Và cũng giống như thành ngữ trong tiếng Việt, nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật cũng được xây dựng từ sự liên tưởng dựa trên các yếu tố như: hiện tượng tự nhiên, động vật, hoạt động của độn
Trang 1BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trang 2Trần Hoàng Quyên Trong suốt thời gian viết luận văn, dù bận rộn nhưng Cô
vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn chúng em Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn Cô
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ của chúng em Bố mẹ
đã luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các giáo viên chuyên ngành tiếng Nhật, những người đã chỉ dạy cho chúng em những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành để giúp chúng em có thể hoàn thành được luận văn này
Tuy nhiên, do năng lực còn giới hạn nên không thể tránh khỏi sự sai sót trong bài luận văn này Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và các bạn
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Ngân Hà Trần Đặng Phúc
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ NHẬT – VIỆT 6
1.1 Khái quát chung về thành ngữ 7
1.1.1 Khái niệm về thành ngữ 7
1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ 10
1.1.3 Chức năng của thành ngữ 13
1.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 15
1.2.1 Một số điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ 15
1.2.2 Một số nét khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ 15
1.3 Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt 19
1.3.1 Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Nhật (xét từ góc độ trường nghĩa của yếu tố cấu tạo) 21
1.3.2 Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Việt (xét từ góc độ trường nghĩa của yếu tố cấu tạo) 22
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÀNH NGỮ NHẬT – VIỆT 27
2.1 Những từ chỉ động vật được sử dụng trong thành ngữ 28
2.1.1 Những từ chỉ động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Nhật 29
2.1.2 Những từ chỉ động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt 30
2.2 Tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật – Việt 31
2.3 Tính đa nghĩa và thiên hướng nghĩa của các từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật – Việt 37
2.3.1 Tính đa nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật – Việt 37
2.3.2 Thiên hướng nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật –Việt 40
CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÀNH NGỮ NHẬT – VIỆT 44
3.1 Điểm tương đồng 45
3.1.1 Hình ảnh động vật xuất hiện trong cả hai thành ngữ Nhật và Việt 45
3.1.2 Điểm tương đồng về cách liên tưởng hình ảnh động vật trong thành ngữ Nhật và Việt 50
3.2 Điểm khác biệt 59
3.2.1 Một số hình ảnh động vật chỉ xuất hiện trong thành ngữ Nhật 63
3.2.2 Một số hình ảnh động vật chỉ xuất hiện trong thành ngữ Việt 64
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
はじめに 74
Trang 5Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật tiêu biểu
trong thành ngữ tiếng Nhật 33 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật tiêu biểu
trong thành ngữ tiếng Việt 37 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phần trăm của các từ chỉ động vật chung trên tổng số các từ chỉ
động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt 46 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phần trăm của các từ chỉ động vật chung trên tổng số các từ chỉ
động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Nhật 47 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phần trăm của các từ chỉ động vật chung trên tổng số các từ chỉ
động vật được sử dụng trong thành ngữ Nhật _ Việt 48 Biểu đồ 3.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm của các loài cá nước ngọt và nước
mặn trong tổng số các loài cá được sử dụng trong thành ngữ tiếng Nhật 60 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm của các loài cá nước ngọt và nước
mặn trong tổng số các loài cá được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt 61
Bảng biểu
Bảng 1.1: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 16 Bảng 1.2: Tỷ lệ phân bố của thành ngữ tiếng Nhật xét từ góc độ trường nghĩa của
yếu tố cấu tạo thành ngữ 21 Bảng 1.3: Tỷ lệ phân bố của thành ngữ tiếng Việt xét từ góc độ trường nghĩa của
yếu tố cấu tạo thành ngữ 23 Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của một số từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng
Nhật 31
Trang 6Bảng 2.3: Mức độ đa nghĩa của một số loài động vật trong thành ngữ tiếng
Nhật 39 Bảng 2.4: Mức độ đa nghĩa của một số loài động vật trong thành ngữ tiếng
Việt 40 Bảng 2.5: Thiên hướng nghĩa trong cách liên tưởng về động vật trong thành ngữ
tiếng Nhật 41 Bảng 2.6: Thiên hướng nghĩa trong cách liên tưởng về động vật trong thành ngữ
tiếng Việt 42 Bảng 3.1: Số lượng thành ngữ có sử dụng các thành tố chỉ động vật chung trong
tiếng Nhật và tiếng Việt 48 Bảng 3.2: Thành ngữ Nhật _ Việt mang ý nghĩa giống nhau nhưng hình thức khác
nhau 51 Bảng 3.3: Những thành ngữ Nhật _ Việt có nội dung và hình thức giống nhau 55
Trang 7Tuy nhiên để học tốt tiếng Nhật lại là chuyện không hề đơn giản Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó học vì độ phức tạp và đa dạng về phần từ vựng cũng như là ngữ pháp Trong đó thì thành ngữ tiếng Nhật lại có kết cấu khá phức tạp, và đối với những người nước ngoài học tiếng Nhật như chúng ta thì rất khó để hiểu chính xác được tầng nghĩa thực sự của loại câu này Thành ngữ có tác dụng làm cho lời văn bay bổng hơn, tạo được hình tượng đẹp hơn, giúp chúng ta có thể diễn đạt ý tưởng một cách sâu sắc, tế nhị, hàm súc hơn Và cũng giống như thành ngữ trong tiếng Việt, nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật cũng được xây dựng từ sự liên tưởng dựa trên các yếu tố như: hiện tượng tự nhiên, động vật, hoạt động của động vật, con người, hoạt động của con người, thực vật, màu sắc, … Trong đó thì nhóm thành ngữ có từ chỉ động vật lại là nhóm chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong thành ngữ tiếng Nhật (sau nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể con người)
Vì vậy, để phần nào có thể giúp cho các bạn sinh viên hay những ai đang theo học tiếng Nhật có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về thành ngữ tiếng Nhật (cụ thể là hình ảnh động vật trong thành ngữ) và thu được kết quả tốt nhất khi học về thành ngữ, người viết đã quyết định chọn đề tài “Hình ảnh động vật trong thành ngữ Nhật _ Việt” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều những nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nhật như tác giả Trần Thị Minh Hảo với đề tài “Đặc trưng ngữ nghĩa của các thành ngữ tiếng Nhật có liên quan đến các yếu tố, hiện tượng tự nhiên (so sánh đối
Trang 8chiếu với thành ngữ cùng loại trong tiếng Việt)”; tác giả Ngô Minh Thuỷ với đề tài
“Một số nhận xét về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật”; tác giả Nguyễn
Tô Chung với đề tài nghiên cứu “Thử tìm đặc điểm hình thái cấu trúc thành ngữ Hán Nhật”;… Các tài liệu này đã nghiên cứu khá chi tiết về tính chất, cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ trong tiếng Nhật
Ở Việt Nam, thành ngữ tiếng Việt cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm
và đã có rất nhiều công trình có giá trị về thành ngữ được ra đời Chẳng hạn như tác giả Hoàng Văn Hành với cuốn “Thành ngữ trong tiếng Việt”; “Biến thể của thành ngữ, tục ngữ” của tác giả Vũ Quang Hào; “Đặc trưng văn hóa dân tộc nhìn từ thành ngữ, tục ngữ” của tác giả Nguyễn Xuân Hòa; … Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật tiếng Việt” (Nguyễn Thúy Khanh, Ngôn ngữ, số 3, 1994);
“Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm nhận từ góc độ dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt” (Phan Văn Quế, Ngôn Ngữ, số
4, 1995); “Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Phong Hóa, Ngôn ngữ và đời sống, số 1+2, 2002); …
Trên cơ sở những bài viết và những công trình nghiên cứu đã có trước, người viết
sẽ tiến hành công việc khảo sát ngữ nghĩa và so sánh, đối chiếu hai loại thành ngữ
có chứa từ chỉ động vật trong tiếng Nhật và tiếng Việt, cố gắng tìm ra được những điểm chung và khác biệt giữa hai loại thành ngữ này Từ đó phần nào giúp người học tiếng Nhật có được nhiều kiến thức hơn về thành ngữ, cảm thấy hứng thú hơn với thành ngữ và có thể vận dụng thành ngữ vào văn nói và văn viết một cách phù hợp, đồng thời giúp người Việt phần nào hiểu thêm về tiếng Việt cũng như văn hóa nước nhà
3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu trọng tâm của đề tài nghiên cứu này là khảo sát ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt, đồng thời so sánh để tìm ra
Trang 9những điểm tương đồng và khác biệt trong cách liên tưởng của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt
Đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu có ích để phục vụ tốt cho việc dạy và học thành ngữ tiếng Nhật Trên sơ sở khảo sát ngữ nghĩa và so sánh đối chiếu thành ngữ có chứa thành tố động vật ở cả hai ngôn ngữ, đề tài cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc dịch thuật tiếng Nhật Đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta có thêm được những hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ và văn hóa nước nhà, về những điểm chung và khác biệt giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt
Phạm vi nghiên cứu:
Trong đề tài này, người viết sẽ không đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích thành ngữ nói chung mà sẽ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu đối với những thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Nhật và tiếng Việt, và trong đó thì người viết cũng chỉ chú trọng đến mặt ngữ nghĩa, văn hóa của các từ chỉ động vật này mà thôi
4 Phương pháp nghiên cứu
Người viết sẽ tiến hành khảo sát, phân tích, thống kê, tổng hợp thông tin từ những dữ liệu thu được trong sách, tạp chí, luận án…tìm được trong thư viện, nhà sách Sau đó người viết sẽ sử dụng phương pháp liên ngành, so sánh, đối chiếu để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa những hình ảnh động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt
5 Những đóng góp của đề tài
Với đề tài này, người viết hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức của mình vào việc chứng minh bản sắc văn hóa riêng biệt ở mỗi dân tộc, cũng như tính phổ quát văn hóa ở nhiều dân tộc thông qua việc so sánh về hình ảnh động vật giữa hai thành ngữ Nhật – Việt Đồng thời cũng mong rằng đề tài này sẽ trở thành 1 nguồn tài liệu quý giá phục vụ tốt cho việc học tập, giảng dạy cũng như là dịch thuật tiếng Nhật
6 Cấu trúc
Trong đề tài nghiên cứu, ngoài phần Dẫn luận và Kết luận thì phần nội dung dự kiến được chia làm 3 chương lớn như sau:
Trang 10Chương 1: Tổng quan về thành ngữ Nhật – Việt
1.1 Khái quát chung về thành ngữ
Tuy chỉ nghiên cứu về nhóm thành ngữ có từ chỉ động vật, nhưng để tạo cơ
sở cho việc đi sâu nghiên cứu thì người viết vẫn phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thành ngữ nói chung Cụ thể là trong mục này sẽ nêu lên được 3 nội dung chính là khái niệm, đặc điểm, chức năng của thành ngữ
Người viết sẽ liệt kê tên các loài vật được sử dụng trong thành ngữ Nhật – Việt
2.2 Tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật – Việt
Từ mục 2.1 và thông qua khảo sát một số từ điển, người viết sẽ đưa ra được tần số xuất hiện của các hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt,
từ đó sẽ nêu ra những từ chỉ động vật được sử dụng nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt
2.3 Tính đa nghĩa và thiên hướng nghĩa của các từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật - Việt
Người viết sẽ nêu ra những ví dụ cụ thể về tính đa nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt, từ đó rút ra được kết luận về thiên hướng
Trang 11nghĩa của những từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt (tích cực hay tiêu cực)
Chương 3: So sánh các từ chỉ động vật được dùng trong thành ngữ Nhật – Việt 3.1 Điểm tương đồng
Liệt kê ra những từ chỉ động vật xuất hiện trong cả thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt Chỉ ra được điểm giống nhau về cách liên tưởng hình ảnh động vật giữa
2 ngôn ngữ
3.2 Điểm khác biệt
Nêu ra những từ chỉ động vật được dùng trong thành ngữ tiếng Nhật mà không được dùng trong thành ngữ tiếng Việt, những từ chỉ động vật được dùng trong thành ngữ tiếng Việt mà không được dùng trong thành ngữ tiếng Nhật Cuối cùng là chỉ ra điểm khác nhau về cách liên tưởng của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt
Trang 12Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THÀNH NGỮ
NHẬT – VIỆT
Trang 13Trong dân gian ta từ xưa tới nay thường hay sử dụng những thành ngữ - tục ngữ thay cho cách nói thông thường, nhờ thế sẽ làm cho lời nói trở nên sinh động, hoa
mĩ hơn Vậy thành ngữ là gì? Chức năng và cách sử dụng của thành ngữ ra sao? Làm sao để phân biệt được thành ngữ và tục ngữ? Có lẽ đó là những câu hỏi thường xuyên bắt gặp nhất khi ta bắt đầu tìm hiểu về thành ngữ Trong sách Ngữ văn lớp 11
có viết: “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu”
Tất cả những khúc mắc trên sẽ được người viết làm rõ trong chương đầu tiên của luận văn này
1.1 Khái quát chung về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm về thành ngữ
Trước khi đi vào khái niệm thành ngữ tiếng Việt, người viết thiết nghĩ nên khái
quát sơ qua về khái niệm ngữ cố định ThS Mai Thị Kiều Phượng (1)
cho rằng:
“Ngữ cố định không phải là các tên gọi của sự vật, hiện tượng hay quan hệ mà nó thường gồm một tập hợp các từ kết hợp với nhau theo một kết cấu tương đối vững chắc, cố định, ổn định, bất biến, khó tách rời và luôn luôn có ý nghĩa hoàn chỉnh, dùng để tái hiện trong lời nói và gọi tên – biểu thị sự vật, hiện tượng, cũng như biểu thị khái niệm như các từ” (trang 325, [9])
Ví dụ: Lên voi xuống chó, đo bò làm chuồng, của đáng tội, nói trộm vía, không
Trang 14nói cách khác,…)
Thành ngữ là loại câu không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường Ý nghĩa của cả thành ngữ rất khác với ý nghĩa của từng chữ trong câu
Ví dụ: “Chiếc xe màu đỏ đập vào mắt tôi”
Chúng ta biết rằng một chiếc xe không thể nào tự nhiên đập vào mắt người hay mắt người cũng không thể nào bị chiếc xe văng trúng được Cần phải hiểu được
tầng nghĩa thực của thành ngữ “đập vào mắt” để có thể hiểu được ý nghĩa của
cả câu muốn nói rằng “Tôi tình cờ nhìn thấy một chiếc xe màu đỏ”
Thành ngữ phản ánh một cách đầy đủ những nét đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá dân tộc, chính vì lí do này mà đã có rất nhiều các nhà ngôn ngữ học cũng như vô số công trình nghiên cứu về thành ngữ xuất hiện Điều này thể hiện rất rõ ràng ở việc
số lượng thành ngữ trong các quyển từ điển tiếng Việt thường lên tới vài ngàn từ
Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, nhà nghiên cứu Nguyễn Công Đức (1) cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, tức gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy” (trang 34-35, [11])
Cũng tương tự như khái niệm trên ThS Mai Thị Kiều Phượng (2)
cho rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, bền vững, có ý nghĩa ổn định, có giá trị gợi tả, có tính biểu trưng cao.” (trang 364, [9])
Bàn về khái niệm thành ngữ tiếng Nhật, (3) “thành ngữ thường được sử dụng với hình thức cố định là một cụm từ hoặc một câu và nó mang một ngữ nghĩa riêng trong cả câu hoặc cụm từ đó”(trang 310, [1])
Ba tác giả Morita Yoshiyuki, Muraki Shinjiro và Aizawa Masao (4) đã đưa ra định nghĩa về thành ngữ như sau: “Toàn bộ nghĩa của một câu hoặc một cụm từ
(1) Nguyễn Công Đức, “Bình diện cấu trúc hình thái – ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt”
(2) Mai Thị Kiều Phượng, “Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt”
(3) Ogawa Yoshio, Hayashi Ooki, nhóm tác giả, “Nihongo Kyouiku Jiten” ( Từ điển dạy tiếng Nhật )
(4)
Nhóm tác giả Morita Yoshiyuki, “Keisusutadi Nihongo no Goi” ( Học theo chủ đề _ Từ vựng tiếng Nhật )
Trang 15thông thường có thể hiểu được nhờ vào ngữ nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp được
sử dụng trong câu hoặc cụm từ đó, tuy nhiên cũng có một số hình thức kết cấu được tạo nên bởi các từ cố định và mang một ngữ nghĩa hoàn toàn khác so với nghĩa ban đầu Người ta gọi hình thức kết cấu đó là thành ngữ” (trang 110, [5])
Hai tác giả Masuoka Takashi và Takubo Yukinori (1) cũng cho rằng: “Thành ngữ
là một cụm từ được tạo thành từ nhiều từ khác nhau, có kết cấu cố định, và mang một ngữ nghĩa đặc trưng Trong thành ngữ, nghĩa của từ không được phản ánh trực tiếp trong nghĩa của toàn bộ cụm từ” (trang 178, [4])
Ví dụ:
腹を決める_ hara wo kimeru = “quyết định cho bụng” = quyết tâm
…
Thông qua các khái niệm được nêu ở trên thì chúng ta có thể hiểu khái quát thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Nhật như sau: Thành ngữ tiếng Việt là tổ hợp những từ cố định, có sẵn trong vốn từ vựng, kết cấu bền chặt, khó phá vỡ và mang tính gợi hình, gợi tả Còn thành ngữ tiếng Nhật có hình thức là một cụm từ hoặc một câu, có kết cấu cố định và mang ngữ nghĩa đặc trưng riêng Cả hai thành ngữ này đều là tổ hợp được cấu tạo bởi nhiều từ, nhưng lại không hoàn toàn phụ thuộc vào ngữ nghĩa của các từ đó; có kết cấu bền vững và ta không thể thay đổi trật tự kết cấu đó; đều được vận dụng thường xuyên trong giao tiếp để tăng thêm tính hoa mĩ của cuộc giao tiếp Tóm lại chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về thành ngữ như
sau: Thành ngữ là một cụm từ cố định, có chức năng định danh, gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động nào đó, có tính gợi tả và bóng bẩy
(1) Masuoka Takashi, Takubo Yukinori , “Kiso Nihongo Bunpou Kaiteiban” (Ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản_Tái
bản )
Trang 16cũng đã từng khẳng định “các ngữ cố định có cấu tạo bằng một cụm từ chủ vị nhưng nó không phải là câu, mặc dù nó có cấu tạo giống như một câu” (trang 328, [9]) Tuy nhiên, trong một số khái niệm về thành ngữ tiếng Nhật mà người viết đã khảo sát thì có không ít khái niệm cho rằng thành ngữ có thể có cấu trúc là một cụm từ hoặc một câu Xin nói thêm rằng, nhà nghiên cứu Ngô Minh Thủy (2) khi nghiên cứu về đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật cũng cho rằng
“không ít trường hợp thành ngữ có cấu trúc là cụm chủ vị (câu)” (trang 59, [10]) Như vậy, chúng ta đã có một điểm không thống nhất về cấu trúc của thành ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt Riêng đối với ý kiến của người viết thì người viết đồng tình với khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt Tức là về mặt cấu trúc, thành
ngữ là một cụm từ hoặc có thể là cụm chủ vị, mà cụm chủ vị ở đây không hề tương
đương với một câu Bởi vì để một cụm chủ vị có thể trở thành một câu thì phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện như: về hình thức phải có dấu chấm câu, viết hoa chữ cái đầu tiên; về nội dung thì phải có tính trọn vẹn trong ý nghĩa, có tính thông báo, tính kết thúc,…
- Thành ngữ được sử dụng tương đương với một từ, có thể thay thế cho một từ
và nằm trong thành phần một câu
Ví dụ: Thành ngữ tiếng Việt: “Nước đổ đầu vịt”
“Tôi đã nói với hắn ta bao nhiêu lần rồi mà hắn chẳng chịu tiếp thu gì hết
(1) Mai Thị Kiều Phượng, “Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt”
(2) Ngô Minh Thủy, “Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)”
Trang 17Đúng là nước đổ đầu vịt mà”
Thành ngữ “nước đổ đầu vịt” trong câu trên được sử dụng tương đương với từ “vô ích” Ta có thể viết lại câu như sau: “Tôi đã nói với hắn ta bao nhiêu lần rồi mà hắn chẳng chịu tiếp thu gì hết Đúng là vô ích mà”
Thành ngữ tiếng Nhật: 「馬耳東風」_ bajitoufuu = nước đổ đầu vịt
「いくら言っても、馬耳東風だった」
「Ikura ittemo, bajitoufuudatta」
= “Dù có nói bao nhiêu lần đi chăng nữa thì hắn cũng bỏ ngoài tai”
Thành ngữ 馬耳東風 trong câu trên được sử dụng tương đương với từ
ら言っても、聞き流された」_「Ikura ittemo, kikinagasareta」
- Thành ngữ có kết cấu chặt chẽ, ổn định và bền vững Quan hệ và trật tự giữa
các từ là cố định, khó thay đổi, khó chêm xen
Ví dụ: Thành ngữ tiếng Việt: “Chó chê mèo lắm lông”
Chúng ta không thể nào thay đổi được kết cấu của thành ngữ trên thành
“Mèo chê chó lắm lông” hay “Chó chê mèo lông lắm” được Thành ngữ này mang nghĩa phê phán những kẻ chỉ biết bắt bẻ, chê bai cái xấu của người khác mà không nhận ra cái xấu của bản thân
Thành ngữ tiếng Nhật: 「目くそ鼻くそを笑う」_ mekuso hanakuso
wo warau = “Ghèn mắt cười cứt mũi” = Chó chê mèo lắm lông
Tương tự như trên, với trường hợp này chúng ta cũng không thể nào thay
được
Tuy nhiên, bất cứ sự việc nào cũng đều mang tính tương đối của nó Trong một
số trường hợp, thành ngữ bị biến dạng do lối nói của từng vùng miền, địa phương hoặc có khi do người nói tạo nên Hoặc trong quá trình truyền miệng, một hay hai từ trong cụm từ cố định bị biến dạng Thế nhưng nhìn chung thì bản chất của thành ngữ gốc và thành ngữ biến dạng vẫn là một Ngoài ra trong tiếng Nhật, do bản chất
Trang 18của tiếng Nhật là ngôn ngữ biến hình nên khi thành ngữ được đưa vào một câu nói thì động từ, tính từ hay trợ từ có thể sẽ bị biến đổi tùy vào thời, thể, thức,…
Ví dụ: Điều qua tiếng lại = Lời đi tiếng lại = Lời qua tiếng lại
Điều ra tiếng vào = Lời ra tiếng vào = Tiếng ra tiếng vào
油が切れている油が切れる_ abura ga kireru => 油が切れた
油が切れます …
Thành ngữ có tính gợi tả, bóng bẩy, tính hình ảnh và ẩn dụ Theo ThS Mai Thị
Kiều Phượng (1) “về mặt ý nghĩa, thành ngữ vừa luôn luôn mang tính hoàn chỉnh, tính mới hoặc mang tính thành ngữ, tính biểu trưng, vừa có giá trị gợi tả” (trang 364, [9]) Tính biểu trưng ở đây nghĩa là nghĩa của cả thành ngữ không phụ thuộc vào ngữ nghĩa của từng từ cấu tạo nên thành ngữ, mà nó buộc phải mang một tầng nghĩa mới so với nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên thành ngữ Cũng theo bà, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ Tác giả Ngô Minh Thủy (2)
trong công trình nghiên cứu của mình cũng đã khẳng định “tất cả các thành ngữ trong tiếng Nhật đều mang tính tỷ dụ ( so sánh )” (trang 99, [10]) Tức là nghĩa của mỗi từ cấu tạo nên thành ngữ không làm nên nghĩa của toàn thể thành ngữ
Ví dụ: Khi muốn diễn tả ý nghĩa biểu trưng là chê bai những kẻ không biết tự
lượng sức mình, yếu mà còn muốn thách đấu với kẻ mạnh thì trong thành ngữ tiếng Nhật có câu「 蟷螂が斧を取りて隆車に向 かう」_tourou no ono wo torite ryuusha ni mukau; tương tự như vậy, trong tiếng Việt ta cũng
có câu thành ngữ “Châu chấu đấu voi”
(1 )Mai Thị Kiều Phượng, “Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt”
(2) Ngô Minh Thủy, “Đặc điểm của thành ngữ tiếng Nhật (trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)”
Trang 19Như vậy, khi nói đến đặc điểm của thành ngữ, chúng ta phải nắm được rằng thành ngữ mang đặc điểm hình thái kết cấu chặt chẽ, ổn định, khó thay đổi, mang tính biểu trưng, gợi tả và bóng bẩy
Ví dụ: Khi chúng ta muốn mắng ai đó tỏ ra vô ơn sau khi chúng ta giúp đỡ họ
muốn nhắc nhở ai đó sống phải có trước có sau thì thường nói: “Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ nguồn”.
Ngoài ra thành ngữ còn có chức năng hoàn thiện câu nói, làm cho câu nói trở nên hoa mĩ, bóng bẩy hơn, đồng thời còn đem lại được hiệu quả to lớn trong việc truyền đạt thông tin giữa người nói và người nghe
Ví dụ: Thay vì nói “Hôm qua, trời tối không thấy gì” thì chúng ta dùng “Hôm
hôm qua tối như màu mực mà ý của câu muốn diễn tả việc hôm qua trời tối đến nỗi không thấy gì, thành ngữ “Tối đen như mực” làm cho câu nói trở nên bóng bẩy hơn.
Trong tiếng Việt thành ngữ có chức năng làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ bổ nghĩa trong câu
Ví dụ: “Hắn ta thường hay bắt cá hai tay.”
(1 ) Mai Thị Kiều Phượng, “Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt”
Trang 20Thành ngữ “bắt cá hai tay” có chức năng là vị ngữ trong câu
“Chúc hai anh chị sống đến răng long đầu bạc.”
Thành ngữ “răng long đầu bạc” có chức năng là phụ ngữ bổ nghĩa cho động
từ “sống”
Còn đối với thành ngữ trong tiếng Nhật, vì các công trình nghiên cứu và các bài viết về chức năng thành ngữ còn quá ít ỏi, cho nên trong bài luận văn này, với nguồn tư liệu hạn hẹp người viết chỉ khái quát sơ lược về chức năng thành ngữ như sau: Thành ngữ tiếng Nhật được phân thành nhiều loại (thành ngữ động từ, thành ngữ tính từ, thành ngữ danh từ, …) Tuy có sự khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa, nhưng thành ngữ tiếng Nhật cũng có chức năng làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, … trong câu tương tự như thành ngữ tiếng Việt
- Chức năng vị ngữ:
今回だけは大目に見てやる。次から気をつけろう。
Kyou dakeha oome ni miteyaru Tsugi kara ki wo tsukero
Tôi sẽ tha thứ chỉ lần này thôi Từ lần sau hãy chú ý
Thành ngữ “大目に見る” trong câu này có tác dụng làm vị ngữ của câu, bổ nghĩa cho chủ ngữ “私”
- Chức năng chủ ngữ
うちの社長のように頭が堅くては、業界の競争に耐え抜いていくのは難しい。
Uchi no kaisha no youni atama ga katakuteha, gyoukai no kyousou ni taenuiteikunoha muzukashii
Lối suy nghĩa bảo thủ như công ty của chúng ta thì khó có thể cạnh tranh tồn tại trong ngành công nghiệp
Thành ngữ “頭が堅い” trong câu này có tác dụng làm chủ ngữ của câu
- Chức năng bổ ngữ:
後ろ髪を引かれる思いで、その場を立ち去った。
Trang 21Ushirogami wo hikareru omoide, sonojou wo tachisatta
Tôi đã rời khỏi nơi đó với sự tiếc nuối vô cùng
Thành ngữ “後ろ髪を引かれる” trong câu có tác dụng bổ nghĩa cho vế thứ hai trong câu
Tóm lại, dù là thành ngữ tiếng Việt hay thành ngữ tiếng Nhật thì cũng đều được
sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày, làm cho câu nói trở nên hoa mĩ hơn, thu hút người nghe hơn Thành ngữ không có chức năng cố định, có khi làm chủ ngữ trong câu, có khi làm vị ngữ và cũng có khi làm thành phần bổ nghĩa cho câu Như vậy, chức năng của thành ngữ phụ thuộc một phần vào ngữ nghĩa và cấu trúc cấu tạo của thành ngữ đó
1.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
1.2.1 Một số điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
Trong khoảng thời gian gần đây các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm đến việc phân biệt thành ngữ ( Kanyouku ) và tục ngữ ( Kotowaza ) Song ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt vẫn chưa được rõ ràng Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ là những câu nói được sử dụng hằng ngày, đã xuất hiện từ lâu đời, được đúc kết từ những kinh nghiệm và sự quan sát của nhân dân Thể hiện được cách tư duy, quan niệm sống đặc trưng của dân tộc Tục ngữ cũng là những tổ hợp từ cố định, chặt chẽ và ổn định, có tính bóng bẩy và gợi tả như thành ngữ Về ngữ nghĩa, cả hai loại này đều hàm chứa nhiều tầng nghĩa Một đặc trưng nữa của thành ngữ và tục ngữ đó chính là sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi với con người để ví von, thể hiện những ý nghĩa sâu xa trong lời ăn tiếng nói Nếu xem hình ảnh như là “vật liệu” của tục ngữ / thành ngữ thì để có thể làm nên những câu tục ngữ / thành ngữ có vần có điệu và dễ dàng gợi lên sự liên tưởng thì ta không thể thiếu được những “công cụ” đắc lực đó là các biện pháp tu từ như: điệp từ ngữ, tương phản, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…
1.2.2 Một số nét khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ
Trang 22Hoàng Văn Hành của Viện ngôn ngữ học đã phân biệt thành ngữ với tục ngữ dựa trên bốn tiêu chí: Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có đối điệp - Chức năng biểu hiện nghĩa định danh - Chức năng biểu hiện hình thái nhận thức - Đặc trưng ngữ nghĩa Tác giả đã cho ta thấy được thành ngữ và tục ngữ cũng có những nét tương đồng với nhau, nhưng về bản chất thành ngữ khác tục ngữ, xét cả
về hình thái cấu trúc, chức năng trong giao tiếp và cả trong ngữ nghĩa Sự phân biệt này được tác giả thể hiện rõ như trong bảng dưới đây
Bảng 1.1 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Những đặc trưng dùng làm
Câu (phát ngôn) cố định (cả đơn và phức), quan hệ cú pháp
2 Chức năng biểu hiện nghĩa
định danh
Định danh sự vật, hiện tượng, quá trình…
Định danh sự tình, sự kiện, trạng huống
3 Chức năng biểu hiện hình
trưng
4 Đặc trưng ngữ nghĩa
Hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ
hoá
Hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ
hoá
(Nguồn: Thành ngữ học tiếng Việt )
Trong tiếng Nhật, thành ngữ và tục ngữ cũng là hai khái niệm khó phân biệt, không có ranh giới và sự ngăn cách rõ ràng Các tác giả cuốn “Nihongo Kyoiku Jiten” ( Từ điển dạy tiếng Nhật ) đã khái quát về các loại câu thuộc phạm trù gần với tục ngữ như thành ngữ, danh ngôn, cách ngôn, …Trong đó tục ngữ được khái
Trang 23quát như sau: “Tục ngữ là những câu nói đơn giản được nhiều người truyền miệng
từ thời xa xưa, một tục ngữ điển hình có nguyên tắc là phải thể hiện được một nội dung là lời giáo huấn hoặc châm biếm dưới hình thức là một câu.” (trang 341, [1]) Qua đó ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được về cơ bản thì tục ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng Sau khi khảo sát từ nhiều nguồn khác nhau các định nghĩa và đặc điểm của tục ngữ trong tiếng Nhật, người viết cho rằng các tiêu chí để phân biệt tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Nhật là giống với tiêu chí phân biệt tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt Vì thế mà trong luận văn này, người viết sẽ tập trung phân tích, làm rõ sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ nói chung về mặt ý nghĩa, ngữ pháp và chức năng
Về mặt ngữ pháp
Theo Triều Nguyên (1) “hình thức ngữ pháp vẫn là cơ sở nổi trội để phân biệt thành ngữ và tục ngữ” (trang 47, [19]) Tuy nhiên như trên đã nêu, trong tiếng Nhật, một số khái niệm về thành ngữ lại cho rằng: thành ngữ có thể có cấu trúc là một câu Điều này khiến cho việc tìm ra ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Nhật gặp khó khăn hơn Vì vậy, người viết vẫn kiên định với ý kiến đã nêu ra ban đầu của mình, rằng:
Thành ngữ chưa phải là một câu hoàn chỉnh mà chỉ là một cụm từ mang tính
cố định Bởi vì thành ngữ chỉ nhằm nêu lên một hình ảnh hay một hiện tượng nào đó
Ví dụ:「猫の額」_ neko no hitai = “trán mèo”= Bé bằng lỗ mũi => rất
hẹp, nhỏ
Ngược lại, tục ngữ dù ngắn thì vẫn là một câu hoàn chỉnh, là một thông báo trọn vẹn, một kết luận cụ thể, một nhận định chính xác
Ví dụ: - Tục ngữ tiếng Nhật:
「恋は思案の外」_ koi ha shian no hoka = tình cảm nam nữ là điều mà
không thể lý giải được bằng suy nghĩ thông thường
(1) Triều Nguyên, “Khảo luận về tục ngữ người Việt”
Trang 24「蓼食う虫も好き好き」_ tadekuu mushi mo suki suki = mỗi người mỗi sở thích, không ai giống ai
“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước” = nếu nghe thấy tiếng ếch kêu là trời sắp đổ mưa ( kinh nghiệm dự báo thời tiết )
- Tục ngữ tiếng Nhật:
「口は禍の門」_ kuchi ha wazawai no kado = vì một lời nói bất cẩn
sẽ gây ra nhiều tai hại nên phải cẩn trọng, suy nghĩ kĩ càng trước khi nói ( lời khuyên răn )
「猿も木から落ちる」_ saru mo ki kara ochiru = dù có tài giỏi đến
đâu thì cũng có lúc gặp phải thất bại ( chân lý cuộc sống )
Ngoài ra, còn một điểm đáng chú ý ở đây đó là nội dung trong thành ngữ thường thể hiện những việc mang tính ngẫu nhiên, riêng lẻ Ngược lại, tục ngữ thể hiện những bản chất mang tính tất yếu, quy luật trong cuộc sống
Về mặt chức năng
Trang 25Tục ngữ và thành ngữ có chức năng hoàn toàn khác biệt nhau Tục ngữ là một thông báo ngắn gọn, súc tích Còn thành ngữ có chức năng định danh, biểu hiện sự vật, tính chất, hoạt động tương tự như từ Một thành ngữ dù lớn đến mấy cũng không thể làm chức năng thông báo Ngược lại, một tục ngữ dù nhỏ đến mấy cũng
có thể đảm nhiệm chức năng này một cách hoàn hảo
Ví dụ: Thành ngữ: “Ăn chắc mặc bền”, “Ăn cay nuốt đắng”, “Có qua có lại”,
“Con dại cái mang”, …
Tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Ghét của nào trời trao của đó”, …
Vì thành ngữ không đảm nhiệm chức năng thông báo nên với bất kỳ thành ngữ nào ta cũng có thể đặt câu hỏi về những vấn đề cơ bản xoay quanh nội dung của thành ngữ đó Chẳng hạn khi nêu thành ngữ “chậm như rùa” thì ta sẽ suy nghĩ “Ai chậm như rùa?”, hay là với thành ngữ “Tiền mất tật mang” người nghe sẽ nảy sinh câu hỏi “Ai tiền mất tật mang?” Còn đối với tục ngữ thì khác hẳn, tục ngữ là một thông báo trọn vẹn nên với bất kỳ tục ngữ nào người nghe cũng không nảy sinh ra những câu hỏi như vậy Chẳng hạn khi nói “Ăn trầu thì mở trầu ra, một là thuốc độc, hai là mặn vôi” thì sẽ không ai hỏi “Ai ăn trầu?”, vì đó là một câu chung dành cho tất cả mọi người
Tóm lại thành ngữ và tục ngữ đều là những tổ hợp cụm từ cố định, có kết cấu chặt chẽ, bền vững, có tính gợi tả và bóng bẩy.Thành ngữ không phải là một câu hoàn chỉnh, thành ngữ tương đương với từ và có thể góp phần tạo ra một câu hoàn chỉnh; thành ngữ nêu lên một sự vật, một tính chất, một hoạt động hay một hiện tượng nào đó Ngược lại, bản thân tục ngữ đã là một câu hoàn chỉnh; là một thông báo, một kết luận cụ thể, một nhận xét chính xác, một quy luật trong cuộc sống
1.3 Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Nhật và tiếng Việt
Vốn thành ngữ trong mỗi hệ thống ngôn ngữ đều vô cùng phong phú và đa dạng
Có rất nhiều cách để chúng ta có thể phân loại thành ngữ Đơn cử như trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt, theo nhà nghiên cứu Hoàng Văn Hành(trang 46-47, [8])
ta có thể phân loại dựa trên phương thức tạo nghĩa (phép so sánh và ẩn dụ hóa) để
Trang 26chia thành ngữ ra thành 2 loại chính đó là: Thành ngữ so sánh, ví dụ: gan như cóc
tía, lủi như trạch, lúng búng như ngậm hột thị, …; Thành ngữ ẩn dụ hóa (gồm:
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng, ví dụ: lo đứng lo ngồi, một mất một còn, một sớm
một chiều, …; Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng, ví dụ: kiếm củi ba năm thiêu một giờ, thân lừa ưa nặng, kiến tha lâu cũng đầy tổ, …) Hoặc chúng ta cũng có thể
phân loại dựa vào nguồn gốc để chia thành ngữ ra thành 2 loại lớn: Thành ngữ vay
mượn tiếng nước ngoài (chủ yếu là thành ngữ gốc Hán), ví dụ: lang bạt kỳ hồ, chiêu
binh mãi mã, cốt nhục tương tàn,…; Thành ngữ thuần Việt, ví dụ: đây đẩy như gái giẫy chồng ốm, đo bò làm chuồng, đứt đuôi con nòng nọc, …
Theo cách phân loại của nhà nghiên cứu Ngô Minh Thủy (1) thì ông phân loại thành ngữ dựa trên trường nghĩa của các yếu tố cấu tạo Nếu xét theo tiêu chí này,
về cơ bản thành ngữ có thể được chia làm 2 loại lớn đó là: thành ngữ thuộc thế giới con người và thành ngữ thuộc thế giới tự nhiên Mỗi nhóm trên đây còn được chia
ra thành nhiều nhóm nhỏ:
Thành ngữ thuộc thế giới con người, bao gồm:
Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể
Thành ngữ có từ chỉ hoạt động và tư duy của con người
Thành ngữ có từ chỉ bản thân con người (con người hiện thực và các nhân vật huyền thoại)
Thành ngữ có từ chỉ yếu tố, hiện tượng tự nhiên
(1) Nhiều tác giả , “Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu dạy và học tiếng Nhật”
Trang 27687 34,33 %
2 Thành ngữ có từ chỉ tư duy và các hoạt động của con người
137 6,85 %
3 Thành ngữ có từ chỉ bản thân con người (con người hiện thực
và các nhân vật huyền thoại)
84 4,19 %
4 Các thành ngữ khác 68 3,39 % Tổng số 976 ~48,76%
(Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy – học tiếng Nhật [17])
Căn cứ vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhóm thành ngữ thuộc thế giới tự nhiên (~51,21%) chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm thành ngữ thuộc thế giới con
Trang 28người (~48,76%) Trong đó thì nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể con người chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số với 687 thành ngữ (34,33%) (ví dụ: 頭を冷やす_ atama wo hiyasu = “làm lạnh đầu” = bình tĩnh lại; 後ろ髪を引かれる_ ushirogami wo hikareru = “bị giựt tóc đằng sau” = tiếc nuối, lưu luyến = tiếc đứt ruột; 顔が売れる_ kao ga ureru = “khuôn mặt bán chạy” = nổi tiếng = nổi như cồn;…); tiếp theo đó là thành ngữ có từ chỉ động vật với 276 thành ngữ (13,79%) (ví dụ: 一石二鳥_ isseki nichou = “một đá hai chim” = chỉ làm một việc mà đạt được những hai mục đích = một mũi tên trúng hai đích; 犬と猿_ inu to saru = “chó
và khỉ” = mối quan hệ không tốt đẹp, hay xung đột = như chó với mèo; 魚と水_ sakana to mizu = “cá và nước” = mối quan hệ khăng khít, thân thiết, không thể tách rời = như cá với nước; …); xếp thứ ba đó là thành ngữ chỉ con số với 185 thành ngữ (9,25%) (ví dụ: 一から十まで_ ichi kara juu made = “từ 1 đến 10” = toàn bộ, từ bắt đầu đến kết thúc; 悔いの八千度_ kui no yachitabi = “8000 lần ân hận” = vô cùng hối hận; 千里の堤も蟻の穴から崩れる_ senri no tsutsumi mo ari no ana kara kuzureru = “8 dặm đê cũng có thể bị vỡ vì tổ kiến” = một chút bất cẩn cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng = sai 1 li đi 1 dặm; …); tiếp theo đó là thành ngữ
có từ chỉ thực vật với 172 thành ngữ (8,59%) (ví dụ: 根に持つ_ ne ni motsu = “cầm đằng rễ” = hận suốt đời, không thể nào quên = không đội trời chung; 実もない_ mi
mo nai = “không có quả” = không có giá trị; 黴が生える_ kabi ga haeru = “bị mốc” = cũ kĩ; …); đứng thứ 5 là thành ngữ có từ chỉ các yếu tố / hiện tượng tự nhiên với 168 thành ngữ (8,39%) (ví dụ: 山が当たる_ yama ga ataru = “trúng núi”
= đúng với dự đoán = trúng tim đen; 湯水のように使う_ yumizu no youni tsukau
= “dùng như nước sôi và nước” = phung phí; 寝耳に水_ nemimi ni mizu = “nước vào tai khi ngủ” = ngạc nhiên bởi một sự việc không ngờ tới; …); …
1.3.2 Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Việt (xét từ góc độ trường nghĩa của yếu tố cấu tạo)
Trang 29Trên cơ sở khảo sát 4794 thành ngữ thông dụng trong cuốn “Thành ngữ tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Lực và “Thành ngữ tiếng Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Lực - Lương Văn Đang, người viết đã xử lý số liệu và đưa ra được tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Việt như bảng sau:
739 15,42 %
2 Thành ngữ có từ chỉ tư duy và các hoạt động của con người
657 13,70%
3 Thành ngữ có từ chỉ bản thân con người (con người hiện thực
và các nhân vật huyền thoại)
với 739 thành ngữ (15,42 %) (ví dụ: đổ mồ hôi trán, dán mồ hôi lưng; đau lòng xót
ruột; bằng mặt chẳng bằng lòng; …) Ở tiêu chí này, ngoài những bộ phận cơ thể
thông thường (tay, chân, mắt, mũi,…), thì những yếu tố khó xác định như nước mắt,
Trang 30hơi thở, nước bọt, hồn, vía, sữa, trung tiện,…cũng được người viết liệt vào danh sách những thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể Đứng vị trí thứ hai đó là thành ngữ
có từ chỉ động vật với 703 thành ngữ (14,67 %) (ví dụ: cá chậu chim lồng; chim sa
cá lặn; chuột sa chĩnh gạo; …) Tiếp theo đó là thành ngữ có từ chỉ tư duy và các
hoạt động của con người với 657 thành ngữ (13,70 %) (ví dụ: ăn chay niệm phật;
đào mồ cuốc mả; cày sâu cuốc bẫm; …) Đứng vị trí thứ 4 đó là thành ngữ có từ chỉ
các yếu tố và hiện tượng tự nhiên với 465 thành ngữ (9,70 %) (ví dụ: ăn đất nằm
sương; bão táp phong ba; la trời la đất; non thẳm rừng sâu; …) Tiếp theo đó là
thành ngữ có từ chỉ bản thân con người với 394 thành ngữ (8,22 %) (ví dụ: đa nghi
như Tào Tháo; đi như ma đuổi; dữ như quỷ; …) “Bản thân con người” ở đây có thể
là những từ ám chỉ con người hiện thực (anh, chị, em, cô, dì, anh hùng, vua, đĩ, thằng ăn mày, xẩm, thầy, …) hoặc là các nhân vật huyền thoại (quỷ, thần, tiên, Tào Tháo, Bái Công, Hà Bá, Trương Phi, Chúa Chổm, …)
Cần phải nói thêm rằng, sở dĩ ở đây “Các thành ngữ khác” chiếm tỷ lệ lớn là do trong phạm vi mà người viết khảo sát thì có nhiều thành ngữ không thuộc những tiêu chí được đưa ra ở bảng trên Ví dụ như nếu xét theo tiêu chí “mùi vị” ta sẽ có những thành ngữ như: chia ngọt sẻ bùi, ngậm đắng nuốt cay, nói ngon nói ngọt,…; xét theo tiêu chí “đồ vật” ta sẽ có một số thành ngữ như: giấy rách giữ lấy lề, chăn đơn gối chiếc, gương vỡ lại lành,… Tiêu chí “đồ vật” này có phạm vi rất rộng, những vật dụng thân thuộc với con người, dùng trong sinh hoạt hằng ngày và lao động sản xuất như tiền, đạn, mũi tên, trống, dùi, nồi, rế, rổ, đũa, cối,…được đưa vào thành ngữ tương đối nhiều Ngoài ra còn có rất nhiều thành ngữ không thể đưa vào
một tiêu chí cụ thể nào (ví dụ: hao tài tốn của, hết nước hết cái, hết khôn dồn ra dại,
…) hoặc các thành ngữ có hình ảnh hoán dụ như: áo bào gặp ngày hội, áo gấm đi
đêm,…
Như vậy, qua hai bảng nêu trên ta có thể thấy rằng: ngược với hệ thống thành ngữ trong tiếng Nhật, hệ thống thành ngữ tiếng Việt có nhóm thành ngữ thuộc thế giới con người (~51,17 %) chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm thành ngữ thuộc thế giới tự nhiên (~48,83 %) Ngoài ra, so với thành ngữ bên tiếng Việt, nhóm thành ngữ có từ
Trang 31chỉ bộ phận cơ thể con người bên tiếng Nhật ( 34,33% ) chiếm một tỷ lệ áp đảo hơn
so với các nhóm khác như: thành ngữ có từ chỉ tư duy và các hoạt động của con người ( 6,85% ), thành ngữ có từ chỉ bản thân con người ( 4,19% ), thành ngữ có từ chỉ con vật ( 13,79% ), … Trong khi đó, các nhóm thành ngữ bên tiếng Việt phân
bố khá đều nhau, không có sự chênh lệch quá lớn, ví dụ: nhóm thành ngữ có từ chỉ
bộ phận cơ thể người chiếm 15,42 %, thành ngữ có từ chỉ tư duy và các hoạt động của con người chiếm 13,70 %, thành ngữ có từ chỉ động vật chiếm 14,67 %, …Điều
đó chứng tỏ trong hệ thống thành ngữ tiếng Nhật, các yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người rất được coi trọng, sau đó là đến hình ảnh các con vật gần gũi với loài người Trong khi đó thì nhìn chung trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt, mọi yếu tố thuộc bản thân con người và môi trường thân thuộc xung quanh con người đều có thể được liên tưởng và đưa vào sử dụng làm thành ngữ Trong đó phải kể tới cả hình ảnh các vật dụng dùng trong đời sống, sinh hoạt và lao động hằng ngày Nhưng bởi
vì để tạo được sự tương ứng với bảng hệ thống thành ngữ tiếng Nhật mà nhà nghiên cứu Ngô Minh Thủy đưa ra nên người viết cũng không đưa yếu tố “đồ vật” vào làm tiêu chí phân loại Ngoài ra cũng phải nói thêm rằng, do nguồn tài liệu tiếp cận chưa được phong phú, cộng với tiêu chí phân loại có phần khác biệt so với nhà nghiên cứu Ngô Minh Thủy nên kết quả đưa ra có thể vẫn chưa hoàn toàn chuẩn xác Nhưng người viết thiết nghĩ nếu có sai lệch thì cũng là điều không đáng kể
Trang 32TIỂU KẾT
Trong chương này người viết đã đưa ra một loạt định nghĩa về thành ngữ của các nhà nghiên cứu đi trước, từ đó đúc kết cho riêng mình những khái niệm, đặc điểm, chức năng của thành ngữ So sánh để làm rõ sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, đồng thời tiến hành tính toán tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong
tiếng Nhật và tiếng Việt, tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu trong chương tiếp theo
Thông qua chương 2 người viết sẽ làm rõ khái niệm của thành ngữ có từ chỉ động vật trong cả hai ngôn ngữ, đồng thời tiến hành phân tích, khảo sát số lượng thành ngữ có từ chỉ động vật trong tổng số các thành ngữ Nhật – Việt mà người viết thu thập được từ sách, báo, từ điển, internet, …
Trang 33Chương 2 KHẢO SÁT CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THÀNH NGỮ NHẬT - VIỆT
Trang 34Thành ngữ là một cụm từ cố định, có chức năng định danh, gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động nào đó, có tính gợi tả và bóng bẩy Giống với thành ngữ, tục ngữ cũng là một cụm từ cố định có kết cấu bền vững, chặt chẽ, có tính gợi tả, bóng bẩy Riêng chỉ khác nhau ở điểm thành ngữ nêu lên một sự vật, một tính chất, một hoạt động hay một hiện tượng nào đó Ngược lại, tục ngữ lại là một câu hoàn chỉnh, là một thông báo, một kết luận cụ thể, một nhận xét chính xác, một quy luật trong cuộc sống Như vậy, qua chương 1 chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về định nghĩa, đặc điểm, chức năng của thành ngữ nói chung và thành ngữ Nhật - Việt nói riêng Từ đó phân biệt rõ những nét khu biệt giữa thành ngữ với các ngữ cố định nói chung và với tục ngữ nói riêng Trong chương 2 này, người viết sẽ tiến hành khảo sát các thành ngữ Nhật - Việt để tìm ra các thành ngữ có chứa các từ chỉ động vật, đồng thời người viết cũng sẽ khảo sát nghĩa của các từ chỉ động vật trong các thành ngữ đó để làm nổi bật lên mức độ đa nghĩa và thiên hướng nghĩa của các từ chỉ động vật này
Dựa trên nhiều nguồn tư liệu Nhật – Việt, người viết đã khảo sát, lựa chọn và tổng hợp riêng ra những thành ngữ có sử dụng hình ảnh động vật để làm cơ sở viết
Trang 35luận văn này Tiêu chí để lựa chọn đó là các thành ngữ có nhắc đến tên của một hay nhiều con vật cụ thể hoặc một bộ phận cơ thể của chúng Ngoài những loài vật có thật ra thì còn có một số ít những loài vật được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người cũng được người viết xếp vào hệ thống thành ngữ có sử dụng hình ảnh động vật để khảo sát
2.1.1 Những từ chỉ động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Nhật
Sau khi khảo sát cuốn Từ điển tục ngữ thành ngữ điển cố và một số website về thành ngữ tiếng Nhật, người viết đã tổng hợp được 357 thành ngữ tiếng Nhật có sử dụng từ chỉ động vật Trong đó có 83 loài vật được nhắc tới Tên các con vật được sắp xếp cụ thể theo thứ tự ABC như sau:
Bạch tuộc, báo, bào ngư, bò
Cá (cá nibe, cá vàng, cá chép, cá bạc má, cá monkfish, cá hồng, cá mòi, cá đối, cá da trơn, cá dưa, cá nóc), cáo, chim (chim bồ câu, chim két, chim vành khuyên xanh, chim sẻ, chim uyên ương, chim cu cu, chim trĩ xanh, chim diệc, hoàng oanh, chim dẽ, chàng làng, chim cốc, chim ưng, diều hâu, hạc, quạ), chó, chồn đuôi dài, chuột, côn trùng (muỗi, ong, dế trũi, bọ chét, chấy, bướm, phù du, ruồi trâu, đom đóm, ve, bọ ngựa, kiến), cua
Trang 36 Thằn lằn, thỏ, tôm (tôm hùm Mỹ)
Vịt , vịt trời, voi
2.1.2 Những từ chỉ động vật được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt
Trên cơ sở khảo sát hai cuốn từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực và
“Thành ngữ tiếng Việt” của nhóm tác giả Nguyễn Lực - Lương Văn Đang, người viết đã tổng kết được có 703 thành ngữ động vật Trong đó có 146 loài động vật được nhắc đến (kể cả các loài chim, cá, chuột, cóc, gấu, khỉ, heo, ốc, vịt và bọ cụ thể) Tên các con vật được sắp xếp theo thứ tự ABC như sau:
Báo (tên khác: ông beo), bò, bọ (bọ chó, bọ nẹt), bọ ngựa, bướm (Hán Việt: điệp)
Cá (cá diếc, cá đối, cá chày, cá chạch, cá chi chi, cá chiên, cá chuối, cá lăng,
cá lóc (tên khác: cá sộp), cá mè, cá mòi, cá nheo, cá rô, cá săn sắt, cá sấu, cá thờn bơn, cá trê, cá trôi, cá vàng, cá vược), cà cuống, cáo, cáy, châu chấu, chẫu chuộc, chấy, chim (Hán Việt: điểu) (ác là, bìm bịp, bồ câu, bồ nông, chích chòe, chim cắt, chim dẽ, chim chích, chim cốc, chim cuốc, chim két, chim nhạn, chim ri, chim sáo, choi choi, cò, cò bợ, cò hương, cò ma, công,
cú, cun cút, diều hâu, giẻ cùi, hạc, khướu, loan, ó, phượng hoàng, quạ, sếu, vẹt, vạc), chó, chuồn chuồn, chuột (Hán Việt: thử) (chuột chù), cóc (cóc tía), cua
Le le, lợn (tên khác: heo) (lợn cỏ, lợn sề), lừa, lươn
Mèo (Hán Việt: miêu; tên khác: mỉu), mọt, muỗi
Trang 37 Nắc nẻ, ngài, ngóe, ngỗng, ngựa (Hán Việt: mã), nhái, nhện, nhộng, nòng nọc
Ong, ốc (ốc nhồi)
Rắn (Hán Việt: xà), rận, rết, rồng, rùa, ruồi, rươi
Sâu, sên, sóc, sói, sư tử, sứa
Tằm, tép, thằn lằn, thiêu thân, thỏ, thú, tò vò, tôm, trâu (nghé = trâu con; Hán Việt: ngưu)
Ve, vịt (vịt bầu), voi (Hán Việt: tượng; tên khác: vâm), vượn, vờ
2.2 Tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật trong thành ngữ Nhật – Việt
Tỷ lệ xuất hiện của một số từ chỉ động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Nhật
được thể hiện trong Bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1 Tần số xuất hiện của một số từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Nhật
thành ngữ
Tỷ lệ (%)
Trang 3810 Khỉ 猿臂を伸ばす_enpi wo nobasu 8 2.2
yori toshi no kou
Cũng cần phải nói thêm rằng, có một số ít trường hợp trong cùng một thành ngữ xuất hiện hai từ chỉ động vật khác nhau Vì vậy mà các thành ngữ đó được tính hai
Trang 39lần khi thống kê Tuy nhiên, trong tiếng Nhật thì những trường hợp đặc biệt như thế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ Cụ thể là trong các thành ngữ động vật mà người viết thống
kê được, chỉ có 6 trường hợp thành ngữ có sử dụng hai từ chỉ động vật khác nhau Các trường hợp đó là: chó_khỉ (2); chó_ngựa (1); rồng_hổ (1); ong_ruồi trâu (1); đom đóm_ve (1) Đó là lý do vì sao mà tổng số thành ngữ động vật mà người viết thống kê được là 357, nhưng nếu tính theo sự xuất hiện của các từ chỉ động vật như
ngữ tiếng Nhật
Trang 40Bàn về thành ngữ tiếng Việt, có một số bài nghiên cứu cũng đã đề cập đến mảng thành ngữ có sử dụng hình ảnh động vật Như trong bài nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan (1), tác giả đã tổng hợp được các số liệu như sau:
157 thành ngữ có sử dụng hình ảnh loài chim nói chung và các loại chim cụ
Bảng 2.2 Tần số xuất hiện của một số từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
STT Tên động
Số lượng thành ngữ
Tỷ
lệ (%)
(1) Trịnh Cẩm Lan, “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và những giá trị biểu trưng của thành ngữ
tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật)”