1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị

129 299 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ khi làm việc với NHCSXH Việt Nam vào tháng 1 năm 2017 đã giao nhiệm vụcho NHCSXH: “NHCSXH không thể chỉ dựa vào nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ, n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ, 2018

Đại học kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Văn Hòa - Hiệu Trưởng Trường Đại họcKinh tế, Đại học Huế Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực

và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây Những số liệu phục vụ choviệc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Huế, ngày 21 tháng 2 năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Ngọc

Đại học kinh tế Huế

Trang 3

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS TrầnVăn Hòa - Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, người trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnhQuảng Trị đã tin tưởng cử tôi tham gia lớp đào tạo thạc sĩ, đặc biệt anh chị em tạicác Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểmtra - Kiểm toán nội bộ đã nhiệt tình tổng hợp, cung cấp các số liệu phục vụ cho việcnghiên cứu luận văn này

Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè cùng lớp, đồng nghiệpnhững người đã luôn tạo mọi điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gianthực hiện luận văn

Huế, ngày 21 tháng 3 năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Bích Ngọc

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: BÙI THỊ BÍCH NGỌC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2015 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN HÒA Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thời gian qua, NHCSXH đã bằng nhiều nỗ lực, chung tay thực hiện thànhcông công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Trong quá trìnhtriển khai thực hiện nhiệm vụ bên cạnh những thành công nhất định, NHCSXH tỉnhQuảng Trị vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đặc biệt là trong công tác huy độngvốn Việc đánh giá đúng thực trạng công tác huy động vốn và xác định các yếu tốảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, từ đó có những giải pháp huyđộng vốn sao cho có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu về vốn góp phần nâng cao hiệuquả các chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xãhội, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấpthiết đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu;tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp phân tíchANOVA nhằm xem xét sự khác biệt giữa nhóm các biến định lượng với biến phân loạiđối tượng cần so sánh

3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn

về công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội Phân tích, đánh giá thựctrạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị qua 3năm 2014-2016 Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạnchế Đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàngchính sách xã hội tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP Chính phủCSXH Chính sách xã hộiCT-XH Chính trị - xã hộiCVXKLĐ Cho vay xuất khẩu lao độngGQVL Giải quyết việc làm

HCKK Hoàn cảnh khó khănHĐQT Hội đồng quản trịHSSV Học sinh sinh viên

NH Ngân hàngNHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hộiNHTM Ngân hàng thương mại

PGD Phòng giao dịch

QĐ Quyết địnhTCTD Tổ chức tín dụngTK&VV Tiết kiệm và vay vốnUBND Ủy ban nhân dânVSMTNT Vệ sinh môi trường nông thônXĐGN Xóa đói giảm nghèo

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4

5 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 5

1.1 Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội 5

1.1.1 Khái quát và đặc điểm về ngân hàng chính sách xã hội 5

1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách xã hội 6

1.2 Huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội 10

1.2.1 Khái niệm huy động vốn 10

1.2.2 Đối tượng huy động vốn 10

1.2.3 Nguồn vốn huy động 11

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

1.2.4 Các hình thức huy động vốn 14

1.2.5 Vai trò, ý nghĩa hoạt động huy động vốn của Ngân hàng CSXH 20

1.2.6 Nội dung công tác huy động vốn của Ngân hàng CSXH 21

1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng CSXH ……26

1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng CSXH 28

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn tại các ngân hàng chính sách xã hội và bài học rút ra cho ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 34

1.3.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 34

1.3.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Chính sách xã hội Bà Rịa Vũng Tàu 36

1.3.3 Bài học rút ra cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 39

2.1 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.3 Tình hình lao động 42

2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 43

2.2 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 49

2.2.1 Tổ chức công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 49

2.2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 58

2.2.3 Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn 66

2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị thông qua kết quả khảo sát 69

2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 69

2.3.1.1 Đối tượng là khách hàng 69

2.3.1.2 Đối tượng là cán bộ ngân hàng 70

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

2.3.2 Đánh giá của khách hàng về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính

sách xã hội tỉnh Quảng Trị 72

2.3.3 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng về công tác huy động vốn 78

2.4 Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 84

2.4.1 Kết quả đạt được 84

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 87

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ 88

3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 88

3.1.1 Mục tiêu phát triển 88

3.1.2 Chiến lược huy động vốn của NHCSXH tỉnh Quảng Trị 89

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 90

3.2.1 Giải pháp xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 90

3.2.2 Giải pháp đa dạng hóa các hình thức huy động 89

3.2.3 Giải pháp xây dựng chiến lược trong cơ cấu huy động vốn 93

3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 92

3.2.5 Giải pháp mở rộng quan hệ đại lý và mạng lưới huy động vốn 95

3.2.6 Giải pháp tăng cường các công tác tuyên truyền vận động 95

3.2.7 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 96

3.2.8 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

1 Kết luận 98

2 Kiến nghị 99

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

2.1 Đối với Chính phủ 99

2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 103 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Tình hình lao động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 42Bảng 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-

2016 43Bảng 2.3 Kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 44Bảng 2.4 Tình hình doanh số cho vay tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm

2014-2016 45Bảng 2.5 Tình hình doanh số thu nợ tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-201646Bảng 2.6 Tình hình dư nợ tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 47Bảng 2.7 Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-201648Bảng 2.8 Quy trình, thủ tục trong hoạt động huy động vốn tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 50Bảng 2.9 Trần lãi suất huy động bình quân đối với các kỳ hạn tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 51Bảng 2.10 Số điểm giao dịch tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 53Bảng 2.11 Tình hình nhân lực phục vụ hoạt động huy động vốn tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 55Bảng 2.12 Tình hình tuyên truyền vận động và hỗ trợ trong hoạt động huy động

vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 57Bảng 2.13 Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động dân cư tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 59Bảng 2.14 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn dân cư tại NHCSXH tỉnh

Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 60Bảng 2.15 Cơ cấu huy động vốn dân cư theo đối tượng khách hàng tại NHCSXH

tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 62Bảng 2.16 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

qua 3 năm 2014-2016 64

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

Bảng 2.17 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo địa bàn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

qua 3 năm 2014-2016 65

Bảng 2.18 Hệ số sử dụng vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-201667 Bảng 2.19 Đặc điểm mẫu khảo sát là khách hàng 70

Bảng 2.20 Đặc điểm mẫu là cán bộ ngân hàng 71

Bảng 2.21 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về lãi suất và phí 72

Bảng 2.22 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố sản phẩm 74

Bảng 2.23 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về đội ngũ nhân viên 75

Bảng 2.24 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về cơ sở vật chất 75

Bảng 2.25 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố mạng lưới giao dịch 76

Bảng 2.26 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố thương hiệu và uy tín 77

Bảng 2.27 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố lãi suất và phí 78

Bảng 2.28 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố sản phẩm 79

Bảng 2.29 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố đội ngũ nhân viên 80

Bảng 2.30 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố cơ sở vật chất 81

Bảng 2.31 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố mạng lưới giao dịch 82

Bảng 2.32 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố thương hiệu và uy tín 83

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị 40Hình 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị 55Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo địa bàn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

qua 3 năm 2014-2016 65

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian vừa qua Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề người nghèo

và đã xây dựng được một chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo.Chương trình này đã trở thành một chiến lược quan trọng trong tiến trình phát triểncủa đất nước, nội dung chương trình bao gồm nhiều giải pháp đồng bộ cùng triểnkhai thực hiện Trong đó, việc thành lập ra Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) là một giải pháp quan trọng, nhằm tách bạch tín dụng ưu đãi ra khỏi tíndụng thương mại, tập trung nguồn lực tài chính cho vay ưu đãi đối với người nghèo

và các đối tượng chính sách khác

Cùng với hệ thống NHCSXH toàn quốc, trong những năm vừa qua hoạt độngcủa NHCSXH tỉnh Quảng Trị đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn Việcmột bộ phận lớn hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, đã

và đang thức dậy một thị trường sản xuất hàng hoá, tiêu thụ rộng lớn, góp phần tíchcực, hiệu quả vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo,phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng lại nằm trongthể chế kinh tế thị trường thì các chính sách phải đón nhận được các lợi ích thịtrường nhằm kích thích tính năng động của người nghèo để họ vươn lên thoátnghèo, thậm chí là vươn lên làm giàu Trong các chính sách cho vay, có lĩnh vựccần vay thì định mức cho vay thấp trong có lĩnh vực không cần tập trung thì địnhmức cho vay lại cao Do đó, NHCSXH đề xuất chính sách cần không chồng chéo,sát với cuộc sống, với mong mỏi của người dân

Thời gian qua, NHCSXH đã bằng nhiều nỗ lực, chung tay thực hiện thànhcông công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân Mặc dù đã hoànthành chức năng nhiệm vụ của mình, tuy vậy trong thời gian tới tiếp tục đặt ra yêucầu đối với NHCSXH trong huy động vốn dân cư để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của

xã hội, của người nghèo, nhất là khi NHCSXH thực hiện thêm các nhiệm vụ cho

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

vay mua nhà ở xã hội, tiếp tục phát triển tín dụng học sinh, sinh viên và các chươngtrình tín dụng ưu đãi khác NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã từng bước thực hiện côngtác huy động vốn để tạo nguồn cung cấp vốn; tích cực làm việc với các địa phươngngoài việc ủy thác cho vay, còn phải huy động vốn Phó Thủ tướng Vương ĐìnhHuệ khi làm việc với NHCSXH Việt Nam vào tháng 1 năm 2017 đã giao nhiệm vụ

cho NHCSXH: “NHCSXH không thể chỉ dựa vào nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước hay tỉ lệ 2% số dư tiền gửi của các ngân hàng thương mại mà phải tìm ra cách thức huy động vốn từ thị trường”.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bên cạnh những thành côngnhất định, NHCSXH tỉnh Quảng Trị vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đặc biệt làtrong công tác huy động vốn Việc đánh giá đúng thực trạng công tác huy động vốn

và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, từ đó

có những giải pháp huy động vốn sao cho có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu về vốngóp phần nâng cao hiệu quả các chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị là nhiệm vụquan trọng và hết sức cấp thiết đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn tốt

Trang 15

- Đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàngchính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2025.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác huy

động vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

Đối tượng khảo sát: Cán bộ nhân viên ngân hàng và khách hàng có gửi tiền

tiết kiệm tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được triển khai tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị.

- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2016; các giải

pháp được đề xuất áp dụng cho những năm tiếp theo Số liệu sơ cấp được điều trakhảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại

NHCSXH tỉnh Quảng Trị Cụ thể: Phân tích trực trạng và các nhân tố ảnh hưởngđến công tác huy động vốn tại ngân hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1 Đối với số liệu thứ cấp

Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm2014-2016; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập

từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đạichúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở TW để định hướng

4.1.2 Đối với số liệu sơ cấp

Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát cán bộ NHCSXH và cáckhách hàng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị Công tác điều tra thông qua bảng câu hỏiđược thiết kế sẵn

Phương pháp chọn mẫu: (i) Đối với cán bộ NHCSXH lấy phiếu đối với hầuhết cán bộ làm công tác huy động vốn tại NHCSXH, số phiếu khảo sát 100 phiếu;

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

(ii) Đối với khách hàng: Lựa chọn tổ từ danh sách khách hàng theo mã khách hàng(trong chương trình kế toán giao dịch) với bước nhảy là 5 cho đến khi đủ số lượngmẫu điều tra Số khách hàng khảo sát là180 khách hàng.

4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

4.2.1 Đối với số liệu thứ cấp

Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp:Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối nhằmphân tích, đánh giá công tác huy động vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị

4.2.2 Đối với số liệu sơ cấp

Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏikhông đạt yêu cầu Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu Sau đótiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0 Sử dụng phương pháp:

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để lượng hóa mức độ đánh giá củanhân viên và khách hàng của ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị

- Phương pháp kiểm định thống kê được sử dụng nhằm xem xét sự khác biệtgiữa nhóm các biến định lượng với biến phân loại đối tượng cần so sánh Từ việc phântích trên giúp đưa ra các nhận xét, kết luận một cách khách quan về những vấn đề liênquan đến nội dung và mục đích nghiên cứu

Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềmthống kê thông dụng EXCEL và SPSS

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo Luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;

Chương 2 Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị;

Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị.

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1 Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1 Khái quát và đặc điểm về ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1.1 Khái quát về ngân hàng chính sách xã hội

Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTgthành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không

vì mục đích lợi nhuận Ngân hàng Phục vụ Người nghèo là một tổ chức đặc thù về

mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý Nhà nước tham giaban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển sách thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huyđộng vốn thông qua hoạt động của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.[5]

Qua gần 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, các tổ chứctài chính quốc tế nhận xét rằng đây là chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ,chưa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chưa có cơ sở cho sự phát triểnbền vững vì chưa nhận được vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế

Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luậtcác Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sáchtín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác Tách việc cho vaychính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mạiNhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan Ngày 04/10/2002,Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo

và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTgban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Theo chủ trương Nghị quyết đó, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính doNhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãiphục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống,

ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tựchịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn

và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng NHCSXH khôngtham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế vàcác khoản phải nộp ngân sách Nhà nước

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thựchiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảmnghèo Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chínhphủ từng thời kỳ Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của NHCSXH từ0%/tháng đến 0,9%/tháng

Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặpkhó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngânhàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theoquyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội

Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp

1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng chính sách xã hội

1.1.2.1 Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội

Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau, từ khi ra đời và pháttriển Ngân hàng chính sách xã hội đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xâydựng và phát triển kinh tế thế giới Ở tất cả các nước, hệ thống các ngân hàng đãkhông ngừng phát triển, đóng vai trò tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nềnkinh tế để cung ứng vốn cho các nhà đầu tư cần vốn Đó là quá trình huy động vốn và

sử dụng vốn của các Ngân hàng Bằng hoạt động của mình NHCSXH đã đóng gópmột lượng vốn đáng kể và hàng loạt các dịch vụ Ngân hàng khác cho nền kinh tế

Một là, NHCSXH thực chất là một tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ

thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước, sử dụng phương pháp tín dụng trong hoạtđộng hỗ trợ tài chính cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm [6]

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

Là một trung gian tín dụng NHCSXH đã tích tụ và tập trung được một khốilượng lớn tiền tạm thời nhàn rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện cácdịch vụ Ngân hàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó tiến hành cấp phát tín dụngcho các thành phần kinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn để phục vụ cho nhucầu chi tiêu của mình Tức là Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa mộtbên là những người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và một bên là những người cầnvay vốn Thực hiện chức năng này tức là Ngân hàng đã trở thành người khơi thông

và kích hoạt các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi.Những hoạt động đó của NH đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biếnnhững đồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trung vốn vàoviệc tài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người laođộng và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động có thêmđiều kiện ổn định và cải thiện đời sống

Hai là, ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn

Ngân hàng tài trợ vốn cho các Doanh nghiệp trên cơ sở phải tuân thủ cácđiều kiện do Ngân hàng đặt ra Trong đó các khoản tín dụng mà Doanh nghiệp nhậnđược đều phải trả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc Vì vậy để đảmbảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanhnghiệp thì trước khi cho vay, Ngân hàng cần phải thẩm định phương án sử dụng vốnvay của Doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của dự án, thẩm định các yếu tố liênquan đến Doanh nghiệp (Uy tín, trình độ nhân viên, tài sản đảm bảo…) một cáchchính xác rõ ràng, chi tiết, qua đó cán bộ tín dụng giúp Doanh nghiệp xây dựngphương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sau khi cho Doanh nghiệp vay vốn,Ngân hàng vẫn tiếp tục tiến hành giám sát quá trình sử dụng vốn vay của doanhnghiệp và thông qua hoạt động thanh toán hộ thì Ngân hàng có thể giúp doanhnghiệp quản lý tốt hơn về vốn và sử dụng vốn

Ba là, ngân hàng khuyến khích tiết kiệm trong các tầng lớp dân cư.

Bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng đều đượchưởng lãi, điều đó có nghĩa là khi nào thu nhập của người gửi tiền sẽ tăng lên.Người gửi tiền có thể gửi theo bất kỳ phương thức nào, bất kỳ thời hạn nào Các cá

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

nhân có số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến thì có thể gửi vào Ngân hàng khi cần thì

có thể rút ra bất cứ lúc nào Thông qua chính sách lãi suất Ngân hàng đã khuyếnkhích khách hàng tiết kiệm tiêu dùng hiện tại để có tăng tiêu dùng trong tương lai

Bốn là, hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn

đầu tư dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và phát triển vùng

Trong hoạt động tài trợ của mình, Ngân hàng có thể tài trợ đối với tất cả cácđơn vị cá nhân trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau Với hệ thống cácNgân hàng chuyên doanh cùng với mạng lưới chân rết của mình, NH có mặt ở hầuhết các địa bàn trong phạm vi cả nước Thông qua đó Ngân hàng sẽ tiến hành chovay đối với những đối tượng cần vốn mà đáp ứng được các điều kiện của Ngânhàng thì Ngân hàng sẽ tiến hành cho vay Ngoài ra khi có sự ưu tiên của nhà nước

về phát triển ngành nghề hoặc vùng kinh tế nào đó thì Chính phủ đưa ra nhữngchính sách riêng cho từng vùng và thông qua hệ thống NH sẽ tiến hành cung ứngvốn cho những vùng đó Hoạt động tín dụng Ngân hàng ngày càng phát triển đã làmcho việc di chuyển vốn diễn ra một cách dễ dàng, tập trung duy trì lực lượng bìnhquân từ tất cả các ngành Đồng thời với sự tác động của Ngân hàng vốn được dịchchuyển từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn đảm bảo cho sự phát triển đồng đềugiữa các ngành, xoá dần sự khác biệt, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định

Năm là, hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát.

Với đặc điểm của NH là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạt độngchủ yếu là huy động vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanh toán.Lượng tiền lưu thông được Ngân hàng kiểm soát Thông qua các khoản mục của

NH, NHTW sẽ xác định được lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế, từ

đó có thể có các biện pháp kiểm soát nhằm đề phòng và hạn chế những ảnh hưởngxấu có thể xảy ra Trường hợp nếu xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụ của mình,NHTW sẽ tiến hành điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấuhoặc tái chiết khấu, tham gia vào thị trường mở để tác động tới NHTM để qua nólàm thay đổi lượng tiền trong lưu thông

Sáu là, ngân hàng tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát

triển thương mại quốc tế

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế khu vực hoá vàtoàn cầu hoá thì các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đóng vai tròngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Cùng hoà chung với xu thế đó NH cũng đóng vai trò rất quan trọng trongviệc đưa nền kinh tế của quốc gia mình hội nhập với nền kinh tế thế giới Bằng cáchoạt động của mình như tài trợ xuất nhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán,bảo lãnh…đã góp phần thúc đẩy việc chu chuyển hàng hoá dịch vụ giữa các quốcgia với nhau một cách thuận lợi và nhanh chóng

1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầnglớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệmtrong cộng đồng người nghèo.[5]

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy

tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay tiếtkiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc khônghoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các

tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước vànước ngoài

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệthống liên ngân hàng trong nước

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanhtoán và ngân quỹ:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt

- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh,tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc giaxoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhântrong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

1.2 Huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội

1.2.1 Khái niệm huy động vốn

Bản thân thuật ngữ “huy động vốn” đã nêu lên tương đối công việc trong

công tác này Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và những ngườithiếu vốn, có thể nói ngân hàng đóng vai trò điều hoà mâu thuẫn này bằng việc sửdụng các công cụ, các nghiệp vụ của mình để huy động các nguồn vốn trong xã hội

Thực chất, huy động vốn là nghiệp vụ các hoạt động thu hút nguồn vốn nhànrỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửithanh toán, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác,tạo nên một nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh sinh lời và trảlại một phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất.[26]

Như vậy, huy động vốn là nghiệp vụ các hoạt động nhằm thu hút các nguồn vốnnhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và dân cư gửi vào Ngân hàng dưới dạngtiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá…tạo nênmột nguồn tài chính cho ngân hàng sử dụng trong quá trình hoạt động của ngân hàng

Đối với hoạt động của NHCSXH là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận nhưng lại nằm trong thể chế kinh tế thị trường thì các chính sách phải đónnhận được các lợi ích thị trường nhằm kích thích tính năng động của người nghèo

để họ vươn lên thoát nghèo, thậm chí là vươn lên làm giàu Trong chiến lược pháttriển, NHCSXH đã xây dựng và thực hiện đề án huy động vốn để tạo nguồn cungcấp vốn Trong cuộc làm việc với NHCSXH Việt Nam tháng 1 năm 2017, Phó Thủ

tướng Vương Đình Huệ giao nhiệm vụ cho NHCSXH: “Không thể chỉ dựa vào nguồn vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước hay tỉ lệ 2% số

dư tiền gửi của các ngân hàng thương mại mà phải tìm ra cách thức huy động vốn

từ thị trường” Vì vậy, công tác huy động vốn dân cư đã trở thành nhiệm vụ trọng

tâm của NHCSXH trong thời gian tới

1.2.2 Đối tượng huy động vốn

Hiện nay các NHCSXH chủ yếu huy động vốn từ bốn đối tượng sau:

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

1.2.2.1 Huy động vốn từ dân cư

Đây là đối tượng có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng mộtnguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao Người dân có thu nhập nhưng lạikhông có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưngvẫn muốn sinh lời, vì vậy họ đã đầu tư gián tiếp bằng cách gửi tiền vào ngân hàng,

uỷ thác vốn cho ngân hàng.[25]

1.2.2.2 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế

Ngày nay, hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tại ngân hàng nhằmphục vụ cho các hoạt động của mình Nhìn chung các tài khoản này đem lại cho cácngân hàng một lượng vốn khá ổn định Phát triển và quản lý tốt các tài khoản này sẽcho phép ngân hàng có một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp

1.2.2.3 Huy động vốn từ Ngân hàng trung ương

Chỉ khi không còn huy động từ nguồn nào được nữa, các ngân hàng sẽ tìmđến ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời hay đảm bảo khả năngthanh toán Khi đó ngân hàng Trung ương sẽ cho các ngân hàng vay chủ yếu dướihình thức tái chiết khấu hoặc cầm cố các thương phiếu mà Ngân hàng Trung ươngnắm giữ Riêng đối với NHCSXH thì phần lớn nguồn vốn huy động được là tư ngânhàng trung ương chuyển về, chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn huy động của

NH, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng cho vay đối với các đối tượng chínhsách, hộ nghèo, học sinh sinh viên và các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ

1.2.2.4 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác

Đây là đối tượng không thường xuyên của các ngân hàng, chỉ nhằm mụcđích đảm bảo khả năng thanh toán hay bù đắp thiếu hụt tạm thời

1.2.3 Nguồn vốn huy động

1.2.3.1 Nguồn vốn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng.Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiềngửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy độngtiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiềncủa ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hìnhthức huy động khác nhau.[25]

1.2.3.2 Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trảcủa doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu bằngtiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theoyêu cầu Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền gửi này rất thấp (hoặc bằng không),thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phíthấp Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng Yêu cầu củangân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư Một sốngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi- chitrội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán) Một số ngân hàng sử dụngnhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửinày nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác

1.2.3.3 Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽđược chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện chohoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của ngườigửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Người gửi không được

sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loạitiền gửi này Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuykhông thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có

kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn

1.2.3.4 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng, trongđiều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thựchiện các mục tiêu bảo toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngânhàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và giữ tiền mặttại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đadạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn Sổ tiết kiệm không dùng để thanh toán tiềnhàng và dịch vụ song có thể chấp nhận để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

Tiền gửi không có kỳ hạn: Thực chất đây là khoản tiền gửi tiết kiệm thông

thường Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút ra bất kì lúc nào mà không phảibáo trước Khác với loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng cáccông cụ thanh toán để chi trả cho người khác Số dư tài khoản này thường không lớnnhưng có ưu điểm hơn so với các tài khoản giao dịch ở chỗ số dư này ít biến động Vìvậy, đối với các loại tiền gửi này, các ngân hàng thường phải trả lãi suất cao so với tiềngửi thanh toán Đó là điều kiện để các ngân hàng có thể dễ dàng huy động số vốn này

Tiền gửi có kỳ hạn: Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi,lãi suất theo quy định và khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn Về nguyên tắcmột khi khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản này, họ sẽ không được rút ra (cả gốc

và lãi) trừ khi đã đến hạn gửi tiền Để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi,một số NH vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn Tuy nhiên, nhằm tránh việckhách hàng rút tiền trước hạn, một phần trong tiền lãi mà khách hàng được hưởng

đã bị khấu trừ Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định chonên các NH thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau như loại 3 tháng, 6 tháng,

12 tháng, 24 tháng…nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các

kỳ hạn khác nhau Thông thường kỳ hạn càng dài thì lãi suất huy động càng cao

Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một

số mục đích khác, ngân hàng này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên quy

mô này thường không lớn

1.2.3.5 Tiến hành phát kỳ phiếu, trái phiếu

Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất rất cao nhưng tính chất ổn định cũngkhá cao, không được rút trước hạn với bất kỳ lý do nào, muốn rút vốn chỉ có thể bánlại nó trên thị trường thông qua nghiệp vụ chiết khấu mà thôi Do vậy, nguồn vốnnày chủ yếu là dùng vào đầu tư trung và dài hạn

Các loại trái phiếu ngân hàng

- Tính chất định danh: vô danh, dễ chuyển nhượng nhưng khó quản lý, kýdanh: ngược lại

- Tính chất đảm bảo: trái phiếu có đảm bảo hoặc trái phiếu không có đảm bảo;

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

- Theo đồng tiền ghi trên trái phiếu: trái phiếu NH bằng VNĐ, trái phiếu NHbằng ngoại tệ: USD…

- Theo việc bảo toàn giá trị của đồng vốn

- Theo lãi suất

- Theo phương thức trả lãi: trái phiếu trả lãi trước, trả lãi sau

1.2.4 Các hình thức huy động vốn

Hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng là huy động vốn Quá trìnhhuy động đó hầu như đều giống nhau ở các ngân hàng nhưng để phân loại các hìnhthức huy động thì lại rất khác nhau Điều này còn phụ thuộc vào các tiêu chí đượclựa chọn để phân loại.[25]

1.2.4.1 Phân loại theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quanmật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thờigian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động được chia thành:

Vốn ngắn hạn: Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng

thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và cácnghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Phần lớn số này được dùng

để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện chovay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuynhiên tính ổn định lại kém

Vốn trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các

công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5năm) Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuynhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huyđộng trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt độngđầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao

Vốn dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị

trường vốn, với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổnđịnh cao (từ 5 năm trở lên) Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao

1.2.4.2 Phân loại theo đối tượng

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

Vốn do Ngân sách chuyển qua: Là nguồn vốn cấp cho các ngân hàng nhằm

đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế có đủ phương tiện thanh toán cần thiết

- Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, làngười cho vay cuối cùng của nền kinh tế Vì vậy, khi có nhu cầu, các Ngân hàng sẽđược Ngân hàng Trung Ương cho vay vốn

- Việc vay vốn của Ngân hàng Trung Ương đối với các Ngân hàng thông quahình thức tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng TrungƯơng nhằm cung cấp vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các Ngânhàng Ngân hàng Trung Ương thực hiện tái cấp vốn cho các Ngân hàng thông quacác hình thức sau:

+ Cho vay theo hồ sơ tín dụng

+ Chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá

Vốn huy động từ các tầng lớp dân cư: Đây là một khu vực huy động đầy

tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi củadân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinhdoanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định

Vốn huy động từ các tổ chức xã hội: Đây là nguồn huy động được đánh giá là

rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Để tiết kiệm thời gian và chi phítrong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trongngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng vàrút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khônggiống nhau Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể

sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộcnhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụngcác dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổchức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng

Nguồn vốn tài trợ từ các chương trình và tổ chức nước ngoài

- Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các

chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển Sovới các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

ODF nào khác Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đốilớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm cácđiều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyểngiao vốn và thị trường…) Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi

ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể Nếu không việc tiếpnhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nguồn đầu tư trực tiếp nước

ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồnvốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu

tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động

có hiệu quả Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanhvào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt lànhững ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn Vì thếnguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyểndịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư

1.2.4.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các ngân hàng sử dụnghiện nay bao gồm:

a Huy động bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Đây là phần tiền huy động tương đối quan

trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao Mụcđích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanhtoán Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các

cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục Ngân hàngthường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tthanh toán và vãng lai:

+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toànquyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi Loạitài khoản này luôn luôn có số dư có

+ Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sửdụng cho các tổ chức kinh tế Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư

nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mứclãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi.Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp và để tăng mứcđộng viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này Tỷ lệ huy động từ nguồn này

sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượngcao, hệ thống mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền

Huy động tiền gửi có kỳ hạn: Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân

gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định Khoản này thường gắn vớicác tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền

ổn định, ít có sự biến động Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mứclãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn Người gửi tiền ngoài mục đích sửdụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ

có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (màchúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích) với các thời hạn 3 tháng, 6tháng, 1 năm, 2 năm ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạovốn cho các ngân hàng

Huy động tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của

các ngân hàng gồm các loại sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Hình thức này gần giống như huy độngtiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phầnnày ổn định hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn

+ Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài: Loại hình này khá phổ biến ở nhữngnước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới mẻ Người gửi có thể gửi tiền vào bất

cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn (thời hạn tương đối dài ) Loại hình nàygiúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn

b Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay: Để đảm bảo khả năng thanh toán của

mình, các ngân hàng có thể huy động bằng cách vay các tổ chức tín dụng khác thôngqua thị trường nội địa - ngoại tệ liên ngân hàng.Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa

các ngân hàng phải được tiến hành theo nguyên tắc “đi vay - cho vay” và phải được

thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

cố Các ngân hàng đi vay chấp hành đầy đủ các nguyên tắc dự trữ bắt buộc và an toànvốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thường xuyên tại NHTW.

- Vay từ ngân hàng trung ương: NHTW được coi là ngân hàng của ngânhàng, là người cho vay sau cùng của các ngân hàng Quyền vay tiền tại NHTW củacác ngân hàng khi thiếu hụt dự trữ hay thiếu vốn được xác định khi được NHTWcho phép thành lập Khi ngân hàng thiếu tiền mặt, không đáp ứng được thanhkhoản, mà lại rất khó vay ở thị trường tiền tệ trong khi các ngân hàng khác cũngđang rất thiếu vốn thì buộc phải tìm đến NHTW xin vay Các phương pháp vay vốn

từ NHTW phổ biến là vay chiết khấu, tái chiết khấu trái phiếu kho bạc mà các ngânhàng đã cho khách hàng vay chưa đáo hạn và các thương phiếu

- Vay trên thị trường liên ngân hàng: ở bất kì thời điểm nào cũng có nhữngngân hàng có vốn dự trữ dư thừa gửi tại NHNN, khoản dự trữ này không sinh lờinên họ sẵn sàng nhượng lại cho các ngân hàng khác sử dụng trong một thời giannhất định Trên thực tế, các ngân hàng sử dụng rất nhiều vốn vay trên thị trường liênngân hàng để cho doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế vay

c Huy động vốn thông qua phát hành các công cụ nợ: Đây là hình thức huy

động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng Trong quá trình hoạt động, ởnhững thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trướcnhững cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn

ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy

mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việctạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng Để vay trên thị trường, ngân hàng

có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi: CDs (certificate of deposit) được phát hành khingân hàng cần vốn, khách hàng mua CDs không những được hưởng lãi mà còn có thểđem đi chiết khấu để nhận tiền mặt khi cần CDs có ưu thế hơn tiền gửi bởi nó tăngtính năng động cho các tài sản của khách hàng, không những khách hàng thu được lãi

mà có thể biến các tài sản thành tiền một cách dễ dàng với chi phí thấp nhất CDs làhình thức khá mới ở Việt Nam và được các ngân hàng áp dụng thành công

- Phát hành trái phiếu: Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn của ngân hàng, là hìnhthức huy động vốn trực tiếp của Nhà nước vào doanh nghiệp trong nền kinh tế Thờihạn, chủng loại, phương thức phát hành rất đa dạng, phụ thuộc vào nhu cầu vay và thị

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

trường Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm và kỳphiếu Trong hệ thống ngân hàng, trái phiếu thường được phát hành với quy mô lớn

và đồng loạt trong cả hệ thống Trái phiếu gồm các loại có ghi tên, không ghi tên, trảlãi trước, trả lãi sau, có thể chuyển nhượng và thừa kế, có thể ngân hàng mua lại theothể thức chiết khấu, mua bằng VND hoặc USD với các loại mệnh giá khác nhau Tuynhiên, cho đến nay, khối lượng vốn huy động của ngân hàng qua hình thức này cònthấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác Để phát huy thế mạnh củahình thức này, đòi hỏi phải có thị trường vốn hoàn chỉnh

- Phát hành kỳ phiếu có mục đích: Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu thực hiệnnhững kế hoạch kinh doanh của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế

Kì phiếu ngân hàng được phát hành theo từng đợt và còn được gọi là kỳ phiếu có mụcđích Kì phiếu có mục đích gồm các loại có ghi tên, không ghi tên, có thể chuyểnnhượng bằng VND và USD với các loại mệnh giá khác nhau Đây là hình thức huyđộng có hiệu quả vì nó có lãi suất ưu đãi, thường cao hơn lãi suất tiết kiệm Hơn nữa,

nó biến động theo thời gian và tình hình cụ thể về nguồn vốn của ngân hàng

Huy động vốn thông qua các hình thức bảo lãnh, nhận ký quỹ: Để tăng cường

huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các ngân hàngcòn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý pháthành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ Nềnkinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huyđộng lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả

Huy động vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là

thước đo sức mạnh tài chính của ngân hàng, thường bao gồm vốn góp ban đầu (vốnđiều lệ) và lợi nhuận chưa chia Tương ứng với mỗi loại hình vốn chủ sở hữu có cáchình thức huy động riêng:

- Để tăng vốn góp ban đầu, ngân hàng yêu cầu bổ sung vốn điều lệ từ ngânsách nhà nước đối với ngân hàng quốc doanh, kêu gọi cổ đông đóng góp nếu làngân hàng liên doanh, đối với các ngân hàng cổ phần thì phát hành cổ phiếu ra thịtrường để huy động trực tiếp nguồn vốn của thị trường

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

- Để tăng lợi nhuận chưa chia, ngân hàng lập thêm nhiều quỹ dự trữ tăng lượngvốn trích lập vào các quỹ dự trữ hiện có như quỹ dự trữ đặc biệt, quỹ đầu tư phát triển…

Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, tuy nhiênchất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rất nhiềuyếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mô, đến các yếu tố mang tính chất vi mô củanền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới ngân hàng

1.2.5 Vai trò, ý nghĩa hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách

xã hội

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, là yếu tố quyếtđịnh để Đảng và Nhà nước thực hiện các mục tiêu, chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là tiềm lực cho các tổ chức kinh tế cũng như cácngân hàng mở rộng đầu tư sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trườngtrong nước và hội nhập kinh tế giúp các ngân hàng tăng vốn để mở rộng mạng lưới vàphục vụ cho các hoạt động kinh doanh cũng như đáp ứng yêu cầu về cải tiến côngnghệ, khi mà Việt Nam đang chính thức mở cửa thị trường tài chính ngân hàng

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng Nó

là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cánhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụkhác và được dùng làm vốn để kinh doanh Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộccác chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyển sở hữu

và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳhạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn) Vốn huyđộng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Thứ nhất, vốn huy động quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín

dụng của ngân hàng Thông thường nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàngnhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vaycủa các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khi các ngân hàng lớn cho vay đượcở thịtrường trong nước, ngoài nước thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp,

mà chủ yếu trong cộng đồng Mặt khác, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về chính sách, gây ảnh hưởngđến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế.

Thứ hai, là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy

tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế Để tồn tại và ngày càng mởrộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường là điềutrọng yếu Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toánchi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khảdụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời tạo cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng với quy mô lớn, tiến hành các hoạt động cạnh tranh, đảm bảo uy tín, nâng caothanh thế của ngân hàng trên thị trường

Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào ngânhàng góp phần ổn định tiền tệ Vì vậy, tăng cường huy động vốn có một ý nghĩaquan trọng trong sự phát triển bền vững của các ngân hàng hiện nay

1.2.6 Nội dung công tác huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

1.2.6.1 Xây dựng cơ chế huy động vốn

Đứng trên góc độ của Ngân hàng chính sách xã hội, có thể sử dụng các kênhhuy động vốn sau:

- Huy động tiền gửi: Đây là hình thức huy động vốn phổ biến nhất mà ngân

hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội thông qua hoạtđộng nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ, các khoản cho vay tạo tiền gửi và cácnghiệp vụ kinh doanh khác Hiện tại, NHCSXH cung ứng các sản phẩm tiền gửi tiếtkiệm với các hình thức và thời hạn linh hoạt khác nhau

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc tài trợ chocác hoạt động cho vay của NHCSXH Thông thường nguồn vốn này phụ thuộc vào

ba thông số chính: Lãi suất trả cao hay thấp; Lãi suất của các loại hình đầu tư khácnhư: Trái phiếu, cổ phiếu, và thu nhập của khách hàng Trong đó thông số đầutiên được coi là quan trọng nhất Vì thế việc đưa ra chiến lược lãi suất như thế nào,hình thức huy động ra sao để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điềuquan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng điều hành của ngân hàng

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

Huy động vốn tiền gửi là kênh huy động vốn quan trọng nhất vì đây là nguồnvốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động Nguồn vốn này có quy mô lớn,thời hạn đa dạng, tạo tiền đề vốn cho các NHCSXH có thể cung ứng dịch vụ tín dụng,đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác Tuy nhiên, nguồn vốn này có mức độ cạnh tranhlớn trên thị trường Trong khi đó, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào nênNHCSXH phải quản lý vốn huy động tiền gửi chặt chẽ nhằm tránh rủi ro thanh khoản.

Hiện nay các NHCSXH thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của khách hàngthông qua kênh huy động truyền thống như trụ sở chính, các điểm giao dịchNHCSXH; qua tổ TK&VV Đây là kênh huy động chính, phổ biến của NHCSXH.Thông qua qua trụ sở chính, các điểm giao dịch NHCSXH; qua tổ TK&VV cungứng các sản phẩm dịch vụ tiền gửi cho khách hàng Việc huy động vốn qua kênhnày cần phải có sự làm việc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng tạicác điểm giao dịch NHCSXH Do đó, các ngân hàng thường phát triển mạng lướichi nhánh rộng khắp, luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụ cho khách hàng để có thể bánđược nhiều sản phẩm dịch vụ tiền gửi qua kênh huy động này Kênh huy động nàyrất nhiều ưu điểm như: nhân viên có thể hiểu hơn về khách hàng, từ đó thuyết phục

họ, có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của khách hàng, gây được thiện cảm vớikhách hàng…nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại các nhược điểm như: hạn chế vềthời gian giao dịch, hạn chế về số lượng giao dịch, có thể gây ra tình trạng hàng chờquá nhiều khiến khách hàng không hài lòng…

- Nguồn vốn từ Trung ương; Nguồn vốn huy động được TW cấp bù; Nguồn vốn do NSĐP hỗ trợ Đây là nguồn vốn được thực hiện theo chức năng của Ngân

hàng Chính sách xã hội nhằm tách bạch tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thươngmại, tập trung nguồn lực tài chính cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đốitượng chính sách khác Chương trình này đã trở thành một chiến lược quan trọngtrong tiến trình phát triển của đất nước, nội dung chương trình bao gồm nhiều giảipháp đồng bộ cùng triển khai thực hiện

1.2.6.2 Tổ chức thực hiện hoạt động huy động vốn

- Bộ máy quản lý huy động vốn dân cư

Bộ máy tổ chức huy động vốn dân cư nếu xét theo cách tiếp cận từ cấp caoxuống bao gồm:

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

- Ban Chỉ đạo huy động vốn bao gồm Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc chinhánh tỉnh, phòng giao dịch trực thuộc,

- Khối nghiệp vụ tín dụng và Kế hoạch nguồn vốn có chức năng thực hiệnhuy động vốn dân cư; Tổ chức, cá nhân

- Từ mạng lưới, Phòng giao dịch, đến các phòng ban, bộ phận, cá nhân…

- Các bộ phận hỗ trợ trong hoạt động huy động vốn dân cư như bộ phận tácnghiệp vận hành, IT, kế toán…

- Công tác quản lý hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NHCSXH là một trong những yếu tố quyếtđịnh tới sự thành công của công tác huy động vốn Tại mỗi thời kỳ, thậm chí tại cácthời điểm khác nhau nhu cầu vốn của ngân hàng cũng có những thay đổi khác nhau,

vì vậy hoạt động huy động vốn cũng phải thường xuyên có sự điều chỉnh sao chophù hợp với tình hình

- Thu hút khách hàng: Bất kỳ một ngân hàng nào cũng rất quan tâm tới công

tác này, nó bao gồm toàn bộ những nội dung liên quan tới hoạt động của ngân hàng

Sự thành công hay thất bại của một ngân hàng được quyết định bởi khả năng chămsóc và thu hút khách hàng Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu trên phạm vihuy động vốn Như đã trình bày, chính sách huy động vốn của NHCSXH ở mỗi thờiđiểm có nhữ thay đổi khác nhau, nó phụ thuộc trực tiếp vào bối cảnh kinh tế xã hội,nguồn vốn và nhu cầu thực tế của ngân hàng như thời điểm đầu năm, giữa năm, cuốinăm, hay tính chất mùa vụ của ngành nghề của khác hàng của ngân hàng Tương ứngvới các thời kỳ này thì của các NHCSXH cũng có những nhu cầu vốn khác nhau

Trường hợp ngân hàng đang có nhu cầu sử dụng vồn lớn, bên cạnh các chínhsách khác, NHCSXH sẽ tập trung một số biện pháp cần thiết, nhằm huy động đượccàng nhiều vốn càng tốt, thông qua hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư hoặc uỷ thác chongân hàng đầu tư Hoặc cũng có thời kỳ, nhu cầu về vốn của ngân hàng giảm, trongkhi khách hàng vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng Vì ngân hàng không được phép

từ chối nhận tiền của khách hàng, khi khách hàng gửi vào ngân hàng, do đó màngân hàng có thể dùng công cụ lãi suất (giảm lãi suất đầu vào) để từ đó làm nảnlòng khách hàng, và làm giảm lượng tiền gửi của khách hàng Tuy nhiên thì không

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

phải lúc nào ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất như trong trường hợp thứ hai, vì

nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng truyền thống và chiến lượccạnh trạnh của ngân hàng do đó mà nó hiếm khi được áp dụng Các chính sách màNHCSXH áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốn dân cư bao gồm cácchính sách như lãi suất, danh mục dịch vụ mà NHCSXH cung cấp, cùng các chínhsách khác liên quan đến mối quan hệ giữa NHCSXH và khách hàng

- Lãi suất: Lãi suất được hiểu là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay

trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó Như vậylãi suất liên quan trực tiếp tới các nguồn tiền mà ngân hàng huy động

Trong lịch sử phát triển của ngành ngân hàng thì, công cụ lãi suất luôn được coi

là một yếu tố góp phần tạo lập nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động từ nềnkinh tế Đã có thời kỳ có những ngân hàng thương mại để thu hút được vốn đầu tưnhững lĩnh vực có lợi nhuận cao mà đã đưa ra nhiều mức lãi suất cao kỷ lục Mặc dù tạimỗi thời kỳ khác nhau thì mức lãi suất của ngân hàng đưa ra là khác nhau nhưng vẫnphải đảm bảo yếu tố hấp dẫn với khách hàng, vừa giữ chân khách hàng truyền thốngđồng thời vừa tìm kiếm thêm khách hàng mới Ngày nay, do yêu cầu của cạnh tranh, vàquy định của luật pháp, cũng như sự ra đời của các liên minh hiệp hội ngân hàng, thìcông cụ lãi suất không còn là công cụ hữu hiệu của các ngân hàng nữa mà thay vào đó

là chất lượng công tác phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp

- Mạng lưới huy động: Bên cạnh 2 chính sách trên và các yếu tố khác thì

chính sách mở rộng mạng lưới, các điểm giao dịch cũng là điều kiện không thểthiếu trong chính sách huy động vốn mà ngân hàng áp dụng Mở rộng mạng lướikhông chỉ giúp ngân hàng nâng cao khả năng huy động vốn, mà còn đáp ứng nhiềumục tiêu mà ngân hàng đề ra

Song song với việc mở rộng mạng lưới, các Phòng giao dịch, NHCSXH cầnphải quan tâm tới đặc điểm kinh tế xã hội tại khu vực đó, để trên cơ sở đó có sự thayđổi trong hoạt động sao cho phù hợp với thực tế như, thay đổi giờ giao dịch đối vớinhững vùng mà hoạt động kinh tế có thời gian kết thúc muộn hơn so với giờ hànhchính, hay sáng sớm tinh mơ, chiều tối, hoặc cũng có thể làm việc cả ngày nghỉ, ngày

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

lễ tết Nếu làm tốt được điều này các ngân hàng thương mại không chỉ làm tốt côngtác huy động vốn mà còn đáp ứng những nhu cầu, mục tiêu khác mà ngân hàng đề ra.

- Mở rộng quan hệ với các TCTD, các cá nhân, các tổ chức xã hội

Mối quan hệ với các tổ chức này giúp cho các NHCSXH trong việc hoạchđịnh chiến lược hợp lý Điều đặc biệt là với các tổ chức, các cá nhân, các doanhnghiệp, có mối quan hệ trực tiếp sẽ giúp các NHCSXH trong việc dự báo các luồngtiền sẽ thay đổi Quan trọng hơn là, trên cơ sở mối quan hệ mật thiết trên mà ngânhàng sẽ có những ưu tiên hợp lý khuyến khích với từng thành phần khách hàng

- Marketing: Marketing được hiểu là hệ thống các chiến lược, biện pháp

chương trình, kế hoạch hành động, nhằm tác động vào toàn bộ quá trình tổ chứccung ứng dịch vụ của ngân hàng nhằm sử dụng một cách tốt nhất trong việc làmthoả mãn nhu cầu của khàch hàng Về mặt lý thuyết, hoạt động marketing bao hàmgần như tất cả các nội dung liên quan tới hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạtđộng của chính sách huy động vốn Thông qua việc tìm hiểu, xem xét đánh giá cácyếu tố của môi trường kinh tế vi mô, cũng như yếu tố vĩ mô, các nhà hoạch địnhmarketing sẽ đưa ra chương trình, nội dung hoạt động sao cho phù hợp Chính sáchmarketing bao gồm sự tác động của nhiều nhân tố như: Phương pháp định giá (xácđịnh lãi suất), chính sách sản phẩm (cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khảnăng), chính sách phân phối, chính sách khuyếch trương- giao tiếp,

- Hỗ trợ tư vấn khách hàng: Đây là hoạt động, mà thông qua đó ngân hàng sẽ

hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính vàquan trọng hơn là giúp khách hàng có được danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hìnhdịch vụ mà ngân hàng cung cấp Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng sẽ giúp kháchhàng hiểu rõ tác dụng của việc không sử dụng tiên mặt trong lưu thông và tác dụngcủa việc gửi tiền, tài sản vào ngân hàng hơn là cất trữ trong nhà

- Chăm sóc khách hàng: Hoạt động của chính sách này góp phần giúp ngân

hàng củng cố được mối quan hệ với khách hàng, đồng thời thông qua đó có thể mởrộng được phạm vi hoạt động Bởi con người, ai cũng vậy rất muốn được đề caomình và muốn dược người khác quan tâm Vì vậy chính sách này giúp cho ngânhàng củng cố thêm mối quan hệ qua lại giữa ngân hàng và khách hàng Một ngân

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

hàng muốn thành công thì cần phải biết kết hợp tổng thể mọi chính sách, và quantrọng hơn cả chính là quan tâm và chăm sóc khách hàng.

1.2.6.3 Kiểm tra, giám sát quá trình huy động vốn

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩnnhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sai lệch, đưa ra biện pháp điều chỉnh kịpthời nhằm khắc phục để đảm bảo tổ chức đạt được các mục tiêu và các kế hoạch đề ra

Kiểm tra, giám sát quá trình huy động vốn của NHCSXH có vai trò hết sứcquan trọng trong hoạt động của NHCSXH Cụ thể như sau:

- Kiểm soát hoạt động huy động vốn là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diệnhoạt động huy động vốn nhằm phát hiện các mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình huyđộng vốn Các NHCSXH sẽ xây dựng kế hoạch huy động vốn, đề xuất các biệnpháp phát huy những mặt mạnh trong quá trình huy động vốn nhằm nâng cao hiệuquả của công tác này Đánh giá tổng thể về hoạt động nguồn vốn, đặc biệt là nhữngrủi ro trong hoạt động này, từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn về chiến lượcnguồn vốn, sử dụng vốn Đảm bảo những đồng vốn huy động sẽ đem lại hiệu quảkinh doanh cao nhất cho ngân hàng và hạn chế thấp nhất những rủi ro Nội dung vàyêu cầu của kiểm soát, phân tích hoạt động huy động vốn:

- Đánh giá sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, NHCSXH và chi nhánhtrong công tác huy động vốn

- Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn trong từng thời kỳ thông qua cơchế lãi suất huy động, biện pháp huy động

- Đánh giá được độ tin cậy, an toàn của hệ thống kiểm soát nội bộ trongnghiệp vụ huy động vốn, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng

- Báo cáo trung thực, khách quan trong đánh giá các vấn đề trong hoạt độnghuy động vốn với Ban Lãnh đạo

- Thông báo kịp thời cho Ban Lãnh đạo những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt độnghuy động vốn, đề xuất những giải pháp khắc phục các tồn tại đã xảy ra

1.2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

Khi đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm các nhà nghiên cứuthường tập trung vào một số chỉ tiêu sau:[28]

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

1.2.7.1 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Vốn huy động (VHĐ) của Ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt

số lượng để thoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinhdoanh khác ngày càng tăng của Ngân hàng Nếu Ngân hàng huy động được mộtlượng vốn lớn, nhưng lại không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bịrút ra thì lượng vốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốnkhông cao, thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản

Tốc độ tăng trưởngvốn huy động =

Tổng VHĐ năm sau - Tổng VHĐ năm trước

* 100Tổng VHĐ năm trước

Tốc độ tăng trưởng > 100: Vốn của Ngân hàng tăng

Tốc độ tăng trưởng < 100: Quy mô vốn của Ngân hàng giảm

Vốn của Ngân hàng gia tăng với những tỷ lệ xấp xỉ nhau trong nhiều năm thểhiện một sự tăng trưởng vốn ổn định Điều đó, một mặt, giúp Ngân hàng thuận lợi hơntrong việc dự kiến lượng vốn huy động được để có kế hoạch điều hoà vốn, tạo được sựphù hợp giữa phương án mở rộng huy động vốn với mở rộng tín dụng Sự tăng trưởngvốn ổn định còn cho thấy phần nào hình ảnh tốt của Ngân hàng trong mắt công chúng

Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêngvới từng loại vốn cụ thể Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau vàkhông giống chiều biến động của tổng vốn Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp

sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NH được sâu sắc hơn và toàn diện hơn

1.2.7.2 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động

Ngân hàng thường đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thếnào Các Ngân hàng thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giáquy mô huy động vốn:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động = Tổng vốn huy động

Kế hoạch huy động vốn

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động > 100: Hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động < 100: Chưa hoàn thành kế hoạch

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

1.2.7.3 Cơ cấu vốn huy động

Cơ cấu vốn huy động là yếu tố quan trọng được đưa ra để đánh giá hiệu quảhuy động vốn của NHTM, được phản ánh thông qua tỷ trọng vốn huy động trêntổng nguồn vốn Từ đó cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cóbao nhiêu vốn hình thành từ huy động

Cơ cấu vốn huy động = Vốn huy động

Tổng nguồn vốn

1.2.7.4 Chi phí huy động vốn bình quân năm sau so với năm trước:

Chỉ tiêu này cho biết tổng chi phí huy động vốn mà ngân hàng phải bỏ ra để cóđược 1 đồng vốn khả dụng cao hơn hay thấp hơn so với năm trước Nếu chỉ tiêu nàynhỏ hơn 1 phản ánh hoạt động huy động vốn hiệu quả

Chi phí huy động vốnbình quân năm sau

so với năm trước

=

Chi phí HĐV BQ năm sau - Chi phí HĐV BQ năm trước

*100Chi phí HĐV BQ năm trước

Trong đó:

Chi phí huy động vốnbình quân năm sau =

Chi phí trả lãi năm sau+ Chi phí trả lãi năm trước

Chi phí trả lãi năm sau

1.2.7.5 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọngnhất của một ngân hàng Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn đượcthể hiện có kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động Hiểu được mối quan hệ giữahuy động vốn và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn

và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất

1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội

Huy động vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một ngân hàng Nó trựctiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó Tuy nhiên công tác huy

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/06/2018, 13:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm từ 2012-2016, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kếthoạt động 5 năm từ 2012-2016
Tác giả: Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
Năm: 2017
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2010-2015, NXB Lao động xã hội: Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những định hướng chiến lược củachương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2010-2015
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Laođộng xã hội: Hà Nội
Năm: 2010
3. Cục thống kê tỉnh Quảng Trị (2016), Niên giám thống kê 2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2015
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị
Năm: 2016
4. Chính phủ (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
5. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
6. Chính phủ (2003), Quyết định 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2003 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày22/01/2003 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
8. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002, về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002, về tín dụng đốivới người nghèo và các đối tượng chính sách khác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
9. Lưu Thị Hương (2003), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê: Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: NXB Thống kê: Hà Nội
Năm: 2003
10. Phan Thị Thu Hà (2002), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê: Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Thống kê: Hà Nội
Năm: 2002
11. Ngân hàng CSXH (2013), Quyết định 2312/QĐ-NHCS của NHCSXH, ngày 27/6/2013 về việc ban hành quy định về hoạt động thông tin tín dụng của ngân hàng CSXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 2312/QĐ-NHCS của NHCSXH, ngày27/6/2013 về việc ban hành quy định về hoạt động thông tin tín dụng của ngânhàng CSXH
Tác giả: Ngân hàng CSXH
Năm: 2013
12. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo tổng kết tình hình huy động vốn năm 2016, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình huy độngvốn năm 2016
Tác giả: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
Năm: 2017
13. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị (2016), Báo cáo tổng kết tình hình huy động vốn năm 2015, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình huy độngvốn năm 2015
Tác giả: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
Năm: 2016
14. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị (2015), Báo cáo tổng kết tình hình huy động vốn năm 2014, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết tình hình huy độngvốn năm 2014
Tác giả: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
Năm: 2015
15. Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo thường niên 2014 - 2016, QuảngĐại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2014 - 2016
Tác giả: Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị
Năm: 2017
7. Chính phủ (2010), Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w