Vì vậy một doanh nghiệpnếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế hiện nay thì phải cầnlàm tốt việc quản lý công nợ, đó là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải
Trang 1PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Phát biểu vấn đề nghiên cứu
Khi nói đến cơ chế thị trường, điều đầu tiên không thể không đề cập đến là cáchoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh
tế phát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa Hoạt động thanh toán cùng với
sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng luôn biến đổi không ngừng cho phùhợp với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp Nếu hoạt động thanh toán thực hiệnkhông hiệu quả có thể ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, gây ứ đọng vốn hoặc hơn nữa có thể gây tình trạng chiếm dụng vốn,giảm hiệu quả SXKD
Công nợ và khả năng thanh toán không chỉ phản ảnh tiềm lực kinh tế mà cònphản ánh rõ nét chất lượng tài chính của một doanh nghiệp Vì vậy một doanh nghiệpnếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế hiện nay thì phải cầnlàm tốt việc quản lý công nợ, đó là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả vànâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp mình Nhưng khi đã tham gia vàothương trường, thì việc gặp phải những khó khăn về việc bị chiếm dụng vốn, thu hồivốn, những rủi ro tiềm ẩn về tài chính là điều mà không một doanh nghiệp nào có thểtránh khỏi Thách thức đặt ra ở đây đối với các doanh nghiệp là phải giải quyết cácmối quan hệ với những khách hàng và nhà cung cấp cụ thể là vấn đề thanh toán cáckhoản phải thu, phải trả như thế nào Đây là thách thức không nhỏ đối với kế toáncông nợ vì phải theo dõi chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế, đặc biệt là các nghiệp vụthường xuyên, có tính chất phức tạp, có nhiều rủi ro Đồng thời đòi hỏi người kế toáncông nợ phải báo cáo kịp thời cho nhà quản trị để xem xét các khoản phải thu, cáckhoản phải trả tồn đọng để không dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn quá lớn củanhau, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, bên cạnh
đó có hướng duy trì các khoản phải thu, phải trả ít, không dây dưa kéo dài Do đó, việcphân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán là điều quan trọng và không thểthiếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay Nó giúp cho các nhà quản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 2trị thấy được tính hợp lý của các khoản phải thu, phải trả để có những giải pháp quản
lý phù hợp tránh hiện tượng dây dưa, khó đòi
Vì vậy, kế toán công nợ mà đặc biệt là kế toán phải thu phải trả là một phầnhành kế toán quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào
Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd là đơn vị sản xuất, kinhdoanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, sản phẩm dinh dưỡng, trang thiết bị vật tư vàdụng cụ y tế, có mạng lưới phân phối trải rộng trên khắp cả nước do đó tình hình công
nợ ở Công ty tương đối phức tạp và cần được theo dõi sát sao Vì thế quản lý công nợ
và nâng cao khả năng thanh toán là vấn đề đã và đang rất được ban lãnh đạo Công tyquan tâm trong thời gian qua
Từ thực tế đó, cũng như qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi đã quyết địnhchọn đề tài : “ Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phầnDược TW Medipharco - Tenamyd ”
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát hệ thống lý luận về kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cungcấp và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
- Hiểu rõ về chứng từ sử dụng và cách thức luân chuyển chứng từ mà đặc biệttập trung vào khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả nhà cung cấp Đồng thờitìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp tạiCông ty
- Tìm hiểu thực trạng và phân tích khả năng thanh toán của Công ty trong giaiđoạn nghiên cứu
- So sánh, đối chiếu với những lý luận chung về kế toán công nợ từ đó rút ramột số ý kiến, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và nângcao khả năng thanh toán tại Công ty trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kế toán phải thu khách hang,phải trả nhà cung cấp, khả năng thanh toán tại Công ty qua các thông tin từ hệ thống sổsách của kế toán công nợ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và các thông tin liên quan khác của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco –Tenamyd
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 34 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như quy mô của của bài chuyên đề,nên nội dung của bài chỉ để cập đến một số khoản công nợ chủ yếu Cụ thể đối với cáckhoản phải thu là phải thu của khách hàng, dự phòng phải thu khó đòi Đối với cáckhoản phải trả là phải trả nhà cung cấp Phân tích khả năng thanh toán thông qua tàisản, nguồn vốn, doanh thu và các khoản phải thu, phải trả của Công ty cổ phần Dược
TW Mediapharco – Tenamyd trong 3 năm, từ 2010 – 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Với các mục tiêu khác nhau, xin được đề xuất các phương pháp nghiên cứu khác nhau cụ thể cho từng mục tiêu như sau
- Mục tiêu thứ 1: Khái quát hệ thống lý luận về kế toán phải thu khách hàng,phải trả nhà cung cấp và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
Phương pháp nghiên cứu đề xuất là : Phân tích và tổng hợp lý thuyết kết hợpvới phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Nghiên cứu giáo trình và các sách chuyênngành về kế toán công nợ để hiểu rõ vấn đề, tổng hợp được vấn đề cần nghiên cứu
- Mục tiêu thứ 2: Hiểu rõ về chứng từ sử dụng và cách thức luân chuyển chứng
từ mà đặc biệt tập trung vào khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả nhà cungcấp Đồng thời tìm hiểu phương pháp hạch toán kế toán phải thu khách hàng, phải trảnhà cung cấp tại Công ty
Phương pháp nghiên cứu đề xuất là : phương pháp quan sát khoa học để quansát quá trình làm việc, vận hành của bộ máy kế toán, quan sát quá trình luân chuyểnchứng từ, quan sát cách xử lý công nợ và phương pháp phỏng vấn các nhân viên trongphòng kế toán Công ty để từ đó hiểu rõ chứng từ sử dụng, các thức luân chuyển vàcách hạch toán công nợ tại Công ty
- Mục tiêu thứ 3: Tìm hiểu thực trạng và phân tích khả năng thanh toán củaCông ty trong giai đoạn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề xuất : phương pháp phân tích báo cáo tài chính dựavào báo cáo tài chính qua 3 năm nghiên cứu 2010 - 2012, dựa trên các sổ chi tiết, sổtổng hợp cùng với phương pháp so sánh từ những số liệu thu thập được, tiến hành sosánh, đối chiếu giữa các năm để tìm ra sự tăng giảm của các giá trị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 4- Mục tiêu thứ 4 : So sánh, đối chiếu với những lý luận chung về kế toán công
nợ từ đó rút ra một số ý kiến, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toáncông nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu đề xuất : phương pháp kiểm tra đối chiếu nhằm kiểmtra, đối chiếu giữa các số liệu kế toán về tính đúng đắn, chính xác, đối chiếu giữa thực
tế và lý thuyết và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm nhằm nghiên cứu, xemxét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận
bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1 Các số liệu thông tin thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp này dự kiến thu thập
- Thông qua sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ tạiCông ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd
- Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản, nguồn vốntại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd
- Thông qua các giáo trình Kế toán tài chính, giáo trình Phân tích hoạt độngkinh doanh, giáo trình nguyên lý kế toán…
- Thông qua các khóa luận tốt nghiệp đại học về kế toán công nợ
- Thông qua các trang web: www.webketoan.com, www.tapchiketoan.com,ketoan.org …
5.2.2 Các số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế về tình hình kế toán công nợ tại Công ty cổ phầnDược TW Mediapharco – Tenamyd được thu thập bằng cách quan sát, phân tích, so sánh,đối chiếu qua các nghiệp vụ phát sinh, sổ chi tiết, sổ tổng hợp qua 3 năm 2010 - 2012
6 Cấu trúc chuyên đề
Chuyên đề của tôi gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 5Chương 1: Tổng quan về kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toánChương 2: Thực trạng kế toán công nợ và khả năng thanh toán tại Công ty cổphần Dược TW Medipharco – Tenamyd
Chương 3 : Đánh giá và một số giải pháp đối với công tác kế toán công nợ tạiCông ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd
Phần III : Kết luận và kiến nghị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 6PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số vấn đề cơ bản về công nợ và kế toán công nợ
1.1.1 Khái niệm về công nợ
Hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mốiquan hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý củanhà nước, mối quan hện này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt độngkinh tế, tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng
cụ, TSCĐ đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phảm hay cungcấp dịch vụ…Từ đây có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôngắn liền với các nghiệp vụ thanh toán với người bán, người mua, thanh toán với cơquan quản lý nhà nước, thanh toán với CBCNV…Các khoản thanh toán của doanhnghiệp chia thành 2 loại: khoản phải thu và khoản phải trả Như vậy, công nợ là mộtthuật ngữ kinh tế nói đến nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp đối với các khoản
nợ đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượng bên trong bên ngoài doanhnghiệp (Võ Văn Nhị, 2008 )
1.1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu
Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóadịch vụ cho khách hàng mà chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản phảithu Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong các trường hợp như bắt bồi thường, khoảnứng trước tiền cho người bán, các khoản tạm ứng…Nợ phải thu là một bộ phận tài sảncủa doanh nghiệp, bị các cá nhân, đơn vị khác nắm giữ nên doanh nghiệp phải kiểm soátchặt chẽ và có biện pháp thu hồi nhanh chóng (Bùi Văn Dương và các cộng sự, 2008)
Phân theo thời hạn thanh toán, nợ phải thu chia thành 2 loại, nợ phải thu ngắnhạn và nợ phải thu dài hạn Phân theo nội dung, nợ phải thu bao gồm phải thu củakhách hàng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, các khoản phải thu nội bộ, tạm ứng,tài sản thế chấp…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 71.1.1.2 Khái niệm các khoản phải trả
Theo BTC – Chuẩn mực chung : “ Khoản phải trả là nghĩa vụ hiện tại củadoanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanhtoán từ các nguồn lực của mình”
Nếu phân loại căn cứ vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, nợ phải trảđược phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn ( Bùi Văn Dương và các cộng sự, 2008)
Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một kỳ hoạtđộng kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm, bao gồm : nợ vay, phải trảcho người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên…Nợdài hạn là các khoản nợ có thời gian trả nợ trên một năm, thường được trả bằng TSCĐ
và đầu tư dài hạn bao gồm: vay dài hạn, phát hành trái phiếu, nhận kí quỹ…
Các khoản phải trả là một bộ phận quan trọng trong tổng giá trị nguồn vốn củadoanh nghiệp, là nguồn tài trợ vốn tạm thời để doanh nghiệp hoạt động
1.1.1.3 Quan hệ thanh toán
Thanh toán là quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoảnphải thu, phải trả, các khoản phải vay với khách hàng của mình trong quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong thanh toán:
- Thanh toán với người bán
- Thanh toán với người mua
- Thanh toán với NSNN
- Thanh toán với CBCNV
- Thanh toán các khoản vay
- Các khoản thanh toán khác
Quan hệ thanh toán có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau:
- Thanh toán trực tiếp : người mua và người bán thanh toán trực tiếp bằng tiềnmặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh
- Thanh toán qua trung gian : đây là hình thức thanh toán mà người mua vàngười bán không thanh toán trực tiếp với nhau mà có một bên thứ ba (ngân hàng haycác tổ chức tài chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh
đó thông qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay thư tín dụng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 81.1.2 Kế toán công nợ và vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.2.1 Khái niệm kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợphải thu và các khoản nợ phải trả diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của một doanh nghiệp
1.1.2.2 Vai trò, vị trí của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng đối với công tác kếtoán của một doanh nghiêp Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trongviệc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt độngtốt, tình hình tài chính khả quan, doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn và lượng vốndoanh nghiệp chiếm dụng có khả năng chi trả khi đến hạn, tạo tính chủ động về vốnđảm bao kinh doanh thuận lợi Ngược lại, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến tìnhtrạng chiếm dụng vốn lẫn nhau kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh vàkhi không còn khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp
1.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán công nợ
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, theo dõi kịp thời, chặt chẽ các khoản phải thu, cáckhoản phải trả chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản nợ, thời hạn thanh toán, thời hạnchiết khấu và đôn đốc việc thanh toán kịp thời, hạn chế chiếm dụng vốn lẫn nhau
- Giám sát việc thực hiên các chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành
kỷ luật thanh toán
- Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại chonhà quản lý để có biệc pháp xử lý
1.1.3 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả
- Mọi khoản nợ phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán phải đượctheo dõi chi tiết theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đônđốc việc thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả kịp thời
- Phải phân loại khoản nợ phải thu, khoản phải trả theo thời gian thanh toáncũng như theo từng đối tượng để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp
- Phải kiểm tra đối chiếu và có xác nhận bằng văn bản về số nợ phát sinh, số đãthanh toán, số còn phải thanh toán với các đối tượng có quan hệ giao dịch mua bánthường xuyên, có số dư nợ lớn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 9- Phải theo dõi theo nguyên tệ và qui đổi ra đồng VNĐ theo tỷ giá giao dịch.
- Các khoản nợ phải thu, phải trả có liên quan đến vàng bạc, đá quý được theodõi chi tiết theo số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị
- Tuyệt đối không bù trừ số dư giữa 2 bên Nợ và Có của hai tài khoản 131 và
331 trên cùng đối tượng
- Cuối kỳ đối chiếu lập bảng thanh toán bù trừ Nếu có chênh lệch phải tìmnguyên nhân và điều chỉnh ngay
1.2 Công tác tổ chức kế toán các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp trong doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán các khoản phải thu khách hàng
1.2.1.1 Khái niệm
Trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp, khoản phải thu của khách hàngthường phát sinh nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ronhất Vì vậy, khi quyết định một hợp đồng bán hàng được phép trả chậm, doanh nghiệpcần xem xét kỹ khả năng về tài chính của khách hàng để tránh tình trạng bán chịu chokhách hàng không có khả năng thanh toán (Bùi Văn Dương và các cộng sự, 2008)
1.2.1.2 Chứng từ sử dụng: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho,
phiếu thu, giấy bù trừ công nợ, biên bản xóa nợ…
1.2.1.3 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phảithu của doanh nghiệp với khách hàng, tiền bán sản phẩm, hàng hóa cung cấp lao vụ,dịch vụ, kế toán sử dụng TK 131 – “ Phải thu của khách hàng ” TK này được mở chitiết theo từng đối tượng khách hàng Nội dung kết cấu của TK 131 như sau:
TK 131 – “ Phải thu của khách hàng ”
- Tiền phải thu của khách hàng về - Số tiền đã thu của khách hàng
hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp - Số tiền nhận trước của khách hàng
- Số tiền thừa trả lại khách hàng (giảm giá chiết khấu thương mại, hàng
trả lại) và xóa nợ phải thu
Số dư Nợ: Số tiền còn phải thu của KH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 10Số tiền ghi nhận nợ người bán thông qua thực hiện các giao dịch phải xác địnhmột cách đáng tin cậy và sẽ được doanh nghiệp thanh toán khoản nợ bằng tiền, bằngtài sản khác…( Bùi Văn Dương và các cộng sự, 2008).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 111.2.2.2 Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập, phiếu chi, giấy báo Có, biên bản đối chiếu công nợ, hợp đồng kinh
tế, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ…
1.2.2.3.Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệpcho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã kýkết, người bán sử dụng TK 331 – “ Phải trả cho người bán” Nội dung và kết cấu của
TK 331 như sau:
TK 331 – “ Phải trả cho người bán”
- Số tiền phải trả hoặc ứng trước cho -Số tiền phải trả cho người bán hàngngười cung cấp người nhận thầu hóa, người cung cấp lao vụ, người nhận
- Giảm giá, hàng mua trả lại cho người thầu về XDCB
- Chiết khấu thương mại, chiết khấu vật tư, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã nhậnthanh toán, người bán nhấp thuận giảm khi có hóa đơn hay thông báo giá chính
Số dư Có : Số tiền còn phải trả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 121.2.2.4 Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 331
1.3 Phân tích khả năng thanh toán
1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của việc phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt độngtài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắncho doanh nghiệp Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn baonhiêu, có nên bán hàng chịu cho doanh nghiệp hay không…Tất cả các quyết định đóđều dựa vào thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản công
nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí Khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp quá cao có thể dẫn tới tiền mặt, hàng dự trữ quá nhiều, khi đó hiệu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 13quả sử dụng vốn thấp Khả năng thanh toán quá thấp kéo dài có thể dẫn tới doanhnghiệp giải thể, phá sản Do vậy, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp làmột nội dung cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn và phát triển ổnđịnh (Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình phân tích báo cáo tài chính ).
1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán
1.3.2.1 Chỉ tiêu phân tích các khoản phải thu
Để phân tích tình hình các khoản phải thu ta tiến hành phân tích 3 chỉ tiêu sau:
a Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phầnvốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng
Tổng số các khoản phải thu
T =
Tổng số các khoản trảNếu T > 1 : Sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì đối với các khoản phải thulớn quá sẽ gây hậu quả ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Do đó, doanh nghiệpphải có biện pháp thu hồi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn
Nếu T <= 1: T có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi công nợtốt và số vốn đi chiếm dụng càng được nhiều
b Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, nghĩa là khoản phảithu do nghiệp vụ bán chịu tạo ra thu được bao nhiêu lần trong từng kỳ kế toán
Doanh thu thuầnVòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thuChỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản thu và hiệu quả thuhồi nợ, nếu số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh.Điều này rất tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên hệ số quá caođồng nghĩa kỳ hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách hàng mua
Trang 14c Thời gian vòng quay các khoản phải thu
Thời gian một kỳ phân tíchThời gian vòng quay các khoản phải thu =
Số vòng quay các khoản phải thuThời gian vòng quay các khoản phải thu càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiềncàng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại
1.3.2.2 Chỉ tiêu phân tích các khoản phải trả
a Tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ảnh phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được so với phầnvốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng
b Vòng quay các khoản phải trả
Doanh thu thuầnVòng quay các khoản phải trả =
Số dư bình quân các khoản phải trả
KPTrả đầu kỳ + KPTrả cuối kỳ
Số dư bình quân các khoản phải trả =
2
c Thời gian vòng quay các khoản phải trả
Cho biết thời gian của một vòng quay các khoản phải trả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 15Thời gian một kỳ phân tíchThời gian vòng quay các khoản phải trả =
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
1.3.2.3 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán
a Hệ số thanh toán tổng quát
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo
Tổng giá trị tài sản
Hệ số thanh toán tổng quát =
Nợ phải trảChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo chomột đồng nợ Tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi
vì các vấn đề về tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao có thểnói rằng đơn vị không quản lý được tài sản của mình
c Hệ số thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay cho doanh nghiệp
TSNH - HTK
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổithành tiền mặt một cách nhanh chóng (trong vòng 3 tháng) để thanh toán các khoản nợngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì tìnhhình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc thanh toán công nợ Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 16hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sửdụng vốn.
ro nhưng lại là bất lợi cho doanh nghiệp vì như vậy khả năng thanh toán tự chủ về tàichính của doanh nghiệp kém Do vậy các doanh nghiệp luôn muốn duy trì hệ số nợ ởmức có thể hoạt động tốt
Hệ số đảm bảo nợ nhỏ phản ánh VCSH của doanh nghiệp không đảm bảo chắcchắn với các khoản nợ phải trả nhưng nằm trong khoảng 0,5 đến 1 thì vẫn có thể chấpnhận được, bởi khi xảy ra rủi ro thì nguồn VCSH vẫn có khả năng chi trả một phần nợ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 17CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPHARCO – TENAMYD
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dược TW Medipharco – Tenamyd
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd được thành lập ngày 08tháng 4 năm 1976 với tên gọi xí nghiệp liên hiệp dược Bình Trị Thiên (do sát nhập 3tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế)
Năm 1989, chia tách 3 tỉnh: Đổi tên thành Công ty dược phẩm Thừa Thiên Huếtên giao dịch là : Medipharco - Hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 02/02/1999, Công ty gia nhập làm thành viên của Tổng Công ty DượcViệt nam với tên gọi Công ty Dược TW Huế Doanh nghiệp đã trở thành 1 đơn vịTrung ương đóng trên địa bàn và bắt đầu triển khai đầu tư phát triển xây dựng các nhàmáy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP
Vào năm 2005, theo quyết định số 4751 QĐ/ BYT ngày 09/12/2005 của BộTrưởng Bộ Y Tế về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Dược TW Huếthành Công ty cổ phần Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Dược TW Medipharco
Đến năm 2007, toàn bộ 3 nhà máy của đơn vị đầu tư đạt GMP-WHO, Kho bảoquản thuốc đạt GSP và Phòng kiểm tra chất lượng thuốc đạt GLP
Tháng 11 năm 2007, Công ty phát hành tăng vốn điều lệ và mở rộng phạm vihợp tác kinh doanh với sự tham gia của Cổ đông chiến lược Tenamyd Pharma(Tenamyd Canada tại Việt Nam), sửa đổi điều lệ và đổi tên thành Công ty Cổ phầnDược TW Medipharco - Tenamyd, tên giao dịch là MEDIPHARCO Hoạt động theo
mô hình Công ty cổ phần – Phạm vi hoạt động mở rộng trên toàn quốc và quan hệquốc tế với các chức năng Sản xuất - Kinh doanh - Xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh –Nguyên liệu - Mỹ phẩm – Trang thiết bị - Dụng cụ vật tư y tế…
Trụ sở chính của Công ty hiện nay đặt tại : 08 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 182.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty
Chức năng : Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd là doanh
nghiệp có sự góp vốn của nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam có chứcnăng sản xuất và kinh doanh dược phẩm, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp tân dược,nguyên liệu làm thuốc và máy móc trang thiết bị y tế, mỹ phẫm, là một đơn vị thựchiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính
Nhiệm vụ : Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch SXKD Nắm bắt nhu cầu
thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để tổ chức, xây dựng thực hiệncác phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tổ chức tiêu thụ hàng hóa với nhiềuchủng loại có chất lượng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng Quản lý sửdụng vốn kinh doanh theo chế độ, chính sách đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo việc
an toàn và phát triển vốn, tự trang trải về tài chính, thực hiện nghiêm túc đầy đủ cácchủ trương và chế độ thuế của nhà nước Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán,liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế Quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiên phânphối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV Công ty
Nguyên tắc hoạt động: Thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động SXKD có lãi để tái sản xuất mở rộng, nhằm bảo toàn và phát triển vốn, giảiquyết hài hòa giữa lợi ích người lao động, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhà nước
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chế độ một thủ trưởng trong quản lýđiều hành SXKD trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của CBCNV trong đơn
vị, không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD theo đúng hướng phát triển của Đảng vànhà nước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 192.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Dược phẩm TW Medipharco - Tenamyd 2.1.3 Các nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012)
2.1.3.1 Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng đảm bảochất lượng
Phòng kiểm trachất lượng
Phòng nghiêncứu và pháttriển
Phòng cơ điện
Giám đốctài chính
Giám đốcsản xuất
Phòng Tàichính – Tổchức
Các xưởng sảnxuất
Xưởng kem mỡnước
Xưởng VCBKhông β lactam
Xưởng VCBCephalosporin
Xưởng đôngdượcXưởng bột bó
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 20Bảng 2.1: Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012)
( Nguồn : Bảng CĐKT Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2010 - 2012)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 21Qua bảng 2.1, ta thấy tổng tải sản của Công ty qua 3 năm đều tăng, đặc biệt từnăm 2010 đến 2011 thì tăng mạnh Cụ thể, năm 2010, tổng giá trị tài sản của Công ty
là 329,6 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên thành 397,5 tỷ đồng Đến năm 2012, chỉ tiêu nàyvẫn tăng, nhưng tăng ít hơn, tăng lên thành 410,3 tỷ đồng Nhìn vào biến động trên, ta
có thể thấy được quy mô về vốn của Công ty ngày càng tăng lên, quy mô SXKD củaCông ty ngày càng được mở rộng
TSNH là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty Năm 2010TSNH chiếm 89,23%, năm 2011 chiếm 91,34% và đến năm 2012, TSNH chiếm88,65% tổng tài sản Mặc dù tỷ trọng TSNH có sự biến động giảm trong năm 2012,nhưng qua các năm, TSNH vẫn tăng so với năm trước Năm 2011, TSNH tăng gần 69
tỷ đồng, tương ứng tăng hơn năm 2010 là 23,46% Qua năm 2012, TSNH chỉ tăng hơn
653 triệu so với năm 2011, tương ứng tăng 0,18% TSNH tăng, chứng tỏ Công ty đangmuốn phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình
Từ 2010 đến 2012, ta có thể thấy phần lớn các khoản mục trong tài sản ngắnhạn đều có sự biến động lớn Vốn bằng tiền năm 2011, giảm so với năm 2010 4,8 tỷđồng, tức là giảm 14,59% Năm 2012, vốn bằng tiền là 24,7 tỷ đồng, tăng 19,9 tỷ sovới năm 2011, tương ứng tăng 412,09% Vốn bằng tiền tăng, chủ yếu do tăng tiền gửingân hàng bằng đồng Việt Nam So với tổng tài sản, thì tỷ lệ vốn bằng tiền của Công
ty năm 2010 là 1,71%, năm 2011 là 1,21%, đến năm 2012, tỷ lệ này là 6,01% Tỷ lệvốn bằng tiền lớn, có thể giúp khả năng thanh doán của Công ty được nâng cao, nhưngnếu tỷ lệ này quá lớn, cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Đây
có thể coi là một xu hướng tốt của Công ty, chứng tỏ Công ty xác định được lượng tiền
dự trữ phù hợp, đảm bảo cho Công ty thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ đếnhạn hay các khoản phải thanh toán tức thời nhằm giữ uy tín đối với khách hàng Cáckhoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 48,17% năm 2010, 53,64% năm
2011 và 49,97% năm 2012 Tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn,46,09% năm 2010, 53,64% năm 2011 và 49,97% năm 2012 Chứng tỏ mặc dù công tácthu hồi nợ của Công ty vẫn đang gặp khó khăn, tuy nhiên đã có những kết quả tốttrong năm 2012 Công ty cần tiếp tục thực hiện những biện pháp để thực hiện công tácthu hồi nợ tốt, giảm khoản phải thu và đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả hơn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 22HTK cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Năm 2010, HTK đạt128,7 tỷ đồng chiếm 39,07%, năm 2011 đạt khoảng 144 tỷ đồng chiếm 36,24%, năm
2012 là 133,8 tỷ đồng, chiếm 32,62% tổng tài sản HTK chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây khókhăn cho Công ty, làm cho lượng vốn bị ứ đọng, dẫn đến lãng phí vốn cho hoạt độngkinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó, sản phẩm của Công typhần lớn là dược phẩm, nên quá trình bảo quản sẽ tốn kém chi phí, hơn thế nữa, cònrất dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do đó nếu tồn kho lâu sẽ rất khó tiêu thụđược Năm 2012, Công ty đã có những biện pháp làm giảm HTK, đây là một kết quảrất đáng khích lệ và cần tiếp tục phát huy
TSNH khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, năm 2010, TSNH khác là
934 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,28%, năm 2011 là 995 triệu đồng, chiếm 0,25% tổngtài sản Năm 2012, TSNH khác là 233 triệu đồng, chiếm 0,06% tổng tài sản
Năm 2012 TSDH đạt 35,5 tỷ đồng, chiếm 10,77% tổng giá trị tài sản, nhưngđến năm 2011, thì chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 34,4 tỷ đồng, chiếm 8,66% tổng giátrị tài sản Đến năm 2012, TSDH tăng lên thành 46,6 tỷ đồng Sở dĩ so với năm 2011,TSDH năm 2012 có sự biến động lớn như vậy là do các khoản đầu tư tài chính dài hạntăng từ 6 tỷ đồng lên thành 36 tỷ đồng, tăng do góp vốn thành lập Công ty cổ phần liêndoanh thực phẩm Medipharco Tenamyd BR r.s.l TSDH khác năm 2010 bằng 0 Năm
2011 là 160,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,04% Năm 2012 giảm còn 113,9 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 0,03%
Nhìn chung, trong tổng tài sản của Công ty, TSNH luôn chiếm tỷ trong trên85% và biến đổi không ổn định qua các năm, đồng thời, với việc TSDH có sự biến đổilớn năm 2012 là phù hợp với đặc điểm của công ty trong giai đoạn hiện nay
Việc phân tích trên cho thấy, tình hình tài sản Công ty qua 3 năm 2010–2012 đã
có những thay đổi tích cực góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty.Tuy nhiên, khoản phải thu vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, Công ty cần chú trọng hơn nữa
để không bị chiếm dụng vốn quá nhiều
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 232.1.3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012)
Quy mô nguồn vốn của Công ty là một trong những yếu tố đầu tiên thu hút sựquan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung ứng Một công ty có quy mô nguồn vốnngày càng mở rộng sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư hơn
Bảng số liệu 2.2 cho chúng ta thấy trong 3 năm, 2010 – 2012, nguồn vốn củaCông ty có sự gia tăng Cụ thể, năm 2010, nguồn vốn của Công ty là 329,6 tỷ đồng,năm 2011, nguồn vốn của Công ty là 397,5 tỷ đồng, năm 2012 là 410,3 tỷ đồng Với
sự tăng lên của nguồn vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh củaCông ty, Công ty có khả năng mở rộng quy mô SXKD của mình Phân tích cụ thể cácnguồn vốn tài trợ cho tài sản của Công ty được phân tích như sau:
Qua 3 năm 2010 - 2012, ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổngnguồn vốn, luôn ở mức từ 88 – 90%, trong đó, phần lớn là nợ ngắn hạn Nợ phải trảnăm 2010 là 291,5 tỷ đồng, chiếm 88,45% Năm 2011, thì nợ phải trả tăng lên thành368,1 tỷ đồng, chiếm 90,10% tổng nguồn vốn Năm 2012, nợ phải trả là 365,1 tỷ đồng,chiếm 88,99% tổng nguồn vốn Như vậy, gánh nặng nợ của Công ty là rất lớn và liêntục tăng lên
Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 283,6 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 86,05%tổng nguồn vốn Đến năm 2011, thì khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng 71,4 tỷ đồng
so với năm 2010, tương ứng tăng 22,86%, 1 tỷ lệ tăng rất lớn Nợ ngắn hạn năm 2012tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn, chỉ tăng 2,56% so với năm 2011 Nguyênnhân của sự gia tăng này là do các khoản mục trong nợ ngắn hạn phần lớn là có sự giatăng trong giai đoạn 2010 - 2012 Trong nợ ngắn hạn, thì vay và nợ ngắn hạn là chỉtiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất Chỉ tiêu này đạt giá trị 208,7 tỷ đồng năm 2010 chiếm tỷtrọng 63,33% Năm 2011, vay và nợ ngắn hạn là 225,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng56,64% Qua năm 2012, vay và nợ ngắn hạn là 276,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,31%.Nhìn chung, chỉ tiêu này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 là vì tronggiai đoạn này, doanh nghiệp đang cần vốn để thanh toán các khoản nợ từ phía nhàcung cấp nguyên vật liệu nhằm tiến hành SXKD được liên tục và đạt sản lượng tối ưu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 24Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012)
3 Người mua trả tiền trước 1.189 0,36 7.434 1,87 1.035 0,26 6.245 525,46 -6.399 -86,08
( Nguồn : Bảng CĐKT Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2010-2012)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 25Nhìn vào bảng 2.2, ta có thể thấy sự biến động không ổn định của các khoảnngười mua trả tiền trước, năm 2011 tăng 525,46% so với năm 2010 nhưng năm 2012 lạigiảm 86,08% so với năm 2011 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2011 tăng153,05% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,6% so với năm 2011 Trong giai đoạnnày, ta còn có thể thấy được sự biến động rất lớn của quỹ phúc lợi khen thưởng, cụ thểchỉ tiêu này năm 2011 so với năm 2010 giảm 137,52% nhưng đến năm 2012 lại tăng lên
so với năm 2011 573,17% Phải trả người bán 2011 so với năm 2010 tăng 72,17%, 2012
so với năm 2011 giảm 30,12% Năm 2011 – 2012, Công ty đã làm tốt công tác trả nợcho người bán, góp phần làm tăng uy tín của Công ty với bạn hàng Các khoản phải trả,phải nộp khác tăng 33,49% từ 2010-201 và giảm 79,81% từ 2011 - 2012
Nợ dài hạn của Công ty qua năm 3 năm 2010 - 2012 có xu hướng giảm xuống.Năm 2011, nợ dài hạn đạt giá trị 3,1 tỷ đồng, chiếm 0,78% tổng nguồn vốn, so vớinăm 2010 thì giảm 4,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 60,76% Năm 2012, nợ dài hạn là gần
8983 triệu đồng, chiếm 0,24% tổng nguồn vốn, so với năm 2011 giảm 2,1 tỷ đồng,tương ứng giảm 68,36% Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đangngày càng tốt hơn Việc thanh toán đúng hạn và trước hạn các khoản nợ, giúp Công tytạo uy tín tốt đối với các tổ chức tín dụng, thuận tiện cho việc giao dịch sau này
VCSH là toàn bộ nguồn vốn thuộc chủ doanh nghiệp, của các thành viên trongCông ty liên doanh hoặc các cổ đông trong Công ty cổ phần, kinh phí do các đơn vịtrực thuộc nộp lên…Vì vậy, nguồn VCSH thể hiên khả năng tự chủ về mặt tài chínhcủa Công ty Qua bảng số liệu, ta thấy, mặc dù nguồn VCSH của Công ty chiếm tỷtrọng không lớn trong tổng nguồn vốn, nhưng nó đang có xu hướng tăng thêm Cụ thể,năm 2010, nguồn VCSH của Công ty là 38,1 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 11,55% tổngnguồn vốn Đến năm 2011, con số này là 39,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọngg 9,90% Đếnnăm 2012, thì nguồn VCSH tăng thêm 5,8 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng14,81% và chiếm 11,01% tổng nguồn vốn Nguyên nhân là trong năm 2012, Công ty
đã phát hành cố phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng, lên 30 tỷ đồng
Qua những phân tích về cơ cấu và biến động nguồn vốn trên, ta thấy rằng nguồnVCSH của Công ty đã tăng mạnh qua các năm, đây là một dấu hiệu đáng mừng
vì nó là một trong những cơ sở để khẳng định khả năng tự chủ về tài chính của Công
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 26ty Tuy vậy, ta có thể thấy, mặc dù nguồn VCSH có tăng lên qua các năm, nhưng nóvẫn chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi đó nợ phải trả vẫnluôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và không ngừng tăng lên qua các năm.
Do đó, Công ty cần xem xét điều chỉnh cơ cấu nợ phải trả và nguồn VCSH trong tổngnguồn vốn sao cho hợp lý để nâng cao khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010 - 2012)
Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanhnghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy củahoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định Vì vậy, báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình
và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán, nó phản ánh toàn bộ giá trị vềsản phẩm, lao động mà đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chỉ tiêu phản ánhhiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân
tố nên nó rất được quan tâm
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy doanh thu BH & CCDV của Công ty luôn chiếm tỷtrọng lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, tỷ lệ tăng lên tương đối cao và ổn địnhqua 3 năm 2010 – 2012 Cụ thể, doanh thu của năm 2010 là 465,8 tỷ đồng, năm 2011 là566,8 tỷ đồng, năm 2012 là 657,1 tỷ đồng Doanh thu BH & CCDV tăng, chứng tỏdoanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả Có được điều đó là nhờ Công ty đã phát triểnSXKD, thực hiện những chính sách phân phối, mở rộng mạng lưới kinh doanh cung ứngngoại tỉnh đến 59/61 tỉnh thành phố và thực hiên chính sách chất lượng “ sản xuất ra cácsản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn – hiệu quả cho người bệnh ”
Năm 2010, các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty là 6,2 tỷ đồng, đến năm
2011, chỉ tiêu này là 7,2 tỷ đồng Đến năm 2012, chỉ tiêu này lại đạt giá trị 12,6 tỷđồng, Các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty phần lớn là do Công ty phải nhận lạinhững lô hàng kém chất lượng do công tác bảo quản sản phẩm không tốt, dẫn tới làmgiảm chất lượng sản phầm, vì vậy, Công ty cần có những biện pháp trong việc bảoquản hàng hóa, tránh gây ra những thiệt hại lớn sau này
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 27Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 - 2012)
(Nguồn : Bảng CĐKT Công ty CP Dược phẩm TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm 2009 – 2012 )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 28Doanh thu thuần về BH & CCDV cũng là một chỉ tiêu có tốc đố tăng trưởngcao, ổn định và là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ khả năng sản xuất, kinh doanh của Công
ty trong thời gian qua Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010, doanh thu thuần đã tănghơn 99,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 21,75% Năm 2012 so với năm 2011, thì mức chênhlệch là 84,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,17%
Thêm một chỉ tiêu nữa có sự gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 đó là giá vốnhàng bán Giá vốn hàng bán năm 2010 là 385,2 tỷ đồng, năm 2011, giá vốn hàng bán
là 478 tỷ đồng, năm 2012 là 644,5 tỷ đồng Giá vốn hàng bán của Công ty trong cácnăm qua tăng lên là do giá trị của một số nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa trong nước
và nhập khẩu đều tăng, bên cạnh đó là sự biến động của nền kinh tế kéo theo cácnguyên liệu hóa chất, bao bì, giấy, cước phí vận chuyển…cũng tăng giá, vì các yếu tốtrên nên đã làm tăng giá đầu vào của sản phẩm Vì vậy, Công ty cần phải nắm bắtthông tin kịp thời để tìm kiếm được nguồn nguyên liệu đầu vào vừa rẻ nhưng cũngphải đảm bảo quy cách chất lượng, để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đưa
2010, lên thành 7,3 tỷ đồng năm 2011, tức là tăng 449 triệu đồng, tương ứng là 6,57%.Qua năm 2012, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 6,9 tỷ so với năm 2011,tương ứng giảm 96,04%, là do trong năm này,chi phí bán hàng tăng đến 40,77% mà lợinhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính chỉ tăng 1,67% cộng với sự giảm bớt mộtphần khoảng 8,28% chi phí tài chính và 5,95% chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận khác có sự gia tăng mạnh trong 3 năm vừa qua Năm 2010, lợi nhuậnkhác của Công ty là 49,5 triệu đồng, năm 2011, tăng lên thành 1,8 tỷ đồng Năm 2012,lợi nhuận khác tiếp tục tăng mạnh, đạt giá trị hơn 14 tỷ đồng Nguyên nhân của sự tăngmạnh này, là do Công ty đã có khoản thu nhập khác trong năm lớn, nhưng lại khôngphát sinh chi phí khác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 29Chi phí thuế TNDN tăng lên, do lợi nhuận trước thuế qua 3 năm đều tăng Lợinhuận kế toán trước thuế tăng, dẫn đến chi phí thuế TNDN và lợi nhuận sau thuếTNDN qua 3 năm đều tăng, điều đó, thể hiện qua biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd qua 3 năm (2010 – 2012)
Năm 2011 so với năm 2010, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 2,2 tỷ đồng,tương ứng tăng 32,60% Chi phí thuế TNDN tăng 235 triệu đồng, tương ứng tăng17,03% Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 2,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,24%
Năm 2012 so với năm 2011, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 5,2 tỷ đồng,tương ứng tăng 56,60 % Chi phí thuế TNDN tăng 1,9 tỷ đồng, tương ứng tăng117,81% Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 3,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 40,04%
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta có thể thấytình hình SXKD của Công ty đang ngày càng phát triển, hiệu quả ngày càng cao Đây
là một xu hướng tốt, vì vậy Công ty cần phải phát huy hơn nữa trong những năm đến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 302.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
- Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác kế toán của Công ty, tổ chức bộmáy kế toán Tham mưu với ban giám đốc về công tác quản lý sao cho tiết kiệm đượcchi phí nhất trong sản xuất cũng như trong kinh doanh Chịu sự chỉ đạo trực tiếp củagiám đốc Báo cáo thường xuyên tình hình tài chính của Công ty cho ban giám đốc,chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo quyết toán
Kế toán tổng hợp: Cuối kỳ hạch toán tập hợp và kiểm tra các số liệu ở từng bộphận kế toán Căn cứ vào các số liệu đó để ghi Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh,lập báo cáo quyết toán
Kế toán công nợ: Theo dõi và cập nhật hằng ngày tình hình hàng hóa, vật tưmua nợ, bán nợ, tình hình thanh toán và thu tiền, mở số theo dõi cho từng đối tượng
Kế toán thanh toán: Cập nhật chứng từ thu, chi phát sinh hằng ngày Cân đốitiền để thanh toán công nợ, và trả nợ vay ngân hàng
Kế toán phân xưởng: Theo dõi công lao động, tính lương và bảo hiểm xã hộicho CBCNV, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
KếtoánXNKTSCĐ
Kếtoánkho
Kếtoántổnghợp
Kếtoánphânxưởng
Kếtoánhiệuthuốc
Thủquỹ
Kếtoánchinhánh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 31Kế toán kho: Theo dõi hằng ngày việc xuất nhập hàng hóa, thành phẩm, nguyênvật liệu vào thẻ kho từng mặt hàng Cuối kỳ kiểm kê làm báo cáo xuất nhập tồn hànghóa, thành phẩm và nguyên vật liệu.
Thủ quỹ: quản lý tiền mặt trong kỳ và quá trính luân chuyển tiền mặt
Kế toán chi nhánh: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn hàng hóa do Công ty xuấtxuống Tình hình tiêu thụ sản phẩm và thu tiền Cuối kỳ cân đối sổ sách ở tổng kho và
Báo cáo tài chính được lập theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với Chuẩn mực
kế toán Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ
Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam: Báo cáo tài chínhđược lập và trình bày phù hợp với chế độ Kế toán Việt Nam và tuân thủ các chuẩnmực Kế toán, các thông tư hướng dẫn, các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ
kế toán Việt Nam
Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá xuất của HTK: Nhập trước xuất trước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 32TSCĐ được phản ảnh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế
Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao được trích theo phương pháp đườngthẳng Thời gian sử dụng ước tính của các tài sản cho mục đích tính toán này như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc : 05 - 25 năm
Máy móc, thiết bị : 03 - 10 năm
Phương tiện vận tải : 06 - 07 năm
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
toán chitiết
Bảng tổng hợpchứng từ kếtoán cùng loại
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng tổnghợp chitiết
Sổ cái
Bảng cânđối số phátsinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 332.1.5 Đặc điểm, hình thức hoạt động của Công ty
2.1.5.1 Hình thức sở hữu vốn
Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd là Công ty cổ phần do các
cổ đông là pháp nhân và thế nhân góp vốn: được thành lập và hoạt động theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000165 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ThừaThiên Huế cấp ngày 18 tháng 1 năm 2006 và thay đổi Giấy phép Chứng nhận đăng kýlần 1, ngày 22 tháng 12 năm 2008 Vốn điều lệ của Công ty được xác đinh vào thờiđiểm 31/12/2012 là 30.000.000.000 VNĐ
2.1.5.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, Mỹ phẩm, sản phẩm vệsinh, sản phẩm dinh dưỡng, trang thiết bị vật tư và dụng cụ y tế phục vụ cho nhu cầuchăm sóc sức khoẻ của nhân dân
2.2 Thực trạng công tác kế toán phải thu khách hàng và phải trả nhà cung cấp tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd
2.2.1 Kế toán các khoản phải thu của khách hàng
2.2.1.1 Trình tự luân chuyển chứng từ
Hệ thống chứng từ : đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, biên bảnđối chiếu và xác nhận công nợ
Hệ thống sổ sách : sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng, bảng tổng hợp công
nợ phải thu khách hàng, sổ cái TK 131
Do công tác kế toán tại Công ty đã được tin học hóa với phần mềm kế toánOcean Soft nên khối lượng công việc trở nên đơn giản hơn Khi có nghiệp vụ kinh tếxảy ra, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán nhập dữ liệu vào máy Sau đó máy sẽ
tự động cập nhật số liệu vào Bảng kê số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 131, đồng thờighi Sổ chi tiết TK 131 Cuối tháng, máy sẽ tổng hợp vào Bảng tổng hợp công nợ phảithu khách hàng và từ bảng kê chi tiết để vào Sổ cái
2.2.1.2 Nội dung kế toán các khoản phải thu khách hàng
Vào ngày 21 tháng 06 năm 2012, Công ty xuất hàng Black Catechu Extract, glucosamine, Sodium Chondroitin Sulfate, bán cho công ty cổ phần dược phẩm
D-Tenamyd, KCN/KCX Tân Thuận, Q7, TP Hồ Chí Minh theo hợp đồng số 0011476,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trang 34với tổng giá thanh toán là 525.048.111 đồng, thuế suất 5%, hạn thanh toán là 30 ngày
kể từ ngày giao hàng Sau khi nhận được bản copy của đơn đặt hàng và hóa đơn
GTGT ( phụ lục số 1), kế toán phản ánh nghiệp vụ vào phần mềm :
Lúc này, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết công nợ phải thukhách hàng (Biểu 2.1)
Cuối tháng, máy sẽ tổng hợp vào Bảng tổng hợp công nợ (Biểu 2.2)
Và từ bảng kê chi tiết để vào Sổ cái (Biểu 2.3)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ