CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT TĂNG ẢNH
3.2.2 Giải pháp cải thiện tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty
Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, tránh bị tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của Vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng Vốn tiết kiệm, có hiệu quả, bên cạnh chiết khấu thanh toán, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ quá hạn.
Tóm lại, chính sách tín dụng của Công ty phải linh hoạt áp dụng cho từng khách hàng. Tính lỏng thể hiện qua việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với nhữngkhách hàng thanh toán ngay hay mua với số lượng lớn. Tính chặt chẽ thể hiện qua việc quy định phạt hợp đồng rất nặng đối với khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán. Bằng chính sách tín dụng đó Công ty không những nhanh chóng thu hồi tiền hàng mà còn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động cho Công ty.
3.2.2 Giải pháp cải thiện tình hình thanh toán và khả năng thanh toán củaCông ty Công ty
Qua nghiên cứu phân tích ở chương 2, ta thấy tình hình thanh toán của Công ty vẫn đang chứa đựng những rủi ro cao, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. Như vậy nếu Công ty không có sự điều chỉnh phù hợp thì sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn kinh doanh cho Công ty. Do đó Công ty cần thực hiện biện pháp nhằm nâng cao các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời bằng cách nâng cao công tác quản trị tiền mặt và quản trị tài sản ngắn hạn.
3.2.2.1 Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt
- Công ty phải tiến hành ngay các biện pháp thu hồi nợ để thu hồi các khoản phải thu, tránh tình trạng các khoản phải thu quá lớn gấy ứ đọng vốn như hiện nay. Việc thu hồi nợ cân bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước, sau đó đến các khoản nhỏ nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý đến cấc khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có các biện pháp đôn đúc thu hồi nợ thường xuyên, tránh trường hợp để nợ quá hạn lâu ngày, khó đòi khiến tình hình càng trở nên phức
tạp. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi công nợ nên áp dụng các chính sách tín dụng, ưu đãi sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho Công ty.
- Việc thu hồi nợ tiến hành hiệu quả sẽ làm tăng lượng tiền của Công ty lên, lượng tiền tăng thêm này Công ty phải dùng một phần hay toàn bộ để gửi ngân hàng hay giữ tại quỹ Công ty nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thời, làm được điều này Công ty sẽ có thể ứng phó tốt hơn với các khoản nợ đến hạn của mình.
- Đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi séc và chậm chi trả séc, đem lại cho khách hàng những khoản lợi ích để khuyến khích sớm trả nợ, áp dụngchính sách chiết khấu linh hoạt đối với những khoản thanh toán trước hay đúng kỳ hạn, nhận thấy rằng khi nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào luân chuyển càng nhanh.
- Giảm tốc độ chi tiêu thay vì dung tiền thanh toán những hóa đơn mua hàng, Công ty nên hoãn thanh toán trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính thấp hơn những lợi nhuận do việc thanh toán mang lại. Hiện tại Công ty bị chiếm dụng vốn trong khoản thời gian dài (23 ngày) mà Công ty chỉ chiếm dụng được trong khoản thời gian ngắn hơn. Công ty nên tận dụng việc chênh lệch thời gian của các khoản thu chi và chậm trả, hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt, để kéo dài thêm thời hạn trả nợ. Ngoài ra, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp Ngân sách Nhà nước và tiền lương phải trả công nhân viên khi chưa đến hạn thanh toán Công ty có thể sử dụng linh hoạt.
Tuy nhiên đây là khoản tiền có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và người lao động trên nguyên tắc cần quán triệt khi sử dụng đó là phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.
- Tăng cường quản lý tài sản ngắn hạn, nó duy trì khả năng thanh toán cần thiết trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế cho Công ty. Mức độ và thành phần của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn chi phối bởi tình trạng khó khăn ( có thể xảy ra ) và mức độ khắc nghiệt do môi trường kinh doanh đem lại. Tuy nhiên quản lý tài sản ngắn hạn phải đi đôi với quản lý nợ ngắn hạn. Thời gian đáo hạn
trung bình của các khoản nợ ngắn hạn dài hơn thì nhu cầu đối với những tài sản có tính thanh khoản cao thường ít hơn và ngược lại.
3.2.2.2 Giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn
Do là một doanh nghiệp thương mại nên nguồn vốn mà Công ty cần sử dụng trong hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn lưu động nên việc vay dài hạn ngân hàng là không thể được vì các ngân hàng không cho phép vay dài hạn đối với vốn lưu động. Tuy hiên, Công ty có thể vay vốn dài hạn từ các nguồn sau:
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên.
Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên là rất thuận lợi, đó cũng là biện pháp phát huy nguồn vốn nội lực, giảm thiểu rủi ro, tăng sức mạnh tài chính cho Công ty và góp phần tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức của Công ty. Tuy nhiên đây là biện pháp khá mới mẻ và còn chưa được số đông các lãnh đạo của các Công ty nghĩ tới. Ngoài ra, với phương thức huy động vốn này thường thì số vốn huy động được không nhiều và dễ gặp các khó khăn như vấn đề cơ sở pháp lý và các vấn đề về thời hạn cho vay, cách hoàn trả… Song nhìn chung đây là nguôn vốn dài hạn rất có triển vọng, Công ty nên xem xét cách thức huy động để có thể huy động được lượng vốn lớn trong thời gian tới.
Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
Bên cạnh việc huy động nguồn vốn dài hạn, Công ty cần sử dụng nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm triệt để, bởi vì điều này sẽ giúp Công ty làm giảm các khoản nợ ngắn hạn. Tuy rằng trong ba năm qua tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngày càng tăng song hệ số luân chuyển vốn lưu động còn thấp so với yêu cầu chung cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần thực hiên các biện pháp đồng bộ nhằm tăng nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, có thể tiết kiệm được số vốn lưu động ngày càng lớn. Thực hiện được điều này Công ty sẽ giảm được áp lực vay vốn, qua đó giảm được các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn.
Ngoài ra, Công ty cần quan tâm đến các vấn đề tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí tiếp khách, chi phí mua hàng, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
3.2.2.3. Sử dụng các nghiệp vụ thị trường hối đoái nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt động thanh toán của Công ty
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ gỗ nội thất, bán hàng với những hóa đơn thanh toán hàng có giá trị lớn, hay khi bán hàng xuất khẩu ra nước ngoài, thực hiện giao dịch với các ngân hàng đều có chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Hồng Kông bank, chinfon bank… do vậy, để đề phòng rủi ro tỷ giá Công ty có thể yêu cầu các ngân hàng này thực hiện một số nghiệp vụ chủ yếu của thị trường hối đoái như nghiệp vụ thị trường giao ngay, nghiệp vụ Acbit, nghiệp vụ mua bán kỳ hạn và tương lai các loại ngoại tệ cũng như nghiệp vụ swap. Thực hiện điều nay sẽ giúp Công ty rất nhiều trong việc đề phòng rủi ro do trạng thái ngoại tệ mở gây ra, giúp Công ty luôn chủ động được trong thanh toán hàng nhập khẩu.