.Một số giải pháp huy động vốn

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh (Trang 43 - 51)

Phương hướng đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH trong thời gian tới được cụ thể trong Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho

NHCSXH tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ để NHCSXH có thể quản lý và sử dụng nhiều hơn các nguồn vốn ưu đãi và các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức này. NHCSXH phải chủ động, tích cực hơn nữa trong việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước, mở nhiều hình thức huy động vốn phù hợp với từng đối tượng, từng thời gian, tìm kiếm các nguồn vốn khơng phải trả lãi hoặc lãi suất thấp để bổ sung nguồn vốn cho vay”.

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động nguồn vốn của NHCSXH, mục tiêu phát triển trung, dài hạn của Việt Nam, kế hoạch và phương hướng đẩy mạnh công tác huy động vốn này trong thời gian tới, dự kiến nhu cầu vay vốn và khả năng của các nguồn huy động hiện tại, tác giả đề xuất thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH thời gian tới như sau:

2.2.1. Đặc biệt chú trọng nhằm khai thác tối đa việc huy động các nguồn vốn rẻ:

Như bất cứ một ngân hàng nào khác: thiếu vốn thì phải đẩy mạnh huy động vốn, nếu nguồn hiện có khơng thể huy động đủ thì phải mở rộng, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động khác. Vì yếu tố hiệu quả, việc đa dạng hóa các

nguồn huy động cần phải tính đến yếu tố chi phí nguồn vốn (gồm lãi suất huy động, chi phí huy động, an tồn thanh tốn,…), có nghĩa là NHCSXH cũng cần trước hết khai thác huy động các nguồn vốn rẻ có chi phí đầu vào thấp.

Một số các giải pháp cụ thể như sau:

- Một là, để huy động được nguồn vốn dưới hình thức: cho, tặng, tiền gửi tự nguyện khơng phải trả lãi hoặc có lãi suất thấp:

+ NHCSXH cần tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, các Bộ ngành tại TW và các cấp ủy chính quyền tại địa phương. Hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội cần phải được xã hội hóa, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đồn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa, mơ hình của NHCSXH có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và huyện với thành phần gồm: UBND, các Sở, ban ngành và đồn thể. Chính vì có thuận lợi này, NHCSXH cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn qun góp, ủng hộ, tiền gửi khơng lấy lãi,… của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

+ Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp nhằm thực hiện cho vay tới các đối tượng chính sách tại địa phương.

+ Dự kiến quy mơ có thể huy động: Do tính chất nguồn được cho, tặng, gửi khơng lấy lãi,… nên quy mô nguồn vốn sẽ không lớn nên công việc này cần thực hiện thường xuyên.

- Hai là, cần thiết đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng

đồng người nghèo vay vốn thơng qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm hàng tháng.

Mặc dù có quy mơ khơng lớn nhưng tương đối ổn định và nhất là có chi phí đầu vào thấp = lãi suất loại khơng kỳ hạn (0,25%/tháng) + phí huy động (0,11%/tháng) = 0,26%/tháng.

Một trong những khả năng đối với NHCSXH khi huy động vốn là vay Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ). Tuy vậy, giải pháp này cũng có hạn chế đối với NHCSXH như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 215/1998/QĐ-TTg ngày 4/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn

tiền gửi tiết kiệm bưu điện và Thông tư số 68/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của

Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điểm đặc thù trong quản lý Nhà nước về

tài chính đối với dịch vụ tiết kiệm bưu điện của Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam:

+ Hình thức huy động: huy động nguồn tiền nhà rỗi trong dân cư dưới hình thức: nhận tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp,…;

+ Lãi suất huy động: do Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng quy định trên ngun tắc trang trải các chi phí, bảo tồn và phát triển nguồn vốn, phù hợp chính sách lãi suất do NHNN quy định;

+ Sử dụng nguồn huy động được: ngoài mức tối đa 20% tổng số dư tiền gửi đảm bảo chi trả thường xuyên, phần còn lại chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ Đầu tư theo đúng thời hạn với số lượng và kỳ hạn đã thỏa thuận giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thơng và Quỹ hỗ trợ Đầu tư để sử dụng cho vay đối với các dự

án của Chính phủ. Trường hợp nguồn vốn sau khi đảm bảo chi trả thường xuyên và giao đủ theo kế hoạch, nếu cịn thì cho Quỹ hỗ trợ và bổ sung (nếu Quỹ hỗ trợ có nhu cầu) hoặc mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu cơng trình;

+ Lãi suất cho Quỹ hỗ trợ vay: do Bộ Tài chính quy định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng kỳ hạn, được cố định trong suốt thời gian vay.

Trên thực tế, quy mô nguồn vốn chuyển cho Quỹ hỗ trợ Đầu tư qua các năm: 1999: 475 tỷ đồng; 2000: 1.205 tỷ; 2001: 1.800 tỷ; 2002: 1.950 tỷ; 2003: 1.800 tỷ; dự kiến 2004: 2.500 tỷ đồng. Số vốn huy động được sử dụng mua Trái phiếu Kho bạc Nhà nước năm (2003): hơn 3 tỷ đồng. Lãi suất cho Quỹ Hỗ trợ Đầu tư vay: loại kỳ hạn 24 tháng: 7,7%/năm (0,64%/tháng), loại kỳ hạn 60 tháng: 8,4%/năm (7,0%/năm).

Như vậy có thể rút ra nhận xét: TKBĐ thực hiện huy động tiết kiệm từ dân cư, theo lãi suất thị trường, quy mô huy động thực hiện theo kế hoạch hàng năm đã xác định trước, mục đích sử dụng số tiền huy động được đã được xác định cụ thể.

Từ đó có thể đánh giá khả năng vay TKBĐ như sau:

+ Lãi suất vay: Bộ Tài chính quy định nhưng bao gồm lãi suất huy động tiết kiệm (theo lãi suất thị trường) + Phí huy động và bảo tồn vốn và không thấp hơn lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng kỳ hạn;

+ Quy mô vốn vay: NHCSXH chỉ có thể vay từ TKBĐ trường hợp số dư tiền gửi tiết kiệm mà TKBĐ huy động được đã dựng để đảm bảo nhu cầu chi trả thường xuyên, hoàn thành kế hoạch đã thỏa thuận với Quỹ hỗ trợ đầu tư, mua

trái phiếu Kho bạc Nhà nước,…(nếu có). Về quy mơ sẽ khơng đáng kể (10 tỷ đồng nếu căn cứ thực tế những năm qua).

Điều kiện để NHCSXH có thể vay vốn TKBĐ:

+ Mặc dù việc vay vốn TKBĐ được đề cập trong văn bản pháp lý thành lập NHCSXH nhưng chỉ có ý nghĩa thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận giữa NHCSXH và TKBĐ, nên để vay vốn TKBĐ thì cần kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính sửa đổi điều khoản liên quan đến sử dụng vốn huy động được của TKBĐ tại các văn bản nêu trên;

+ Mặt khác, hiện tại do TKBĐ thực hiện theo kế hoạch giao hàng năm theo thỏa thuận với Quỹ hỗ trợ Đầu tư, do vậy để vay từ TKBĐ thì một mặt kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính sửa đổi nội dung có liên quan trong các văn bản nêu trên, căn cứ vào đó hàng năm NHCSXH và TKBĐ thỏa thuận cụ thể về số vốn huy động, kỳ hạn và thời hạn chuyển giao,…

2.2.2. Thực hiện huy động đa dạng các nguồn vốn:

NHCSXH cũng như các ngân hàng khác, không hoạt động với một nguồn huy động duy nhất. Các lý do chủ yếu là: nếu chỉ huy động nguồn vốn duy nhất thì sẽ khơng đáp ứng đủ nhu cầu vốn hoạt động của ngân hàng, lý do khác mức rủi ro thanh khoản rất cao do phụ thuộc vào nguồn vốn huy động duy nhất.

Trong những năm qua, NHCSXH đã thực hiện huy động các nguồn vốn sau: Huy động tiền gửi (gồm tiền gửi có trả lãi, tiền tiết kiệm của người nghèo), nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước (loại 2%), vay nguồn ODA, vay NHNN.

Như vậy, so với nguồn vốn huy động của NHCSXH được quy định trong Điều lệ hoạt động của NHCSXH: NHCSXH còn chưa huy động nguồn vốn: Phát

hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay vốn từ Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội; vay từ các tổ chức tín dụng khác…

* Huy động thơng qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH:

- Đây là nguồn ưu tiên thực hiện mặc dù lãi suất huy động danh nghĩa thường cao hơn so với các loại tiền gửi khác là do nguồn vốn này có các ưu điểm như:

+ NHCSXH có thể huy động được một nguồn vốn lớn, trong thời gian ngắn (thời gian phát hành thường khơng q 02 tháng);

+ NHCSXH có thể sử dụng mạng lưới rộng khắp hiện có của mình để thực hiện huy động nhằm tiết giảm chi phí huy động;

+ Thời gian sử dụng nguồn vốn thường dài (là thời gian huy động), có tính ổn định cao.

- Một số điều kiện cần thiết đối với NHCSXH để thực hiện huy động nguồn vốn này:

+ Có khâu chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng: quy mơ huy động, hình thức huy động: kỳ phiếu hay trái phiếu, hoặc cả hai, thời điểm và thời gian huy động, phương thức phát hành;

+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới cơng chúng một cách rộng rãi;

+ Tạo khả năng chuyển đổi cho kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH thông qua: phát hành giấy nợ vô danh, ký hậu chuyển nhượng, cẩm cố thế chấp tại ngân hàng,…;

+ Đảm bảo mức lãi suất danh nghĩa không thấp hơn các giấy nợ ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác; đảm bảo lãi suất thực dương sau khi trừ lạm phát cho người sở hữu.

* Vay Tiết kiệm Bưu điện, vay Bảo hiểm xã hội, vay Kho bạc Nhà nước.

Mặc dù theo Điều lệ của NHCSXH do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành, NHCSXH được phép vay vốn từ hai nguồn này nhưng thực tế hiện nay, NHCSXH vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này theo đúng nghĩa là nhằm tạo nguồn vốn tăng trưởng ổn định hàng năm cho Ngân hàng. Do đó, trong những năm tới NHCSXH cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp cận từ nguồn vốn này.

* Vay các tổ chức tín dụng trong nước khác:

Việc NHCSXH vay các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng là một giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH khi đã khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ mà vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn (trong phạm vi cho phép của cấp bù từ NSNN). Tuy nhiên, việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác sẽ gặp phải khó khăn: các tổ chức này không phải lúc nào cũng thừa vốn, nhất là khi quan hệ cung < cầu vốn trên thị trường, hơn nữa các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước đã phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc là gửi 2% số dư huy động bằng VND vào NHCSXH, mà việc vay này dựa trên cơ sở thoả thuận tự nguyện, nếu có chỉ là tạm thời nên: thời hạn vay sẽ chủ yếu là ngắn hạn, quy mô không lớn, lãi suất vay là lãi suất huy động thị trường + phí huy động của các tổ chức này. Nếu xem dư nợ thời điểm trước bàn giao từ NHNg sang NHCSXH là khả năng huy động xét về quy mơ nguồn vốn này thì NHCSXH có thể huy động khoảng: 4.000 tỷ đồng.

- Nhu cầu cần về vốn trung và dài hạn hay là ngắn hạn. Nếu chủ yếu là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thì việc vay các tổ chức tín dụng này khơng phải là giải pháp tối ưu;

- Việc vay vốn các tổ chức tín dụng thường có ý nghĩa trang trải nhu cầu về vốn tạm thời;

- Lãi suất vay có thể sẽ cao vì các tổ chức này cần đảm bảo trang trải chi phí vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận định mức,…

Điều kiện để thực hiện đa dạng hình thức huy động:

- Hồn thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trang thiết bị kỹ thuật. Hiện nay, do mới thành lập nên toàn bộ trụ sở làm việc từ Hội sở chính đến Phịng giao dịch huyện đều phải thuê, mượn từ nhà dân và cơ quan và phần lớn trong số đó khơng được xây dựng cho mục đích hoạt động ngân hàng, hay nói cách khác khơng đáp ứng được một số điều kiện của hoạt động ngân hàng. Trong khi đó yêu cầu cao nhất đối với người gửi là tính an tồn, thuận tiện giao dịch, do đó cần có bộ mặt, trang thiết bị tạo được lòng tin cho khách hàng;

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tinh thơng nghiệp vụ ngân hàng, hình thành Trung tâm Đào tạo của NHCSXH và có Chiến lược về nguồn nhân lực.

- Triển khai thanh toán nội bộ, thành lập Trung tâm Thanh toán, tham gia thanh toán liên ngân hàng: đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện huy động tiền gửi thanh toán.

- Thực hiện hoạt động về ngoại hối, trong đó chú trọng huy động, cho vay ngoại tệ, thực hiện thanh toán quốc tế, thiết lập hệ thống các ngân hàng đại lý ở nước ngoài, thành lập Trung tâm Dịch vụ Ngân hàng.

- Áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực tin học phục vụ cho hoạt động Ngân hàng.

- Quán triệt tư tưởng, định hướng cạnh tranh trong công tác huy động vốn theo lãi suất thị trường trong nền kinh tế thị trường, tránh tư tưởng thụ động dựa vào sự bao cấp từ NSNN.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội quảng ninh (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w