Bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn ở trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụ nói chung và cơng tác huy động vốn nói riêng, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như:
a, Chính phủ xem xét cấp bù cho NHCSXH theo nhu cầu thực tế và áp dụng cơ chế khốn tài chính đối với NHCSXH:
Cơ chế cấp bù cho NHCSXH hiện nay có hai điểm quan trọng:
- Thực hiện hòa đồng các nguồn vốn và NHCSXH chỉ thực hiện huy động vốn theo lãi suất thị trường khi đã sử dụng hết nguồn vốn không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp;
- Quy mơ cấp bù từ NSNN cho NHCSXH hàng năm khơng được tính trên nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách, chỉ tính đối với đối tượng là hộ
nghèo và cho đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi. Hơn nữa, quy mơ cho vay các đối tượng này bị hạn chế; đối tượng cho vay chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Cịn các đối tượng chính sách xã hội khác nhu cầu về vốn bị giới hạn bởi quy mô của các quỹ như: Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ tín dụng đào tạo.
Chính vì đặc điểm trên nên dẫn đến:
+ Công tác huy động vốn của NHCSXH luôn bị động và bị giới hạn bởi quy mô cấp bù đã xác định trước cho kỳ kế hoạch hàng năm;
+ Khơng khuyến khích NHCSXH tìm kiếm, huy động các nguồn vốn khơng phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp, việc huy động nguồn vốn này ngồi dựa vào quy định từ Chính phủ thì ln có tính cạnh tranh rất cao;
+ Là một ngân hàng chính sách nhưng NHCSXH chưa thực sự là ngân
hàng của các đối tượng chính sách xã hội, nơi mà đối tượng chính sách xã hội có thể vay được vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất, đời sống của mình, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững.
Xuất phát từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đề xuất kiến nghị sau:
- Chính phủ cần áp dụng cơ chế khốn tài chính cho NHCSXH bằng cách: xác định định mức chi phí hàng năm cho NHCSXH, nếu chi phí thực tế < chi phí xác định trước này thì được coi như thu nhập của NHCSXH năm đó;
- Khơng thực hiện việc hịa đồng các nguồn vốn để khuyến khích và tạo tự chủ nhất định cho NHCSXH trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp;
- Việc cấp bù từ NSNN hàng năm cần thực hiện theo số cần cấp bù thực tế thay vì ấn định trước như hiện nay. Nếu thực hiện như vậy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH nâng mức cho vay tối đa, thực hiện cho vay thêm một số nhu cầu cần thiết của các đối tượng chính sách. Mặt khác sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH chủ động trong công tác huy động vốn và đẩy mạnh huy động vốn cho hộ nghèo. Hàng năm, căn cứ kết quả thực hiện thực tế để xác định số cần cấp bù từ NSNN, căn cứ số tạm cấp bù, NSNN sẽ bổ sung phần còn thiếu.
b, NSNN cấp đủ và bổ sung vốn điều lệ hàng năm:
NHCSXH được thành lập nhằm thực hiện các hỗ trợ về vốn tín dụng của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội, vì vậy nguồn vốn trước tiên và quan trọng chính là nguồn vốn điều lệ có nguồn gốc từ Ngân sách. Hiện nay, NHCSXH có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, nhưng mới thực cấp được 3.197 tỷ đồng. Để NHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì trước hết phải được cấp đủ số vốn điều lệ như thông báo. Hơn nữa, nhằm tạo điều kiện NHCSXH bảo tồn vốn điều lệ trong khi hàng năm khơng có Quỹ bổ sung vốn điều lệ vì khơng có lợi nhuận: vốn điều lệ phải được cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, tối thiểu tỷ lệ cấp bổ sung hàng năm không nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm.
Trong bối cảnh NSNN còn hạn chế, chưa thể cấp đủ một lần số vốn điều lệ cịn thiếu so với số thơng báo thì ít nhất trong năm tới, NSNN cần cấp đủ số vốn điều lệ theo quy định cho NHCSXH. Nếu thực hiện được theo hướng này thì đảm bảo sau 03 năm kể từ ngày đi vào hoạt động (thời gian NHCSXH được hưởng phí quản lý tối đa 0,6%/tháng), NHCSXH có nguồn vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, thực hiện hòa đồng với các nguồn vốn khác, tiến tới khả năng giảm cấp bù chi phí quản lý hàng năm.
Mặt khác, vì nguồn vốn thực hiện các chương trình của Chính phủ như: cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, cho vay nhà trả chậm,… đều có nguồn gốc từ NSNN, nên Chính phủ nên chuyển các nguồn này thành nguồn bổ sung vốn điều lệ cho NHCSXH, phấn đấu tuân theo các thơng lệ an tồn trong hoạt động ngân hàng (mặc dù NHCSXH được đảm bảo khả năng thanh toán từ Nhà nước), tức là cần đảm bảo tỷ trọng vốn điều lệ của NHCSXH không thấp hơn 10% trong tổng nguồn.
c, Chính phủ cần quy định một tỉ lệ nhất định dưới dạng tiền gửi hoặc vốn vay với lãi suất thấp để bổ sung nguồn vốn hàng năm cho NHCSXH từ nguồn Quỹ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước…
Hiện nay, nguồn ngân sách nhàn rỗi của các đơn vị mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước với lượng vốn bình quân khoảng 4.000 – 5.000 tỷ đồng/năm và đang được hệ thống Kho bạc Nhà nước gửi vào NHNo&PTNT. Nếu với lượng vốn này, hệ thống Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tiền gửi tại NHCSXH thì sẽ tạo điều kiện giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn rẻ để cho vay, qua đó giảm số cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm từ NSNN.
Ngoài ra, theo các quy định hiện nay về sử dụng vốn của Tiết kiệm Bưu điện chưa đề cập đến việc chuyển vốn hoặc cho NHCSXH vay mà chủ yếu mới chuyển cho Quỹ hỗ trợ đầu tư. Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung thêm NHCSXH là đối tượng được chuyển vốn từ Tiết kiệm bưu điện.
d, Về lâu dài Chính phủ xem xét giảm dần, có thể bỏ quy định các tổ chức tín dụng Nhà nước phải gửi vào NHCSXH một tỷ lệ % nhất định nguồn huy động:
Cơ sở của đề xuất này:
- Quy định này mang tính chất bắt buộc, nhưng khơng bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, chỉ có các tổ chức tín dụng Nhà nước là phải thực hiện quy định này. Mặt khác nó thể hiện chưa hồn tồn tách bạch giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Do vậy chưa hồn tồn tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng Nhà nước có điều kiện tập trung khả năng và nguồn lực để phát triển trong môi trường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay;
- Vai trò của nguồn vốn này đối với NHCSXH trong giai đoạn ban đầu khi NHCSXH mới thành lập và hoạt động là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi NHCSXH đã có kinh nghiệm, mạng lưới, đã đạt được phát triển nhất định thì NHCSXH có thể tự mình huy động thay thế dần nguồn tiền gửi này, hơn nữa nguồn tiền gửi này khơng chỉ trả lãi suất huy động bình qn trên thị trường mà cịn phải trả phí huy động. Nếu NHCSXH tự huy động bằng hệ thống của mình sẽ tiết giảm chi phí hoạt động, qua đó giảm cấp bù từ NSNN.
- Việc giảm dần nguồn vốn này được thực hiện thông qua giảm mức % tính trên tổng nguồn huy động của các NHTM Nhà nước, tương ứng với khả năng và số vốn mà NHCSXH tự huy động được.
e, Trong một số trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần có quy định riêng cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc thực thi dự án vay vốn ODA:
Mơ hình NHCSXH hiện nay là mới và có nhiều đặc điểm riêng có ở Việt Nam cũng như trên thế giới, phương pháp tiếp cận tới đối tượng khách hàng như hiện tại cũng chưa phải là tối ưu. Tìm kiếm mơ hình mới, phương thức tiếp cận mới là những việc mà NHCSXH cần thử nghiệm trên cơ sở đó có những vận dụng phù hợp trên diện rộng.
Mặt khác, phần lớn các chương trình dự án vay vốn nước ngồi đều có những điều kiện đi kèm với khoản ưu đãi của vốn vay. Trong một số trường hợp các điều kiện này có thể khơng phù hợp với quy định và chính sách cho vay của NHCSXH. Vì vậy, trong một số trường hợp, cần thiết có một số quy định riêng cho NHCSXH trong phạm vi thực thi dự án cụ thể tạo điều kiện cho NHCSXH tiếp cận và huy động được nguồn ODA.
f, Đối với Ngân hàng Chính sách Việt Nam cần mở rộng thêm các kênh huy đơng nguồn vốn rẻ ổn định, có cơ chế giúp cho NHCSXH tỉnh điều hành việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động thật sự hiệu quả.
Hiện nay nguồn vốn NHCSXH Quảng Ninh sử dụng vẫn đa phần là nguồn vốn được cấp từ NHCSXH Trung ương, nguồn huy động tại địa phương còn chiếm tỉ trọng ít, sử dụng chưa thực sự hiệu quả.
Có thêm các cơ chế huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương để NHCSXH tỉnh chủ động hơn trong công tác kế hoạch.
KẾT LUẬN
Tín dụng đối với các đối tượng chính sách xã hội vừa là yêu cầu thực tiễn khách quan, vừa là biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về công tác huy động vốn của ngân hàng, nhất là công tác huy động vốn của mơ hình Ngân hàng chính sách xã hội; thực tiễn cơng tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, chuyên đề đã:
- Phân tích thực trạng cơng tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn để cho vay tới người nghèo và đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng lớn, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài. Trong khi đó, việc thu thập tài liệu liên quan, trình độ và khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy, những vấn đề nghiên cứu của chuyên đề mới chỉ tập trung ở một số khía cạnh và chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến tham gia đóng góp của thầy cô giáo và những người quan tâm tới lĩnh vực này để tác giả tiếp tục tu chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------*-----------------------
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội.
2. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội.
3. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2002). 5. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng Thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê - Hà Nội.
6. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hồn thiện mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Ngân hàng Chính sách xã hội (2003), Điều lệ Ngân hàng Chính sách xã hội.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội (2004), Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2004. Hà Nội.
9. Ngân hàng Phục vụ người nghèo (2002), Báo cáo tổng kết 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
10. Ngân hàng Thế giới (1995), Việt Nam đánh giá tình trạng đói nghèo và chiến lược phát triển - Hà Nội.
11. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH, Hà Nội.
12. Tiết kiệm Bưu điện (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội. 13. Th.S. Đoàn Thái Sơn (2004), “Phát hành trái phiếu dài hạn - giải pháp tăng vốn cho các NHTM Nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng, (4).
14. Văn kiện Hội nghị lần IX Ban chấp hành TW IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.