1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích doanh thu tại công ty tnhh thương mại thắng linh

65 420 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 561,5 KB

Nội dung

Khóa luận đi vào giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về doanh thu và phân tích doanh thu tại cácdoanh nghiệp - Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty TNHH Thư

Trang 1

TÓM LƯỢC

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quyền tự chủ kinh doanh đượctrao cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp được tạo điều kiện để phát huy sứcsáng tạo, năng lực của mình để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng Bêncạnh đó, Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn hợp tácchâu Á Thái Bình Dương (APEC), và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt

và khắc nghiệt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các “đối thủ”nước ngoài Do đó yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải tìm ra cho mìnhmột hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế, phải thích nghi được vớinhững sự thay đổi của thị trường Các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để đạtđược hiệu quả cao nhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trính sản xuất kinhdoanh của mình Để đạt được mục đích trên đòi hỏi chủ doanh nghiệp và các cán bộquản lý trong doanh nghiệp cần phải nhận thức và vận dụng các phương pháp quản

lý hữu hiệu trong đó có phân tích kinh tế Phân tích doanh thu là một nội dung quantrọng trong phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Thấy được tầm quantrọng và tính cấp thiết của việc phân tích doanh thu, em đã chọn đề tài “ Phân tíchdoanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh” làm đề tài khóa luận tốtnghiệp của mình Khóa luận đi vào giải quyết các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về doanh thu và phân tích doanh thu tại cácdoanh nghiệp

- Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh

để thấy được tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua 5 năm (2007-2011); tìnhhình tăng (giảm) doanh thu bán hàng qua các năm 2010, 2011 Đồng thời phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này

- Đưa ra các kết luận, đề xuất nhằm tăng doanh thu tại Công ty TNHHThương Mại Thắng Linh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linhcho đến khi hoàn thành bài khóa luận, em đã nhận được sự động viên, khích lệ củagia đình, bạn bè cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo viên hướng dẫnPGS.TS Nguyễn Quang Hùng và các cô chú, anh chị làm việc tại công ty Em xinchân thành cảm ơn trường Đại học Thương Mại, các thầy cô giáo bộ môn Thống kê– Phân tích, thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Quang Hùng và Công ty TNHHThương Mại Thắng Linh, cùng bạn bè, người thân đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đềtài của mình Khóa luận đã hệ thống hóa phần lí thuyết cơ bản về doanh thu và phântích doanh thu làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động nàytại công ty Từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp nhằm tăngdoanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh Vì vốn kiến thức còn hạnchế và thời gian không nhiều nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót.Với niềm ham học hỏi và cầu tiến em rất mong được sự góp ý nhiệt tình của cácthầy cô giáo, các bạn sinh viên và cô chú, anh chị trong công ty để em có thể pháttriển và hoàn chỉnh kiến thức hơn nữa

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

Phần mở đầu 7

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7

1.1 Về mặt lý luận 7

1.2 Về mặt thực tế 8

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9

4 Phương pháp thực hiện đề tài 9

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 9

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 10

4.2.1 Phương pháp so sánh 10

4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 11

4.2.3 Phương pháp chỉ số 11

4.2.4 Phuơng pháp biểu mẫu 11

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 12

Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu 13

1.1 Một số định nghĩa khái niệm cơ bản 13

1.1.1 Khái niệm doanh thu 13

1.1.2 Khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 13

1.1.3 Doanh thu tài chính 15

1.1.4 Thu nhập khác 16

1.2 Một số lý thuyết về phân tích doanh thu bán hàng 16

1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 16

1.2.1.1 Mục đích của việc phân tích doanh thu 16

1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu 17

Trang 4

1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp 17

1.2.2.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng 17

1.2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu 18

1.2.2.3 Phân tích nhịp độ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 20

1.2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng 20

Chương 2: Phân tích thực trạng doanh thu tại công TNHH Thương Mại Thắng Linh 22

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến công tác phân tích doanh thu tại Công ty 22

2.1.1.Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh 22

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty 23

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh 25

2.1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 25

2.1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong 26

2.2 Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh 27

2.2.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng 27

2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu doanh thu 29

2.2.2.1 Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 29

2.2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu 30

2.2.3 Phân tích nhịp độ bán hàng của Công ty 34

2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng 35

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu tại Công TNHH Thương Mại Thắng Linh 41

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về thực trạng phân tích doanh thu tại Công ty 41

3.1.1 Những kết quả đã đạt được 41

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 42

Trang 5

3.2.1 Giải pháp 1: Tăng cường hoạt động Marketing, đẩy mạnh công tác nghiên

cứu và dự báo thị trường 44

3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác mua hàng và kho dự trữ hàng hóa 48

3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ quản lý và nhân viên bán hàng 52

3.3 Những điều kiện để thực hiện 54

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty

2 Biểu hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

3 Biểu 2.3: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng

4 Biểu 2.4: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh

doanh

5 Biểu 2.5: Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những

mặt hàng chủ yếu

6 Biểu 2.6: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

7 Biểu 2.7: Phân tích doanh thu bán hàng theo quý

8 Biểu 2.8: Phân tích nhịp độ bán hàng của Công ty

9 Biểu 2.9: Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn

giá hàng bán đến doanh thu bán hàng

10 Biểu 2.10: Phân tích sự ảnh hưởng của số lượng lao động và năng

suất lao động đến doanh thu bán hàng

11 Biểu 2.11: Phân tích sự ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa

đến doanh thu bán hàng

12 Biểu 3.1: Số lượng các đại lý định mở tại các tỉnh, thành phố

13 Biểu 3.2: Mức hoa hồng các đại lý được hưởng

14 Biểu 3.3: Kế hoạch đào tạo nhân viên bán hàng và quản lý các bộ

phận

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

BHXH Bảo hiểm xã hội

Trang 8

tế Qua phân tích kinh tế, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin một cách kịp thời,chính xác và toàn diện tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kếtquả kinh doanh làm cơ sở đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp quản lýthích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong các doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp thương mại dịch

vụ nói riêng, một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh làdoanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Tăng doanh thu có ý nghĩa vô cùngquan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với xã hội

Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, tạo những điều kiện cầnthiết để doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinhdoanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhậpcho người lao động Doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Doanhthu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hổi vốn Doanh thu thể hiện sức mạnhcủa doanh nghiệp và mở rộng thị trường Nâng cao doanh thu là biện pháp căn bản

để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiếm lĩnh thị trường.Việc nghiên cứu doanh thu mạng lại cho nhà đàu tư cơ sở để lựa chọn đối tác kinhdoanh

Trang 9

Phân tích doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cáchđúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệptrong kỳ kinh doanh, qua đó thấy được những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởngkhách quan cũng như chủ quan đến tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp.

Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp,

để tăng doanh thu Như vậy, phân tích doanh thu là một nội dung quan trọng tronghoạt động kinh doanh nói chung và trong hoạt động phân tích kinh tế nói riêng củadoanh nghiệp

1.2 Về mặt thực tế

Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh là một công ty thương mại hoạtđộng chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh các loại sản phẩm như gia vị Thái Lan,bánh kẹo, sữa bột Những mục tiêu mà công ty theo đuổi đó là mở rộng hoạt độngkinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao uy tíncủa công ty trên thị trường, góp phần thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụkinh tế - xã hội của đất nước Để thực hiện được những mục tiêu đó, trước hết công

ty cần hoạt động kinh doanh hiệu quả, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợinhuận và chi phí

Qua quá trình thực tập tìm hiểu công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh, emnhận thấy rằng, trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, doanh thu là mộtchỉ tiêu mà doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế hơn so với các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả kinh doanh khác Doanh nghiệp chưa nhận thức hết được tầm quan trọngcủa việc phân tích doanh thu Do đó vấn đề này hiện nay chưa được chú trọng tạidoanh nghiệp Các giải pháp nhằm tăng doanh thu của doanh nghiệp mới dựa trên ýkiến và kinh nghiệm chủ quan của các thành viên trong Ban Giám Đốc Xuất phát

từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “ Phân tích doanh thu tại Công ty Trách nhiệm hữuhạn Thương Mại Thắng Linh” nhằm giúp công ty tháo gỡ được những vướng mắctrên và ngày càng phát triển

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Thông qua đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn tổngquát đối với tình hình biến động của doanh thu, giúp doanh nghiệp phát hiện trọngtâm kinh doanh từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh nghiệp Điều này sẽ giúp

Trang 10

cho doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện doanh thu qua các

kỳ kinh doanh, làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Việc nghiên cứu đề tài “Phân tích doanh thu tại Công ty Trách nhiệm hữuhạn Thương Mại Thắng Linh” nhằm làm rõ ba mục tiêu cụ thể sau:

- Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh thu và phântích doanh thu của doanh nghiệp

- Thứ hai: Vận dụng những cơ sở lý luận để tiếp cận, phân tích thực trạngdoanh thu tại Công ty TNHH Thương mại Thắng Linh trong thời gian từ năm 2007– 2011, (đặc biệt là trong hai năm 2010 và 2011) nhằm làm rõ những vấn đề tồn tại

và nguyên nhân của những vấn đề đó

- Thứ ba: Từ những kết quả phân tích thực trạng doanh thu của công ty, đưa

ra một số kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu của Công ty TNHHThương mại Thắng Linh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh thu bán hàng của Công ty TNHH

Thương mại Thắng Linh

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt không gian: Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh - 161 Phúc

tân - Hoàn Kiếm - Hà Nội

+ Về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu số liệu và phân tích doanh thubán hàng của Công ty trong 5 năm (2007 - 2011), trong đó chủ yếu phân tích trong

2 năm 2010 - 2011

4 Phương pháp thực hiện đề tài

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin rất thông dụng vàrất hiệu quả Người nghiên cứu đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tượng được điều tra vàthông qua câu trả lời của họ sẽ nhận được những thông tin mong muốn

Các bước tiến hành phỏng vấn:

Trang 11

Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn: Bà Trần Vân Anh – Kế toántrưởng và Ông Thạch Đình Thắng - Giám đốc công ty

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn được đưa

ra nhằm tập trung, đi sâu vào tình hình phân tích doanh thu của công ty, những kếtquả đã đạt được, những tồn tại nguyên nhân cũng như các giải pháp đề ra nhằm tăngdoanh thu cho công ty

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Giám đốc công ty và Kế toán trưởng theo cáccâu hỏi đã được chuẩn bị trong bảng câu hỏi phỏng vấn

Bước 4: Tổng hợp dữ liệu phỏng vấn: Tổng hợp nội dung phỏng vấn thànhvăn bản phỏng vấn để lấy dữ liệu phục vụ cho việc phân tích doanh thu và đề ra cácgiả pháp tăng doanh thu tại công ty TNHH Thương mại Thắng Linh

*Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phỏng vấn, khóa luận còn sửa dụngphươn pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu bao gồm tài liệu bên trong và tài liệu bênngoài

- Tài liệu bên trong: Báo cáo tài chính, Các báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2011, các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết vềdoanh thu bán hàng, hóa đơn chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty… Sổ chitiết bán hàng của Công ty năm 2010 và 2011

- Tài liệu bên ngoài: các quy định, chuẩn mực kế toán, các thông tư, các giáotrình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp, giáo trình phân tích kinh tếdoanh nghiệp thương mại của trường Đại học Thương Mại, trường Học viện Tàichính, luận văn của các khóa trước về vấn đề doanh thu, phân tích doanh thu và cácgiải pháp nhằm tăng doanh thu

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

4.2.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công tác phân tích doanhthu nhằm đánh giá mức độ hoàn thành bằng tỉ lệ phần trăm, sự biến động mức độtăng giảm doanh thu năm 2011 so với năm 2010, so sánh doanh thu của Công tytrong vòng 5 năm từ 2007 – 2011 để thấy được sự biến động của doanh thu quatừng năm, so sánh doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh trong 2 năm 2010 –

Trang 12

2011, so sánh doanh thu bán hàng của từng nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu, so sánhdoanh thu bán hàng theo phương thức bán, so sánh doanh thu bán hàng các quý năm

- Tỉ trọng: Chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ % của từng loại doanh thu trong tổng doanh thu Qua đó thấy được vai trò và vị trí của đối tượng cấu thành nên doanh thu bộ phận trongtổng doanh thu của công ty

4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử đụng trong đề tài để xác định mức

độ ảnh hưởng của số lượng và đơn giá hàng bán, của tổng số lao động và năng suấtlao động trong kì tới sự biến động tăng doanh thu bán hàng năm 2011 và năm 2010

4.2.3 Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được sử dụng trong phân tích doanh thu kết hợp với thaythế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số lượng và giá bán)tới doanh thu bán hàng Chỉ số áp dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến doanh thu bán hàng là chỉ số giá bán năm 2011…

Phương pháp này kết hợp với phương pháp số chênh lệch ta có thể xác địnhđược mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số tuyệt đối đến doanh thu bán hàng)

4.2.4 Phuơng pháp biểu mẫu

Phương pháp biểu mẫu trong phân tích doanh thu được thiết lập theo cácdòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Trong đó những dòng, cộtdùng để ghi chép các số liệu thu thập được và có những dòng , cột phải tính toán,

Trang 13

phân tích Số lượng các dòng, cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phântích Và cũng tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau.Biểu phân tích cần có các yếu tố cơ bản như tên chỉ tiêu, số liệu doanh thu năm

2010, 2011

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ,danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và Phần mởđầu, kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu

Chương 2: Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty TNHH Thương mạiThắng Linh

Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng doanh thu tại Công ty TNHHThương mại Thắng Linh

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu

1.1 Một số định nghĩa khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm doanh thu

Đối với mỗi doanh nghiệp, doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế đóng vai trò rấtquan trọng Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niêm, định nghĩa về doanh thu như:

Theo TS Phan Đức Dũng - Giảng viên Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

làm chủ biên, (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê,

trang 60 thì “ Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hoá sản phẩm dịch vụ đãđược khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu đượctiền”

Một khái niệm khác về doanh thu có thể kể đến là: “Doanh thu là tổng giá trịcác lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốnchủ sở hữu.” (Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thunhập khác” - ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31tháng 12 năm 2001)

Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đượchoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Bộ Tài Chính, Chế độ Kế toán doanhnghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính)

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác

1.1.2 Khái niệm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng doanh thu bán hàng,thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phátsinh doanh thu như bán thành phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Trang 15

bao gồm cà các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)” - (Bộ Tài

Chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng, đó có thể là tổng

giá thanh toán (đối với các donh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp

trực tiếp cũng như các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt)

hoặc tổng giá thanh toán không có thuế giá trị gia tăng (đối với các doanh nghiệp

tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)

Liên quan đến doanh thu bán hàng không thể không nói đến doanh thu thuần

về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiểu là toàn bộ số

tiền thu được theo giá trị hợp lí của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản

phẩm, hàng hóa sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán,

chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu

-Chiếtkhấuthươngmại

-Giảmgiáhàngbán

-Hàngbán bịtrả lại

-Thuế TTĐB, Thuế XK, Thuế GTGT theo PP trực tiếp

Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh trong quá trình bán

hàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế bao gồm:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên

tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong thời gian nhất định, khoản giảm trừ

trên giá bán thông thường vì lý do mua với khối lượng lớn

- Hàng bán bị trả lại: Đây là trị giá số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ

bị khách hàng trả lại do những vi phạm cam kết, hàng bị mất, kém phẩm

chất, không đúng quy cách, chủng loại

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cách

đặc biệt trên giá thoả thuận cho người mua do toàn bộ hay một phần sản

phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất, hay không đúng quy cách theo quy

định trong hợp đồng kinh tế

Các khoản giảm trừ đều làm giảm doanh thu

Trang 16

- Các khoản thuế gián thu bao gồm: Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt.

+) Thuế GTGT: Là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hoá,dịch vụ Thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoádịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng Tổng số thuếthu được ở mỗi khâu chính bằng với số thuế tinhd trên giá bán cho người tiêu dùngcuối cùng

+) Thuế xuất khẩu: Là loại thuế gián thu đánh vào loại hàng hoá xuất khẩu(thuộc danh mục hàng hoá bị đánh thuế) qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam

+) Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là một loại thuế gián thu đánh vào một số hànghoá, dịch vụ nằm trong danh mục Nhà nước quy định cần điều tiết sản xuất hoặctiêu dùng Thuế tiêu thụ đặc biệt được cấu thành trong giá bán hàng hoá, dịch vụ dongười tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, dịch vụ đó

1.1.3 Doanh thu tài chính

Theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, doanh thu hoạtđộng tài chính bao gồm:

- Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do muahàng hóa, dịch vụ…

- Cổ tức, lợi nhuận được chia

- Thu nhập về thu hổi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên daonh, đầu tư vàocông ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầ tư vốn khác

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

- Lãi tỷ giá hối đoái

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

- Các khoản phải thu hoạt động tài chính khác

1.1.4 Thu nhập khác

Trang 17

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt độngngoài các hoạt động tạo ra doanh thu Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi gópvốn liên doanh, đầu tư vào côn ty liên kết, đầu tư dài hạn khác

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xửa lý xóa sổ

- Các khoản thuế được Ngân sách nhà nước hoàn lại

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,thành phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); thu nhập quà biếu,quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên

(Bộ Tài Chính, Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính )

1.2 Một số lý thuyết về phân tích doanh thu bán hàng

1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

1.2.1.1 Mục đích của việc phân tích doanh thu

Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Do vậy, phân tích tìnhhình doanh thu bán hàng là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh

Việc phân tích doanh thu sẽ cung cấp một cách rõ hơn về tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn,

Trang 18

có thể thấy được những ưu, nhược điểm trong hoạt động của mình từ đó có nhữngbiện pháp hạn chế những điểm yếu và đề ra những sáng kiến nhằm tận dụng thếmạnh của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển Vấn đề đặt lên hàng đầu cho mọidoanh nghiệp đó là hiệu quả kinh tế, làm thế nào để tăng doanh thu Để làm đượcđiều đó doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọidiễn biến về tình hình doanh thu của doanh nghiệp

Việc phân tích doanh thu sẽ xác định các nguyên nhân chủ quan cũng nhưkhách qua làm ảnh hưởng tới việc tăng, giảm doanh thu và xác định được một cáchtương đối chính xác các chỉ tiêu có liên quan để từ đó đề ra được những biện phápkhắc phục hay làm kinh nghiệm cho kỳ kinh doanh tiếp theo

Phân tích doanh thu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêudoanh thu Các nhân tố là các yếu tố bên trong mỗi hiện tượng, quá trình và mỗibiến động của nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự tăng, giảm doanh thu Dovậy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp có nhữngbiện pháp kịp thời điều chỉnh, hạn chế nhân tố ảnh hưởng làm giảm doanh thu, pháthuy nhân tố làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng

Mục đích phân tích: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng quacác năm (thường là 5 năm) để thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng pháttriển của doanh thu, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sởcho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu doanh thu bán hàng thực tế qua cácnăm

Phương pháp phân tích: tính toán các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn, tốc

độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển bình quân

1.2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu

a) Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh

Trang 19

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinhdoanh nhằm nhận thức và đánh giá chính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanhthu bán hàng qua đó xác đinh kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh Đồng thờigiúp cho chủ doanh nghiệp có những căn cứ, cơ sở đề ra những chính sách biệnpháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lại hiệuquả kinh tế cao.

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch, kế toán tổng hợp và chi tiết vềdoanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa sốliệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêuphần trăm(%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng nghiệp vụ kinh doanh

b) Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo những nhóm hàng vàmặt hàng chủ yếu nhằm nhận thức đánh giá một cách toàn diện, chính xác và chitiết tình hình doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng, thấy được sự biến động tănggiảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của công chúng, làm cơ sở cho việchoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu kế hoạch và hạch toán chi tiết doanh thubán hàng

Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa sốliệu thực hiện với kế hoạch kỳ này với kỳ trước trên cơ sở tính toán các chỉ tiêuphần trăm (%), số chênh lệch và tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng, nhóm hàngkinh doanh

c) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bánnhằm mục đích đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thubán hàng theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ, bán đại lý, bán trả góp…) Qua đótìm ra những ưu, nhược điểm của từng phương thức bán, để từ đó tìm ra phươngthức bán thích hợp nhất cho doanh nghiệp

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ trước

Phương pháp phân tích: Phương pháp tính toán, lập biểu so sánh

Trang 20

d) Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán.

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanhtoán nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu doanhthu bán hàng gắn với tình hình thu tiền bán hàng theo các phương thức khác nhau(thanh toán trực tiếp, thanh toán chậm…) Qua đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu

để thu hồi tiền bán hàng nhanh, định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thứcbán và thanh toán hiệu quả trong kỳ tới

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết tài khoản

“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”, tài khoản “Phải thu của khách hàng”, tàikhoản “Dự phòng phải thu khó đòi” và các tài khoản liên quan

Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báocáo với kỳ trước để thấy được sự biến động tăng giảm

e) Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộcnhằm mục đích nhận thức và đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanhthu bán hàng qua đó xác định kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạchtoán kinh tế nội bộ Qua đó tìm ra những ưu, nhược điểm và đưa ra những biện pháp

tổ chức, quản lý kinh doanh thích hợp cho từng đơn vị trực thuộc

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu về doanh thu bán hàng kỳ báo cáo và kỳtrước của từng đơn vị trực thuộc

Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh giữa số thực hiện với số kếhoạch doanh thu của từng đơn vị để thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệchtăng giảm Đồng thời so sánh số chênh lệch tăng, giảm của từng đơn vị trực thuộcvới kế hoạch chung của công ty để thấy được mức độ tác động đến tỷ lệ tăng giảmchung của công ty

f) Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý

Mục đích phân tích: Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý nhằm mụcđích thấy được mức độ và tiến độ hoàn thành kế hoạch bán hàng, có ý nghĩa đặcbiệt đối với những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng mang tính thời vụ sảnxuất hoặc tiêu dùng

Trang 21

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế và kế hoạch doanh thu củadoanh nghiệp theo tháng, quý.

Phương pháp phân tích: So sánh số liệu thực tế với số kế hoạch để thấy đượcmức độ hoàn thành, tăng giảm theo từng tháng quý

1.2.2.3 Phân tích nhịp độ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Mục đích phân tích: Phân tích nhịp độ bán hàng trong doanh nghiệp giúp taphát hiện tính không đều đặn, sự trì trệ hoặc mất cân đối trong việc bán hàng, để từ

đó đưa ra những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong việc thực hiện kế hoạch muabán hàng hóa được hợp lý

Nguồn số liệu phân tích: Các số liệu thực tế và kế hoạch doanh thu củadoanh nghiệp theo tháng

Phương pháp phân tích: Tính toán hệ số dao động, hệ số biến đổi và hệ sốđều đặn qua đó nhận xét về nhịp độ bán hàng có hợp lý hay chưa

1.2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

a) Phân tích các nhân tố định tính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

Nhân tố định tính là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng đến sự biếnđộng của chỉ tiêu phân tích không thể đo lường, tính toán được bằng các con số cụthể Nhân tố định tính bao gồm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanhnghiệp

Nhân tố bên trong: là những nhân tố tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp, có ảnhhưởng lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đó là tình hình tổ chức, quản

lý của doanh nghiệp, các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn tài chính,

cơ sở vật chất kĩ thuật…

Nhân tố bên ngoài: là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanhnghiệp như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội…

b) Phân tích các nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng

* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và đơn giá hàng bán.

Doanh thu hàng bán ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: số lượng hàng bán vàđơn giá hàng bán, thể hiện qua công thức:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán

Trang 22

Từ công thức trên với các số liệu cụ thể ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến doanh thu bán hàng.

* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động.

Trong doanh nghiệp, mối liên hệ giữa doanh thu bán hàng với số lượng laođộng và năng suất lao động được thể hiện qua công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động x Năng suất lao động bình quân

* Phân tích ảnh hưởng của các khâu lưu chuyển hàng hóa đến doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu thuộckhâu lưu chuyển hàng hóa, đó là các chỉ tiêu tồn kho hàng hóa đầu kỳ và cuối kỳ,chỉ tiêu mua hàng và hao hụt Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu được thể hiện qua côngthức:

=

Doanh thu bánhàng trongkỳ(giá vốn)

+ Hao hụttrong kỳ +

Tồn khohàng hóacuối kỳ

Qua công thức trên căn cứ vào các số liệu thực tế kỳ báo cáo và kỳ kế hoạchhoặc số thực hiện kỳ trước, bằng phương pháp số chênh lệch ta có thể xác địnhđược mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến doanh thu

Trang 23

Chương 2: Phân tích thực trạng doanh thu tại công TNHH Thương Mại

Thắng Linh 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến công tác phân tích doanh thu tại Công ty

2.1.1.Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh

Tên tiếng anh: THANG LINH TRADING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: THANG LINH TRADING CO., LTD

Loại hình: Công ty TNHH

Địa chỉ: 161 Phúc Tân - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Số điện thoại: +844 39284979

Người đại diện: Ông Thạch Đình Thắng - Giám đốc Công ty

Kế toán trưởng: Bà Trần Vân Anh - Số điện thoại: 0988657411

Lĩnh vực kinh doanh: công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và kinhdoanh các sản phẩm sấy khô và gia vị Thái Lan, các sản phẩm bánh kẹo ThiênHương, các loại sữa và sản phẩm từ sữa

Với số vốn ban đầu khoảng 170 tỷ đồng, trong đó vốn cố định khoảng 65 tỷđồng, vốn lưu động khoảng 105 tỷ đồng, Công ty đã không ngừng phát triển lớnmạnh Hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành ổn định Doanh thu củacông ty tăng dần qua các năm và đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện,thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng

Trang 24

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty

* Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty TNHH Thương mại Thắng Linh)

Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty theo cơ cấu tổ chức chức năng Ban giámđốc bao gồm Giám đốc và phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc tài chính.Quản lý của từng bộ phận chức năng: kế toán- tài chính, kinh doanh… sẽ có nhiệm

vụ báo cáo lại với ban giám đốc – những người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạtđộng trong công ty và cũng là những người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quảhoạt động của công ty

Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ vận chuyển, giao hàng, là nơi diễn ra quátrình mua bán và thực hiện tất cả các hợp đồng của Công ty

Phòng kế toán - tài chính: có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện tàichính, thu nhập và cung cấp đầy đủ các mặt hoạt động tài chính và thông tin kinh tế

Phòng nhân sự: Phụ trách các vấn đề về nhân sự, tổ chức và hành chính tổnghợp, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên

Phòng vật tư: có nhiệm vụ mua và bảo quản các vật tư thuộc phạm vi kinhdoanh và làm việc của công ty, đảm bảo đầy đủ chính xác tạo điều kiện quay vòngvốn nhanh

Ban giám đốc

Phòngvật tư

Phòngkếtoán-tàichính

Phòngnhânsự

Phòngkinh doanh

Trang 25

*Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Biểu hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Quan hệ chỉ đạoQuan hệ đối chiếu

(Nguồn: phòng kế toán - tài chính )

Kế toán trưởng: phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, chịutrách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về việc tổ chức, quản lý, ghi chép tàichính của đơn vị theo chức năng, quyền hạn nhiệm vụ của kế toán trưởng theo quyđịnh tại nghị quyết 26/CP

Kế toán tổng hợp: Báo cáo định kỳ số liệu kế toán, tổng hợp lên sổ cái, sổ chitiết, sổ tổng hợp lập báo cáo tháng, quý, năm Phân tích tình hình sử dụng tài sản cốđịnh, tính khấu hao phân bổ đúng vào đối tượng chịu chi phí và việc hạch toán của

kế toán viên, lập Bảng cân đối kế toán và ghi sổ các chứng từ ghi sổ

Kế toán thanh toán: thực hiện kế toán vốn bằng tiền tất cả các khoản thanh toántrong và ngoài công ty bao gồm các khoản công nợ, tiền lương, tiền gửi ngân hàng, tínhcác khoản trích theo lương và các khoản BHXH chi trả Theo dõi, kiểm tra các khoảncông nợ phải thu và các khoản phải trả khác, kịp thời báo cáo các khoản nợ khó đòi lêncấp trên

Trang 26

Kế toán thuế: thực hiện theo dõi, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng

kê thuế đầu vào và đầu ra của từng hợp đồng, từng đơn hàng, lập các báo cáo thuếhàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm

Thủ kho là người theo dõi tình hình nhập xuất kho sản phẩm, hàng hóa

Thủ quỹ thực hiện các giao dịch rút tiền mặt về quỹ, thực hiện công việc thuchi và quản lý số tiền trong quỹ

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tại Công ty TNHH Thương Mại Thắng Linh

2.1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

a, Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Tỷ lệ lạm phát trong các năm gần đây đều cao dẫn đến việc kiểm soát giá cảhàng hóa, chi phí đầu vào và tiền công bị ảnh hưởng rất lớn Mặc dù các biện phápkiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết liệt

đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng kể song theo

số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia Lạm pháttăng lên, các dự án đầu tư của công ty trở nên mạo hiểm hơn Sự tăng giá khôngmong muốn của các yếu tố đầu vào có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanhcủa Công ty Năm 2011 cũng là năm đầy biến động với việc khả năng tiếp cận vốn

bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm Điều nàygây một khó khăn không nhỏ cho quá trình vay vốn và huy động vốn của doanhnghiệp

Trang 27

c, Đối thủ cạnh tranh

Công ty hiện đang hoạt động trong một lĩnh vực hứa hẹn nhiều lợi nhuậnđem lại nhưng đó cũng là lĩnh vực thu hút nhiều các đối thủ cạnh tranh, tạo nên sựkhắc nghiệt trong lĩnh vực này Công ty vấp phải sự cạnh tranh với các doanhnghiệp khác cùng ngành trong nước như Công ty TNHH MTV SX – TM – DV KỳHương, Công ty TNHH thực phẩm Sơn Thái, các sản phẩm bánh kẹo của tập đoànKinh Đô, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu… Bên cạnh đó, việc tự do hóathương mại đã tạo ra điều kiện cho những đối thủ cạnh tranh khác gia nhập thịtrường Việt Nam như các sản phẩm sữa Nhật bản, Trung quốc, các sản phẩm bánhkẹo, gia vị Trung quốc, bánh kẹo Trung Quốc, Hàn Quốc…

d, Khách hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về các sản phẩm như sữa,bánh kẹo… ngày càng cao Đây chính là yếu tố quyết định mạnh mẽ đên sự tồn tạicủa Công ty TNHH Thương mại Thắng Linh nói riêng và các doanh nghiệp cùngngành nói chung Các tập khách hàng của Công ty TNHH Thương mại Thắng Linhbao gồm các Công ty, các đại lý bán buôn bán lẻ và các khách hàng trong nước Tậpkhách hàng là các đại lý bán buôn bán lẻ là tập khách hàng quan trọng của công ty,tiêu thụ phần lớn số lượng sản phẩm của công ty Công ty đã phát triển được hệthống phân phối trên toàn quốc với các điểm bán lẻ cùng 4 Chi Nhánh lớn tại cácthành phố Hà Nội, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Điều này tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mở rộng thêm mạnglưới khách hàng của Công ty

2.1.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

a, Tình hình tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khá hợp lý Các phòng ban có sự phâncông nhiệm vụ rõ ràng và cùng phối hợp thực hiện hướng tới thực hiện mục tiêuchung của doanh nghiệp Ban giám đốc của công ty đã góp phần không nhỏ trongviệc tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy nhân viênlàm việc tốt, tăng năng suất lao động và doanh thu cho doanh nghiệp

b, Nhân sự

Trang 28

Hầu hết lao động ở trong công ty đều đã qua đào tạo ở các trường đại học,cao đẳng, trung cấp hoặc đào tạo nghề Công ty cũng mở các lớp đào tạo ngắn hạn

để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt

là đối với các nhân viên phòng kinh doanh và phòng nghiên cứu thị trường Việcđánh giá về chất lượng của các khóa đào tạo được công ty thực hiện nghiêm ngặtnhằm tìm ra những khuyết điểm cần khắc phục và góp phần đạt hiệu quả cao nhất

2.2.1 Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng

Để thấy được sự biến động và xu hướng phát triển của chỉ tiêu doanh thu bánhàng, ta tiến hành phân tích tốc độ phát triển doanh thu bán hàng qua 5 năm, thông

qua các chỉ tiêu: tốc độ phát triển định gốc ( ), tốc độ phát triển liên hoàn (

287.203.764.52

2 1,411 203.546.254.090.72 110,23 121,01

Trang 29

x 100 Ti : Tốc độ phát triển liên hoàn

M1(Po) = M1Ip(P1) Toi : Tốc độ phát triển định gốc

T : Tốc độ phát triển bình quân Ip: chỉ số giá lấy năm 2007 làm gốc được tính dựavào chỉ số giá liên hoàn từ năm 2007 đến năm 2011 do Tổng cục thống kê công bố

Tốc độ phát triển bình quân = 4 99 , 89x109 , 9x110 , 23x103 , 86 = 105,88%

Bằng phương pháp so sánh định gốc, lấy năm 2007 làm gốc ta thấy năm

2011 doanh thu tăng cao nhất là 25,68 %, tiếp đến năm 2010 doanh thu tăng21,01%, năm 2009 doanh thu tăng 9,78% Chỉ có năm 2008 là doanh thu giảm sovới năm 2007 là 0,11% Nhìn chung doanh thu từ năm 2009 đến 2011 doanh thuđều tăng so với năm 2007 Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng dòng sản phẩm củacông ty ngày càng cao, uy tín, chất lượng sản phẩm bán trên thị trường rất tốt, khảnăng chiếm lĩnh thị trường lớn

Bằng phương pháp so sánh liên hoàn ta thấy: Tốc độ phát triển bình quân củaDTBH của doanh nghiệp trong 5 năm là 105,88% Chỉ riêng năm 2008 là Doanh thucủa công ty giảm 0,11% so với năm 2007; kể từ năm 2009, doanh thu của doanhnghiệp tăng dần qua các năm Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 9,9%;Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 10,23%; Doanh thu năm 2011 so vớinăm 2010 tăng 3,86% Như vậy so sánh doanh thu của các năm sau so với nămtrước liền kề cho thấy doanh thu các năm đều tăng (trừ năm 2008), đặc biệt tỷ lệdoanh thu năm 2010 tăng cao nhất, rồi đến năm 2009, rồi tới năm 2011 Nguyên

Trang 30

nhân của sự sụt giảm doanh thu của năm 2008 là do cuộc khủng hoảng kinh tế năm

2008 đã có tác động rất lớn đến việc nhập khẩu các mặt hàng và tiêu thụ hàng hóacủa doanh nghiệp trong nước

Nhìn chung chỉ có năm 2008 là công ty có tỷ lệ doanh thu giảm so với nămtrước Tuy nhiên công ty đã tiến hành phân tích, đánh giá và khắc phục những khókhăn do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra và đưa ra được những chiến lược kinhdoanh phù hợp để góp phần làm tăng doanh thu bán hàng trong các năm sau Công

ty cần tiếp tục phát huy và có những biện pháp để có tăng tốc độ phát triển củadoanh thu cho các năm tiếp theo

2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu doanh thu

2.2.2.1 Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh

Tổng doanh thu của công ty được cấu thành bởi doanh thu từ các nghiệp vụkinh doanh bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng hóa, doanh thu cung cấp dịch

vụ và doanh thu hoạt động tài chính

Biểu 2.4: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh

(Nguồn: phòng kế toán - tài chính )

Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 tăng 11,45% so với năm 2010,tương ứng với số tiền là 33.765.723.609 đồng Cụ thể là:

Trong 3 loại nghiệp vụ kinh doanh mà đơn vị thực hiện thì nghiệp vụ bánhàng hóa có doanh thu tăng nhiều nhất với tỉ lệ 12,03%, tương ứng với số tiền là34.560.470.966 đồng Doanh thu cung cấp dịch vụ cũng giảm 13,74%, tương ứng

Trang 31

với số tiền là 771.467.970 đồng Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm23.279.387 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,09 %

Xét về tỷ trọng của các chỉ tiêu doanh thu thì doanh thu bán hàng hóa chiếm

tỷ trọng cao nhất và tăng từ 97,37% lên 97,88% Doanh thu cung cấp dịch vụ có tỷtrọng giảm 0,43% Doanh thu từ hoạt động tài chính có tỷ trọng giảm 0,08%

Như vậy tổng doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu từ việcbán hàng hóa Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chức năng kinh doanh chủyếu của mình

2.2.2.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu

Biểu 2.5: Phân tích doanh thu bán hàng theo nhóm hàng và những mặt hàng

bán hàng 287.203.764.522 100 321.764.235.488 100 34.560.470.966 12,03 0,00

(Nguồn: phòng kế toán - tài chính )

Từ kết quả của bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu bán hàng của công ty năm 2011

so với năm 2010 tăng 34.560.470.966 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,03% do cácmặt hàng kinh doanh của công ty đều có doanh thu tăng Cụ thể là:

Trang 32

Nhóm mặt hàng gia vị Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất là 54,89%, năm 2011 códoanh thu tăng 20.750.905.853 đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,31%Nhóm mặt hàng bánh kẹo doanh thu năm 2011 tăng 5.084.693.664 so với năm

2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,39% và tỷ trọng giảm 0,25% Trong đó:

- Mặt hàng kẹo Thiên Hương có doanh thu tăng 1.128.368.123 đồng, tỷ lệ tăng là4,96%

- Mặt hàng bánh Thiên Hương doanh thu tăng 3.956.325.541đồng , tỷ lệ tăng 15,1%Nhóm mặt hàng sữa bột chiếm tỷ trọng 28,32%, năm 2011 có doanh thu tăng8.724.871.449 đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng 10,59%, và có tỷ trọng giảm 0,37%.Trong đó:

- Mặt hàng Sữa Úc doanh thu tăng 4.890.803.171 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng4,26%

- Mặt hàng Sữa Nhật Bản doanh thu tăng 2.633.491.454 đồng, tỷ lệ tăng 18,64%

- Mặt hàng Sữa bột ăn liền doanh thu tăng 592.184.294 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng6,63%

- Mặt hàng Sữa bột đã qua chế biến doanh thu tăng 608.393.530 đồng, tương ứngvới tỷ lệ tăng 6,52%

Kết luận: Đánh giá chung tình hình thực hiện doanh thu bán hàng của công ty theonhóm hàng và mặt hàng chủ yếu là tốt Doanh thu bán hàng tất cả các mặt hàng đều tăng,nhất là những mặt hàng chủ yếu của công ty ngày càng được chú trọng Tuy nhiên, công

ty có thể tăng thêm tỷ trọng của những mặt hàng không chủ yếu, để cân đối cơ cấu doanhthu bán hàng

2.2.2.3 Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

Biểu 2.6: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức bán

TT (%)

Bán

buôn 178.927.945.297 62,3 203.097.585.440 63,12 24.169.640.143 13,51 0,82Bán lẻ 44.229.379.737 15,4 47.717.636.123 14,83 3.488.256.386 7,89 (0,57)Bán đại

lý 64.046.439.488 22,3 70.949.013.925 22,05 6.902.574.437 10,78 (0,25)

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1 Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty - phân tích doanh thu tại công ty tnhh thương mại thắng linh
1 Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty (Trang 4)
Biểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty - phân tích doanh thu tại công ty tnhh thương mại thắng linh
i ểu hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty (Trang 22)
Biểu hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty - phân tích doanh thu tại công ty tnhh thương mại thắng linh
i ểu hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w