.Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh (Trang 30 - 37)

2.3.4.1. Một số vấn đề còn tồn tại:

Bên cạnh các kết quả đã đạt được như trên, công tác huy động vốn của NHCSXH thời gian qua cịn có một số hạn chế như sau:

a, Công tác huy động vốn của NHCSXH phụ thuộc rất lớn vào cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ NSNN

Như đã phân tích ở phần cơ cấu nguồn vốn, vốn từ nguồn NSNN hay có nguồn gốc từ NSNN chiếm tỉ trọng đa số trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Hàng năm, nguồn vốn tăng trưởng của Ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào số cấp bù của NSNN hay nói cách khác sự tồn tại, duy trì và mở rộng hoạt động của

NHCSXH do quy mô của cấp bù từ NSNN quyết định.

Mặt khác, vì lãi suất cho vay của NHCSXH do Chính phủ quy định từng thời kỳ và thấp hơn lãi suất cho vay thị trường, nên việc tăng trưởng nguồn vốn và mở rộng hoạt động cho vay của NHCSXH càng lớn đồng nghĩa với việc NSNN phải cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHCSXH càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn NSNN hiện nay rất hạn hẹp, dẫn tới khả năng đáp ứng nhu cầu

tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH rất hạn chế. Như vậy, vấn đề đặt ra là quy mô cấp bù từ NSNN không được dựa trên cơ sở là nhu cầu vay vốn thực tế của đối tượng chính sách mà bị giới hạn bởi quy mô chi tiêu NSNN hàng năm.

b, Cơng tác huy động vốn cịn bị động và bị giới hạn về quy mô

Hoạt động của NHCSXH phụ thuộc rất lớn vào cấp bù từ NSNN nên nguồn vốn huy động của NHCSXH bị hạn chế về quy mô và cơ cấu, đồng thời công tác huy động vốn ở thế bị động. Điều này thể hiện ở các mặt sau:

- Về nguyên tắc huy động:

+ NHCSXH chỉ thực hiện huy động theo lãi suất thị trường sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn khơng phải trả lãi, nguồn vốn có lãi suất thấp (nhỏ hơn mức chi phí cho nguồn nhận tiền gửi 2% từ NHTM Nhà nước: hiện nay là 0,68%/tháng);

+ Kế hoạch các nguồn vốn huy động hàng năm của NHCSXH phải được Bộ Tài chính phê duyệt;

- Lãi suất huy động: Hầu hết đều do Bộ tài chính quy định (khung lãi suất) hoặc phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

- Về quy mô huy động: Mức cấp bù chênh lệch lãi suất được xác định trên cơ sở lãi suất hòa đồng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn không phải trả lãi) với lãi suất cho vay bình quân, vì vậy: với mức cấp bù đã xác định trước NHCSXH không thể huy động nhiều hơn số tương ứng được cấp bù, ngay cả trong một số trường hợp NHCSXH có đủ điều kiện thực hiện huy động thêm. Như vậy trong các trường hợp này đã gây ra sự lãng phí năng lực của NHCSXH và khơng khai thác hết nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.

c, Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho chi nhánh mới tập trung vào chỉ tiêu cơ bản là quy mơ từng loại nguồn vốn, chưa cụ thể hóa chỉ tiêu chi phí nguồn vốn huy động

Điều này có thể đưa đến xu hướng: Để hồn thành chỉ tiêu huy động được giao, các chi nhánh sẽ thực hiện huy động với mức lãi suất cao nhất có thể, dẫn đến chi phí đầu vào sẽ cao. Nếu với quy mơ cấp bù đã xác định thì khi đó nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường sẽ giảm đi.

d, Tính đa dạng các nguồn vốn huy động chưa cao

So với nguồn vốn của một ngân hàng thơng thường, thậm chí so với các loại nguồn vốn của NHCSXH được quy định trong Điều lệ thì cơ cấu nguồn vốn hiện có chưa thể hiện tính đa dạng như: NHCSXH chưa thực hiện khai thác nguồn tiền gửi thanh toán, chưa thực hiện vay từ Bảo hiểm xã hội, từ Tiết kiệm Bưu điện, cũng như chưa phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

e, Nguồn NHCSXH tự huy động trực tiếp cịn rất hạn chế và hình thức còn chưa phong phú, chưa thu hút

Nguồn vốn NHCSXH huy động trực tiếp gồm: tiền gửi của tổ chức và cá nhân, tiết kiệm (các kỳ hạn từ không kỳ hạn đến kỳ hạn 12 tháng, trên 12 tháng). Hình thức huy động ở dạng truyền thống, đơn điệu, khơng có hình thức khuyến mại nào đi kèm, dịch vụ thanh toán chưa phát triển… dẫn đến chưa hấp dẫn được các khách hàng đến gửi tiền tại NHCSXH.

f, Huy động, tranh thủ nguồn tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, nguồn nhận ủy thác, nguồn vốn góp, cho,… từ các tổ chức, cá nhân đã được thực hiện nhưng kết quả còn hạn chế

Nước ta ln có phong trào giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách, thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc, nếu biết khơi dậy, tranh thủ thì có thể huy động được nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm dưới các hình thức tự nguyện: ủy thác cho vay, tiền gửi khơng lấy lãi, vốn góp khơng lấy lãi, cho tặng,... Hơn nữa, nếu sử dụng hình thức tín dụng thì có hiệu quả hơn các hình thức cho khơng, qua đó phát huy tốt hơn tác động của đồng vốn tới người nghèo, đối tượng chính sách khác.

Trên thực tế trong hơn 2 năm qua, NHCSXH mới chỉ nhận được nguồn vốn ủy thác từ Chính phủ, từ tổ chức nước ngoài, từ ngân sách của các địa phương (do tăng nguồn thu hoặc tiết kiệm chi tiêu). Tuy nhiên, tỉ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của NHCSXH vẫn còn rất nhỏ.

g, Việc tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài (đặc biệt là các tổ chức tài chính, tín dụng), các nguồn ODA còn hạn chế

- NHCSXH chỉ tiếp cận được số ít các tổ chức nước ngồi. Theo số liệu

thống kê, hiện nay có 25 nhà tài trợ song phương (trong đó có 21 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên) và 14 tổ chức tài trợ đa phương cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam. Trong khi đó NHCSXH mới có quan hệ huy động vốn tín dụng để cho vay từ 2 nhà tài trợ song phương (Pháp và Thụy Điển) và 2 tổ chức tài trợ đa phương (IFAD và OPEC).

- NHCSXH chưa tiếp cận tới các tổ chức tài chính quốc tế lớn. Một trong những đối tượng mà NHCSXH cần tiếp cận để có thể huy động được vốn tín dụng ưu đãi là các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB,…

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơng tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua:

Qua phân tích thực trạng cơng tác huy động vốn và những điểm còn hạn chế trong công tác huy động vốn của NHCSXH thời gian qua, có thể rút ra những nguyên nhân của các hạn chế trên là:

Thứ nhất là: Chính sách cho vay của NHCSXH với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại, khơng đủ trang trải các chi phí hoạt động của ngân hàng. Do đó hàng năm NHCSXH phải nhận cấp bù chi phí quản lý và chênh

lệch lãi suất từ NSNN. Trong khi đó, kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm đã được xác định trước nhưng khơng hồn tồn căn cứ vào nhu cầu vay vốn thực tế của các đối tượng mà NHCSXH phục vụ.

Thứ hai là: Nguồn vốn điều lệ thực cấp còn nhỏ so với số số vốn điều lệ quy định. Số vốn điều lệ được quy định trong Quyết định thành lập và trong điều

lệ của NHCSXH là 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 31/12/2006, số vốn điều lệ thực nhận của NHCSXH mới đạt 3.197 tỷ đồng (bằng 63,94 % so với số được thông báo). Việc không cấp đủ vốn điều lệ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHCSXH (vì ngun tắc tính cấp bù chênh lệch lãi suất căn cứ trên lãi suất bình qn hịa đồng tất cả các nguồn vốn của NHCSXH), qua đó ảnh hưởng đến hoạt động nói chung của NHCSXH.

Thứ ba là: việc huy động vốn theo lãi suất thị trường thực hiện theo nguyên tắc: NHCSXH chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa nguồn vốn có lãi suất

thấp hoặc khơng phải trả lãi, mặt khác việc huy động thực hiện theo kế hoạch xác định trên cơ sở cấp bù từ NSNN, nên các chi nhánh không được thực hiện huy động quá số đã thông báo kế hoạch.

Thứ tư là: Chiến lược huy động vốn nói riêng - một chiến lược huy động vốn cho khoảng thời gian trung, dài hạn chưa cụ thể và chi tiết. Chiến lược huy động vốn cụ thể sẽ tạo điều kiện cho công tác huy động vốn của NHCSXH trong việc: xác lập bước đi, lịch trình, nguồn vốn trọng tâm cũng như các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác huy động vốn.

Thứ năm là: Mặc dù có mạng lưới thực hiện huy động vốn đến cấp huyện,

nhưng là ngân hàng mới thành lập nên còn thiếu và yếu về các mặt: trụ sở (thuê, mượn, tiếp nhận,… nên có nơi chưa thật thuận tiện cho giao dịch, chưa tạo được niềm tin cho người gửi), con người (hầu hết đến 80% là tuyển mới từ ngoài ngành và từ sinh viên mới ra trường nên kinh nghiệm còn thiếu), trang thiết bị thiếu (mới trang bị được cho mỗi chi nhánh những điều kiện tối thiểu cho hoạt động của ngân hàng);

Thứ sáu là: Công nghệ ngân hàng mới dừng lại ở dạng truyền thống, chưa

phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chưa tham gia thanh toán liên ngân hàng.

Thứ bảy là: Chưa áp dụng cơ chế khốn tài chính trong cơng tác huy động

vốn, qua đó chưa khuyến khích được các chi nhánh huy động các nguồn vốn rẻ. Bắt đầu từ đầu năm 2010, NHCSXH mới triển khai khốn thử cơ chế tài chính mới trong hoạt động của các chi nhánh, trong đó có nội dụng khốn huy động vốn.

Thứ tám là: Cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài (đặc biệt là các tổ chức tài chính, tín dụng). Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:

- Sự khác nhau về quan điểm lãi suất cho vay: lãi suất cho vay bao cấp (NHNg/NHCSXH) và lãi suất cho vay bền vững (WB và ADB). Chính vì chưa

khai thơng nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tài chính quốc tế này đã dẫn đến việc mở rộng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức khác gặp nhiều hạn chế.

- Thiếu một chiến lược hoạt động chung của NHCSXH cũng như chiến lược huy động vốn tín dụng có yếu tố nước ngồi. Cho đến nay, NHCSXH chưa

có chiến lược hoạt động, do đó chưa có chiến lược huy động và khai thác nguồn vốn nước ngoài ưu đãi để cho vay. Chiến lược này là cần thiết bởi vì nó cho thấy mục tiêu phát triển của ngân hàng, định hướng hoạt động và các giải pháp, bước đi thích hợp. Thơng qua chiến lược và kế hoạch trung, dài hạn NHCSXH có định hướng tập trung và giải pháp để thu hút, khai thác các nguồn vốn này, tạo điều kiện để các nhà tài trợ song phương và đa phương có điều kiện tìm hiểu và hợp tác với ngân hàng.

- Chưa có sự đánh giá tồn diện về cơng tác huy động vốn và phân loại các hình thức huy động vốn tín dụng có yếu tố nước ngồi để có biện pháp thích hợp. Với kết quả còn hạn chế như trên, rõ ràng hoạt động huy động nguồn vốn

nước ngồi của NHCSXH đã có những sự tiến bộ tương đối nhưng chưa thể xem là thành cơng. Vì vậy, đánh giá, xem xét tồn diện cơng tác huy động nguồn vốn này là cần thiết, thơng qua đó xác định những hạn chế cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có sự đánh giá nào được tiến hành.

- Hoạt động quảng bá, giới thiệu NHCSXH chưa rộng rãi. Do thời gian

qua, NHCSXH mới thành lập và đi vào hoạt động, việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh NHCSXH và các mục tiêu, chiến lược của ngân hàng với các tổ chức quốc tế (trong và ngoài nước) chưa thực hiện thường xuyên.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w