđồng năm 2011 xuống 69.173 triệu đồng năm 2012 tương ứng với mức giảm38.82% và tăng từ 69,173 triệu đồng năm 2012 lên 293,606 triệu đồng năm
2013 tương ứng với mức tăng 324.45% , vốn lưu động ròng tăng giúp cho tàisản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng lên, góp phần làm giảm sức
ép lên tài sản ngắn hạn
2.2.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Trang 25Bảng 2.2 Phân tích khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.20 0.60 0.60 -0.40 -66.66 0 0
(Nguồn số liệu trích từ báo cáo tài chính Công ty TNHH Nội Thất Tăng Ảnh )
Trang 26Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2011 và năm 2012, cứ một đồng
nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có sẵn 0.6 đồng tiền và các khoản tương đươngtiền có khả năng thanh toán ngay, đến năm 2013 doanh nghiệp chỉ có 0.2 đồngtiền và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay, thấphơn năm 2011 và 2012 là 0.4 lần, tương ứng giảm 66.62% Năm 2012 đạt 0.6lần đạt mức trung bình nhưng không có biến động tăng giảm so với năm 2011
Hệ số này ở cả ba thời điểm đều đạt ở mức thấp, đều nhỏ hơn 1 Chứng tỏ khảnăng thanh toán của doanh nghiệp là chưa cao, doanh nghiệp đang gặp khó khăn
về tài chính, tài sản thanh khoản chưa đủ để đáp ứng được nợ ngắn hạn, dấu hiệurủi ro tài chính có thể xuất hiện xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Chỉtiêu này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tài chính của doanh
nghiệp Các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đến hệ số này và có cácbiện pháp tài chính cụ thể như bổ sung lượng dự trữ tiền mặt, thúc đẩy các hoạtđộng thu hồi tiền mặt như bán hàng…
Nguyên nhân là do lượng Tiền và các khoản tương đương tiền của doanhnghiệp giảm đáng kể Năm 2013 lượng tiền và các khoản tương đương tiền chỉđạt 29704.83 triệu đồng giảm so với năm 2012 là 110672.29 triệu đồng tươngứng giảm 78.84% Năm 2012 đạt 130377.12 triệu đồng tăng so với năm 2011 là36638.07 tương ứng tăng 35.32% Khi doanh nghiệp cần tiền để trả nợ gấp sẽkhông đáp ứng kịp thời mặc dù các khoản phải thu tăng lên Các nhà quản trịdoanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ số này và có các biện pháp cụ thể để cảithiện tình hình tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên trong phân tích chúng tacần phải xem xét tỷ lệ thanh toán nhanh của doanh nghiệp để có những đánh giáchính xác hơn về khả năng đảm bảo thanh toán
2.2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh