1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

mở rộng cho vay tiêu dùng tại nhno & ptnt thành phố ninh bình

62 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 370 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Vài nét về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 1.1.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.2.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại 1.2. Hoạt động cho vay êu dùng của ngân hàng thương mại 9 1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 1.2.2. Đặc điểm, phân loại và cơ sở cho vay tiêu dùng 1.2.2.1. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 1.2.2.2. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.2.2.3. Cơ sở cho vay tiêu dùng 1.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng 1.2.4. Lợi ích và rủi ro khi cho vay tiêu dùng 1.3. Mở rộng cho vay êu dùng 18 1.3.1.Khái niệm và ý nghĩa của việc mở rộng cho vay tiêu dùng 1.3.2. Các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng CVTD 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 24 Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cáo thực tập 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu, mạng lưới tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.1.2. Các hoạt động chính của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình trong thời gian qua 2.2. Hoạt động cho vay êu dùng tại Việt Nam trong những năm gần đây 30 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay êu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 31 2.2.1. Đối tượng và điều kiện CVTD 2.2.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay êu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 37 2.3.1 .Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay êu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 42 3.1.1. Cơ hội 3.1.2. Thách thức đối với NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình trong hoạt động CVTD 3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động CVTD tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay êu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 45 3.2.1. Mở rộng nguồn vốn huy động của chi nhánh Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cáo thực tập 3.2.2. Hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm CVTD 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.2.4. Đổi mới công nghệ và đẩy mạnh hoạt động marketing trong CVTD 3.2.5. Sử dụng mô hình ‘’ Ngân hàng bán lẻ ‘’ để quản lý CVTD 3.2.6. Mở rộng hình thức CVTD gián tiếp và cho vay qua người đại diện 3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong CVTD 3.2.8. Một số giải pháp khác 3.3. Một số kiến nghị 52 3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 3.3.3. Kiến nghị đối với chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cáo thực tập CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CVTD : Cho vay tiêu dùng TCTD : Tổ chức tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng NQD : Ngoài quốc doanh KH : Kế hoạch Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cáo thực tập DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cho vay êu dùng gián ếp 12 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ cho vay êu dùng trực ếp 13 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động tín dụng của 27 NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Ninh Bình 27 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT 28 thành phố Ninh Bình 28 Bảng 2.3. Tình hình dư nợ CVTD của ngân hàng trong ba năm qua 34 Bảng 2.4. Cơ cấu CVTD của ngân hàng trong ba năm gần đây 35 Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của ngân hàng trong hai năm qua 36 Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cỏo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành ngân hàng cũng trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau. Đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì các ngân hàng không những chịu sự cạnh tranh của các TCTD trong nước mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ các TCTD nước ngoài với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm dày dạn. Vì vậy, để tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải có những chính sách và biện pháp hợp lý. Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao so với khu vực và thế giới, GDP đầu người tăng đều qua các năm, mức sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa dịch vụ ngày càng đa dạng. Đây là một trong những lý do để các ngân hàng lựa chọn hoạt động CVTD là mục tiêu phát triển trong tương lai. CVTD là hoạt động đã phát triển từ lâu ở nhiều nước trên thế giới song mới phát triển ở Việt Nam một số năm gần đây. Đây là hoạt động mang lại lợi nhùn lớn nhất đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Với số dân hơn 82 triệu người, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để mở rộng hoạt động này. Đối với người tiêu dùng thì CVTD tạo điều kiện cho họ có thể sử dụng sản phẩm mà chưa cần phải thanh toán ngay. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất thì CVTD thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, đẩy nhanh chu kỳ sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Như vậy, CVTD mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. CVTD đang dần trở thành hoạt động phổ biến tại các ngân hàng. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động này không phải là dễ. Các ngân hàng cần phải có những chính sách và biện pháp hợp lý mới có thể cạnh tranh được trong tình hình kinh tế hiện nay. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình em đã quyết định chọn đề tài: ‘’ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình’’ làm báo cáo thực tập, với những nội dung chính sau: Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 1 Báo cỏo thực tập Chương 1. Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình Chương 3. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực tập tại ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của người thân và bạn bè đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 2 Báo cỏo thực tập CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1. Vài nét về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc đơn giản là giữ các đồ vật quý cho khách hàng, đổi lại khách hàng phải trả cho người giữ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, đồng tiền trở thành phương tiện trao đổi và dự trữ của cải dưới hình thức giá trị thì dần dần ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng có những bước tiến rất nhanh, với chức năng quan trọng là thu hút vốn từ những người nhiều tiền muốn tiết kiệm tới những người ít tiền muốn đầu tư ngân hàng đã đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách nhịp nhàng hữu hiệu. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy ngân hàng còn là một kênh quan trọng trong các chính sách ổn định kinh tế của Chính phủ. Với các chức năng như vậy ngân hàng trở thành một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển kinh tế nhất thiết phải hiểu rõ về ngân hàng. Xem xét ngân hàng trên phương diện những loại dịch vụ mà chúng cung cấp thì có thể hiểu: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997, sửa đổi năm 2001: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và tổ chức tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các hoạt động chính của nó. Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 3 Báo cỏo thực tập 1.1.1.2. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại - Mua bán ngoại tệ: đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng. Hiện nay, hoạt động này thường do các ngân hàng lớn thực hiện vì những dao dịch này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao. - Nhận tiền gửi: để thực hiện được các hoạt động kinh doanh của mình đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều vốn vì vậy hoạt động này luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu. - Bảo quản vật có giá: ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản và giao cho khách hàng tờ biên nhận ( giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành ). - Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: do các tiện ích của dịch vụ này ( an toàn, nhanh chóng, chính xác ) đã giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí. - Quản lý ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. - Tài trợ các hoạt động của Chính phủ bằng cách mua trái phiếu Chính phủ hoặc cho vay với các ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. - Bảo lãnh: Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… - Cho thuê thiết bị trung và dài hạn - Cung cấp dịch vụ tư vấn và ủy thác - Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm - Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng ( thường là các ngân hàng lớn ) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ… - Cho vay: đây là hoạt động sinh lời cao nhất đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của ngân hàng. Trong phần dưới đây, ta sẽ đi sâu vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 4 Báo cỏo thực tập 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Trong cuộc sống thực tế, tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà tín dụng có những nội dung riêng. Xem xét tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại trên cơ sở tiếp cận theo tiêu thức chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: ‘’ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay ( ngân hàng ) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế…), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Từ khái niệm trên, ta thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay ( bằng tiền ) và cho thuê ( bất động sản và động sản ). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền , xuất phát từ đặc thù đó mà tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, ngân hàng mới phát sinh thêm các dịch vụ là cho thuê vận hàng và cho thuê tài chính, một hình thức tín dụng bằng tài sản thực ( nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc, thiết bị…) - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy khi người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố cơ bản trong quản trị tín dụng. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị tài sản lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. - Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời, hoạt động tín dụng của NHTM được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 5 [...]... thành phố Ninh Bình được tái thành lập từ tháng 4 năm 1992, sau khi tỉnh Ninh Bình tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh Tiền thân của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình là NHNo thị xã Ninh Bình, đến năm 1996 đổi tên thành NHNo & PTNT thị xã Ninh Bình và cho đến đầu năm 2007 khi thị xã Ninh Bình lên thành phố thì đổi tên thành NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình Trụ sở chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình đặt tại đường... tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình trong phần tiếp theo Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cỏo thực tập 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THÀNH PHỐ NINH BÌNH 2.1 Tổng quan về chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu, mạng lưới tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình NHNo & PTNT thành phố. .. tiêu phán ánh sự mở rộng của hoạt động này 1.3.2 Các chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại a Doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng của doanh số này Đây là hai chỉ tiêu phán ánh bao quát nhất về quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng Doanh số cho vay tiêu dùng là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. .. hàng cho vay với mục đích tiêu dùng Điều này đỏi hỏi ngân hàng phải có những chính sách đúng đắn vừa nâng cao được chất lượng cho vay tiêu dùng để thu hút khách hàng vừa quản lý tốt các khoản cho vay của mình c Các chỉ tiêu khác Ngoài những chỉ tiêu cơ bản trên thì việc mở rộng cho vay tiêu dùng còn được phán ánh qua những chỉ tiêu khác như: - Dư nợ cho vay tiêu dùng và tỷ kệ dư nợ cho vay tiêu dùng. .. các TCTD Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cỏo thực tập 31 2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình Không chỉ đối với NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình mà với hầu hết các ngân hàng khác hoạt động cho vay tiêu dùng còn khá mới mẻ, chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy để có thể mở rộng hoạt động này đòi hỏi các ngân hàng phải có những bước đi thận trọng, có những... tài sản cho người tiêu dùng (5) : Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng So với cho vay tiêu dùng gián tiếp thì cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm hơn hẳn về tính linh hoạt Do công việc cho vay chỉ thực hiện giữa ngân hàng và khách hàng mà không phải thông qua người thứ ba là doanh nghiệp như cho vay Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cỏo thực tập 14 tiêu dùng gián tiếp Có thể cho vay trực... Doanh số cho vay cao chứng tỏ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt Còn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng phán ánh mức tăng doanh số nhanh hay chậm trong một thời gian nhất định thường là một năm Để tính tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng năm N ta lấy doanh số cho vay tiêu dùng năm N chia cho doanh số cho vay tiêu dùng năm N-1 Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng... dư nợ cho vay tiêu dùng là tổng số tiền cho vay tiêu dùng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định % dư nợ CVTD = dư nợ CVTD/tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu xác định cơ cấu CVTD so với tổng dư nợ dựa trên cơ sở phân loại pheo mục đích vay Tỷ lệ này cao chứng tỏ dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân Nguyễn Bảo Hồng Lớp: NHI- K10 Báo cỏo thực tập 21 hàng đang phát triển đồng thời hoạt động cho vay tiêu dùng. .. dày dạn kinh nghiệm Là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Ninh Bình, hệ thống tổ chức của NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình gồm có 3 phòng nghiệp vụ, 4 chi nhánh cấp 3: phòng giao dịch số 1 tại phường Thanh Bình, phòng giao dịch số 6 tại phường Phúc Thành, phòng giao dịch chợ Rồng tại phường Vân Giang, phòng giao dịch số 3 tại phường Nam Bình với tổng số 63 cán bộ nhân viên Trong đó phòng... đích: theo hình thức này cho vay được chia thành hai loại: - Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay để tài trợ cho các khách hàng sử dụng với mục đích kinh doanh, mở cửa hàng… - Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng như: mua nhà ở, chung cư, xe cộ… Bên cạnh các hình thức phân loại trên còn có thể chia thành nhiều loại hình cho vay khác nhau như: phân loại . động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình Chương 3. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo &. dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay êu dùng. vậy, sau một thời gian thực tập tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình em đã quyết định chọn đề tài: ‘’ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT thành phố Ninh Bình ’ làm báo cáo thực tập,

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:10

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w