tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh

59 1.6K 27
tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấn thiết của đề tài nghiên cứu: 3 2. Kết cấu đề tài 4 Chương 1. Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHCSXH 5 1.1.Tổng quan về NHCSXH 5 1.2.Huy động vốn của NHCSXH 7 1.2.1.Nguồn vốn và huy động vốn 7 1.2.2.Các hình thức huy động vốn 9 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHCSXH 19 1.3.1.Các yếu tố chủ quan 19 1.3.2.Các yếu tố khách quan 20 Chương 2. Thực trang huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh 21 2.1.Khái quát về NHCSXH Quảng Ninh 21 2.2.Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH 23 2.2.1.Công tác kế hoạch nguồn vốn toàn chi nhánh 23 Vũ Trung Kiên 1 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân 2.2.2. Công tác kế hoạch nguồn vốn cho các Phòng giao dịch 25 2.2.3.Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh.26 2.3.Đánh giá sơ bộ công tác huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh 28 2.3.3.Kết quả đạt được 28 2.3.4.Hạn chế và nguyên nhân 30 Chương 3. Giải pháp tăng cường huy động vốn 37 3.1.Định hướng phát triển và nhu cầu vốn của NHCSXH Quảng Ninh 37 3.1.1.Cơ sở dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian tới: 37 3.1.2.Dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2010 - 2015: 39 3.2.Một số giải pháp huy động vốn 43 3.3.Một số đề suất kiến nghị 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 Vũ Trung Kiên 2 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấn thiết của đề tài nghiên cứu: Nghèo đói tất yếu xuất hiện trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Tuy nhiên có quốc gia chỉ có tình trạng nghèo, nghèo tương đối có mức sống bình quân toàn xã hội. Có nước thì có tình trạng nghèo đói ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chung của nền kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết. Quảng Ninh là một tỉnh giầu tiềm năng kinh tế ở các tỉnh phía Bắc, vừa có kinh tế biển, khai thác than, du lịch, đồi rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, xuất nhập khẩu khu vực biên giới … Song số hộ nghèo còn khá nhiều và tỷ lệ người lao động thiếu việc làm cũn vào loại tương đối cao, các đối tượng chính sách đông. Vì vậy, việc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sớm đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Chính sách xã hội vừa có điểm chung lại vừa có những đặc thù riêng, hơn nữa nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội vừa rất lớn lại vừa có những đặc trưng riêng. Là ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội còn có những hạn chế nhất định. Để Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của đối tượng phục vụ, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn nhằm tìm giải pháp thích hợp trong việc huy động vốn đối với loại hình ngân hàng đặc trưng này. Từ cách đặt vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh” làm đề tài Chuyên đề với mong Vũ Trung Kiên 3 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân muốn đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh. 2. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHCSXH. - Chương II: Thực trang huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh. - Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn Vũ Trung Kiên 4 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Chương 1. Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHCSXH 1.1. Tổng quan về NHCSXH. Xuất phát từ những tác động tiêu cực của kênh tín dụng chính sách thông qua các Ngân hàng thương mại Nhà nước nên việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong nước mà trước tiến là các Ngân hàng thương mại Nhà nước được Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Trong chương trình cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại Nhà nước, việc tách tín dụng chính sách ra khỏi các Ngân hàng thương mại là một mấu chốt quan trọng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng này chuyển sang kinh doanh thực sự và hình thành các tổ chức tài trợ phát triển ở Việt Nam để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy việc thiết lập một loại hình ngân hàng chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/TTg và Quyết định 131/2002/TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội và chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, ổn định xã hội. Vũ Trung Kiên 5 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Nghị định cho phép tập trung các nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện tín dụng chính sách nhằm khắc phục những tồn tại của thời kỳ trước đây là nguồn vốn đều từ Ngân sách Nhà nước nhưng do nhiều tổ chức tham gia quản lý thực hiện nên việc đầu tư dàn trải theo nhiều phương thức với nhiều mức lãi suất khác nhau, dẫn tới chồng chéo, kém hiệu quả. Do đó, Nghị định cho phép thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2003; Với những kết quả và kinh nghiệm sau 7 năm hoạt động, trên cơ sở những vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo, để thiết lập một Ngân hàng chính sách của Chính phủ dành riêng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thông qua phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính đối với nguời nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có vốn điều lệ, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương, trụ sở chính đặt tại Hà Nội; có vốn điều lệ ban đầu: 5.000 tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. NHCSXH có thời hạn hoạt động là 99 năm. Vũ Trung Kiên 6 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân 1.2. Huy động vốn của NHCSXH. 1.2.1. Nguồn vốn và huy động vốn. NHCSXH được thực hiện tiếp nhận và huy động các nguồn vốn sau: - Vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN): Vốn điều lệ do NSNN cấp khi thành lập và được xem xét cấp bổ sung khi quy mô hoạt động của NHCSXH mở rộng. Ngoài ra, có thể tiếp nhận vốn từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương để cho vay XĐGN, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác. - Các quỹ của NHCSXH hình thành trong quá trình hoạt động như: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. NHCSXH chỉ trích lập các quỹ khi có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí hàng năm. Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có); - Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: với mục đích hỗ trợ NHCSXH trong hoạt động hoặc cho vay tới đối tượng khách hàng. * Vốn điều lệ: Vốn điều lệ do Chính phủ cấp được xác định ban đầu là 5.000 tỷ đồng, và được cấp từ NSNN. Số thực có tạo lên số vốn điều lệ hiện có. Hàng năm, tùy theo yêu cầu thực tế của hoạt động và quy mô hoạt động, vốn điều lệ của NHCSXH được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ. NHCSXH báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ. * Các quỹ: Vũ Trung Kiên 7 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Hàng năm, NHCSXH chỉ trích lập các quỹ khi có chênh lệch thu nhập (gồm cả số cấp bù trong năm từ NSNN) lớn hơn chi phí hàng năm, gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Việc trích lập cụ thể như sau: - Đối với quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi: Mức trích cho hai quỹ này bằng 03 tháng lương thực hiện trong năm của NHCSXH. Tỷ lệ phân chia cho từng quỹ do HĐQT quyết định. - Đối với các quỹ còn lại: Phần chênh lệch thu nhập - chi phí còn lại sau khi trích lập cho hai quỹ trên được phân phối tiếp như sau: + Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 50%; + Trích lập Quỹ dự phòng tài chính: 15%; + Trích lập Quỹ đầu tư phát triển: 30%; + Trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 5%, số dư quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện trong năm của NHCSXH. * Chênh lệch thu chi được để lại chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có): Trong năm, tại những thời điểm mà NHCSXH có thu nhập lớn hơn chi phí, nhưng chưa đến kỳ quyết toán hoặc phân chia các quỹ theo quy định thì NHCSXH có thể tạm thời sử dụng như là nguồn vốn hoạt động của mình. - Vốn huy động dưới các hình thức: + Huy động tiền gửi: NHCSXH thực hiện huy động tiền gửi gồm các loại sau: Tiền gửi có trả lãi theo kế hoạch hàng năm đã được duyệt; Tiền gửi tự Vũ Trung Kiên 8 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiền tiết kiệm của người nghèo. + Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng VND có trả lãi theo thỏa thuận; + Vốn ODA được Chính phủ giao; + Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật ; + Vốn vay tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ; + Vốn vay Ngân hàng Nhà nước ; + Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: NHCSXH có thể nhận dịch vụ ủy thác cho vay tới các đối tượng không chỉ là đối tượng phục vụ của mình như là kênh chuyển tải nguồn vốn tới các đối tượng theo các nội dung thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng ủy thác. - Vốn khác: Trong quá trình hoạt động, NHCSXH có thể có các nguồn vốn phát sinh như: cho, tặng,… 1.2.2. Các hình thức huy động vốn. Ngoài việc sử dụng các nguồn vốn do chính phủ cấp, vốn tài trợ, từ các quỹ khác nhau, việc huy động vốn của NHCSXH phải tuân thủ theo các nguyên tắc huy động như sau: a, Nguyên tắc huy động vốn: Vũ Trung Kiên 9 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Do đặc điểm NHCSXH cho vay tới các đối tượng chính sách với lãi suất ưu đãi (thường bằng 50% lãi suất cho vay của các NHTM), vì vậy trong công tác huy động vốn, NHCSXH phải tuân thủ nguyên tắc: - Hàng năm, NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng Chương trình XĐGN và tạo việc làm, các chương trình cho vay đối tượng chính sách khác để kế hoạch hóa các nguồn vốn huy động, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt; - Việc huy động các nguồn vốn trong nước theo lãi suất thị trường để cho vay các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc: chỉ huy động sau khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn tự có, vốn không phải trả lãi, vốn tiền gửi thanh toán, vốn huy động với lãi suất thấp. Mức lãi suất được coi là thấp để so sánh là: Lãi suất bình quân + Phí huy động < hoặc = mức lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các NHTM Nhà nước. - Lãi suất huy động vốn của NHCSXH thực hiện theo nguyên tắc: + Trường hợp NHCSXH phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định; + Trường hợp NHCSXH huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước; huy động tiết kiệm của người nghèo; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước: lãi suất huy động vốn tối đa không quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM Nhà nước trên cùng địa bàn; + Trường hợp NHCSXH nhận tiền gửi của Tổ chức tín dụng Nhà nước (2% tính trên số dư tiền gửi bằng VND): Lãi suất huy động không vượt quá lãi Vũ Trung Kiên 10 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 [...]... nước đối với các đối tượng chính sách xã hội Vì vậy, bước đầu nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được “tập hợp từ các chương trình khác nhau” Mỗi loại vốn có những căn cứ hình thành và theo đó có quy mô khác nhau Điều này đưa đến những khó khăn nhất định trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Chính sách xã hội vừa có điểm chung lại... những đặc thù riêng, hơn nữa nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội vừa rất lớn lại vừa có những đặc trưng riêng Là ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội còn có những hạn chế nhất định Để Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của đối tượng phục vụ, vấn đề đặt... tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua: Qua phân tích thực trạng công tác huy động vốn và những điểm còn hạn chế trong công tác huy động vốn của NHCSXH thời gian qua, có thể rút ra những nguyên nhân của các hạn chế trên là: Thứ nhất là: Chính sách cho vay của NHCSXH với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại, không đủ trang trải các chi phí hoạt động của ngân hàng Do đó hàng. .. B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Sơ đồ 1 - Mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TÍN KẾ TOÁN NGÂN QUỸ KIỂM TRA HÀNH CHÍNH KIỂM TOÁN TIN HỌC TỔ CH ỨC DỤNG 2.2 NỘI Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH BỘ 2.2.1 Công tác kế hoạch nguồn vốn toàn chi nhánh Cũng như bất cứ ngân hàng nào, công tác huy động vốn. .. kế hoạch nguồn vốn, các Phòng giao dịch thực hiện huy động theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đã được giao dảm bảo nguồn vốn tín dụng tại Phòng giao dịch cũng như của chi nhánh * Tổ chức huy động vốn: - Việc huy động vốn được thực hiện tại các Phòng giao dịch cấp huy n, thị xã, khu vực Ngoài việc tổ chức huy động vốn từ dân cư và từ các tổ chức, các chi nhánh NHCSXH còn được tiếp nhận nguồn vốn ủy thác cho... liên tục từ Ngân hàng cấp trên để giải quyết ngay những khó khăn về vốn tại chi nhánh, tạo thêm nhiều kênh huy động vốn như huy động vốn qua thực hiện chương trình gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn(0.25% / tháng) Vũ Trung Kiên 20 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề thực tập Đại học kinh tế quốc dân Chương 2 Thực trang huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh 2.1... và vay vốn tăng nhanh đã trở thành một nguồn vốn tuy không lớn nhưng khá quan trọng trong hoạt động điều hành kế hoạch cũng như chủ động về nguồn vốn cho NHCSXH Với nguồn vốn như trên, NHCSXH đã cho vay được đáng kể đối tượng chính sách xã hội, góp phần thực hiện XĐGN và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định chính trị, xã hội 2.3... khác Việc huy động vốn chỉ dừng lại khi đã hoàn thành chỉ tiêu huy động căn cứ vào quy mô cấp bù từ NSNN đã xác định cho năm đó Điều dễ nhận thấy: với một lượng ngân sách cấp bù xác định cho năm kế hoạch, nếu NHCSXH huy động được càng nhiều nguồn vốn với lãi suất thấp (tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất thấp cao) thì số lượng vốn có thể huy động được sẽ lớn hơn trường hợp phần lớn nguồn vốn huy động là nguồn... hoạt động của ngân hàng) ; Thứ sáu là: Công nghệ ngân hàng mới dừng lại ở dạng truyền thống, chưa phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chưa tham gia thanh toán liên ngân hàng Thứ bảy là: Chưa áp dụng cơ chế khoán tài chính trong công tác huy động vốn, qua đó chưa khuyến khích được các chi nhánh huy động các nguồn vốn rẻ Bắt đầu từ đầu năm 2010, NHCSXH mới triển khai khoán thử cơ chế tài chính. .. với nguồn vốn này Trong quý I hàng năm, các NHTM Nhà nước phải có trách nhiệm duy trì và đảm bảo số dư tiền gửi tại NHCSXH theo mức 2% số dư bình quân nguồn huy động bằng VND tại thời điểm 31/12 (chuyển vốn một lần) Tuy nhiên, do lãi suất trả cho khoản tiền gửi này được tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động vốn hàng năm của tổ chức tín dụng + phí huy động, trong khi đó lãi suất huy động của các . việc huy động vốn đối với loại hình ngân hàng đặc trưng này. Từ cách đặt vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh làm đề tài Chuyên. vốn của NHCSXH Quảng Ninh 37 3.1.1.Cơ sở dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian tới: 37 3.1.2.Dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn. luận về huy động vốn tại NHCSXH. - Chương II: Thực trang huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh. - Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn Vũ Trung Kiên 4 Lớp: Quản lý tài kính B2K19 Chuyên đề

Ngày đăng: 04/11/2014, 18:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấn thiết của đề tài nghiên cứu:

    • 2. Kết cấu đề tài

    • Chương 1. Cơ sở lý luận về huy động vốn tại NHCSXH

      • 1.1. Tổng quan về NHCSXH.

      • 1.2. Huy động vốn của NHCSXH.

        • 1.2.1. Nguồn vốn và huy động vốn.

        • 1.2.2. Các hình thức huy động vốn.

        • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHCSXH.

          • 1.3.1. Các yếu tố chủ quan.

          • 1.3.2. Các yếu tố khách quan.

          • Chương 2. Thực trang huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh.

            • 2.1. Khái quát về NHCSXH Quảng Ninh.

            • 2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH.

              • 2.2.1. Công tác kế hoạch nguồn vốn toàn chi nhánh.

              • 2.2.2. Công tác kế hoạch nguồn vốn cho các Phòng giao dịch.

              • 2.2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh.

              • 2.3. Đánh giá sơ bộ công tác huy động vốn tại NHCSXH Quảng Ninh.

                • 2.3.3. Kết quả đạt được.

                • 2.3.4. Hạn chế và nguyên nhân.

                  • 2.3.4.1. Một số vấn đề còn tồn tại:

                  • 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua:

                  • Chương 3. Giải pháp tăng cường huy động vốn.

                    • 3.1. Định hướng phát triển và nhu cầu vốn của NHCSXH Quảng Ninh.

                      • 3.1.1. Cơ sở dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian tới:

                      • 3.1.2. Dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2010 - 2015:

                      • 3.2. Một số giải pháp huy động vốn.

                      • 3.3. Một số đề suất kiến nghị.

                      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan