CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁNCỦA DOANH NGHIỆP 1.1 – Khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp 1.1.1 – Sự cần thiết trong phân tích khả năng thanh toán đối với doanh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theohướng kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực cũng như toàn cầu Tuynhiên, đi kèm với sự phát triển là phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp, đặt ra cho cácdoanh nghiệp vô vàn những khó khăn, thách thức Do quy mô và tình trạng từng doanhnghiệp không như nhau nên để không bị đào thải theoquy luật kinh tế thị trường thìdoanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên bằng nhiều cách thức khác nhau Quản lý tàichính là một trong những cách thức quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp đảm bảocho sự tồn tại của mình Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản chỉ vì quản lýdòng tiền không hiệu quả, dẫn đến mất khả năng chi trả.Muốn không mắc phải sai lầm,các doanh nghiệp cần nắm chắc những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tácđộng của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này chỉcó thể thựchiện được trên cơ sở phân tích tài chính mà việc phân tích khả năng thanh toán là mộtphần quan trọng không thể thiếu khi đề cập đến Phân tích khả năng thanh toán đóngvai trò quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan trọngtrong việc ra quyết định đầu tư.Việc thường xuyên phân tích khả năng thanh toán sẽgiúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tình hình thanh toán của doanhnghiệp mình đồngthời cũng có thểlường trước được những rủi ro xảy đến trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổnđịnh và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kết hợp vớinghiên cứu thực tiễn tại doanh nghiệp trong nước là công ty cổ phần Tâm CườngThịnh, em đã chọn đề tài:
“PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂM CƯỜNG THỊNH”
làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Trang 2Vận dụng các kiến thức đã học cùng tìm hiểu thực tiễn vào việc phân tích khảnăng thanh toán như: vai trò, sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán, khảnăng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán qua báocáo lưu chuyển tiền tệ….
Đối tượng nghiên cứu
Khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh
Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của Công ty cổ phần TâmCường Thịnh trong năm 2011 - 2013
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, điều tra, phân tích,đánh giá, tổng hợp, hệ thống hoá để phân tích khả năng thanh toán
Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh giai đoạn 2011 – 2013
Chương 3: Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán tại công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hằng – giảng viên khoa Kế Toán –Tài Chính, trường Đại Học Hải Phòng đã hướng dẫn tận tình, chu đáo; đồng cảm ơnBan giám đốc, phòng Tài chính kế toán công ty cổ phân Tâm Cường Thịnh đã nhiệttình cung cấp thông tin, số liệu giúp em hoàn thiện đề tài của chuyên đề tốt nghiệpnày!
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 – Khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.1.1 – Sự cần thiết trong phân tích khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp
1.1.1.1 – Vai trò của việc đảm bảo khả năng thanh toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoại trừ vốn và các phương thức tiếnhành trong sản xuất thì đảm bảo khả năng thanh toán là một trong những yêu cầu vôcùng quan trọng đối với doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp do không nhận thức đầy
đủ cùng với công tác yếu kém trong điều hành khả năng thanh toán ngắn hạn và dàihạn đã gây rất nhiều khó khăn cho chính bản thân doanh nghiệp Kết quả là song songvới thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gần 70.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ViệtNam phải tạm ngừng hoạt động do không đảm bảo được khả năng chi trả Khả năngthanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính
và hiệu quả hoạt động Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng,nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu củamình trên thương trường kinh doanh
1.1.1.2 – Sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán
Để biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, chi tiêu có hợp lýhay vượt mức không, doanh thu, lỗ lãi hàng tháng, hàng kỳ ra sao thì việc phân tích tàichính là điều không thể thiếu Nhắc đến phân tích tài chính không thể bỏ qua bướcphân tích khả năng thanh toán Khi đó ta thường xem xét mối quan hệ giữa khả năngthanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp Đó la tổng hợp các chỉ tiêu tàichính phản ánh tại một thời điểm phân tích Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu này cầnliên hệ với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hànhtài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giánhững gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biệnpháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động cáckhoản phải thu và phải trả giúp ta có những nhận định chính xác hơn về thực trạng tài
Trang 4chính của doanh nghiệp Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ trongcác khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanhnghiệp làm chủ tình hình tài chính Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Hoạt động tài chính mà cụ thể ở đây làtình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mối liên hệ trực tiếp với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việchình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó, tất cả các hoạt động sản xuấtkinh doanh đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Ngược lại,khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp đều có tác động thúc đẩy hoặc kìmhãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, cần phải thường xuyên, kịp thờiđánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán củadoanh nghiệp
Việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp góp phần vào đánh giáchính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định quan trọng trong việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn trong hoạt động tài chínhcủa mình.Phân tích khả năng thanh toán là một bộ phận trong phân tích tình hình tàichính của doanh nghiệp, nó là công cụ không thể thiếu, phục vụ cho công tác quản lýcủa cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiệncác chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn
1.1.2 – Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng thực hiện cáckhoản phải thu, khoản phải trả của một tổ chức kinh tế, của ngân hàng, của ngân sáchnhà nước trong một thời kì nhất định Với mỗi đối tượng cụ thể, nó lại có một cáchđịnh nghĩa khác nhau:
* Đối với doanh nghiệp: Khả năng thanh toán là năng lực về tài chính mà doanhnghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức
có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Đó là kết quả của sự cân bằng giữa cácluồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tếvà nguồn lực sẵn có Ngoài ra, khả năngthanh toán còn là khả năng của một doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ đến
Trang 5hạn Khi một doanh nghiệp, công ty mất khả năng thanh toán, toà ánsẽ tuyên bố phásản, vỡ nợ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả tài sản mà doanhnghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tại thời điểm nghiên cứu Các tài sản đó
có thể sắp xếp theo trình tự tốc độ quay của vốn hoặc theo thời hạn thanh toán tuỳ vàomục đích phân tích của doanh nghiệp
-Tài sản ngắn hạn là các tài sản có khả năng thu hồi vốn trong vòng 12 thánghoặc 1 chu kỳ kinh doanh, bao gồm:
+Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lưuchuyển, chứng khoán dễ thanh khoản
+Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: cổ phiếu, trái phiếu
+Các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu người mua, phải thu người bán, phảithu nội bộ, phải thu khác…
+Hàng tồn kho: vật liệu, thành phẩm, hàng hoá…
+Các tài sản ngắn hạn khác
-Tài sản dài hạn là các tài sản có khả năng thu hồi vốn >12 tháng hoặc >1 chu
kỳ kinh doanh, bao gồm:
+Các khoản phải thu dài hạn: phải thu khách hàng, nội bộ, phải thu khác…+Giá trị thực của các tài sản cố định hữu hình và vô hình
+Đầu tư bất động sản, các khoản đầu tư tài chính dài hạn như: góp vốn liêndoanh, mua cổ phiếu dài hạn
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng có thể được sắp xếp theo thời hạnthanh toán như khả năng thanh toán ngay, khả năng thanh toán của tháng tới, khả năngthanh toán của quý tới…
*Trong kinh tế thị trường, khả năng thanh toán là chỉ khả năng của nhữngngười tiêu thụ có đủ sức mua bằng tiền để mua hàng hoá trên thị trường
1.1.3 – Khả năng thanh toán ngắn hạn
Trang 6Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toántrong thời gian ngắn của doanh nghiệp Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định nănglực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách khác, chi trảcác hóa đơn được chuyển tới) Với dòng tiền đủ lớn, doanhnghiệp có thể trang trải chocác nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tàichính Công việc kế toán là thanh khoản đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn vàthường gắn bó chặt chẽ với vốn lưu động ròng, là phần chênh lệch giữa tài sản ngắnhạn và nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toántrong thời hạn dưới một năm kể từ ngày ghi nhận gần nhất trên Bảng cân đối kế toán.Nguồn cơ bản để thanh toán các khoản nợ này là tài sản ngắn hạn.
1.1.4 – Khả năng thanh toán dài hạn
Bên cạnh các khoản nợ ngắn hạn, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại nhữngkhoản nợ dài hạn trong đó nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn ổn định Khả năng thanhtoán dài hạn là khả năng doanh nghiệp đánh giá được các khoản nợ đến hạn hoặc chưađến hạn trả, đánh giá được năng lực chi trả trong thời gian dài Công việc của kế toán
là đánh giá đo lường chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn và thường gắn bó với tổngcác khoản công nợ, tổng tài sản thuần của doanh nghiệp Trong đó nguồn cơ bản đểthanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn cố định dùng để đầu
tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, chứng khoán dài hạn…
Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian kéo dài trên một năm kể từ ngày ghi nhận gầnnhất trên Bảng cân đối kế toán
1.2 – Nội dung phân tích khả năng thanh toán
1.2.1 – Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
1.2.1.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
“Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứngcác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nợ ngắn hạn là những khoản
nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay chu kỳ kinh doanh Nợ
Trang 7ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngânsách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả Hệ số được xác định như sau:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Rs)= Tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắnhạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn Nói cáchkhác, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắnhạn có thể chuyển dổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn
Giá trị “Tài sản ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” mã
số 100 và “Tổng số nợ ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu I “Nợ ngắn hạn” mã số 310trên Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu này cũng được so sánh với ngưỡng trị số bằng1.Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt vàngược lại.Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnhhưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng khả năng chi trả khi các khoản
nợ đáo hạn
1.2.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
“Hệ số khả năng thanh toán nhanh” đo lường khả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàngtồn kho) thành tiền Hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của tàisản ngắn hạn (sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyểnđổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năngtrang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không Chỉ tiêu này được tính như sau:
Khả năng thanh toán nhanh ( Rq) =
Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạnChỉ tiêu cho biết tương ứng với một đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tài sảnngắn hạn có thể thanh lí nhanh chóng dùng để trả nợ Chỉ tiêu này cao quá, kéo dàicúng không tốt, có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm Chỉ tiêu này thấp quá, kéodài cũng không tốt có thể dẫn tới rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra
“Tài sản ngắn hạn” được lấy từ chỉ tiêu mã số 100, “Hàng tồn kho” được lấy từ
Trang 8chỉ tiêu mã số 140, “Nợ ngắn hạn” được lấy từ chỉ tiêu mã số 310 trên Bảng cân đối kếtoán
Rq < 0,75: thấp
0,75≤ Rq ≤ 2: trung bình
Rq >2: cao
1.2.1.3 Khả năng thanh toán tức thời
“Hệ số khả năng thanh toán tức thời” hay “Hệ số khả năng thanh toán ngay” chobiết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trangtrải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không Chỉ tiêu nàyđược xác định như sau:
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền
“Nợ ngắn hạn” mã số 310 trên Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu này cao hay kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toánnhanh tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm.Tuy nhiên nếu thấp quá, kéo dài thì doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toáncác khoản công nợ ngắn hạn, có thể xảy ra nguy cơ phá sản Chỉ tiêu này về mặt lýthuyết có thể so sánh với 1
Trang 9+Khi trị số ≥1, doanh nghiệp thừa và đảm bảo khả năng thanh toán.
+Khi trị số <1, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán thức thời.Trên thực tế khi nghiên cứu tình hình hoạt động chung của các doanh nghiệp hệ
số khả năng thanh toán tức thời (k) có thể so sánh trong trường hợp sau:
k <0,5: thấp
0,5≤k≤ 1:trung bình
k> 1: cao
1.2.1.4 Khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn ra tiền
Chỉ tiêu khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn ra tiền cho biết khả năngchuyển đổi của tài sản ngắn hạn thành tiền tại thời điểm phân tích hay nói cách khácxem xét tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.Chỉ tiêu này được xác định:
Khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn
và tương đương tiền” mã số 110, “Tài sản ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu A “Tàisản ngắn hạn” mã số 100 trên Bảng cân đối kế toán
Ngưỡng so sánh của trị số được so sánh với:
+Khi trị số <0,1: Tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn kém, khả năng thanhtoán không được đảm bảo
+Khi trị số ≥0,5: Tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn quá cao, dẫn đến việc sửdụng nguồn vốn không tốt
1.2.2 – Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
1.2.2.1- Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính cơ bản,nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn phục vụ chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng thanh toán tổng quát của doanh
Trang 10nghiệp càng cao, càng tốt thì sẽ hấp dẫn được các tổ chức tín dụng cho vay tiền Cònkhi khả năng thanh toán tổng quát quá thấp và nếu kéo dài có thể dẫn tới doanh nghiệp
bị giải thể hay phá sản Vì vậy phân tích khả năng thanh toán tổng quát của doanhnghiệp là một chỉ tiêu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa racác quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn
Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt Hệ sốthanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán,
sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này có thể dựa vào các thông tin của Bảng cân đối kế toán để tính chomột thời điểm Chỉ tiêu “Tổng tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản”
mã số 270, chỉ tiêu “Tổng nợ phải trả” phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” mã số 300trên Bảng cân đối kế toán Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ tiêu “Tổng số tàisản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” mã số 250 và “Tổng nợ phải trả”được phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” mã số 250 trên Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêunày được tiến hành so sánh với 1
+Khi Rc≥1: Chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đótình hình doanh nghiệp có vẻ khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.+Khi Rc<1: Chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán, chỉ tiêunày càng nhỏ có thể dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.Trên thực tế, mặc dù lượng tài sản có thể đủ hay thừa dùng để trang trải nợ nhưngkhi đến hạn trả nợ, nếu không đủ tiền và tương đương tiền, hiếm khi các doanh nghiệpđem bán tài sản của mình để trả nợ Do đó thông thường trị số chỉ tiêu “Hệ số khả
Trang 11năng thanh toán tổng quát” ≥ 2, các chủ nợ mới có khả năng thu hồi được nợ khi đáohạn.
1.2.2.2 - Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tài sản dài hạn
Nợ dài hạnChỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuầncủa tài sản cố định và đầu tư dài hạn …., chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toántrong dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hìnhtài chính
“Tài sản dài hạn” được lấy từ chỉ tiêu mã số 200, “Nợ dài hạn” được lấy từ chỉtiêu mã số 330 trên Bảng cân đối kế toán
1.2.2.3 - Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả
Là chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn phải trả của năm tớibằng nguồn vốn khấu hao thu về theo dự kiến và lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán các khoản tiền gốc vay
dàihạnđến hạn phải trả và ngược lại
Chỉ tiêu này được sử dụng trên quan điểm:
+Các khoản tiền vay của doanh nghiệp dùng để đầu tư TSCĐ, BĐS kinh doanh+Gốc tiền vay dài hạn được thanh toán cho các tổ chức tín dụng theo từng năm
đã quy định trong hợp đồng vay
+Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao bình quân đối với TSCĐ, BĐSkinh doanh để thu hồi vốn đầu tư
1.2.2.4-Khả năng thanh toán lãi tiền vay
Hệ số KNTT nợ dài hạn đến
Lợi nhuận sau thuế+ Vốn khấu hao thu hồi
Nợ dài hạn đến hạn phải trả
Trang 12Chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi tiền vay biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuậntrước thuế và lãi nợ vay so với lãi nợ vay Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vayChỉ tiêu này cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có đảm bảo thanhtoán các khoản lãi vay hay không Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảocủa doanh nghiệp với nợ vay dài hạn Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanhnghiệp và mức độ an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng
“Lợi nhuận trước thuế và lãi vay” được lấy từ chỉ tiêu mã số 50, “Chi phí lãi vay”được lấy từ chỉ tiêu mã số 23 thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ngưỡng so sánh của hệ số:
+Hệ số >2: Doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng đảm bảo cho việc thanhtoán các khoản nợ dài hạn
+1≤ hệ số <2: Doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả và doanh nghiệp phải
sử dụng hết vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ vay
Tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng tạo lợi nhuận lâu dài củadoanh nghiệp và chỉ tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
1.2.2.5- Hệ số nợ so với tài sản
“Hệ số nợ so với tài sản” hay còn gọi là tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ D/A là mộttỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp, nó phảnánh mức độ tự tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ Hệ số này thườngđược tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của doanhnghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tài sản trong cùng kỳ Công thức tínhnhư sau:
Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản
“Hệ số nợ so với tài sản” cho biết để tài trợ cho 100 đồng tài sản doanh nghiệpphải sử dụng bao nhiêu đồng nợ phải trả Trị số của “Hệ số nợ so với tài sản” càng caochứng tỏ thực lực về mặt tài chính chưa được tốt, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp
Trang 13vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp Do vậy, mức độ rủi
ro của doanh nghiệp cũng cao hơn, doanh nghiệp càng ít có cơ hội và khả năng tiếpnhận các khoản vay vì các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanhnghiệp có hệ số nợ so với tài sản cao Ngược lại nếu trị số này quá nhỏ chứng tỏ doanhnghiệp vay ít, khả năng tự chủ tài chính cao, tuy nhiên cũng bộc lộ ra một vấn đề làdoanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, chưa biết cách huy động vốn bằngcách đi vay
1.2.2.6- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
“Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu” hay còn gọi là tỷ số nợ D/E là một tỷ số tàichính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp Nó cho biết cơ cấunguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sởhữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn)của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Hệ
số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay
nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu rủi ro thấp
Chỉ tiêu “Nợ phải trả” được phản ánh trên mã số 300, “Vốn chủ sở hữu” đượcphản ánh trên mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán
1.2.2.7- Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
“Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn” hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn làchỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu Công thứctính như sau:
Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu *100%
Tài sản dài hạnNếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số vốn chủ sở hữu càng có thừa khảnăng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn hơn trong
Trang 14luân chuyển dài (thường là ngoài một năm hay một chu kì kinh doanh) nên nếu vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sửdụng nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì các khoản nợ khi đáo hạn,doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại Điều này tuy giúp doanhnghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốnđầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh để quay vòng sinh lợi.Chỉ tiêu cho biết để đầu tư cho 100 đồng tài sản dài hạn doanh nghiệp phải sửdụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
“Vốn chủ sở hữu” được phản ánh trên mã số 400, “Tài sản dài hạn” được phảnánh trên mã số 200 của Bảng cân đối kế toán
1.2.2.8- Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn
Để đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn mà không ảnh hưởng đến khả năngthanh toán nợ ngắn hạn, tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản,các nhà quản lý cần thiết phải xác định giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn.Nguyên tắc đầu tư tài sản dài hạn đòi hỏi tổng các khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữuphải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị tài sản dài hạn Công thức được xác địnhnhư sau:
Hệ số giới hạn đầu tư an
toàn vào tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạnTổng nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu
Nếu trị số của chỉ tiêu này >1, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợngắn hạn, nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản dễ xảy ra Trong trường hợp này, một bộphận nợ ngắn hạn đã được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư tài sản dài hạn
Nếu “Hệ số giới hạn đầu tư an toàn tài sản dài hạn” >1 nhưng “Hệ số khả năngthanh toán nợ dài hạn” ≥1, doanh nghiệp không những đảm bảo được khả năng thanhtoán nợ dài hạn mà còn thừa khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Còn trong trườn hợp “Hệ số giới hạn đầu tư an toàn tài sản dài hạn” và “Hệ sốkhả năng thanh toán nợ dài hạn” < 1, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo khả năng thanhtoán nợ dài hạn
Trang 15Chỉ tiêu “Tài sản dài hạn” được phản ánh trên mã số 200 của, “Vốn chủ sở hữu”được phản ánh trên mã số 400 và “Nợ dài hạn” được phản ánh trên mã số 330 Bảngcân đối kế toán.
1.2.3 – Phân tích khả năng thanh toán qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quảkinh doanh là những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp Báo cáo lưuchuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi tiền của doanh nghiệp Thông qua Báo cáo lưuchuyển tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư trả lời được câu hỏi:
+Doanh nghiệp có tạo ra đủ tiền mặt để tài trợ cho hoạt động thường kì của nókhông?
+Lượng tiền mặt mà doanh nghiệp tạo ra có đủ để trả các khoản nợ khi đúng đếnhạn hay không?
+Doanh nghiệp hiện tại có cần thêm nguồn tài trợ nào không?
+Doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi các cơ hội kinh doanh đếnvới nó hay không?
Phân tích khả năng thanh toán thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau một kỳhoạt động nhằm đánh giá chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp kỳ vừa qua,cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng dự toán tiền khoa học cho kỳ tới nhằm đáp ứngkhả năng thanh toán để nâng cao độ tin cậy của các quyết định kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một bảng cân đối về thu chi tiền tệ thểhiện qua phương trình cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ như sau:
Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nguồn thông tin hữu ích cho sự đánh giá khả năngtạo tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp Việc phân tích khả năng tạo tiền củadoanh nghiệp chủ yếu là xác định tỷ trọng dòng tiền, phân tích dòng tiền và so sánhdòng tiền thu vào cũng như chi ra theo từng hoạt động của doanh nghiệp
1.2.3.1- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào
Trang 16Hoạt động đầu tư không kể đến đầu tư tài sản cố định là nét đặc trưng của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường Ngoài ra doanh nghiệp thường đầu tư vào các lĩnhvực dài hạn khác: đầu tưu kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định,liên doanh, hùn vốn,… nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định và lâu dài.
Khi hệ số này càng cao tức dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng cao.Nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư, doanh nghiệp phải nghĩ ngay đến việc điều phốinguồn tiền ưu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước để giảmchi phí lãi vay
1.2.3.2- Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào
Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộcdoanh nghiệp phải điều phối từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạtđộng tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng
Khi hệ số này càng cao chứng tỏ cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thay đổi.Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài vàdoanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài Nếu không chấphành kỷ luật thanh toán có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro
1.2.3.3- Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào
Trả nợ dài hạn với các khoản nợ chưa đến hạn trả làm cho hệ số dòng tiền ra tăngcao và thường gắn liền với một chiến lược nào đó Thông thường một tỷ lệ thanh toán
nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào, đạt rất thấp (5-10%) và diễn ra đều đặn qua cácnăm
1.2.3.4 Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nói lênviệc sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh dùng trả lợi tức cho các cổđông Đây là một chiến lược khá phức tạp Tuy nhiên, hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức
so với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải luôn được cân nhắc trước nhu cầu đầu
tư với mỗi doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định
1.3 – Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trang 17Một doanh nghiệp muốn quản lý khả năng thanh toán của mình một cách cóhiệu quả không những phải kiểm soát được tất cả các nguồn lực mà còn phải nắm bắt
và hiểu rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bản thân doanhnghiệp
1.3.1 – Nhân tố chủ quan
-Năng lực của bản thân doanh nghiệp:
Trong nhiều trường hợp, phía người mua trả chậm (doanh nghiệp vay nợ) cónhững sai sót chủ quan, thậm chí cố ý không hoàn trả món nợ; các khoản nợ này thuộcnhóm rủi ro đạo đức Nhiều doanh nghiệp không dự đoán đúng thị trường, mức bánhàng và doanh số; quyết định mua một khối lượng hàng hoá, dịch vụ quá lớn, thanhtoán trả chậm; nhưng không thể bán được hàng, hoặc các nguyên nhân khác làm ứđọng hàng hoá, dẫn tới việc không thể thanh toán các khoản nợ phải trả Nhiều doanhnghiệp chưa có khả năng kiểm soát luồngtiền của doanh nghiệp, mất cân đối về luồngtiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán
-Thiếu vốn do đầu tư dàn trải: Theo số liệu thống kê, ở nước ta, tình trạng đầu
tư dàn trải thể hiện ngay cả trong kế hoạch hàng năm Số vốn bố trí cho một dựánhàngnăm rất nhỏ, không đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn Do bố tríquá nhiều dự án, công trình xây dựng không tương xứng với nguồn vốn đầu tư cho nênthi công kéo dài, khối lượng đầu tư dở dang nhiều
1.3.2 – Nhân tố khách quan
-Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh: Trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp không có khả năng thích ứng kịpthời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán Trong điềukiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đếnnhững biến động trong ngoại thương, chẳng hạn như sự biến động của tỷ giá xăng dầu,vật liệu xây dựng, nguyên liệu,…
-Rủi ro về cơ cấu tài trợ: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân đối,mức độ rủi ro tài trợ cao, phụ thuôc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chi phí sử
Trang 18dụng vốn cao hơn mức trung bình của ngành Nguyên nhân này thường có vai trò tiềmtàng nhưng rất nguy hiểm vì sau một thời gian rủi ro sẽ bộc lộ và doanh nghiệp không
có khă năng cân bằng về tài chính
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂM CƯỜNG THỊNH GIAI ĐOẠN
2011 - 2013 2.1 – Giới thiệu sơ lược về công ty
2.1.1 – Quá trình hình thành và phát triển
-Tên công ty: Công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh Hải Phòng
-Số vốn điều lệ: 3.622.500.000 vnđ
-Địa chỉ: Số 75 đường 208 An Đồng - An Dương - Hải Phòng
-Điện thoại: 0313.571309 ; Fax : 0313.835617
Tiền thân của CTCP Tâm Cường Thịnh là Xí nghiệp 20-7 một bộ phận của hợptác xã cơ khí Quyết Tiến có trụ sở đặt tại Thị xã Kiến An - Hải Phòng Thời kỳ năm
1968 do sự oanh tạc của máy bay Mỹ, bộ phận của hợp tác xã Quyết Tiến phải sơ tán
về thôn Đồng Lâu - xã Lê Lợi - An Hải - Hải Phòng, với số cán bộ công nhân viênhiện có là 46 người và một số thiết bị chuyên sản xuất xe cải tiến 250 kg
Cũng trong thời gian này, theo quyết định số 187/TCCQ ngày 9/9/1968 củaUBND TP Hải Phòng, Công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh được thành lập Công ty cổphần Tâm Cường Thịnh là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Cục công nghiệp địaphương Hải Phòng, là đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản riêng
Trong suốt thời gian dài, Công ty đã không ngừng trưởng thành và phát triển.Trải qua bao thăng trầm, thời kỳ thịnh vượng nhất của Công ty là những năm 1979 -
1985 Thời kỳ đó, bộ máy quản lý của Công ty có 15 phòng ban và 5 phân xưởng sảnxuất với số cán bộ công nhân viên là 700 người có nhiệm vụ chủ yếu sản xuất phụtùng và lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh
Đến năm 1990, Công ty được chuyển về khu công nghiệp An Đồng- An Hải - Hải Phòng và được sắp xếp lại theo quyết định số 407/QĐ - TCCQ ngày 10/2/1993 của UBND Tp Hải Phòng thành lập doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở công nghiệp Hải Phòng
Trang 20Qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, những năm gần đây tuy gặp nhiềukhó khăn nhưng ban lãnh đạo Công ty vẫn tiến hành thực hiện đổi mới sắp xếp lại cơcấu tổ chức của Công ty, đổi mới công nghệ, đổi mới công tác quản lý để đưa Công tyvượt qua khó khăn tiếp tục phát triển đi lên Đến năm 2004 theo chủ trương của nhànước cũng như sở công nghiệp Hải Phòng về việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước Xí nghiệp cơ khí 20-7 đã tiến hành công tác cổ phần hoá thành lập công ty cổphần Tâm Cường Thịnh theo quyết định số 163/QĐ-UB ngày 28/1/2005 và chính thức
đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần ngày 21/2/2005đến nay
2.1.2 – Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Với đặc thù nguồn vốn là vốn cổ phần, công ty Tâm Cường Thịnh kinh doanh
đa dạng các ngành nghề và có tiềm lực đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo cơ khí, phụtùng ô tô, xe máy… Ngoài sản xuất những mặt hàng phục vụ công nghiệp, công ty còn
mở rộng sang kinh doanh các thiết bị trong lĩnh vực giáo dục Có thể kể đến một sốlĩnh vực kinh doanh cụ thể của công ty như:
-Chế tạo cơ khí và thiết bị
-Chế tạo phụ tùng xe máy-xe đạp
-Mạ hoàn thiện sản phẩm
-Chế tạo và lắp đặt thiết bị áp lực
-Sản xuất sản phẩm Silicate
-Kinh doanh Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị
-Gia công sản xuất đồ nội thất và thiết bị trường học
Tuy nhiên mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty là hai mặt hàng: Vành xe máy và sảnphẩm Silicate
Trang 212.1.2.1 – Quy trình sản xuất vành xe máy: Phân xưởng Vành & Mạ
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất vành xe máy của công ty Tâm Cường Thịnh
2.1.2.2 – Quy trình sản xuất sản phẩm Silicate
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm silicate của công ty Tâm Cường Thịnh
2.1.3 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Hiện nay, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh đanghoạt động theo sơ đồ sau:
Cán lốc,inmác, cắt đúng
Hàn nối đầu,mài đầu nối,chỉnh tròn đánh bóng
Kiểm traThép 1.2
& 1.4
Bảo quảnchống rỉ
Nhập khoKiểm tra
Mạ sảnphẩmĐột lỗ đũa
Cát thạch anh
+Na2CO3
Làm lạnhSản
phẩm
Đưa vàonấu(t0)Trộn đều
Nấu hòa tan
trong nước
Sản phẩmSilicate lỏng
Trang 22Phòng giám đốc CTHĐQT
Phòng
TC - HC Phòng KH-KT Phòng Kế toán Phòng VT-TT
Phân xưởng Vành + mạ Phân xưởng Silicate
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Tâm Cường Thịnh
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn sảnxuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo.Đồng thời phải sử dụng hợp lý các nguồn lực đặc biệt là nguồn lao động Ngoài ra cácdoanh nghiệp cần có bộ máy tổ chức quản lý tốt, biết phối hợpăn khớp với nhau
-Các chức danh quản trị trong Công ty cổ phần Tâm Cường Thịnh :
+Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty
+ Trưởng phòng vật tư thị trường
+ Trưởng phòng kỹ thuật- kế hoạch sản xuất
+ Trưởng phòng tổ chức hành chính
+ Trưởng phòng tài vụ
+ Quản đốc phân xưởng vành + mạ
Trang 23+ Quản đốc phân xưởng Silicate
-Các phòng ban phân xưởng:
+ Phân xưởng Silicate
2.1.3.1 – Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị
Giám đốc có quyền tuyển chọn lao động theo yêu cầu của sản xuất và chínhsách lao động, có trách nhiệm xây dựng các nội quy, quy chế nhằm cụ thể hoá nhữngquy định của Nhà nước về kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệsinh công nghiệp
Giám đốc Công ty quyết định tổ chức bộ máy quản lý Công ty , giám đốc kếthợp cùng phòng Kỹ thuật kế hoạch trực tiếp chỉ đạo sản xuất đối với 2 phân xưởngVành - mạ và phân xưởng Silicate
Giám đốc Công ty tổ chức việc thi tuyển chuyên môn nghiệp vụ và quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công nhân viên trong Công ty theo phân cấp hiện hànhcủa UBND Thành phố
2.1.3.2 – Phòng tổ chức – hành chính
Đây là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộmáy quản lý sản xuất, tổ chức tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty Phònglập kế hoạch tham mưu cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ ký các hợp đồng lao động,tuyển dụng lao động, đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân; Lập kế hoạch antoàn lao động, bảo hiểm xã hội, phòng chống cháy nổ và giải quyết các vấn đề thuộcphạm vi chế độ chính sách, bảo vệ an ninh
Trang 24Chức năng của phòng tổ chức hành chính là chịu trách nhiệm trước giám đốc và
hỗ trợ các phân xưởng trong công tác xây dựng kế hoạch và điều hành:
+ Lao động tiền lương
+ Định mức
+ Bảo hộ an toàn lao động
+ Tuyển dụng, đào tạo lao động
+ Hành chính, tạp vụ, bảo vệ an ninh
2.1.3.3 – Phòng kế hoạch – kỹ thuật
Chức năng phòng kỹ thuật - kế hoạch sản xuất:
-Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch khai thác mặt hàng sản xuất, chịu tráchnhiệm về toàn bộ công tác kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
-Chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất nhịp nhàng, cân đối đảm bảo cho sản xuất ổnđịnh, tiết kiệm và hiệu quả,luôn luôn có phương án cải tiến đổi mới nâng cao chấtlượng sản phẩm
-Hướng dẫn cho các phòng ban phân xưởng thu thập thông tin xây dựng kế hoạch sảnxuất, tổ chức thực hiện
-Giúp giám đốc trong việc khai thác ký kết hợp đồng kinh tế liên doanh liên kết trong
và ngoài nước
-Giúp giám đốc về công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất, hướng dẫn và phân bổ kếhoạch sản xuất, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo đảm cho sản phẩm làm ra cóchất lượng cao, sản xuất có hiệu quả kinh tế
-Nghiên cứu sản phẩm mới cho tương lai, bảo đảm chế độ bảo hành kỹ thuật
-Kết hợp cùng phòng tổ chức hành chính làm tốt công tác đào tạo nâng cao tay nghềcho công nhân viên, đề xuất và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn laođộng
Trang 25-Kế toán trưởng: có trách nhiệm bao quát mọi hoạt động kế toán của toàn công
ty, điều hành mọi công việc của phòng kế toán, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, ký duyệt chứng từ, báo cáo trước khi trình Giám đốc, hàng ngày nắm bắt và xử lýthông tin về nguồn vốn về công nợ, lời lỗ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa từng đơn vị trong công ty cũng như toàn công ty Từ đó có hướng chỉ đạo kế toán
bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phối hợp với các đơn vị thực hiện tốtnhiệm vụ được giao, giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, tham mưu cho Giám đốc trongviệc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh
-Kế toán tổng hợp : phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được các vănbản, chế độ của Nhà nước và sự thay đổi các chế độ văn bản đó để áp dụng vào công
ty làm sao cho công tác kế toán của toàn công ty thực hiện theo đúng các văn bản,đúng pháp luật kế toán thống kê; Hàng tháng phải lên báo cáo kế toán, biết được kết
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán chi phí SXKD
Kế toán TSCĐ &
công nợ
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền
mặt và ngân
hàng
Thủ quỹ
Trang 26quả kinh doanh lỗ lãi, hướng kế toán các đơn vị thực hiện đúng các văn bản của nhànước.
Hàng tháng phải cùng kế toán các đơn vị kiểm tra công tác kế toán của từngđơn vị, uốn nắn kịp thời các sai sót nếu có.Hàng tháng, hàng quý phải lập các báo cáotheo quy định của Nhà nước
Muốn vậy kế toán tổng hợp phải lên được sổ cái, báo cáo cân đối phát sinh cáctài khoản, từ cân đối phát sinh các tài khoản và các chứng từ có liên quan
Báo cáo tài chính gồm có :
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo thuyết minh tài chính
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
-Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : hàng ngày phải kịp thời lên phiếu thu,phiếu chi, cập nhật kịp thời những chứng từ phát sinh, vào sổ thu chi tiền mặt, sổ thuchi ngân hàng, hàng tháng phải lên các báo cáo như báo cáo thu chi tiền mặt , báo cáothu chi ngân hàng
Muốn lên được các báo cáo trên phải dựa vào chứng từ gốc hiện có như : Phiếuthu tiền , hoá đơn mua hàng
-Kế toán tài sản cố định và công nợ :
+Kế toán tài sản cố định: Kế toán phải nắm được từng loại tài sản cố định củacông ty, muốn nắm được từng loại tài sản cố định thì kế toán viên phải mở thẻ theo dõitài sản cố định trên thẻ tài sản ghi rõ:Tên,chủng loại tài sản cố định; Nước, năm sảnxuất; Công suất, ký mã hiệu; Quy cách phẩm chất; Thời gian khấu hao, quy cách khấuhao
Hàng tháng, hàng quý phải lập được báo cáo tài sản cố định và cứ 6 tháng phảikiểm kê tài sản cố định Khi mua sắm tài sản cố định phải có hoá đơn mua hàng và hồ
sơ tài sản cố định
Trang 27+Kế toán công nợ:Kế toán phải mở thẻ công nợ cho từng chủ nợ, hàng ngàyphải cập nhật công nợ đúng, đủ và chính xác cuối tháng phải rút đựợc số dư công nợcho từng chủ nợ.Hàng tháng phải lên được báo cáo công nợ, biết được chi tiết công nợcủa từng chủ nợ Khi cần tìm được số dư công nợ của từng người, từng bộ phận mộtcách nhanh nhất.Cuối mỗi kỳ báo cáo phải lấy được xác nhận công nợ của các đơn vị
và cá nhân nợ
-Kế toán chi phí, hàng hoá tồn kho:
+Kế toán hàng hoá tồn kho: Hàng ngày phải vào và cập nhật chi tiết từng hoáđơn mua và bán hàng, mở thẻ kho theo dõi hàng hoá trên thẻ kho ghi rõ:Tên quy cách,phẩm chất;Chủng loại; Đơn giá; Lượng…
Hàng tháng phải lên báo cáo xuất nhập tồn kho, trên báo cáo xuất nhập tồn phảithể hiện được lương, đơn giá của từng loại hàng hoá
+ Kế toán chi phí: Hàng ngày phải cập nhật chi phí vào sổ theo dõi chi phí.Trên
sổ chi phí phân ra: Chi phí tiền lương; Chi phí ăn ca;Chi bảo hiểm xã hội; Chi phínguyên nhiên vật liệu; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khấu hao tài sản cố định;Thuế, phí, lệ phí; Các khoản chi phí khác…
Hàng tháng phải tổng hợp được tổng chi phí phát sinh
-Thủ Quỹ: Phản ánh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hằng ngày đối chiếu tồn quỹ thực
tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời đảm bảo tồn quỹ thực tế tiềnmặt cũng bằng số dư trên sổ sách
2.1.3.5 – Phòng tài vụ
Chức năng của phòng tài vụ là chịu trách nhiệm trước giám đốc về pháp lệnh kếtoán thống kê, công tác hạch toán vầ các chế độ chính sách giá cả
Nhiệm vụ của phòng tài vụ:
-Lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch kế toán
-Thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế
-Giúp các quản đốc phân xưởng hạch toán
Trang 28-Lập dự toán giá cả và các chi phí hoạt động dịch vụ, khảo sát thị trường giúp giámđốc nắm chắc diễn biến của giá cả thị trường.
-Tham mưu thực hiện giúp giám đốc chấp hành chế độ báo cáo, thưc hiện nhiệm vụkinh tế đều đặn đối với Nhà nước
-Làm công tác điều độ sản xuất, là nơi trực tiếp quan hệ với khách hàng, với cấp trên
về chất lượng sản phẩm của Công ty
-Nghiên cứu dự toán nhu cầu dịch vụ, quảng cáo giới thiệu sản phẩm
-Giúp hoạt động phân tích, dự báo giá cả thị trường, nghiên cứu nhu cầu thiết yếu cácmặt hàng trên thị trường…
Nhìn chung, các phòng ban của Công ty đã luôn hoàn thành công việc đượcgiao, đảm bảo thông tin kịp thời chính xác, góp phần cho phục vụ sản xuất có hiệu quảcao nhất
2.1.3.7 – Phân xưởng vành + mạ và Phân xưởng Silicate:
Đây là hai phân xưởng sản xuất trực tiếp, nhằm hoàn thành các mục tiêu kếhoạch, đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất Người cóquyền hạn cao nhất trong phân xưởng là quản đốc phân xưởng Quản đốc là người cótoàn quyền bố trí lao động ở phân xưởng mình trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch của giámđốc Cũng như sự sắp xếp công việc của phòng Kỹ thuật kế hoạch Viêc bố trí laođộng ở các phòng nghiệp vụ trên cơ sở kiêm nhiệm công việc, tinh giảm tối đa cácviên chức nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh
Trang 29Nhiệm vụ của quản đốc phân xưởng:
-Tổ chức sản xuất, kiện toàn các cấp sản xuất trong phân xưởng, bố trí lao động vàmáy móc phù hợp với nhiệm vụ sản xuất của phân xưởng
-Xây dựng kế hoạch sản xuất phân xưởng, thực hiện kế hoạch và hoàn thành kế hoạchCông ty giao
-Chỉ huy sản xuất, thực hành tiết kiệm, đảm bảo định mức kinh tế kỹ thuật, năng suấtlao động và trách nhiệm cho công nhân trong phân xưởng
Nghiên cứu và đề xuất với giám đốc cùng các phòng ban tham mưu hoàn thiện cơ cấusản xuất và các nhiệm vụ khác đạt hiệu quả kinh tế cao
Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và có biện pháp bảođảm an toàn lao động và thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với sản xuấtcủa công nhân trong phân xưởng
2.1.4 – Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013
Các chỉ tiêu kinh tế của công ty Cổ phần Tâm Cường Thịnh được thể hiện ởbảng tổng kết dưới đây, bao gồm một số chỉ tiêu chính sau:
Bảng 2.1: Bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2011-2013 công ty TâmCường Thịnh
Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Tổng TS 19585,866 19513,362 19561,343 -72,504 -0,370 47,981 0,246
VCSH 255,861 605,829 397,278 349,969 136,781 -208,551 -34,424
Tổng doanh thu 10068,958 14697,240 4630,126 4628,283 45,966 -10067,115 -68,497
Tổng chi phí 1756,802 1785,021 832,135 28,220 1,606 -952,886 -53,382Tổng lợi nhuận 8312,156 12912,219 3797,991 4600,063 55,341 -9114,228 -70,586ROA -0,065 0,018 -0,011 0,083 -127,701 -0,029 -159,629ROE -1,427 0,812 -0,416 2,239 -156,937 -1,228 -151,190
Trang 30Nhìn chung qua các chỉ tiêu có thể thấy quy mô kinh doanh của công ty tươngđối ổn định từ năm 2011 đến năm 2013, ít thu hẹp mà ngược lại có chiều hướng mởrộng dần.
-Tổng tài sản của công ty năm 2012 giảm 72,504 triệu đồng tương ứng giảm0,37% so với năm 2011 Năm 2012 là năm khó khăn về tài chính cho nên công ty đãthu hẹp bớt quy mô Tuy nhiên sự thu hẹp này là không đáng kể do năm 2013, tổng tàisản lại tăng hơn 48 triệu thành 19561,34 triệu đồng tương ứng tăng 0.246%
-Vốn chủ sở hữu năm 2012 là 605,829 triệu đồng, có xu hướng tăng mạnh sovới năm 2011 là gần 350 triệu tương đương tăng 136,781% Vốn chủ sở hữu tăng docác chủ sở hữu tăng mức đầu tư bằng việc tăng vốn Năm 2012 khi quy mô sản xuất có
xu hướng thu hẹp, công ty có thể tập trung vào kinh doanh các mặt hàng chủ chốt, vốnđược tăng cường để tăng thu lợi nhuận, tránh được các hao mòn, phí tổn vào đầu tư tàisản, cơ sở hạ tầng… Song năm 2013, chủ sở hữu đã rút vốn dần, giảm mức độ đầu tư.Vốn chủ sở hữu năm 2013 giảm 34,4% tương ứng giảm 208,55 triệu đồng Điều nàycho thấy mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty có xu hướng giảm
-Năm 2012 tuy chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của công
ty tăng hơn so với năm 2011 là 4628,283 triệu đồng tương ứng tăng 45,96% Sở dĩ có
sự tăng doanh thu như trên là do nguồn vốn chủ sở hữu được đầu tư mạnh Công ty đãhuy động tốt nguồn vốn hiện có, dòng tiền đi vào tương đối mạnh chứng tỏ khả năngtạo tiền của công ty khá tốt Tuy nhiên có thể thấy năm 2013 là năm không đạt nhiều
kỳ vọng do doanh thu giảm hơn 68% so với năm 2012 Doanh thu giảm nhiều chứng
tỏ công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả
-Tương tự như doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng rấtlớn do việc sử dụng nguồn lực của công ty không hiệu quả
+Tổng chi phí của công ty năm 2013 là 832,135 triệu đồng giảm 53.38% so vớinăm trước Chi phí đầu tư giảm do quy mô kinh doanh của công ty có xu hướng thuhẹp Tăng thu giảm chi lúc này là biện pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất của công ty
+Việc thu hẹp quy mô và tăng vốn đầu tư tập trung cho các mặt hàng chủ yếugiúp lợi nhuận năm 2012 tăng mạnh hơn 4600 triệu đồng so với năm 2011 Nhưng