Tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Nhật (xét từ góc độ

Một phần của tài liệu hình ảnh động vật trong thành ngữ nhật - việt (Trang 27 - 28)

trường nghĩa của yếu tố cấu tạo)

Nhà nghiên cứu Ngô Minh Thủy đã đưa ra được tỷ lệ phân bố của các nhóm thành ngữ trong tiếng Nhật như bảng sau:

Bảng 1.2

Tỷ lệ phân bố của thành ngữ tiếng Nhật xét từ góc độ trường nghĩa của yếu tố cấu tạo thành ngữ TT Nhóm thành ngữ Số lượng Tỉ lệ 1 Thành ngữ có từ chỉ các yếu tổ thuộc thể giới con người 1 Thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người 687 34,33 % 2 Thành ngữ có từ chỉ tư duy và các hoạt động của con người

137 6,85 %

3 Thành ngữ có từ chỉ bản thân con người (con người hiện thực và các nhân vật huyền thoại)

84 4,19 % 4 Các thành ngữ khác 68 3,39 % Tổng số 976 ~48,76% 2 Thành ngữ có từ chỉ các yếu tố thuộc thế giới tự nhiên 1 Thành ngữ có từ chỉ con vật 276 13,79 % 2 Thành ngữ có từ chỉ thực vật 172 8,59 % 3 Thành ngữ có từ chỉ con số 185 9,25 % 4 Thành ngữ có từ chỉ các yếu tố/

hiện tượng tự nhiên

168 8,39 %

5 Thành ngữ có từ chỉ màu sắc 143 7,15 % 6 Các thành ngữ khác 81 4,05 % Tổng số 1025 ~51,21 %

Tổng số 2001 ~ 100%

(Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy – học tiếng Nhật [17])

Căn cứ vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhóm thành ngữ thuộc thế giới tự nhiên (~51,21%) chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm thành ngữ thuộc thế giới con

người (~48,76%). Trong đó thì nhóm thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể con người chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số với 687 thành ngữ (34,33%) (ví dụ: 頭を 冷やす_ atama wo hiyasu = “làm lạnh đầu” = bình tĩnh lại; 後ろ髪を引かれる_

ushirogami wo hikareru = “bị giựt tóc đằng sau” = tiếc nuối, lưu luyến = tiếc đứt ruột; 顔が売れる_ kao ga ureru = “khuôn mặt bán chạy” = nổi tiếng = nổi như cồn;…); tiếp theo đó là thành ngữ có từ chỉ động vật với 276 thành ngữ (13,79%) (ví dụ: 一石二鳥_ isseki nichou = “một đá hai chim” = chỉ làm một việc mà đạt được những hai mục đích = một mũi tên trúng hai đích; 犬と猿_ inu to saru = “chó và khỉ” = mối quan hệ không tốt đẹp, hay xung đột = như chó với mèo; 魚と水_ sakana to mizu = “cá và nước” = mối quan hệ khăng khít, thân thiết, không thể tách rời = như cá với nước; …); xếp thứ ba đó là thành ngữ chỉ con số với 185 thành ngữ (9,25%) (ví dụ: 一から十まで_ ichi kara juu made = “từ 1 đến 10” = toàn bộ, từ bắt đầu đến kết thúc; 悔いの八千度_ kui no yachitabi = “8000 lần ân hận” = vô cùng hối hận; 千里の堤も蟻の穴から崩れる_ senri no tsutsumi mo ari no ana kara kuzureru = “8 dặm đê cũng có thể bị vỡ vì tổ kiến” = một chút bất cẩn cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng = sai 1 li đi 1 dặm; …); tiếp theo đó là thành ngữ có từ chỉ thực vật với 172 thành ngữ (8,59%) (ví dụ: 根に持つ_ ne ni motsu = “cầm đằng rễ” = hận suốt đời, không thể nào quên = không đội trời chung; 実もない_ mi

mo nai = “không có quả” = không có giá trị; 黴が生える_ kabi ga haeru = “bị mốc” = cũ kĩ; …); đứng thứ 5 là thành ngữ có từ chỉ các yếu tố / hiện tượng tự nhiên với 168 thành ngữ (8,39%) (ví dụ: 山が当たる_ yama ga ataru = “trúng núi” = đúng với dự đoán = trúng tim đen; 湯水のように使う_ yumizu no youni tsukau = “dùng như nước sôi và nước” = phung phí; 寝耳に水_ nemimi ni mizu = “nước vào tai khi ngủ” = ngạc nhiên bởi một sự việc không ngờ tới; …); …

Một phần của tài liệu hình ảnh động vật trong thành ngữ nhật - việt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)