1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN CÔNG nợ và PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn NGUYỄN DANH

73 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Vì vậy một doanh nghiệpnếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế hiện nay thì phải cầnlàm tốt việc quản lý công nợ, đó là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN DANH

Lớp: K48C Kiểm toán

Huế, tháng 05 năm 2018

Trang 3

Thời gian bốn năm ở trường đại học, được thầy

cô dạy dỗ và truyền đạt kiến thức, em cảm thấy mình trưởng thành hơn, hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống, đặc biệt về kế toán Cái ngành mà em nghĩ nó sẽ rất nhàm chán và tẻ nhạt nhưng khi được học tập và trải nghiệm, cũng như được thực tập ở công ty Nguyễn Danh em nhận ra rằng ngành kế toán thật sự rất thú vị và có rất nhiều thứ mà em cần phải học tập.

Em xin cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã cho em một môi trường học tập tốt, đã dạy cho em được nhiều điều và xin chân thành cảm ơn Cô Phan Thị Hải Hà đã tận tâm giúp

đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

Cảm ơn quý Công ty TNHH Nguyễn Danh đã tạo điền kiện thời gian cho em vừa làm việc và vừa có thể thực hiện được chuyên đề Cám ơn sự nhiệt tình của anh chị kế toán trong công ty đã ủng hộ và có đóng góp nhiều ý kiến để em có thể hoàn thành bài được tốt hơn

Kính chúc quý thầy cô và anh chị trong công

ty Nguyễn Danh luôn sức khỏe, vui vẻ, thành công hơn trong công việc.

Trang 4

Sinh viên Phan Thị Trà Mi

Trang 5

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

SXKD Sản xuất kinh doanh

TKĐƯ Tài khoản đối ứng

PTNCC Phải trả nhà cung cấp

KTCN Kế toán công nợ

PTKH Phải thu khách hàng

BH CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 10

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nợ và khả năng thanh toán không chỉ phản ảnh tiềm lực kinh tế mà cònphản ánh rõ nét chất lượng tài chính của một doanh nghiệp Vì vậy một doanh nghiệpnếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế hiện nay thì phải cầnlàm tốt việc quản lý công nợ, đó là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả vànâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp mình Khi đã tham gia vào thươngtrường, thì việc gặp phải những khó khăn về việc bị chiếm dụng vốn, thu hồi vốn,những rủi ro tiềm ẩn về tài chính là điều mà không một doanh nghiệp nào có thể tránhkhỏi Thách thức đặt ra ở đây đối với các doanh nghiệp là phải giải quyết các mối quan

hệ với những khách hàng và nhà cung cấp cụ thể là vấn đề thanh toán các khoản phảithu, phải trả như thế nào Đây là thách thức không nhỏ đối với kế toán công nợ vì phảitheo dõi chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế, đặc biệt là các nghiệp vụ thường xuyên, cótính chất phức tạp, có nhiều rủi ro Đồng thời đòi hỏi người kế toán công nợ phải báocáo kịp thời cho nhà quản trị để xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả tồnđọng để không dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn quá lớn của nhau, làm ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, bên cạnh đó có hướng duy trìcác khoản phải thu, phải trả ít, không dây dưa kéo dài Do đó, việc phân tích tình hìnhtài chính và khả năng thanh toán là điều quan trọng và không thể thiếu đối với cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay Nó giúp cho các nhà quản trị thấy được tínhhợp lý của các khoản phải thu, phải trả để có những giải pháp quản lý phù hợp tránhhiện tượng dây dưa, khó đòi

Vì vậy, kế toán công nợ mà đặc biệt là kế toán phải thu phải trả là một phần hành

kế toán quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán công

nợ và phân tích khả năng thanh toán tại công ty TNHH Nguyễn Danh”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán công nợ và khả năng thanh toán trongdoanh nghiệp

- Tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ tại công ty TNHH Nguyễn Danh

Trang 11

- Phân tích tình hình, khả năng thanh toán tại công ty.

- Đưa ra một số nhận xét về ưu- nhược điểm đồng thời đề xuất các giải phápnhằm cải thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Nguyễn Danh

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kế toán phải thu khách hàng,phải trả nhà cung cấp, tình hình và khả năng thanh toán tại công ty Nguyễn Danhthông qua các thông tin từ hệ thống chứng từ, sổ sách của kế toán công nợ, bảng cânđối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các thông tin liên quan khác củacông ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp được sử dụng trong đề tài như sau:

- Phương pháp quan sát: là phương pháp theo dõi quá trình làm việc của cán bộcông nhân viên để biết quy trình làm việc và cách thức luân chuyển chứng từ

- Phương pháp phỏng vấn: hỏi trực tiếp những cán bộ công nhân viên để thu thậpthông tin phục vụ đề tài nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: là phương pháp dựa vào những số liệu có sẵn để tiếnhành so sánh, đối chiếu để tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó nhằm phục vụ choquá trình phân tích

- Phương pháp phân tích: là phương pháp phân tích những ưu, nhược điểm trongcông tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục

- Phương pháp hạch toán kế toán: phương pháp này sử dụng chứng từ, tài khoản,

sổ sách để hệ thống hoá và kiểm soát những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phátsinh

6 Kết cấu của chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Trang 12

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Trang 13

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ KHẢ

NĂNG THANH TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán công nợ

1.1.1 Khái niệm kế toán công nợ

- Kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợphải thu và các khoản nợ phải trả diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Kế toán khoản phải thu

1.1.2.1 Khái niệm

- Khoản phải thu là khoản phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khidoanh nghiệp thực hiện việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và những trườnghợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thờinhư chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, cho mượn ngắn hạn…

- Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về khoản tiền, hàng hoá,dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai

Các khoản phải thu trong doanh nghiệp bao gồm:

- Nợ phải thu khách hàng

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

- Nợ phải thu nội bộ

Trang 14

1.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu

Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản

nợ và từng lần thanh toán Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểmtra, đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa Nhữngđối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặccuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ, có thể yêu cầu đối tượng xácnhận số nợ phải thu bằng văn bản

Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải

xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng cứ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biênbản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bản xoá nợ

Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó trong nhóm tàikhoản này phải thiết lập các tài khoản “Dự phòng phải thu khó đòi” để tính trướckhoản lỗ dự kiến về khoản thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhằmphản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu

Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với cáckhoản nợ tồn động lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ lập

dự phòng phải thu khó đòi về các khoản thu này

Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từngđối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tàichính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của cáckhoản nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng cân

đối kế toán (Theo Trung tâm kế toán Hà Nội).

1.1.3 Kế toán các khoản phải trả

1.1.3.1 Khái niệm

Khoản phải trả là các khoản nợ mà doanh nghiệp đang vay nhằm bổ sung phầnthiếu hụt vốn hoạt động và các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh như nợ người bán, nợ thuế, nợ phải trả khác…

Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp, xác địnhnghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng kháctrong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hoá, sản phẩm đã cung cấp trong một

Trang 15

khoảng thời gian xác định Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếmdụng được của các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp.

Khoản phải trả bao gồm:

- Phải trả cho người bán

1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả

Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả

Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào khế ước vay dài hạn, nợ dàihạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phảithanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.Cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và nợdài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập báocáo tài chính

1.1.4 Khái niệm về khả năng thanh toán

+ Thanh toán là quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoảnphải thu, phải trả, các khoản phải vay với khách hàng của mình trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong thanh toán:

- Thanh toán với người bán

- Thanh toán với người mua

- Thanh toán với NSNN

Trang 16

- Thanh toán với CBCNV

- Thanh toán các khoản vay

- Các khoản thanh toán khác

+ Quan hệ thanh toán có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau:

- Thanh toán trực tiếp : người mua và người bán thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh

- Thanh toán qua trung gian : đây là hình thức thanh toán mà người mua và ngườibán không thanh toán trực tiếp với nhau mà có một bên thứ ba (ngân hàng hay các tổchức tài chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh đóthông qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay thư tín dụng

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn được hiểu là sự bảo đảm chi trả vềcác khoản nợ khi đến hạn thanh toán, các khoản nợ này có thể là các khoản vay ngânhàng, khoản cấp tín dụng hàng hóa, khoản thuế chưa nộp cho nhà nước, khoản chưatrả lương cho công nhân Các khoản nợ có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn Việcthanh toán nợ trung và dài hạn chủ yếu là sử dụng lợi nhuận thu được trong quá trìnhkinh doanh để chi trả, trong khi đó nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào năng lực lưuđộng và tài sản lưu động của doanh nghiệp làm đảm bảo Để đánh giá hiệu quả hoạtđộng của công ty thì năng lực thanh toán nợ ngắn hạn luôn được chú ý hàng đầu.Năng lực thanh toán nợ ngắn hạn là năng lực chi trả các khoản nợ ngắn hạn Cáckhoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ cóthời hạn trong vòng một năm Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tàisản lưu động khác

1.1.5 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của kế toán công nợ

1.1.5.1 Vai trò, vị trí của kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng đối với công tác kếtoán của một doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trongviệc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt độngtốt, tình hình tài chính khả quan, doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn và lượng vốndoanh nghiệp chiếm dụng có khả năng chi trả khi đến hạn, tạo tính chủ động về vốnđảm bảo kinh doanh thuận lợi Ngược lại, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến tình

Trang 17

trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh vàkhi không còn khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

1.1.5.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ

Tổ chức ghi chép, phản ánh, theo dõi kịp thời, chặt chẽ các khoản phải thu, cáckhoản phải trả chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, thời hạn thanh toán, thờihạn chiết khấu và đôn đốc việc thanh toán kịp thời, hạn chế chiếm dụng vốn lẫn nhau Giám sát việc thực hiên các chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành

kỷ luật thanh toán

Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho nhàquản lý để có biệc pháp xử lý

(Theo Trung tâm kế toán Hà Nội).

1.2 Nội dung của công tác tổ chức kế toán các khoản phải thu khách hàng và kế toán phải trả nhà cung cấp

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng

1.2.1.1 Nguyên tắc hạch toán

Theo Điều 17 Thông tư 133-2016-TT-BTC

Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phảithu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ,phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ,thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐ SĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanhnghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các đơn vị mà doanhnghiệp đầu tư góp vốn vào)

b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dướitrực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi là đơn vịhạch toán phụ thuộc)

c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liênquan đến giao dịch mua – bán, như:

Trang 18

1 Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về lãicho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;

2 Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận ủy thácxuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;

3 Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản phi tiề n tệ,phải thu về tiề n phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…

1.2.1.2 Chứng từ sử dụng:

Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy bù trừ công

nợ, giấy báo nợ của Ngân hàng

1.2.1.3 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 –

“Phải thu khách hàng” Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng

1.2.1.4 Sơ đồ hạch toán

Trang 19

TK 111,112

Các khoản chi hộ khách hàng

TK 111,112 Khách hàng ứng trước hoặc

thanh toán tiền

TK 152,153,156

Thu nợ bằng vật tư, hàng hoá

TK 635 Chiết khấu thanh toán

TK 133

Thuế GTGT

TK 131 “Phải thu khách hàng”

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng

1.2.2 Kế toán các khoản phải trả nhà cung cấp

Theo Điều 40 Thông tư 133-2016-TT-BTC 1.2.2.1 Nguyên tắc hạch toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả củadoanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán

Trang 20

TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoảnnày cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả chongười nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụmua trả tiền ngay.

b) Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạchtoán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tàikhoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, ngườinhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao

c) Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán

về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả ngườibán thông thường

d) Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa cóhóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhậnđược hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

đ) Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch cáckhoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán,người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng

Phiếu nhập, phiếu chi, giấy báo Có, biên bản đối chiếu công nợ, hợp đồng kinh

tế, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ

Trang 21

TK 111,112

Thanh toán tiền mua vật tư, hàng

hoá, TSCĐ…

TK 515 Chiết khấu thanh toán được hưởng

TK 152,156,211 Trả lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ cho người bán

TK 133 Thuế GTGT

TK 152,156,211 Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ chưa trả tiền người bán

TK 133

Thuế GTGT

TK 241 Phải trả người nhận thầu XDCB

TK 711

Xử lý xoá nợ

TK 242,627,641 Nhận lao vụ, dịch vụ của người cung cấp

TK 121,217 Mua chứng khoán, bất động sản chưa trả tiền người bán

TK 111,112

Trả trước cho người bán

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng:

Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, kế toán sử dụng TK 331

– “Phải trả cho người bán” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng

1.2.2.4 Sơ đồ hạch toán

TK 331 “Phải trả người bán”

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán phải trả nhà cung cấp

1.3 Nội dung phân tích khả năng thanh toán

1.3.1 Ý nghĩa, vai trò của việc phân tích khả năng thanh toán

Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính

của mình như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp… Mỗi đối tượng này quan

Trang 22

tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song họđều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanhtoán và mức lợi nhuận tối đa.

Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn,mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế mà họ cần thông tin vềđiều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng củadoanh nghiệp

Đối với các nhà cho vay: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú

ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể sosánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Giả sử đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ýcũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay củamình sẽ được thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có

số vốn bảo hiểm cho họ Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanhnghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay

Viêc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản nhằmcung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạtđộng kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn và phát triển ổn định

1.3.2 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

1.3.2.1 Các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty do mua chịu hàng hóa hoặc dịch

vụ Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độkhác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi Kiểm soátkhoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nếu không bánchịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận Nếu bán chịuhàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản

nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng Vì vậy, công ty cần cóchính sách bán chịu phù hợp

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phầnvốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

Trang 24

Tổng số các khoản phải thu

T =

Tổng số các khoản trả

Nếu T > 1 : Sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì đối với các khoản phải thulớn quá sẽ gây hậu quả ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Do đó, doanh nghiệpphải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

Nếu T <= 1: T có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi công nợtốt và số vốn đi chiếm dụng càng được nhiều

Hệ số quay vòng của khoản phải thu

Là tỷ số giữa doanh thu thuần của các khoản phải thu của khách hàng Hệ số nàyphản ánh tốc độ chu chuyển đối với các khoản phải thu thành tiền mặt của doanhnghiệp Các khoản phải thu của khách hàng được thu bao nhiêu lần trong kỳ

Công thức xác định:

Doanh thu thuần

Số vòng quay các khoản thu =

Bình quân các khoản phải thu

KPT đầu kỳ + KPT cuối kỳBình quân các khoản phải thu =

2

Hệ số số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu nhanh, điều này tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư vào các khoảnphải thu nhiều Tuy nhiên nếu quá cao tức kỳ hạn thanh toán ngắn, do đó ảnh hưởngđến khối lượng sản phẩm tiêu thụ, không hấp dẫn khách hàng

Kỳ thu tiền bình quân (số ngày doanh thu chưa thu)

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu Nócho biết bình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày

Công thức xác định kỳ thu tiền bình quân như sau:

Kỳ thu tiền bình quân = 360

Số vòng quay các khoản phải thu

Trang 25

Tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ảnh phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được so với phầnvốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng

Tổng số các khoản phải trả

L =

Tổng số các khoản phải thu

Nếu L > 1 vì số tiền phải thu giảm là tốt và tình hình tài chính của

doanh nghiệp có xu hướng khá lên Ngược lại, nếu L lớn hơn do nợ phải trả

tăng, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn đồng thời khả năng thanh

toán cũng kém đi

Nếu L <= 1 vì các khoản phải thu tăng hoặc vì các khoản phải trả

giảm, xét trên góc độ huy động vốn đều không tốt Bởi vì nếu các khoản

phải thu tăng nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, còn nếu các

khoản phải trả giảm cũng có nghĩa là số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng

được ít Cả hai trường hợp này đều làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm

Tuy nhiên các khoản phải trả giảm sẽ làm cho khả năng thanh toán của

doanh nghiệp tăng lên

Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả =

Số dư bình quân các khoản phải trả =

1.3.3 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán

Tổng quát về tình hình khả năng thanh toán thể hiện bằng hệ số thanh toán chung:

Trang 26

Nhu cầu thanh toán: là các khoản nợ đến hạn, nợ phát sinh trong suốt quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ

nợ trong thời hạn nhất định

Khả năng thanh toán: là bao gồm tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể

huy động để trả nợ Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trongthanh toán Trong đó, nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền doanh nghiệp vay củangân hàng hay vay các đối tượng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định.Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và

sử dụng trong thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ như: tiền thuế phải nộp cho nhànước, tiền mua hàng, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên phải trả nội bộ.Nếu hệ số về khả năng thanh toán >= 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanhtoán về tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

Nếu hệ số về khả năng thanh toán <= 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanhnghiệp thấp Hệ số này càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năngthanh toán bấy nhiêu, khi hệ số này = 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khảnăng thanh toán

Hệ số thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo

Hệ số thanh toán tổng quát =

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo chomột đồng nợ Tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi

vì các vấn đề về tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao có thểnói rằng đơn vị không quản lý được tài sản của mình

Trang 27

Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn Nếu

hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả

nợ của mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tìnhhình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rấtnhiều cách để huy động thêm vốn

Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quảkhông, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không Nếu công ty gặpphải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéodài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao Do hàng tồn kho cótính thanh khoản thấp nên không được tính vào giá trị tài sản ngắn hạn khi tính hệ sốthanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1 Tuy trong quá trình đánh giá khảnăng thanh toán cần xem xét đến điều kiện kinh doanh và thực tế tình hình của doanhnghiệp song nếu hệ số k bé < 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanhtoán nợ và trong điều kiện của các khoản nợ đã đến hạn trả thì doanh nghiệp buộc phảidùng các biện pháp bất lợi để đủ tiền thanh toán

Hệ số thanh toán tức thời

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn trựctiếp bằng tiền Chỉ tiêu cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảmbảo, tuy nhiên nếu chỉ tiêu quá cao hay thậm chí kéo dài dẫn đến vốn bằng tiền bị nhànrỗi, ứ đọng khiến cho hiệu quả sử dụng vốn thấp Trong trường hợp chỉ tiêu này quáthấp chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, nếu tìnhtrạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, dễ dẫn đến giải thể hoặcphá sản

Trang 28

ro nhưng lại là bất lợi cho doanh nghiệp vì như vậy khả năng thanh toán tự chủ về tàichính của doanh nghiệp kém Do vậy các doanh nghiệp luôn muốn duy trì hệ số nợ ởmức có thể hoạt động tốt.

Hệ số đảm bảo nợ nhỏ phản ánh VCSH của doanh nghiệp không đảm bảo chắcchắn với các khoản nợ phải trả nhưng nằm trong khoảng 0,5 đến 1 thì vẫn có thể chấpnhận được, bởi khi xảy ra rủi ro thì nguồn VCSH vẫn có khả năng chi trả một phần

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

TẠI CÔNG TY TNHH NGUYỄN DANH

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Nguyễn Danh

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Nguyễn Danh

• Tên công ty: CÔNG TY TNHH NGUYỄN DANH

• Địa chỉ liên lạc: 205 Hùng Vương , TP Huế

Nằm ở khu trung tâm phía Nam của thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Công

ty TNHH Nguyễn Danh được thành lập ngày 01/01/2007 do bà Lê Thị Triệu sáng lậpvới lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất các sản phẩm như: tôn, xà gồ, lưới B40, kẽmgai, các loại cửa cuốn, cửa kéo từ công nghệ Đức, Úc, Đài Loan

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển Công ty TNHH Nguyễn Danh là mộttrong các nhà phân phối vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng và có thị trường khá rộngkhông chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn có các tỉnh lân cận khác như: Quảng Bình,Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam

Hiện tại Công ty có trụ sở chính tại 205 Hùng Vương vừa là văn phòng Công ty,vừa là cửa hàng đồng thời là xưởng sản xuất Công ty đã không ngừng phát triển vềquy mô cho tới nay đã có 4 cơ sở sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế Với phương châmlấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng làm nền tảng để phát triển,lấy chữ tín làm niềm tin, Công ty đã cố gắng nổ lực hết mình để trở thành bạn đồnghành tận tâm, uy tín và là đối tác tin cậy trên mọi công trình

Trang 30

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

2.1.3.1 Chức năng

Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, kinhdoanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.Hoạt động cheo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cáchpháp nhân, có con dấu riêng

và được khách hàng tín nhiệm trong suốt hơn 20 năm thành lập và phát triển

2.1.4.2 Công nghệ sản xuất:

Công ty TNHH Nguyễn Danh hiện có 4 cơ sở sản xuất- kinh doanh:

- Cơ sở I: Nhà máy cán tôn – xà gồ

+ Địa chỉ: 205 Hùng Vương- Phường An Cựu, Thành phố Huế

+ Sản xuất và kinh doanh các loại Cửa cuốn và Cửa Kéo công nghệ Đức, Úc, ĐàiLoan; lưới rào B40 và kẽm gai

- Cơ sở II: Nhà máy sản xuất cửa cuốn công nghệ Úc- Đức TRENDYDOOR

+ Địa chỉ: Lô T15 Khu quy hoạch nhà ở trục đường QL1A Thủy Dương - Tự Đức,Phường An Tây, Thành phố Huế

+ Chuyên sản xuất cửa cuốn công nghệ Úc- Đức- Đài Loan

- Cơ sở III: Nhà Máy Gia Công Nhà Thép Tiền Chế, sản xuất Lưới B40 và kẽm gai+ Địa chỉ: Lô T10, 11 Khu quy hoạch nhà ở trục đường QL1A Thủy Dương - Tự Đức,Phường An Tây, Thành phố Huế

+ Chuyên chặt và nhấn thép định hình

- Cơ sở IV: Nhà máy sơn tĩnh điện và in màu vân gỗ trên kim loại

+ Địa chỉ: 18 Tam Thai, Phường An Tây, Thành phố Huế

2.1.4.3 Hệ thống phân phối

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển công ty TNHH Nguyễn Danh là mộttrong các nhà phân phối vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng và có thị trường khá rộng

Trang 31

2.1.5 Bộ máy quản lí của công ty

2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lí của công ty

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của công ty TNHH Nguyễn Danh

2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho Công ty, có trách nhiệm pháp lí caonhất của Công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất kinh doanh theođiều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

- Bộ phận bán hàng: Thực hiện triển khai bán hàng để đạt được doanh thu theomục tiêu của ban giám đốc đưa ra; Quản trị bán hàng, nhập xuất hàng hóa, điều phốihàng hóa cho các cửa hàng, đặt hàng sản xuất; Kiểm tra, giám sát công việc của nhânviên bộ phận mình, quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc bộ phận

- Bộ phận kế toán: Giúp Giám đốc công ty trong công tác kế toán tài chính, thống

kê, tổng hợp kết quả SXKD, phân tích hoạt động SXKD

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Trang 32

- Bộ phận sản xuất: Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong công tác hoạchđịnh tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch mục tiêucủa công ty theo tháng, quý, năm; Khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dâychuyền công nghệ của công ty hướng tới chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng

và tiết kiệm nguyên liệu

- Bộ phận kho: Quản lý và bảo quản toàn bộ vật tư hàng hoá trong kho theo đúngquy định của công ty Thực hiện kiểm nhận, xuất nhập nguyên liệu, vật tư bao bì thànhphẩm đúng quy định. 

-Nhà máy: Tiến hành gia công, cắt gọt, sản xuất các loại thép B40, tôn, tôn cáchnhiệt và sơn tĩnh điện công nghệ cao

2.1.6 Tình hình nguồn lực của công ty qua 2 năm 2016-2017

2.1.6.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Nguyễn Danh qua 2 năm 2016-2017

Trang 33

Bảng 2.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Nguyễn Danh qua 2 năm 2016-2017.

Trang 34

Qua bảng 2.1, ta thấy tổng tải sản của Công ty giảm, năm 2016 tổng giá trị tài sảncủa Công ty là 34.851,553 triệu đồng, sang năm 2017 tổng giá trị tài sản là 33.874,663triệu đồng, giảm 976,89 triệu đồng tức giảm 2,8% Điều này phần nào cho thấy quy

mô của công ty có xu hướng giảm, cụ thể:

Tài sản ngắn hạn biến động tăng, năm 2016 là 16.195,234 triệu đồng, năm 2017

là 16.802,270 triệu đồng, tức tăng 607,04 triệu đồng, hay tăng 3,75%

Khoản mục tài sản dài hạn giảm, năm 2016 giá trị tài sản dài hạn đạt 18.656,319triệu đồng, năm 2017 là 17.072,392 triệu đồng, giảm so với năm 2016 là 1.583,93 triệuđồng hay giảm 8,49% và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tổng tài sản giảm dùtài sản ngắn hạn có tăng, vì tài sản dài hạn luôn chiếm trên 50%

Việc phân tích trên cho thấy, tình hình tài sản Công ty qua 2 năm 2016–2017 đã

có những thay đổi chưa tốt phần nào làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Quy mô nguồn vốn của Công ty là một trong những yếu tố đầu tiên thu hút sựquan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung ứng Qua bảng số liệu trên, quy mô nguồnvốn của công ty đang có sự sụt giảm Năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 34.851,554 triệuđồng, năm 2017 tổng nguồn vốn là 33.874,663 triệu đồng, giảm 2,8% Năm 2017 quy

mô kinh doanh có giảm xuống, bên cạnh đó năm 2017 hoạt động kinh doanh có hiệuquả nên công ty đã trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn 25.005,399 triệuđồng , giảm 1.221,16 triệu đồng với tốc độ giảm 4,66%, tỷ trọng nợ phải trả năm 2016

so với tổng nguồn vốn từ 75,25% sang năm 2017 giảm còn 73,82%

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2017 vốn chủ sở hữu tăng lên 244,27 triệu đồng,tương đương tăng 2,83% so với năm 2016 Tình hình nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng làbiểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình Đây

là một dấu hiệu tốt của công ty, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càngphát triển

2.1.6.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 35

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nguyễn Danh năm 2016-2017

ĐVT: triệu đồng

Trang 36

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy doanh thu BH & CCDV của Công ty tăng lên Cụthể, doanh thu của năm 2016 là 35.532,546 triệu đồng, năm 2017 là 38.128,998 triệuđồng Doanh thu BH & CCDV tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả.

Có được điều đó là nhờ Công ty đã phát triển SXKD, thực hiện những chính sách phânphối, mở rộng mạng lưới kinh doanh Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 cho thấydoanh nghiệp dường như không thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

và hàng bán hầu như không bị trả lại

Giá vốn hàng bán năm 2016 là 29.847,338 triệu đồng, năm 2017 giá vốn hàngbán là 32.028,358 triệu đồng Giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên là do giá trị củamột số nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa tăng lên Vì vậy, Công ty cần phải nắm bắtthông tin kịp thời để tìm kiếm được nguồn nguyên liệu đầu vào vừa rẻ nhưng cũngphải đảm bảo quy cách chất lượng, để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đưa

ra ngoài thị trường

Năm 2017 so với năm 2016, các khoản lợi nhuận gộp về BH & CCDV tăng7,31%, doanh thu hoạt động tài chính, tăng 26,71%; chi phí bán hàng tăng 12,75% chiphí quản lý doanh nghiệp giảm 8,55%, chi phí chi phí tài chính tăng 16%, đấn đến lợi

5 Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 5.685,207 16,00 6.100,640 16,0 415,433

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.672,796 4,71 1.529,735 4,01 -143,061

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 265,313 0,75 310,035 0,81 44,722

Ngày đăng: 16/10/2018, 07:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w