3.1.1. Cơ sở dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
thời gian tới:
Việc dự tính nhu cầu vốn cho vay của NHCSXH trong thời gian tới được căn cứ vào các chủ trương, chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Các căn cứ cụ thể gồm có:
- Mục tiêu của chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010 và định hưởng đến năm 2010:
Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn này là: đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao [3].
Một số mục tiêu cơ bản về xã hội và của Chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo: đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000;
- NHCSXH tiếp nhận cho vay Khu vực II, III và các xã thuộc Chương trình 135:
NHCSXH hiện chưa cho vay tới đối tượng là hộ sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế thuộc khu vực II, III và các xã thuộc Chương trình 135 (xã 135) như quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ, việc cho vay vùng này đang trong quá trình nghiên cứu, như được nêu tại Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH: “NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương nghiên cứu, chậm nhất cuối quý III/2004,
trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định của chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng II, III và các xã thuộc Chương trình 135, phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những vùng này, nhưng cần phân biệt rõ đối tượng đầu tư cụ thể giữa NHCSXH và Quỹ Hỗ trợ phát triển.”.
- Mở rộng trên phạm vi cả nước cho vay Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn theo chỉ định của Chính phủ:
Nhằm góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt cho hộ dân sinh sống ở vùng nông thôn hiện chưa được cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh mơi trường nơng thơn, Chính phủ đã cơng bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông đến năm 2020 [Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ]. Để góp phần thực hiện Chiến lược này, Chính phủ đã cụ thể hóa về giải pháp vốn tín dụng thơng qua ban hành quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược này, trong đó có chỉ định NHCSXH cho các hộ gia đình cư trú hợp pháp ở khu vực nơng thơn nơi chưa có nước sạch hoặc chưa đạt chuẩn và đảm bảo vệ sinh. Giai đoạn đến 2005: thực hiện tại 10 tỉnh. Giai đoạn từ 2006: triển khai trên phạm vi toàn quốc.
3.1.2. Dự tính nhu cầu vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2010 - 2015:
Dự tính nhu cầu vốn cho vay của NHCSXH được tính trên cơ sở nhu cầu vốn cho từng chương trình cho vay chủ yếu của NHCSXH.
a, Đối với nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo:
Theo chuẩn nghèo mới áp dụng từ 2006 (200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 260/000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị thì tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã “tăng vọt” từ 7% theo chuẩn cũ lên khoảng 27%. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ chỉ dừng ở mức tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế nên dự kiến tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với tỷ lệ xác định theo chuẩn quốc tế.
Giả thiết với sự tăng trưởng của nền kinh tế, việc nâng chuẩn xác định hộ nghèo sẽ dẫn đến gia tăng mức vay tối đa và mức vay bình qn do: cịn nhiều hộ hiện thuộc diện cận nghèo, hộ thu nhập thấp, hộ dễ bị rơi xuống diện hộ nghèo nếu gặp rủi ro (mất mùa, dịch bệnh, ốm đau,…) hiện nay chưa thuộc khách hàng vay vốn của NHCSXH, nhưng nếu được vay vốn thì mức đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cũng lớn hơn so với hộ thuộc diện nghèo theo chuẩn hiện nay (thường được xem thực chất là hộ đói). Mặt khác, vì hộ thuộc diện chính sách xã hội khơng chỉ có nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và một số ít nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như hiện tại, mà vì là đối tượng cho vay của NHCSXH, NHCSXH cần thực hiện cho vay các nhu cầu thiết yếu khác của hộ như: thuốc chữa bệnh, nước sinh hoạt, sửa nhà,…
Do: (I) đối tượng cho vay và đối tượng khách hàng vay vốn mở rộng; (II) nhu cầu vay vốn tối đa và bình qn có sự gia tăng so với thời điểm hiện nay [hiện nay dư nợ bình quân/hộ: 3,6 triệu đồng, mức cho vay tối đa thông thường là 5 triệu/hộ, cho một số nhu cầu (chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp lâu năm,…)
mức cho vay tối đa là 10 triệu đồng/hộ] thì mức cho vay tối đa dự kiến là 15 triệu đồng/hộ (đối với nhu cầu thông thường), 20 triệu đồng/hộ (đối với nhu cầu chăn nuôi đại gia súc,…) và dư nợ cho vay bình quân 5 triệu đồng/hộ (bằng 50% mức cho vay tối đa thông thường).
b, Đối với cho vay vùng nghèo: khu vực II, III và xã 135 (các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh):
Theo ước tính, trong tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT đến cuối 2006 là 117.000 tỷ đồng thì dư nợ cho vay đối với vùng II, III và xã 135 chiếm khoảng 15% (khoảng 18.000 - 20.000 tỷ đồng). Nếu chỉ tính riêng nguồn vốn mà NHNo đang cho vay ở khu vực này nếu rút đi thì ít nhất NHCSXH cần có nguồn vốn khoảng 20.000 tỷ đồng để thay thế. Mặc dù thời gian bắt đầu thực hiện cho vay khu vực này của NHCSXH còn phụ thuộc vào kết quả của đoàn nghiên cứu và phê duyệt của Chính phủ, tuy vậy để dự tính nhu cầu vốn hoạt động của NHCSXH thời gian tới, Báo cáo nghiên cứu dự kiến khả năng bắt đầu thực hiện từ năm 2007. Để phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, giả định dư nợ cho vay vùng này cũng có sự gia tăng theo mức bình qn khoảng 10%/năm.
c, Đối với cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nông thôn:
Đây là chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ trong đó khơng chỉ tiếp cận tới người nghèo mà cịn tới các đối tượng hộ gia đình khác tại khu vực nông thôn. Quy mô nguồn vốn hàng năm do các cơ quan của Chính phủ xác định, tuy nhiên, dự tính ở đây đứng trên giác độ nhu cầu tín dụng ở mức thấp (chỉ tính nhu cầu của hộ nghèo và hộ trung bình và chỉ chiếm 5% số hộ từng tỉnh).
Giai đoạn 2004 - 2005: Đây là giai đoạn đầu triển khai thực hiện phạm vi
10 tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hịa, Bình Thuận, Đăk Lăk, Tiền Giang và Kiên Giang. Giả định trong giai đoạn đầu này chỉ tập trung chủ yếu cho vay đối tượng chính sách và hộ trung bình (dự kiến chiếm 5% số hộ tồn tỉnh) với dư nợ bình qn: 1,0 triệu đồng/hộ (2004) và 1,5 triệu đồng/hộ (2005). Trên cơ sở đó nhu cầu vốn thực hiện trong 2 năm này được tính như sau: tổng số hộ 10 tỉnh: 3.380.000 hộ, dư kiến số hộ vay (5%): 170.000 hộ, với dư nợ vay bình quân: 1,5 triệu đồng/hộ, từ đó dự tính dư nợ cho vay: 255 tỷ đồng.
Giai đoạn tiếp theo từ năm 2006: Dự án mở rộng trên tồn quốc (tổng số
hộ tồn quốc tính đến tháng 6/2003 là 16.926.196 hộ), giả định năm 2006 có khoảng 5% số hộ vay vốn với dư nợ cho vay bình quân đạt 1 triệu đồng/hộ và nhu cầu vốn tăng dần hàng năm với tốc độ tăng 10%/năm.
Giai đoạn từ sau năm 2006: tiếp tục thực hiện mở rộng quy mơ và hạn
mức tín dụng.
d,Đối với chương trình HSSV
Giai đoạn trước năm 2007: Nhận lại dư nợ chương trình cho vay đối với
HSSV từ ngân hàng công thương Việt Nam, tiếp tục thực hiện cho vay đối tượng này, xong với quy mô nhỏ.
Giai đoạn sau 2007: Thực hiện quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Ninh bắt đầu thực hiện cho vay với đối tượng này theo quy định này.
Dự tính khả năng huy động một số nguồn vốn cho vay của NHCSXH thời gian tới:
Đối với nhu cầu về tín dụng của hộ nghèo và vùng nghèo đối với NHCSXH trong thời gian tới, vấn đề đặt ra ở đây là: khả năng đáp ứng của NHCSXH. Các dự tính được thực hiện trên cơ sở giả định:
- Các năm tiếp theo vẫn có điều kiện huy động vốn như năm 2009 và 2010, với tốc độ gia tăng một số nguồn vốn khoảng 10%/năm;
- NHCSXH chưa xem xét các nguồn vốn nhận ủy thác vì lý do: việc tiếp nhận và quy mơ nguồn này phụ thuộc vào phía ủy thác;
- Nguồn vốn điều lệ thực cấp vì trừ số dựng để mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của NHCSXH, phần còn lại (85%) sẽ được sử dụng để cho vay. Nguồn vốn điều lệ: Giả sử hàng năm NSNN chỉ cấp dần mỗi năm thêm 1.000 tỷ đồng bổ sung vốn thực cấp;
- Nguồn nhận tiền gửi của các NHTM Nhà nước (loại 2%): Giả sử mức tăng trưởng nguồn vốn huy động VND của các NHTM Nhà nước bình qn là 10%/năm, khi đó dự tính số tiền gửi bắt buộc vào NHCSXH qua các năm;
- Nguồn vay từ NHNN: Giả định hàng năm NHNN sẽ cho NHCSXH vay để nâng dư nợ vay NHNN thêm 500 tỷ đồng/năm như những năm vừa qua.
- Nguồn tiền gửi và huy động: Giả định hàng năm NHCSXH có mức tăng trưởng nguồn này như các NHTM Nhà nước là 10%/năm.
- Đối với các nguồn vốn huy động khác: Giả định không thay đổi so với năm 2010.
- Chỉ dự tính đến các nguồn vốn có thể huy động để cho vay đối tượng khách hàng có nhu cầu lớn: hộ nghèo; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; khu vực II, III, xã 135.