1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng việt (2018)

62 939 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

35 CHƯƠNG 3: NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT .... Phân tích ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt .... Ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

ĐỖ THỊ MỴ

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

PGS TS ĐỖ THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

======

ĐỖ THỊ MỴ

TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT

TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

PGS TS ĐỖ THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

ý kiến của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Mỵ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PSG.TS Đỗ Thị Thu Hương Khóa luận với đề tài Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt chưa từng được công bố trong

bất kì công trình nghiên cứu nào khác Nếu có gì sai phạm, người viết xin chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Mỵ

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả thống kê trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt 19 Bảng 2.2 Kết quả thống kê nhóm động vật gần gũi với con người 20 Bảng 2.3 Kết quả thống kê nhóm động vật hoang dã 25 Bảng 2.4 Kết quả thống kê nhóm động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam 27 Bảng 2.5 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ màu sắc của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 29 Bảng 2.6 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ đặc điểm về hình dáng, kích thước của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 30 Bảng 2.7 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 31 Bảng 2.8 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ mùi của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 32 Bảng 2.9 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ hoạt động của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 33 Bảng 2.10 Kết quả thống kê từ ngữ chỉ đặc điểm sinh sản của động vật trong thành ngữ tiếng Việt 34

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6

1.1 Khái quát về thành ngữ 6

1.1.1 Khái niệm về thành ngữ 6

1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ 7

1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu 7

1.1.2.2 Đặc điểm ý nghĩa 8

1.2 Phân loại thành ngữ 9

1.3 Giá trị của thành ngữ 11

1.4 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 12

1.5 Nghĩa biểu trưng 13

1.5.1 Khái niệm 13

1.5.2 Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển 15

1.5.3 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ 16

Tiểu kết 18

CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 19

2.1 Kết quả thống kê 19

Trang 7

2.2 Miêu tả một số trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt và nhận

xét 20

2.2.1 Tên gọi các loài động vật 20

2.2.2 Đặc điểm bên ngoài của động vật (màu sắc, hình dáng, kích thước ) 28

2.2.3 Bộ phận của động vật 31

2.2.4 Mùi 32

2.2.5 Hoạt động của động vật 33

2.2.6 Đặc điểm sinh sản 34

Tiểu kết 35

CHƯƠNG 3: NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỘNG VẬT TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 36

3.1 Phân tích ý nghĩa biểu trưng của một số hình ảnh động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt 36

3.1.1 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật có mối quan hệ gần gũi với con người (con chó, con cò…) 36

3.1.2 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật hoang dã (con hổ, con vượn…) 41

3.1.3 Ý nghĩa biểu trưng của một số động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh của người Việt Nam (ma, quỷ, rồng…) 42

3.2 Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa 44

3.3 Hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng 47

Tiểu kết 50

KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ Trong tiếng Việt, thành ngữ có số lượng rất lớn, đa dạng về cấu tạo và phong phú về nội dung Chúng mang những đặc trưng dân tộc rõ nét và giàu sức biểu cảm, biểu hiện Cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc thành ngữ dần được hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ để giao tiếp chung Việc phát triển thành ngữ là một trong những cách hiệu quả để bổ sung và làm phong phú thêm vốn từ Thành ngữ phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của mỗi dân tộc Qua thành ngữ, chúng ta còn phát hiện được các đặc điểm như lối nói, cách tư duy, đặc điểm văn hóa của người Việt về nhận thức và phản ánh trong hiện thực cuộc sống Thành ngữ không những góp phần làm phong phú thêm vốn từ mà còn làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt trên nhiều phương diện Vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ luôn là một đề tài có ý nghĩa đầy đủ

cả về mặt lí luận và thực tiễn

Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc trưng văn hóa riêng đặc biệt Trong hoạt động giao tiếp, người Việt Nam rất hay sử dụng những lối nói bóng bẩy, giàu hình ảnh và mang ý nghĩa biểu trưng Cho nên trong hoạt động giao tiếp nói chung và trong các loại hình nghệ thuật nói riêng, thành ngữ được sử dụng rất nhiều và hiệu quả bởi sự giản dị, dễ hiểu Chất liệu tạo nên thành ngữ tiếng Việt có thể là động vật, thực vật, từ chỉ hiện tượng tự nhiên, từ chỉ vật dụng…Chất liệu là biểu hiện của tính dân tộc trong thành ngữ và khám phá chất liệu trong thành ngữ tiếng Việt cho ta biết thêm văn hóa, tư duy, lối liên tưởng so sánh khi nhận thức về thế giới động vật

Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Trường nghĩa động vật

trong thành ngữ tiếng Việt” Chúng tôi hi vọng các kết quả nghiên cứu của

Trang 9

đề tài này sẽ đóng góp thêm một phát hiện mới đối với việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt Từ đó góp phần làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu

về thành ngữ tiếng Việt

2 Lịch sử vấn đề

Trong kho tàng tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể

không nhắc đến vốn thành ngữ tiếng Việt Thành ngữ không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khác Sự đa dạng và phong phú về số lượng và quan trọng hơn là khả năng sử dụng linh hoạt đã khiến thành ngữ trở thành vốn sống, kinh nghiệm truyền từ hế hệ này qua thế hệ khác, gắn với lời ăn tiếng nói của nhân dân ta Thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ và phong phú, nhiều công trình nghiên cứu mang tính khoa học với nhiều mục đích khác nhau

Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trên nhiều phương diện khác nhau Có thể tóm lược một số hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt như sau:

Hướng thứ nhất, tập hợp và giải thích các thành ngữ tiếng Việt để làm từ

điển có thể kể đến các công trình sau: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân [14], Từ điển giải thích thành ngữ Tiếng Việt của

Nguyễn Như Ý (chủ biên) [28] Từ điểm thành ngữ - tục ngữ Việt – Hán của tác giả Nguyễn Văn Khang [13]

Hướng thứ hai, nghiên cứu thành ngữ trên phương diện đặc điểm, cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt Tiêu biểu là các công trình nghiên

cứu: Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [7], Thành ngữ học tiếng

Việt của tác giả Hoàng Văn Hành [8]

Hướng thứ ba, nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trong mối quan hệ với

Trang 10

các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng thành ngữ là nơi phản ánh ý nghĩ, tình cảm triết lí, quan niệm của con người về cuộc sống, về những đạo lí, truyền thống được lưu giữ từ đời này sang đời khác Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến Bình diện văn hóa- ngôn ngữ của nghiên cứu

hiểu văn hóa qua ngôn ng ữ của Đỗ Hữu Châu đăng trên tạp chí

Ngôn ngữ số 10, 2000

Trên đây là những đóng góp nổi bật của các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu thành ngữ Ngoài các hướng nghiên cứu trên còn có thể kể đến

một số bài báo, công trình tiêu biểu như: Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nguồn

gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt,

Luận án Tiến sĩ, Bảo vệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam [12]

Khóa luận của sinh viên Trương Thị Lộng Ngọc (2010) Thành ngữ chỉ

trường nghĩa “ăn” trong tiếng Việt

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về trường nghĩa chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt Với kết quả và hướng nghiên cứu như trên chúng tôi tiến hành thực hiện

nghiên cứu đề tài: “Trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt”

3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc khảo sát, phân loại trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi tiến hành phân tích ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt Từ đó thấy được những giá trị văn hóa truyền thống ẩn tàng trong các thành ngữ tiếng Việt nói chung, thành ngữ có hình ảnh động vật nói riêng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổng hợp các vấn đề lí thuyết liên quan tới đề tài

Trang 11

- Khảo sát, thống kê, phân loại ngữ liệu thành các tiểu trường

- Phân tích ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là thành ngữ tiếng Việt có xuất hiện hình ảnh động vật

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngữ liệu được khảo sát trong

Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang ( Nxb Khoa học xã hội, 1978) và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ

Thúy Anh, Vũ Quang Hào (Nxb Văn hóa Thông tin, 2000)

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa vào việc khảo sát tìm hiểu các tư liệu liên quan đến hình ảnh động vật và kết quả thống kê trong thành ngữ tiếng Việt chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả ý nghĩa biểu trưng của động vật trong thành ngữ tiếng Việt

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được áp dụng để miêu tả ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt; miêu tả hiện tượng đa nghĩa biểu trưng và hiện tượng đồng nghĩa biểu trưng

- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng khi chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cụ thể các thành ngữ có chứa hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt sau đó phân chia chúng thành các tiểu loại

Trang 12

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Miêu tả trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt Chương 3: Nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Khái quát về thành ngữ

Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu viết: “Đối

chiếu với từ phức và cụm từ tự do, có thể nói: “ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc có tính xã hội như từ” [1; 72]

Tác giả Nguyễn Trọng Lực, Lương Văn Đang đã nêu lên ba đặc tính của thành ngữ: “Thành ngữ tiếng Việt có tính chất cố định cao; các thành ngữ thường được biểu hiện và sử dụng ở nghĩa bóng là chủ yếu; các thành ngữ có quá trình vận động và biến đổi” [15; 21]

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi

cảm” [5; 77] Ví dụ: Béo như con trâu trương, câm như miệng hến, đen như

bồ hóng,…

Trang 14

Các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu định nghĩa thành ngữ như sau: “Thành ngữ là cụm từ cố định, tự do, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Nghĩa của chúng có tính chất cấu trúc và gợi cảm” [21;

157] Ví dụ: Đông như kiến, Đứng như trời trồng, Được lời như cởi tấm

lòng…

Trong các định nghĩa về thành ngữ đó đều có những điểm chung sau: Thành ngữ đều là những cụm từ, có sự cố định về hình thái cấu trúc và có sự hoàn chỉnh về ý nghĩa và nghĩa của thành ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố (từ) cấu thành nên thành ngữ Ngoài ra khi định nghĩa về thành ngữ một số tác giả còn đề cập đến nhiều mặt khác như tác giả Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng nhấn mạnh đến thành ngữ là một chỉnh thể định danh, hoạt động như một từ riêng biệt Hồ Lê đề cập đến chức năng miêu

tả hình ảnh, hiện tượng tính cách hoặc quan hệ…

Tóm lại, thành ngữ là những cụm từ cố định, là một đơn vị có sẵn trong

hệ thống từ vựng của một dân tộc, chúng có chức năng định danh gọi tên sự vật hiện tượng đồng thời phản ánh các khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ và đồng thời cũng là một đơn vị mang đậm dấu

ấn văn hóa dân tộc Chính vì vậy có thể đồng thời gọi thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ - văn hóa

1.1.2 Đặc điểm của thành ngữ

1.1.2.1 Đặc điểm kết cấu

Đặc điểm kết cấu của thành ngữ là một thành phần tổ hợp cố định và bền vững về hình thái cấu trúc, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt nó được sử dụng trong khẩu ngữ

Trong thành ngữ thì tính cố định về hình thái cấu trúc được thể hiện:

Thành phần từ vựng ổn định nghĩa là các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng mà nhiều trường hợp không thể thay thế

Trang 15

Ví dụ: chân đăm đá chân chiêu, đăm thời cổ có nghĩa là phải, chiêu có nghĩa

là trái

Tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện sự cố định trong trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau về tính bền vững hình thái - cấu trúc Có thể

là sự mờ nhạt về ngữ nghĩa và những mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành

tố Hay do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện truyền thuyết, cổ tích…hoặc do tính vần điệu, tiết tấu…

Trước kia thành ngữ là một tổ hợp từ tự do và được mọi người sử dụng, tái hiện nhiều lần nên nó mang tính ổn định cố định và được hình thành do thói quen sử dụng của người bản ngữ Thành ngữ mang tính ổn định nhưng nó cũng mang sự sáng tạo cá nhân, tạo dấu ấn riêng của mỗi người

Tính uyển chuyển và tính bền vững cố định của thành ngữ trong sử dụng không hề mâu thuẫn với nhau mà còn bổ sung cho nhau, tạo nên sự hoàn chỉnh Và chính điều này đã khiến cho thành ngữ xuất hiện nhiều biến thể Ví

dụ như thành ngữ ba chìm bảy nổi còn có bảy nổi ba chìm…

thành ngữ đầu trâu mặt ngựa không phải miêu tả đầu con trâu và mặt con

ngựa mà ngụ ý nói đến những kẻ lưu manh, côn đồ

Trang 16

Tính bóng bẩy về nghĩa và tính ổn định về cấu tạo của thành ngữ cũng

có nhiều nét tương đồng với tục ngữ và có thể chuyển hóa cho nhau Tuy nhiên giữa thành ngữ và tục ngữ lại có những điểm dị biệt: “Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị khái niệm một cách bóng bẩy còn tục ngữ lại là những câu đặc biệt biểu thị phán đoán một cách nghệ thuật”[8; 35]

Căn cứ vào phương thức tạo nghĩa, ông chia thành ngữ tiếng Việt ra làm

2 loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Căn cứ vào cấu trúc của thành ngữ, chia làm hai loại thành ngữ đối xứng

và thành ngữ phi đối xứng Trong loại phi đối xứng lại có thành ngữ phi đối xứng so sánh và thành ngữ đối xứng ẩn dụ hóa

Ở mỗi cách phân chia trên chỉ dừng lại ở mức chọn tiêu chí phân loại cho từng bậc và mỗi một tiểu loại là một nội dung vấn đề khảo sát Và sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào từng loại của thành ngữ tiếng Việt để có cái nhìn hoàn thiện hơn về thành ngữ tiếng Việt

Trước hết là ở loại 1 thành ngữ so sánh: Thành ngữ so sánh là một cụm

từ bền vững được hình thành từ phép so sánh và thường có nghĩa biểu trưng

Ví dụ: đắt như tôm tươi, chua như dấm, mỏng như lá lúa…

Để hiểu về thành ngữ so sánh trước hết ta cần chỉ ra mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh

Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh: A so sánh với B A là vế đưa

ra để được so sánh còn B là từ đưa ra để so sánh, từ để so sánh: như, tựa, hệt, tựa như, tựa hệt, hơn, cũng bằng…

Trang 17

Ví dụ: Ác như hùm, bạc như vôi…

Cay hơn ớt, quý hơn vàng, chán hơn cơm nếp nát…

Hai đấm cũng bằng một đạp, lệnh ông không bằng lệnh bà…

Có thể nói, một đặc trưng nổi bật về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh là

vế B trong cấu trúc so sánh như B bao giờ cũng có tầng nghĩa đôi Sự song hành hai tầng nghĩa ấy làm cho thành ngữ có tính hính tượng

Loại thứ 2 thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt: Đây là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt, chiếm phần lớn trong tổng số thành ngữ thường dùng Trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng thì có đẳng kết, hội nghĩa và phi đẳng kết, không hội nghĩa Ví dụ thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng:

mẹ tròn con vuông, đầu cua tai nheo…

Thứ nhất ở đẳng kết, hội nghĩa gồm có hội nghĩa tương đẳng, ví dụ: như

đầu trâu mặt ngựa, hội nghĩa trội, ví dụ: mát chân mát tay và ở hội nghĩa

chuyển lại chia làm 2 loại nhỏ là đều pha và lệch pha

Thứ hai, là phi đẳng kết , không liên hội gồm có phi đẳng kết, không liên hội theo quan hệ nhân quả, theo hành động mục đích, hành động thể cách Loại thứ 3 là thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt:

Theo cuốn Thành ngữ học tiếng Việt của tác giả Hoàng Văn Hành thành

ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng: “Xét về mặt cấu trúc chúng không có tính chất đối xứng do được cấu tạo giống hệt như những cấu trúc ngữ pháp thường (nên gọi là những thành ngữ thường) Xét về quá trình tạo nghĩa chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa.” [8; 77]

Đi sâu vào mặt cấu trúc, ta có thể thấy kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm hoặc có hai trung tâm

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng không có tính đối xứng về mặt cấu trúc và chủ yếu được tạo nghĩa qua con đường ẩn dụ hóa Ở loại này gồm có

Trang 18

kết cấu ngữ và kết cấu chủ - vị Trong kết cấu ngữ gồm có danh ngữ, chẳng

hạn: động ngữ ăn to nói lớn, tính ngữ mát chân, mát tay…

1.3 Giá trị của thành ngữ

Giá trị của thành ngữ trước hết được thể hiện ở thành ngữ có giá trị gợi hình và biểu cảm cao Thành ngữ thường gợi hình ảnh, màu sắc, mà các hình ảnh được nói đến trong thành ngữ là những điều quen thuộc, dễ hình dung, liên tưởng và tưởng tượng

Giá trị của thành ngữ được thể hiện ở tính hình tượng, sự khái quát về nghĩa, giàu tính biểu cảm Đặc biệt thành ngữ là đơn vị chứa đựng những giá trị văn học dân tộc sâu sắc

Trước hết ta nói về tính hình tượng trong nghệ thuật: Là phương thức đặc thù của nghệ thuật, phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống Thông qua đó lí giải, khái quát về cuộc sống gắn liền với một tư tưởng, cảm xúc nhất định của tác giả

Trong thành ngữ, ta có thể hiểu một cách nôm na tính hình tượng là những hình ảnh cụ thể sinh động, lí giải , khái quát về cuộc sống thông qua đó thể hiện được tư tưởng, tình cảm người viết

Ví dụ: Đầu trâu mặt ngựa trên cơ sở nghĩa đen trâu và ngựa là hai con

gia súc lớn khó thuần phục Thành ngữ này gợi lên hình ảnh bề ngoài hung ác, không lương thiện, ý muốn nói đến những kẻ hung ác không còn tính người

Cá chậu chim lồng tính hình tượng: cá sống trong chậu, chim nhốt trong

lồng, thể hiện sự tù túng chật hẹp, gò bó không được tự do Đây là cách nói cụ thể, sinh động có hình ảnh thể hiện sự gò bó, trói buộc, không có tự do

Về tính biểu cảm của thành ngữ thì thành ngữ thể hiện thái độ tình cảm của tác giả có thể là yêu, ghét, phê phán có thể là sự cảm thông của tác giả đối

Trang 19

với đối tượng được nói tới Ví dụ thành ngữ Đầu trâu mặt ngựa thể hiện thái

độ căm ghét oán giận, phê phán của tác giả đối với những kẻ hung ác

Tính hàm súc của thành ngữ được thể hiện ở sự ngắn gọn, cô đọng, hàm

súc mang giá trị tạo hình biểu cảm cao Trong thành ngữ đầu trâu mặt ngựa

thì chỉ với bốn chữ tác giả đã nói lên được sự hung ác của những kẻ côn đồ, không có tính người

Như vậy, thành ngữ không chỉ có giá trị về mặt hình tượng mà nó còn có giá trị về nội dung, tính biểu cảm, tính khái quát về nghĩa, tính biểu cảm và tính cân đối về nhịp điệu, câu văn điều này làm cho thành ngữ hay hơn, sinh động hơn

Thành ngữ mang giá trị văn hóa dân tộc, biểu thị những hiện tượng thuộc đời sống sinh hoạt, những đặc trưng này mang đậm nét sinh hoạt của con người Việt Nam không lẫn với giá trị văn hóa nào khác Chẳng hạn như để

biểu thị sự im lặng người Việt dùng các thành ngữ câm như hến, im như thóc

trầm ba mùa, im như chết…những thành ngữ này đã tạo nên những giá trị,

bức tranh văn học, phong tục tập phong phú và đa dạng

1.4 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị ngôn ngữ - văn hóa dân gian Hai đơn vị này có những điểm tương đồng, dễ gây nhầm lẫn Vì vậy, việc vạch ranh giới giữa hai đơn vị này là cần thiết, giúp ích cho người nghiên cứu

Trước hết, “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng trong giao tiếp

hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”[8; 31], ví dụ như thành ngữ điều ong

tiếng ve, chạy ngược chạy xuôi…

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, gồm những câu nói ngắn

Trang 20

nghiệm và tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, sản xuất, về con người

và xã hội Chẳng hạn như tục ngữ uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng

cây…

So sánh thành ngữ và tục ngữ ta thấy chúng giống nhau ở điểm đều có tính chất cố định Nhưng điểm khác biệt giữa chúng trước hết thể hiện phương diện cấu tạo Thành ngữ là cụm từ, dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay biểu thị những khái niệm Tục ngữ là câu, là những phán đoán nghệ thuật Nội dung của thành ngữ phản ánh những kinh nghiệm về tự nhiên, khoa học,

xã hội và con người Vì là cụm từ nên thành ngữ là thành phần của câu, còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh

Tất cả những so sánh trên nhằm tường minh các đặc trưng cơ bản nhất của thành ngữ Đó là tính chất cố định về cấu trúc, tính biểu trưng về ý nghĩa

có khả năng gọi tên hay biểu thị khái niệm

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thành ngữ và tục ngữ Việt Nam tuy

có những điểm giống nhau, có thể chuyển hóa cho nhau thế nhưng về bản chất, hình thái cấu trúc, chức năng và nội dung là khác nhau

1.5 Nghĩa biểu trưng

từ nó lại đồng nghĩa với nghĩa biểu tượng Theo Nguyễn Đức Tồn: “Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan

Trang 21

niệm ngây thơ dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ Khi một sự vật hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững”.[24; 404]

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hiểu theo nghĩa rộng “biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” Hiểu theo nghĩa hẹp

“biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình nghệ thuật đặc biệt, có khả năng truyền cảm lớn và khái quát được bản chất sâu xa về con người và cuộc đời” [T24] Khái niệm biểu tượng đã được nghiên cứu ở nhiều ngành khác nhau như triết học, mĩ học, tâm lí học, lí luận văn học và ngôn ngữ học

Dựa vào quan hệ liên tưởng tương đồng hoặc liên tưởng tương cận mà người ta tạo nên nghĩa biểu trưng hoặc nghĩa chuyển Mặc dù dựa vào cơ chế liên tưởng để tạo ra nghĩa, thế nhưng nghĩa chuyển lại mang tính cụ thể còn nghĩa biểu trưng lại mang tính ước lệ, quy ước, biểu hiện các hiện tượng khái quát trừu tượng Nghĩa biểu trưng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ và hoán dụ, được hình thành trên cơ sở đối chiếu và so sánh các hiện tượng đời sống, các phương diện, khía cạnh nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ý nghĩa cụ thể làm sáng tỏ đối tượng hay hiện tượng nào đó

Mỗi nghĩa biểu trưng đều có quan hệ với sự vật quy chiếu là có lí do Nó không hoàn toàn võ đoán mà có thể được hình thành dựa trên cả sự gán ghép theo chủ quan của con người Chẳng hạn như cây tre với các đặc điểm mọc thành bụi, thân thẳng đứng có nhiều đốt liên kết lại với nhau Chính vì vậy nó được liên tưởng đến những phẩm chất đoàn kết, biết yêu thương, đùm bọc nhau của người Việt Nam Và điều này cho thấy rằng việc tạo nên nghĩa biểu trưng cũng mang tính quy ước của từng cộng đồng gắn với từng phong tục,

Trang 22

Có nhiều loại giá trị biểu trưng hóa của định danh ngôn ngữ Chẳng hạn như biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương thích giữa âm và nghĩa là giá trị biểu trưng hóa ngữ âm Biểu trưng hóa dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng và tương cận trong quá trình liên hội ngữ nghĩa thì gọi là giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa Và hình thái liên hội ngữ nghĩa theo quan hệ tương đồng

là so sánh So sánh có hai cách là so sánh hiện và so sánh ẩn, nói cách khác là

tỉ dụ hóa và ẩn dụ hóa

Để nắm bắt được nội dung ý nghĩa của thành ngữ, ta cần phải nắm bắt được câu chữ ở nghĩa tường minh, nghĩa đen rồi sau đó suy ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn để có thể hiểu hết được nội dung mà thành ngữ muốn gửi gắm Tóm lại, nghĩa biểu trưng của thành ngữ là những ý nghĩa, những khái niệm được khái quát từ hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể được miêu tả được nhắc đến trong thành ngữ Nội dung của thành ngữ là sự thống nhất giữa nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn và chính nghĩa hàm ẩn là nội dung mục đích của sự biểu trưng

1.5.2 Phân biệt nghĩa biểu trưng và nghĩa chuyển

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

Nghĩa chuyển mang tính cụ thể còn nghĩa biểu trưng mang tính ước lệ, quy ước, biểu hiện các hiện tượng khái quát, trìu tượng Mỗi nghĩa biểu trưng được tạo ra trên cơ sở quan hệ và được quy chiếu là quan hệ có lí do

Trong hệ thống từ vựng, nghĩa chuyển và nghĩa biểu trưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau Vì biểu trưng của từ gắn với tính ước lệ , quy ước, còn ở thành ngữ khi khái niệm biểu trưng được hiểu theo nghĩa rộng thì chính các nghĩa chuyển (nghĩa bóng) đều mang tính chất hàm ẩn nên gọi là nghĩa biểu trưng

Trang 23

1.5.3 Nghĩa biểu trưng của thành ngữ

Nghĩa của thành ngữ được rất nhiều các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm và đưa ra những quan điểm khác nhau Có người đồng nhất nghĩa với hình ảnh, có người lại cho rằng ý nghĩa thực tại là một phương tiện của thành ngữ và một số khác lại coi thành ngữ có ý nghĩa biểu trưng

Nghĩa biểu trưng của thành ngữ được hiểu là toàn bộ những ý nghĩa, ý niệm khái quát từ hình ảnh, sự vật hặc sự việc được miêu tả, gọi tên và đề cập tới trong thành ngữ Theo cách hiểu này thì tất cả các thành ngữ đều mang ý

nghĩa biểu trưng Ví dụ vắt cổ chày ra nước ý chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn quá mức Hay thành ngữ mèo mù vớ cá rán; biểu trưng cho những người gặp may mắn, ăn may, không làm gì cũng đạt thành quả Bám như đỉa đói,

ngoài chỉ con đỉa khi đói bám vào da người rất dai thì nó còn chứa đựng hàm

ý chỉ những kẻ nợ dai không chịu giả

Thành ngữ có hiện tượng đa nghĩa biểu trưng và hiện tượng đồng nghĩa biểu trưng Trong thực tế khách quan, tên gọi của một số sự vật, hiện tượng không có chiếu vật, đối tượng không hiện hữu, thực ảo hoặc chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người Mỗi hình ảnh trong thành ngữ được khai thác nhiều mặt khác nhau và mỗi lần xuất hiện nó lại mang một ý nghĩa biểu trưng riêng

Con trâu có nhiều đặc điểm (động vật to, khỏe, được nuôi để lấy sức kéo, chậm chạp, nhận thức kém…), người Việt khai thác những đặc điểm khác nhau của trâu để tạo nên những thành ngữ khác nhau Từ đặc điểm động vật

to khỏe, người Việt so sánh: khỏe như trâu, hùng hục như trâu húc mả Khai

thác đặc tính sinh học của trâu là thích đầm mình trong đầm nước, người Việt

tạo nên thành ngữ bẩn như trâu… Đây chính là hiện tượng đa nghĩa biểu

trưng

Trang 24

Có thể thấy rằng một đối tượng nhưng lại biểu trưng cho nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí một hình ảnh lại biểu trưng cho những thuộc tính trái

ngược nhau: Ngang như cua/ Chắc như cua gạch

Ta thấy rằng, bao giờ hình ảnh mang tính khái quát còn hiểu và dùng theo nghĩa nào là tùy từng ngữ cảnh Hình ảnh thực chất không phải là nghĩa của thành ngữ mà chỉ là cơ sở để tạo nên ý nghĩa biểu trưng

Trong hình ảnh đồng nghĩa biểu trưng, hiện tượng đồng nghĩa diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau Ở cấp độ từ nó là những từ ngữ khác nhau về ngữ âm

và giống nhau về nghĩa, biểu thị những sắc thái khác nhau của một khái niệm,

khi nói về cái chết: hi sinh, từ trần, băng hà, toi, ngàn thu…

Ở cấp độ cụm từ cố định, nhiều thành ngữ cùng diễn tả một ý nghĩa biểu

trưng Ví dụ thành ngữ chỉ sự chậm chạp: chậm như sên, Chậm như rùa…

Chúng ta có thể dễ dàng nhận diện hiện tượng đồng nghĩa trong thành ngữ so sánh, vì chúng nằm trong mô hình cấu trúc (t) như B, mà các thành ngữ chỉ khác nhau vế B (vế chứa hình ảnh so sánh)

Trường hợp t ẩn thì chính vế B tạo nên sự đồng nghĩa, ví dụ cá nằm trên thớt, nghìn cân treo sợi tóc, hai thành ngữ này cùng chỉ một tình thế nguy kịch, cấp bách Giống như từ đồng nghĩa thành ngữ không có đồng nghĩa hoàn toàn, các thành ngữ có sự khác biệt về thành phần hoặc mức độ sắc thái biểu đạt, nghĩa biểu vật, biểu niệm, biểu thái

Trang 25

Tiểu kết

Thành ngữ tiếng Việt chiếm một vị trí khá quan trọng trong tiếng Việt,

nó vừa là đơn vị ngôn ngữ, vừa là đơn vị văn hóa Thành ngữ là đơn vị từ vựng cố định, có tính bền vững, tính bóng bẩy về nghĩa và tính biểu trưng hóa

Đặc trưng của thành ngữ được thể hiện ở hai phương diện kết cấu và ý nghĩa Ở phương diện kết cấu thành ngữ là một thành phần tổ hợp cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, bóng bẩy về nghĩa được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày Ở phương diện ý nghĩa, tính bóng bẩy và hoàn chỉnh về nghĩa là một đặc trưng nổi bật của thành ngữ biểu thị khái niệm, hiện tượng trọn vẹn về các thuộc tính hay sự vật

Thành ngữ tiếng Việt gồm 3 loại: thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ đối xứng và thành ngữ ẩn dụ phi đối xứng Việc tìm hiểu khái niệm thành ngữ, phân loại thành ngữ giúp chúng ta phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, thấy được ý nghĩa biểu trưng của từng thành ngữ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam

Trang 26

CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TRƯỜNG NGHĨA ĐỘNG VẬT TRONG

THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 2.1 Kết quả thống kê

Qua việc khảo sát hơn 4400 thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê được 83 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt Dựa vào mối quan hệ gần gũi với con người, chúng tôi phân chia các loài động vật thành 3 nhóm sau đây:

Nhóm 1; Những loài động vật gần gũi với con người như: con chó, trâu,

bò, lợn, gà, cá, ốc…

Nhóm 2: Những loài động vật hoang dã, bao gồm: hổ, cáo, thỏ, voi, khỉ,

đười ươi…

Nhóm 3: Những loài động vật liên quan mật thiết với đời sống tâm linh

của người Việt Nam như: ma, quỷ, phượng, rồng…

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thống kê trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả thống kê trường nghĩa động vật trong

Bộ phận của động vật

Mùi Hoạt

động của động vật

Đặc điểm sinh sản

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được có 83 loài động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt Trong đó, có 40 thành ngữ nói về đặc điểm bên ngoài của động vật như màu sắc (màu đỏ, tái, màu đen, màu trắng…) hình dáng , kích thước (to, nhỏ, ngắn, lớn, bé, gầy, cao …), 104 thành ngữ nói về

Trang 27

bộ phận của động vật như mặt, đầu, tai, mắt, đuôi, miệng…), 7 thành ngữ nói

về mùi của động vật, 36 thành ngữ chỉ hoạt động của động vật của động vật

và 6 thành ngữ chỉ đặc điểm sinh sản của động vật

Như vậy, qua khảo sát trên chúng ta thấy rằng thành ngữ chỉ động vật xuất hiện khá phong phú, đa dạng trong thành ngữ học tiếng Việt Giúp chúng

ta hình dung về hình ảnh động vật trong thành ngữ tiếng Việt và hình dung bức tranh về các loài động vật

2.2 Miêu tả một số trường nghĩa động vật trong thành ngữ tiếng Việt và nhận xét

2.2.1 Tên gọi các loài động vật

Nhóm 1: Nhóm động vật gần gũi với con người

Bảng 2.2 Kết quả thống kê nhóm động vật gần gũi với con người

STT Tên gọi Tần số xuất

5 Trâu 34 5,48 Đầu trâu mặt ngựa

7 Chim 29 4,67 Như chim sổ lồng

8 Chuột 26 4,19 Chạy như chuột

9 Ngựa 22 3,54 Như ngựa bất kham

10 Cua 19 3,06 Đầu cua tai ếch

Trang 28

STT Tên gọi Tần số xuất

hiện

12 Tôm 16 2,58 Đắt như tôm tươi

13 Vịt 15 2,41 Nước đổ đầu vịt

14 Ong 13 2,09 Mặt rỗ như tổ ong bầu

15 Kiến 13 2,09 Kiến bò miệng chén

19 Rắn 8 1,29 Len lét như rắn mồng năm

20 Ếch 7 1,12 Như ếch ngồi đáy giếng

21 Lươn 7 1,12 Như lươn rúc bùn

26 Nghé 6 0,96 Chia đàn xẻ nghé

28 Dơi 5 0,80 Nói dơi nói chuột

Trang 29

STT Tên gọi Tần số xuất

hiện

32 Ngỗng 4 0,64 Mặt ngây như ngỗng ỉa

34 Nhái 3 0,48 Rắn đói lại chê nhái què

35 Công 3 0,48 Chạy rống bái công

37 Chuồn

chuồn

3 0,48 Như chuồn chuồn đạp nước

38 Bướm 3 0,48 Bướm lả ong lơi

43 Chấy 2 0,32 Con chấy cắn đôi

44 Rận 2 0,32 Trứng khôn hơn rận

45 Rết 2 0,32 Như rết thêm chân

Trang 30

STT Tên gọi Tần số xuất

56 Dê 1 0,16 Treo đầu dê, bán thịt chó

58 Gián 1 0,16 Ru rú như gián ngày

59 Nhộng 1 0,16 Xác như vờ xơ như nhộng

Trang 31

STT Tên gọi Tần số xuất

Trong số các loài động vật có quan hệ gần gũi với con người, con chó xuất hiện với tần số nhiều nhất là 83 lần, chiếm 13,38%

Đứng thứ hai trong bảng thống kê về những loài động vật gần gũi với con người chúng ta là con cá Kết quả khảo sát cho thấy có 54 thành ngữ tiếng Việt sử dụng hình ảnh con cá, chiếm 8,70% Xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt chủ yếu là tên gọi cá chung chung, khái quát Một số loài cá như cá ngão,

cá trôi, cá vàng, cá chày…cũng được sử dụng làm chất liệu biểu trưng trong

thành ngữ, nhưng được sử dụng với tỉ lệ rất thấp Chẳng hạn: lôi thôi như cá

trôi xổ ruột, mồm cá ngão, mắt đỏ như mắt cá chày, cá vàng bụng bọ… Như

vậy, chúng ta thấy rằng chó và cá là hai con vật xất hiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt

Một số loài gia cầm cũng xuất hiện với tỉ lệ khá cao, trong đó gà có 46 thành ngữ, chiếm 7,41%; vịt 15 thành ngữ, chiếm 2,41%; Ngỗng 4 thành ngữ, chiếm 0,64%

Ngày đăng: 05/09/2018, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1, Đỗ Hữu Châu ( 1997), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2, Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại hoạc Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại hoạc Sư phạm
Năm: 2004
3, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
4, Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào(2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb văn hóa thông tin
Năm: 2000
5, Nguyễn Thiện Giáp (1974), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ 6, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáodục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt", Ngôn ngữ 6, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998), "Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (1974), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ 6, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7, Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2009
8, Hoàng Văn Hành, (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb khoa học và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb khoa học và xã hội
Năm: 2008
9, Hoàng Văn Hành (2008), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2008
10, Mã Thị Hiển (2009), Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Mã Thị Hiển
Năm: 2009
11, Quế Thị Mai Hương (2008), Nghĩa biểu trưng của hình ảnh con vật trong thành ngữ tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa biểu trưng của hình ảnh con vật trong thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Quế Thị Mai Hương
Năm: 2008
12, Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt, Luận án Tiến sĩ, Bảo vệ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt
Tác giả: Đỗ Thị Thu Hương
Năm: 2013
13, Nguyễn Văn Khang (1995), Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt- Hán, Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt- Hán
Tác giả: Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 1995
14, Nguyễn Lân (1987), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1987
15, Nguyễn Văn Lực, Lương Văn Đang (1978) Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Thành ngữ tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
16, Nguyễn Lực (2005), Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Thanh niên 17, Nguyễn Văn Mệnh (1972), Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, Ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt", Nxb Thanh niên 17, Nguyễn Văn Mệnh (1972), "Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ
Tác giả: Nguyễn Lực (2005), Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb Thanh niên 17, Nguyễn Văn Mệnh
Nhà XB: Nxb Thanh niên 17
Năm: 1972
18, Nguyễn Văn Mệnh (1986), Vài suy nghĩ góp phần xác định thành ngữ, Ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ góp phần xác định thành ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Mệnh
Năm: 1986
19, Hoàng Phê (2007) Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
20, Vũ Ngọc Phan (2009) Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam (tái bản lần thứ 15), Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
22, Trương Đông San (1974), Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ 23, Phan Xuân Thành (1990), Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt, Vănhóa dân gian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt", Ngôn ngữ 23, Phan Xuân Thành (1990), "Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Trương Đông San (1974), Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Ngôn ngữ 23, Phan Xuân Thành
Năm: 1990
24, Nguyễn Đức Tồn (2006), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đồng nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Tồn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w