Quá trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của những đồ vật xung quanh, nhờ vậy ở trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng như:
Trang 1A: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Lời răn dạy của Bác Hồ từ xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị Theo Bác thì một trong những tiêu chí của đứa trẻ “ngoan” là phải biết “học hành” Như vậy việc “uốn cây từ thủa còn non” là rất quan trọng và cần thiết để nước
ta có một thế hệ chủ nhân tương lai đủ tài — đức
Trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ
trương: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thẳng lợi phải phát triển giáo dục — Đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh và bên vững” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 - BCHTW Đảng khóa VIII)
Những năm gần đây bậc học Mầm non dành được rất nhiều quan tâm
của Đảng và Nhà nước Vì đây là bậc học cơ sở để trẻ học lên các bậc học cao hơn Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quá đào tạo ở mẫu giáo Mỗi môn học ở Mầm non đều góp phần vào sự hình thành, phát triển nhân cách con người lao động mới — con người có đầy đủ cả đức - trí - thể - mĩ
Ở Mầm non việc tổ chức cho trẻ làm quen với Toán có một vai trò to lớn Quá trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, nhận thức được những thuộc tính, đặc điểm của những đồ vật xung quanh, nhờ vậy ở trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng như: Biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về kích thước, hình dạng, vị trí sắp đặt của các vật trong không gian Những biểu tượng này được hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với các đồ vật, đồ vật chơi đa dạng, nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi, quan sát, thói quen định hướng thế giới xung quanh
Trang 2được hình thành ở trẻ một cách đầy đủ và logic Trẻ trở nên tích cực, độc lập, sáng tạo trong mọi hoạt động, thúc đây sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trẻ em ở lứa tuổi mam non nhận biết các đấu hiệu toán học và các mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh chủ yếu bằng con đường nhận biết cảm tính với sự tham gia hoạt động tích cực của các giác quan: nhìn, sờ mó, nghe, thực hiện các thao tác khác nhau với các vật Vì vậy, cảm nhận của trẻ lứa tuôi mầm non được phát triển cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm của trẻ
Trong quá trình cảm nhận, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con SỐ, phép đếm, kích thước và hình dạng của các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài
các vật bằng các thước đo ước lệ, biết thiết lập mối quan hệ số lượng giữa các
sự vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời phát triển ở trẻ khả năng ước lượng kích thước các vật , tất cả đều có tác dụng phát triển tính cảm nhận của trẻ lên mức độ cao hon (xem [1], tr 12)
Quá trình cho trẻ mầm non làm quen với Toán không chỉ nhằm mục đích
giúp trẻ nắm được các mối quan hệ và quan hệ toán học, lĩnh hội được những kiến thức toán học ban đầu và những kỹ năng nhận biết như: kỹ năng đếm, kỹ năng đo lường, độ dài các vật, kỹ năng khảo sát hình dạng, kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản tất cả điều đó đem lại những biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của trẻ Quá trình cho trẻ mam non lam quen với Toán còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trong quá trình này trẻ nam va diễn đạt đúng các thuật ngữ toán học: Gọi tên các con số, các chiều đo kích thước, các hướng không gian, tên gọi các hình học phẳng, các khối hình
và các thành phần của chúng Trong quá trình tham gia các hoạt động làm
quen với Toán, trẻ không chỉ nhận biết mà còn phản ánh bằng lời nói các dấu
Trang 3hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ như: hai que tinh đài bằng nhau số lá ít hơn số quả
Mặt khác trong môn phương pháp toán ở Mầm non chủ yếu là làm quen với các biểu tượng Trong đó biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm đi theo trẻ trong suốt quá trình làm quen với toán và học các môn học khác Phương pháp này giúp trẻ hiểu và diễn đạt các từ: một, nhiều, ít, biết đếm, biết thêm bớt, chia, nhóm Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn toán sau này
Có thể nói đây là một trong những phương pháp quan trọng, xuất hiện
xuyên suốt quá trình về tập hợp, số và phép đếm một cách nhanh nhất, áp dụng được chúng vào học các dạng toán khác và các môn học khác Đây vẫn
là điều băn khoăn trăn trở của tôi trong quá trình học tập, phấn đấu và rèn luyện đề trở thành một người giáo viên giỏi trong tương lai
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trên, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy môn phương pháp Toán, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm cho trẻ mằm non ” mong đóng góp một số ý kiến của bản thân
2 Mục đích nghiên cứu
Qua thực tiễn, du giờ rút ra một số sai lầm thường gặp trong khi hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm cho trẻ mầm non từ đó đưa ra những phương hướng đúng, biện pháp khắc phục cần thiết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp hình thành biểu tượng toán học của giáo viên và sự tiếp thu của trẻ mầm non trong cách dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cớ sở lý luận của việc dạy Toán
Trang 4Tìm hiểu việc dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm cho trẻ mầm non
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm cho trẻ mầm non trong môn CTLQ với Toán
5 Phương pháp nghiên cứu
Quan sát dự giờ
Nghiên cứu tài liệu
Phân tích, điều tra
Tổng kết kinh nghiệm
Tìm hiểu nguyên nhân biện pháp khắc phục
6 Cấu trúc khóa luận
Trang 5B: NOI DUNG Chuong 1: DAY HOC HiNH THANH BIEU TUQNG VE TAP HOP,
SO VA PHEP DEM CHO TRE 3-4 TUOI
1 Đặc điểm nhận thức
Trong giai đoạn này trẻ đã có khả năng nhận biết về tập hợp như một thé
thống nhất và trọn vẹn, tuy nhiên trẻ chưa hình dung rõ tất cả các phần tử của tập hợp Việc so sánh số lượng giữa các nhóm vật ở trẻ bắt đầu nảy sinh Trẻ phân biệt số lượng nhiều, ít giữa các nhóm vật dựa vào cảm tính, trực quan là chủ yếu Vì vậy việc nhận biết và so sánh số nhiều ở trẻ còn bị ảnh hưởng bởi
sự tác động của một sỐ yếu tố bên ngoài: Kích thước, màu sắc, sự phân bố trong không gian Đến khi bắt đầu nhận biết giới hạn của số nhiều thì trẻ lại nảy sinh nhu cầu lựa chọn “số nhiều” theo các dấu hiệu bên ngoài: Màu sắc, kích thước, hình dạng
Ví dụ: Cô giáo đưa cho trẻ một r6 gồm các hình và yêu cầu trẻ phân loại thì trẻ sẽ phân loại các hình đó theo màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng Trẻ cứ xếp
và không quan tâm xem đó là hình gì?
Có nhiều cách để thu nhận số nhiều một cách thuận lợi như:
Cách 1: Sắp xếp các tập hợp đưới dạng hình mẫu khép kín: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác Nhưng cách này sẽ gặp khó khăn khi phân biệt các
phần tử
Cách 2: Các tập hợp được xếp thành hàng ngang, hàng dọc Cách này tạo điều kiện tốt cho trẻ khi nhận biết về số lượng và thấy rõ được từng phần tử của tập hợp Ngoài ra khi trẻ cần so sánh thì cách bố trí này cùng với biện pháp xếp chồng hay xếp kề mỗi phần tử của tập hợp này với mỗi phần tử của tập hợp kia đã giúp trẻ thấy được sự bằng nhau, không bằng nhau, nhiều hơn,
ít hơn, biết được phần tử nào thừa ra, phần tử nào thiếu trong mỗi tập hợp
Trang 6Để chỉ mối quan hệ về số lượng giữa hai tap hop trẻ đã biết dùng các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, Mặc dù không sử dụng số từ và trẻ không biết
đếm Trẻ chưa biết đếm song đến khi lập tập hợp trẻ đã biết dùng các từ
“này”, “nữa” gắn với mỗi động tác, mỗi vật Khi đếm động tác tay chưa thành thạo trẻ thường xếp bằng 2 tay, xếp từ giữa ra Với tập hợp xếp theo hình mẫu khép kín dùng tay trái trẻ sẽ xếp góc trái phía dưới theo chiều kim đồng hồ và
dùng tay phải thì trẻ sẽ xếp từ phía đưới bên phải ngược chiều kim đồng hồ Đối với trẻ 3 - 4 tuổi cần dạy trẻ biết rằng tập hợp là một thê thống nhất,
trọn vẹn gồm các phần tử có dấu hiệu chung, các phần tử của tập hợp được phân biệt rõ ràng Trẻ biết ghép những phần tử có dấu hiệu chung đó thành
tập hợp và biết tách tập hợp đó thành từng phần tử riêng rẽ Cách làm này
giúp trẻ hiểu được một và nhiều Qua cảm tính trẻ nhận biết được sự bằng
nhau hay không bằng nhau giữa hai tập hợp
2 Nội dung (xem [2], tr 14)
Dạy trẻ tìm dấu hiệu chung của một nhóm đồ vật, và tạo nhóm đồ vật
theo 1 dấu hiệu nao đó
Dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng các nhóm vật bằng cách xếp
tương ứng I-1 giữa 2 nhóm đồ vật
Dạy trẻ so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật và diễn đạt kết quả bằng các từ: Một, nhiều, ít, không có vật nảo
3 Phương pháp hướng dẫn
Cho trẻ làm quen với tập hợp các vật, phát triển biểu tượng số lượng trên
cơ sở so sánh, phân biệt và xác định sự bằng nhau, không bằng nhau giữa hai tập hợp là điều kiện quan trọng trong khi day trẻ phần tập hợp Đề đạt được mục đích trên ta cần giúp trẻ biết vận dụng biện pháp thiết lập mối quan hệ tương ứng 1-1 giữa các phần tử của hai tập hợp trong khi trẻ chưa biết đếm và chưa có khái niệm về sô
Trang 7Thông thường ta sử dụng hai cách ghép đôi sau:
Cách 1: Xếp lần lượt các đối tượng của nhóm 1 thành hàng dọc, ngang
hay theo hình mẫu khép kín, Tiếp đến đặt mỗi đối tượng của nhóm 2 với một đối tượng nhóm I
Cách 2: Ghép lần lượt từng đối tượng của nhóm l với từng đối tượng của
nhóm 2 cho đến hết
Trong 2 cách ghép ta có thể sử dụng một trong hai biện pháp xếp chồng
và xếp kề
e Biện pháp xếp kề:
Biện pháp này giúp trẻ liên hệ được phần tử của tập hợp này với phần tử
của tập hợp kia Yêu cầu trẻ phải tự phân biệt được từng phần tử của tập hợp
và chú ý khoảng cách đề trống giữa các phần tử của nhóm
e Biện pháp xếp chồng:
Dạy trẻ biết đâu là tay trái, tay phải
Dạy trẻ xếp các đối tượng của nhóm 1 thành hàng ngang hướng từ trái sang phải
Dạy trẻ xếp lên trên mỗi đối tượng của nhóm 1 một đối tượng của nhóm 2
®@&®@@@
Khi xếp xong cho trẻ kiểm tra lại xem các phần tử đã được đặt chồng khít lên nhau chưa Cả 2 nhóm không có phần tử nào thừa ra và ưu điểm của biện pháp này là: Trẻ kiểm tra được chính xác sự bằng nhau hay không bằng nhau của 2 tập hợp
Ví dụ: Bài tập hãy xếp kề xuống phía đưới mỗi chú thỏ 1 củ cà rốt Cách tiến hành như sau: Xếp tất cả những chú thỏ ra (từ trái sang phải) thành hàng ngang Xếp kề xuống dưới mỗi chú thỏ là 1 ct ca rốt Rồi cho trẻ kiểm tra lại bằng biện pháp xếp chồng: Xếp tất cả những chú thỏ ra theo
hướng từ trái sang phải Xếp lên trên những chú thỏ là 1 củ cà rốt Xem cà rốt
Trang 8đã chồng khít lên thỏ chưa, có phần nào dư ra không? Rồi sử dung tit “bao nhiêu, bấy nhiêu” để điễn đạt khi cho trẻ thực hiện bài tập
Dé dạy tốt thì trước tiên ta cho trẻ thực hiện bài tập với số lượng của hai
nhóm nhiều bằng nhau rồi sau đưa ra số lượng của nhóm 2 nhiều hơn nhóm ]
Cách này giáo viên đễ dàng kiểm tra xem các cháu có biết làm không? Và làm
có đúng không?
Như vậy thực chất của việc dạy trẻ các biểu tượng về số lượng và tập hợp là dạy trẻ biết quan sát, phát triển những dấu hiệu nổi bật, rõ nét ở đối tượng và chọn những đối tượng có dấu hiệu đó để tạo thành nhóm, biết tạo ra một tập hợp từ các vật riêng rẽ, và tìm ra đấu hiệu chung của một nhóm đồ vật Dạy trẻ ghép đôi, nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 đồ vật,
sử dụng đúng các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, một, nhiều
Đạt được nhiệm vụ trên đặt ra ta tiến hành dạy trẻ dưới 2 hình thức:
Dạy trên giờ học
3.1.1 Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật
3.1.1.1 Dạy trẻ tạo nhóm vật từ các vật riêng rẽ và tách từng vật ra từ l1 nhóm Buỏi học ban đầu giáo viên cho trẻ tri giác và thao tác trực tiếp các nhóm vật giống nhau, để trẻ hiểu từng vật, từng vật hợp lại với nhau tạo nên một nhóm vật và từ nhóm vật ta có thể tách ra từng vật, từng vật một Như vậy trẻ
Al?
nhận biết số lượng “một” và “nhiêu” vật; hay nhóm không còn vật nào
Ví dụ : Cho trẻ quan sát những chú vịt rồi cho mỗi cháu cầm một chú vịt
đi chơi, cho trẻ nói: Mỗi cháu có một chú vịt, trong chuồng không còn chú vịt nào Rồi lại cho các cháu mang vịt để vào chuồng cho trẻ nhận xét “Mỗi cháu
đã bỏ một chú vịt vào chuồng, chuồng có nhiều vịt, cháu không có chú vịt nào” 3.1.1.2 Dạy trẻ tạo nhóm vật theo dấu hiệu chung
Lúc này trẻ đã biết trả lời câu hỏi “bao nhiêu”, “có mấy” và giáo viên bắt đầu
dạy cho trẻ tạo nhóm đồ vật theo các dấu hiệu: Màu sắc, kích thước, hình dang
Trang 9Khi tổ chức hoạt động học, giáo viên cần gây hứng thú đề trẻ hướng tới đồ vật, trẻ nhận biết và gọi tên đồ vật Giáo viên sử dụng các câu hỏi: Cái gì đây? màu gì? hình dạng gì?
Cụ thể như sau:
Phát cho mỗi trẻ một rô gồm các hình với màu sắc và kích thước khác
nhau và cho trẻ quan sát rồi hỏi trẻ những câu hỏi như :
ngoài Trẻ tạo được hai nhóm, hình tam giác ở ngoài và nhóm hình tròn ở trong rô
Chọn tất cả những hình màu vàng và | Trẻ tạo được hai nhóm theo màu sắc mau đỏ riêng ra
Trong những tiết đầu giáo viên cho trẻ tạo nhóm đồ vật thường là đồng nhất về màu sắc, hình dạng, chủng loại Tiết sau có thể phức tạp dần lên và trong các tiết luyện tập giáo viên cần cho trẻ thấy có thể tạo lên một tập hợp bất kì từ các vật riêng rẽ đồng thời cho trẻ thấy tập hợp không phải là thể thống nhất, trọn vẹn mà có thế gồm nhiều phần mỗi phần có thể khác nhau về hình dạng, màu sắc, số lượng
Ví dụ : Cô đưa ra một lọ hoa gồm hoa hồng đỏ và hoa hồng vàng (số hoa bằng số trẻ và hồng đỏ nhiều hơn hồng vàng) Mỗi trẻ chọn một bông hoa và trẻ trả lời được là: Mỗi cháu có một bông hoa và trong lọ không còn bông
nào Cô đồ lớp mình biết hoa màu nào nhiều hơn? Để trả lời được câu hỏi đó
Trang 10cô cho mỗi cháu có hoa màu đỏ nắm tay một cháu có hoa màu vàng Khi đó còn thừa bạn có hoa màu đỏ Cô cho trẻ quan sát và nhận xét: “số hoa màu đỏ nhiều hơn hoa màu vàng” Cô cho trẻ kiểm tra bằng cách: Các bạn có hoa màu đỏ xếp thành hàng ngang trước, các bạn có hoa vàng xếp kề xuống phía dưới
Trẻ quan sát và kết luận: Lọ hoa có nhiều hoa gồm 2 màu đỏ và vàng Cứ
xếp mỗi bông hoa màu đỏ với bông hoa màu vàng thì có 1 số hoa đó thừa ra
suy ra hoa đỏ nhiều hơn hoa vàng nên trẻ thấy mối quan hệ giữa các phần tử, các tinh chất của phan tử và tập hợp
3.1.1.3 Dạy trẻ tìm 1 và nhiều vật trong môi trường xung quanh
Để dạy trẻ được nội dung này thì trẻ phải biết tạo nhóm đồ vật theo dấu hiệu chung Nội dung của bài tập này là dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh hay tự tạo ra các nhóm có nhiều vật hoặc chỉ có 1 vật đơn lẻ Nhóm gồm một vật thì trẻ đễ dàng tìm được những nhóm gồm nhiều vật thì khó tìm
Cô có thể dạy trẻ theo các bước sau:
Bước 1: Cho trẻ tập tạo nhóm đồ vật có số lượng là 1 và nhiều, ví dụ: Nhìn xem trên bàn cô có gì? Có hộp xanh, hộp đỏ, thỏ, cà rốt
Các cháu hãy đặt một chú thỏ vào hộp xanh và đặt vào hộp đỏ nhiều cà rốt Bài này đã dạy trẻ biết phối hợp giữa lời chỉ dẫn của giáo viên với số lượng, màu sắc, chủng loại đồ vật và vị trí sắp xếp các nhóm vật trong không gian Các bài tập cần được phức tạp dần, ví dụ: Mang cho cô một cái bút bị,
và nhiều bút chì, hay mang cho cô nhiều đồ chơi giống nhau Khi trẻ mang đến cô hỏi đó là cái gì? Suy ra trẻ phát triển ngôn ngữ và nói đúng cú pháp (trẻ sẽ tìm được một tập hợp bắt kỳ theo đấu hiệu nào đó cho trước)
Trang 11Bước 2: Day trẻ tìm một và nhiều vật trong hoàn cảnh tạo sẵn Trước tiên giáo viên đặt các nhóm đồ vật trong tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ dàng nhìn thấy Rồi đặt chúng ở các vị trí khác nhau trong lớp học để trẻ dễ dàng tìm kiếm Cô hướng sự chú ý của trẻ tới các khu vực khác nhau, ví dụ: Ở góc phân vai cháu thấy cái gì có một? Cái gì có nhiều? Đề trẻ trả lời được cô có
thể sử dụng các nhóm đồ chơi có cả dấu hiệu chung và dấu hiệu riêng - trẻ có thể trả lời như sau: Góc phân vai có nhiều bát, nhiều đĩa, nhiều nồi, có 1 bếp
ga, 1 qua mit (Bat nhiều màu, đĩa nhiều màu, khác nhau) Khi thực hiện xong bài tập trẻ cần nói dấu hiệu chung của cả nhóm vật cũng như dấu hiệu riêng của một số nhóm vật, ví dụ: Dấu hiệu chung là đều có nhiễu
Bước 3: Dạy trẻ tìm các nhóm vật có sỐ lượng là một và nhiều trong hoàn cảnh tự nhiên
Các cháu cùng tìm trong lớp học, ngoài lớp học có cái gì nhiều, cái gì có một 3.1.2.Dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng cách xếp tương ứng 1-1
Để dạy trẻ so sánh được giáo viên cần đảm bảo những nhiệm vụ sau:
e Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái, chiều chuyển động từ trái sang
phải
e Dạy trẻ xếp các vật bằng tay phải
e Dạy trẻ xếp mỗi vật của nhóm này chồng lên (hay cạnh) một vật của nhóm khác
e Dạy trẻ nhận xét và diễn đạt bằng lời nói mối quan hệ số lượng giữa hai nhóm đổi tượng bằng các cụm từ: nhiều hơn - ít hơn, bằng nhau - không bằng nhau, bao nhiêu - bấy nhiêu, mỗi với một Như vậy trong các giờ dạy ở
mẫu giáo bé, giáo viên cần làm mẫu cho trẻ xem rồi phân tích hướng dẫn trẻ
theo các bước sau:
Trang 12Bước 1: Xác định đối tượng của nhóm 1, xếp tất cá các đối tượng của nhóm | thành hàng ngang theo hướng từ trái sang phải
Bước 2: Xác định đối tượng của nhóm 2, xếp lần lượt mỗi đối tượng của
nhóm 2 bên cạnh (hoặc bên trên) một đối tượng của nhóm I theo hướng từ
trái sang phải cho đến hết
Ví dụ: Ghép nhóm áo với nhóm quần để tạo ra những bộ quần áo Cách làm như sau:
e Chọn tất cả những cái quần lên tay
e Xếp tất cả quần thành hàng ngang từ trái sang phải
e Chọn tắt cả áo lên tay
° Xếp một cái áo lên một cái quần để tạo thành bộ quần áo
Trong quá trình xếp cô gợi ý để trẻ vừa xếp vừa nói “ mỗi .với một ” Trẻ phải nói được cháu đã xếp mỗi cái quần với một cái áo hay có bao nhiêu cái quần cháu xếp bấy nhiêu cái áo
Trẻ thực hành xếp chồng, xếp cạnh với các đồ dùng theo hành động mẫu
của giáo viên nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng so sánh số lượng Giáo viên
dùng các câu hỏi khi trẻ xếp xong như là: “Số quần như thế nào với số áo”? Nhóm nào có số lượng ít hơn? Nhóm nào có số lượng nhiều hơn?
Khi trẻ đã thao tác thành thạo các bước thì tiết học sau giáo viên hướng
dẫn trẻ bằng lời nói và không nhất thiết phải làm mẫu Ví dụ: Để trẻ biết hai
nhóm này như thế nào với nhau chúng ta phải làm như thế nào? Xếp vật thành hàng ngàng bằng tay nào? Xếp như thé nao?
Một số chú ý khi dạy trẻ là:
e Đồ dùng dạy trẻ ghép đôi phải có ý nghĩa thực tế
e Không xếp từ giữa sang, phải xếp từ trái sang phải
e Xếp kề phải lưu ý vị trí, độ lớn, khoảng cách giữa các đối tượng để
không xếp ra ngoài giới hạn hoặc xếp vào khoảng trống giữa 2 đối tượng
Trang 13e Đối tượng của nhóm 2 có thể nhiều hơn hoặc ít hơn đối tượng của
nhóm l và dạy trẻ biết kiểm tra kết quả khi xếp kề bằng biện pháp xếp chồng
3.1.3 Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng các đối tượng giữa 2
của hoạt động có được là do sự khác biệt về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật Cô
dạy trẻ biết nhóm nảo nhiều hơn, nhóm nảo ít hơn Ví dụ cô cho trẻ chơi trò
chơi đưa con vật về chuồng? Đội 1 gồm 3 người đội 2 gồm 5 người, đội 2 lúc
nào cũng thăng đội 1 Trẻ biết đội 2 thắng đội 1 là do đội 2 nhiều người hơn đội 1 Sau khi trẻ biết được nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn qua hoạt động thực tiễn rồi cô kiểm tra lại bằng cách so sách số lượng hai nhóm bằng
biện pháp xếp tương ứng 1:1 để trẻ nhìn thấy kết quả cụ thể tuy nhiên chỉ cô làm và không bắt buộc phải dạy trẻ kỹ năng này và không bắt trẻ giải thích
kết quả Sau khi xếp tương ứng 1:1 xong, cô cần chỉ cho trẻ thấy phần thừa của nhóm nhiều hơn hoặc phần còn thiếu của nhóm ít hơn Từ đó trẻ hiểu từ
(nhiều hơn) - (ít hơn)
Ví dụ: Khi kiểm tra đội 1 và đội 2 cô cho xếp tương ứng 1 bạn của đội |
với một bạn của đội 2
© ©Ø © © © Dil
Số người đội 2 nhiều hơn đội 1 vì có hai người thừa ra và cô chỉ vào hai
ban do dé trẻ thấy rõ Suy ra trẻ hiểu được nhóm này nhiều hơn vì có phần
thừa ra còn nhóm kia ít hơn vì thiếu một phần sau đó cô cho trẻ luyện tập,
Trang 14ít hơn một cách gián tiếp qua một nhóm trung gian Ví dụ: Cô cho trẻ di lấy bát và thìa cho búp bê ăn cơm Làm xong trẻ thấy rằng mỗi búp bê có một cái
bát nhưng một búp bê lại không có thìa suy ra số thìa ít hơn số bát hay số bát
nhiều hơn số thìa Nếu trong bài (đạy trẻ ghép đôi) là nhiệm vụ cung cấp tri
thức mới cho trẻ thì trong bài “Dạy trẻ so sánh” đề nhận ra sự khác biệt về số
lượng giữa hai nhóm là phương tiện để kiểm tra và khẳng định kết quả tìm được bằng trực giác
3.1.4 Dạy trẻ nhận biết các tập hợp bằng các giác quan khác nhau
Thế giới xung quanh trẻ rất đa dạng và phong phú: Tập hợp các vật, các
âm thanh, các chuyên động và trẻ tri giác chúng bằng các giác quan khác nhau như: Mắt nhìn, tai nghe, cơ bắp vận động .Việc lặp lại các cảm giác giống nhau, cảm thụ bằng giác quan là cơ sở để hình thành các biểu tượng về tập hợp Vì vậy, giáo viên cần dạy trẻ nhận biết các tập hợp đa dạng bằng các
giác quan Với mục đích đó, giáo viên cần cho trẻ luyện tập nhận biết tập hợp
bằng các bài tập như:
Khi cô giáo yêu cầu: Hãy chọn tat ca các ô tô màu đỏ đặt lên sàn thì trẻ
phái kết hợp tai nghe, cơ bắp vận động đề chọn đúng tập hợp cô yêu cầu Hãy nghe xem có mấy tiếng vỗ tay?
Một hay nhiều? Trẻ phải dùng thính giác
Hãy nhặt những bông hoa và cầm trên tay
Hoặc bài tập khó hơn: Nghe cô gõ một tiếng, cháu lấy một đồ vật đặt lên ban Hỏi trẻ cháu đã lấy được bao nhiêu đồ chơi? Và dạy trẻ diễn đạt cô gõ bao nhiêu tiếng thì cháu lấy bấy nhiêu đồ chơi
Để rổ hình ra phía sau con và dùng tay sờ đồ vật không nhìn vào rổ và
lấy cho cô một hình tam giác
Trang 15Để thực hiện các bài tập này, trẻ phải tích cực sử dụng các giác quan khác nhau như: Thính giác, thị giác, xúc giác Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển độ nhạy của các giác quan này
Có thể cho trẻ làm thêm các bài tập khó hơn: Xem có bao nhiêu chú thỏ thì mang bấy nhiêu củ cà rốt, nhìn xem trong rỗ có bao nhiêu quả cam thì gõ bấy nhiêu tiếng
Ngoài các bài tập tri giác, các tập hợp bằng các giác quan khác, giáo viên cần cho trẻ luyện tập so sánh số lượng các tập hợp có tính chất khác nhau Ví dụ: So sánh số lượng bóng bay của con với tiếng vỗ tay của cô So sánh lần tung bóng của cô với số hoa ở trên bàn Qua các bài tập như vậy đã tạo nên sự phối hợp các giác quan khác nhau ở trẻ: Mắt trẻ nhìn, tay đặt và tai nghe, Cô
giáo giúp trẻ luyện tập phân tích chính xác từng phần tử của tập hợp đề thiết
lập tương ứng 1:1 giữa một âm thanh, động tác với 1 vật Đó là cơ sở đầu tiên
để sau nay ching ta day trẻ tập đếm
3.1.5 Day trẻ đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5
Để giúp trẻ đếm được trên các đối tượng cụ thể thì giáo viên cần dạy trẻ thuộc lòng tên các con số theo thứ tự Cho nên giáo viên và phụ huynh cần khuyến khích trẻ đọc các số theo trình tự ngay từ khi trẻ tập nói Dạy cái này
có thé diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong thời gian trò chuyện hay chơi với trẻ Dạy trẻ thuộc lòng tên gọi các con số từ 1 đến 5 theo khả năng của trẻ Khi trẻ đã thuộc lòng rồi ta mới dạy trẻ đếm mẫu cho trẻ và đạy trẻ trong quá trình
đếm thì mỗi số đọc ra chỉ tương ứng với 1 vật, không được đếm lặp lại không
bỏ sót vật trong khi đếm (có thể vừa đếm vừa chỉ tay vào) VD: 1, 2, 3 tất cả
là 3 quả cam
Để trẻ đếm được đến 5 thì ban đầu ta dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi I rồi đến 2, phạm vi 3, phạm vi 4 Giáo viên dạy trẻ bằng cách thêm một đơn vị vào số đã biết Cụ thê cách đọc số mới diễn ra như sau:
Trang 16e_ Trẻ đếm số lượng đã biết
e_ Ta thêm l vào nhóm vừa đếm đó và cho trẻ đếm nhóm vừa tao ra e_ Trẻ nhận xét cách tạo số mới bằng cách thêm 1
Ví dụ: 3 quả táo thêm 1 quả nữa là 4 quả táo
Dạy trẻ so sánh số lượng nhóm mới tạo ra thành và nhóm cũ: Nhóm 3 quả táo và nhóm 4 quả táo Trẻ phải nhận xét được 4 quả táo nhiều hơn 3 quả tao la 1 qua tao va 3 quả táo ít hơn 4 quả táo là 1 quả táo
3.2 Dụy ngoài giờ học
Để trẻ học tốt thì trước tiên cô cần cung cấp cho trẻ một số kiến thức: khá năng nhận màu, nhận hình, nhận dạng các nhóm đồ dùng, đồ chói trong lớp học Trong các giờ học khác cô cho trẻ gọi tên các nhóm đồ vật có sẵn trong môi trường xung quanh trẻ Ngoài hoạt động học, giáo viên cần cho trẻ thực hiện các bài luyện tập tìm một và nhiều vật ở mọi nơi, mọi lúc trong sân trường, khi đang tập thể dục với các câu hỏi như: Có mấy bập bênh, đu quay, cầu trượt, thú nhún Vườn trường có mấy cây hoa hồng, có mấy cây rau Cô cho trẻ tự tạo nên các nhóm đồ vật, sau đó cô gợi ý để tự tim ra dau hiệu chung của nhóm và có thể cả dấu hiệu của các nhóm thành phần tạo nên nhóm lớn
Cần tạo điều kiện để trẻ ứng dụng những kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động khác nhau trong trường mầm non và thực tiễn cuộc sống hàng ngày Ví dụ: Khi chuẩn bị ăn cơm trẻ phải xếp sao cho mỗi bạn có một ghế, một bát, một thìa ăn Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ giúp trẻ ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ, qua đó chúng được củng cố
và trở nên vững chắc hơn cụ thê như sau:
Hai tập hợp không bằng nhau, trẻ diễn đạt nhiều hơn vì có phần thừa ra hoặc ít hơn vì thiếu hay không đủ Rồi từ đây trẻ có thê thay đổi đề tạo thành môi quan hệ mới
Trang 174 Đồ dùng dạy học (xem[2], tr 49)
Đồ dùng phải đủ cho tất cả trẻ trong lớp và mỗi trẻ phải có 1 rổ đựng
đồ dùng của cá nhân trong lớp học
Đồ dùng phải phù hợp với nội dung và yêu cầu bài giảng, phải được sử dụng rộng rãi trong cả các tiết học khác
Đồ chơi để phân nhóm phải có ít nhất là 5, đồ chơi để dạy ghép đôi phải có ý nghĩa tực tiễn
Chỉ nên dùng 3 màu xanh, đỏ, vàng
Đồ dùng của cô, của cháu phải giống nhau về màu sắc, chủng loại, hình dạng nhưng kích thước lớn hơn Không đặt đồ dùng trên sàn nhà khi đạy trẻ
Trang 18Chương 2: DẠY HỌC HÌNH THÀNH BIẾU TƯỢNG VÈẺ TẬP HỢP
SO VA PHEP DEM TRE 4 - 5 TUOI
1 Đặc điểm nhận thức
Lứa tuổi 4 - 5 tuổi những biểu tượng tập hợp của trẻ được phát triển và
mở rộng cho nên trẻ hiểu tập hợp không phải chỉ là một thé thống nhất trọn vẹn có một dấu hiệu mà có thể gồm nhiều phần tử, mỗi phần tử có những dấu hiệu riêng khác nhau Vì thế trẻ nhận ra nhóm đối tượng cả trong trường hợp nhóm gồm những đối tượng không giống nhau
Ví dụ: trẻ nhận ra một nhóm gồm các chú cá có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau
Như vậy sự ảnh hưởng của các dấu hiệu bên ngoài: màu sắc, hình dạng, kích thước, sự phân bố trong không gian đã giảm nhiều ảnh hưởng trong
việc tiếp thu số nhiều đối với trẻ 4 - 5 tuổi
Trẻ có khả năng sử dụng tốt biện pháp so sánh số lượng bằng cách thiết
lập tương ứng 1:1 giữa các đối tượng của hai nhóm mà không cần đếm Do
vậy trẻ hiểu được hai tập hợp có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau về số lượng Khi thao tác với các nhóm đối tượng cụ thể, trẻ bắt đầu có nhu cầu xác định chính xác số lượng của nhóm ví dụ: Mẹ chia táo cho trẻ, với trẻ 3 — 4 tuổi thì chỉ biết mình có nhiều táo là bằng lòng nhưng trẻ 4 — 5 tuổi thì muốn
biết nhiều là mấy quá và sẽ đếm số táo được phát Như vậy trẻ đã bắt đầu sử
dụng tới các con số và phép tính, trẻ muốn biết kết quả của phép đếm
Khi đã biết so sánh 2 tập hợp hơn kém nhau 1 phần tử bằng thiết lập tương ứng 1:1, dạy trẻ biết đếm trong phạm vi 5, biết trả lời câu hỏi có bao
nhiêu? Đồng thời hiểu và diễn đạt được các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể Qua việc dạy học trẻ nhanh chóng nắm được các phép đếm, dễ dàng phân biệt được quá trình đếm và kết quả đếm, hiểu ý nghĩa của con số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các tập hợp đó có số lượng bằng nhau và được đặc
Trang 19trung béi cling | sé, cac tập hợp có số lượng khác nhau được đặc trưng bằng các
số khác nhau
Từ đó cho trẻ thấy được số lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không gian Dạy trẻ biết tạo ra một tập hợp theo mẫu hoặc là theo một số đặc điểm của các vật Vì vậy ban đầu chỉ nên đạy trẻ đếm trong phạm vi 5, sau đó mới đếm nhiều đối tượng hơn
2 Nội dung
Dạy trẻ phân loại theo 1-2 dấu hiệu cho trước, day trẻ tìm va tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm, dấu hiệu nào đó: Kích thước, hình dạng, mảu sắc,
Dạy trẻ so sánh số lượng bằng cách ghép đôi từng cặp đối tượng giữa 2
nhóm đề nhận biết sự giống và khác nhau về số lượng đối tượng giữa 2 nhóm
đồ vật Trên cơ sở đó dạy trẻ biết diễn đạt đúng mối quan hệ bằng nhau, nhiều
hơn, ít hơn, nhiều hay ít hơn bao nhiêu?
Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và các con số thứ tự trong
3 Phương pháp hướng dẫn
Dạy trên giờ học
Dạy trẻ so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng thiết lập tương tứng 1:1 Khi lên lớp 4-5 tuổi ở những buổi học đầu tiên giáo viên cần tổ chức cho trẻ ôn lại những kiến thức, kỹ năng so sánh bằng cách ghép tương ứng I:] Lúc này trẻ sử dụng cách ghép tương ứng 1:1 làm phương tiện để so sánh,
Trang 20nhận biết mối quan hệ giữa 2 tập hợp Do đó cô giáo cần cho trẻ luyện tập so sánh số lượng các nhóm vật xếp theo các cách khác nhau nhằm hình thành kỹ
năng so sánh bền vững cho trẻ
Cách 1: Xếp chồng hoặc xếp cạnh các đối tượng theo hàng:
Cách 2: Đối tượng của nhóm 1 xếp theo hình mẫu sau đó ghép cứ mỗi
đối tượng của nhóm 2 với một đối tượng của nhóm 1 cho đến hết (có thể xếp
hỏi đặt ra là: Muốn so sánh số quả trên 2 cây ta phải làm như thế nào? Chắc
chắn: Xếp kề, xếp chồng hay dùng biện pháp nào cũng không ra được kết quả
20
Trang 21Mà phải sử dụng các vật thay thế để so sánh mỗi vật của nhóm này với một vật của nhóm kia Việc dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng mới này được thực hiện trên các hoạt động có chủ đích cụ thể như sau:
Bước 1: Giáo viên làm mẫu kết hợp với lời hướng dẫn
Biện pháp sử dụng gạch nối:
Ví dụ: Đề so sánh số lượng hình tròn và hình tam giác trên 2 tắm bìa
Để làm được bài này cô nối 1 hình tròn trên tắm bìa này với 1 hình tam giác trên tắm bìa kia (hình vẽ)
Biện pháp sử dụng vật thay thế: Để so sánh số bông hoa trên 2 cây hoa
cô dùng các hình tròn Dán 1 hình tròn tương ứng với 1 bông hoa trên cây thứ nhất Khi đã dán xong cô thu hình tròn lại và đán từng hình lên mỗi bông hoa
ở cây thứ 2 Nếu số hình tròn vừa đủ cho những bông hoa trên cây thứ 2 thì số hoa trên 2 cây bằng nhau, nếu số hình tròn sau khi xếp còn thừa ra (thiếu) thì
số hoa trên 2 cây hoa không bằng nhau
Cô có thể cho trẻ thực hành dùng bút chì hoặc phấn để nối 2 đối tượng với nhau thành 1 cặp hay cho trẻ dùng các vật khác nhau có sẵn trong lớp để làm vật thay thế Sau khi trẻ biết sử đụng các biện pháp so sánh mới học, giáo
viên hướng đề trẻ nói được: Số hình tròn bằng số hình tam giác hay số lượng
Trang 222 nhóm bằng nhau hay hình tròn nhiều hơn hình tam giác Cô dùng các câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời: Vì sao con biết? Vì sao con cho là ?
Hướng dẫn trẻ giải thích mối quan hệ số lượng đó bằng lời nói: Nhóm
thỏ nhiều hơn nhóm cà rốt vì có I chú thỏ thừa ra
Bước 2:
Trẻ sẽ được cô tổ chức cho thực hành luyện tập nhằm củng cố kỹ năng
so sánh bằng các biện pháp mới học Bài tập sẽ đa dạng và phức tạp dần
Ví dụ: Tăng dần về số lượng: Ban đầu cho trẻ so sánh số lượng các nhóm trong phạm vi 5, sau đó là trong phạm vi 10 và có thể theo khả năng của trẻ
Bước 3:
Giáo viên thường xuyên cho trẻ sử đụng các biện pháp so sánh số lượng
này trong các hoạt động khác nhau như: Hoạt động tạo hình, hoạt động vui chơi, hoạt động âm nhạc, Và trong cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ nhằm hình thành kỹ năng so sánh bền vững cho trẻ
Ví dụ: Vẽ những chấm tròn nhiều hơn số chấm tròn trên bảng
Dạy trẻ phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10
Đếm là một hoạt động có mục đích, có phương tiện, có kết quả và gồm hai thành phần: Quá trình đếm và kết quả đếm Hoạt động đếm bao giờ cũng thực hiện trên 1 tập hợp hữu han, cụ thể Việc dạy đếm cho trẻ được tiễn hành như sau:
Giáo viên dạy trẻ nắm được mục đích hoạt động đếm của con người Với
mục đích trả lời câu hỏi: Tại sao con người phải đếm? Đếm để làm gì? Giáo
viên sử dụng biện pháp dạy: Để thỏa mãn lòng mong mỏi của trẻ là có bao
nhiêu thì trẻ phải dùng đến phép đếm
Ví dụ: Muốn biết trong lọ hoa có bao nhiêu bông hoa một cách chính xác thì trẻ phải đếm
Trang 23Và để không bị bỏ sót cháu nào hay cháu nào đó không có cái nay, cái khác thì cô phải đếm, đếm đề giải quyết các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống
Tiếp theo giáo viên dạy trẻ phép đếm xác định số lượng các nhóm đối tượng Trẻ thích đếm nhưng trẻ chưa hiểu rõ ý nghĩa của phép đếm và đếm thì chưa đúng là do: Trẻ chưa nắm được trình tự các số thuộc dãy tự nhiên, chưa phân biệt được kết quả đếm và quá trình đếm, thao tác đếm còn chưa khớp với cách đọc, sau khi đếm xong nhiều trẻ quên mất Không nhớ số kết quả Do vậy ngay từ buổi đầu cô dạy trẻ phân biệt sự khác nhau giữa quá trình đếm và
kết quá đếm, và khi đếm phải nhớ kết quả đếm là điều rất cần thiết Ví dụ: Đếm số bạn nữ lên hát: 1, 2, 3, 4, 5 Cô hỏi: Có mấy bạn? Trẻ trả lời: Tất cả là
5 Cô hỏi: 5 bạn gì? Trẻ: Tất cả là 5 bạn nữ
Trong hoạt động học có chủ đích, giáo viên hình thành số mới cho trẻ
bằng cách thêm 1 đối tượng vào số cũ — số liền trước số mới Để làm được điều đó ta cho trẻ so sánh số lượng các nhóm vật là nhóm số mới và nhóm số
cũ Cho trẻ đọc số mới vừa lập
Để củng cố thêm về số mới lập được cho trẻ, giáo viên tổ chức cho trẻ đếm các nhóm đối tượng có dấu hiệu đa dạng nhưng lại là số mới và có số lượng bằng nhau, ví dụ: 4 hình tròn, 4 bông hoa, Trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa khái quát của con số chính là chỉ số cho số lượng của tất cả các nhóm vật có cùng số lượng
Ta cho trẻ thực hiện các bài tập đếm đa dạng như: Đếm các đối tượng khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng, các nhóm đối tượng khác
nhau, Đếm nhóm vật được sắp đặt theo các cách khác nhau trong không gian Dé tré thấy được rằng, kết quả của phép đếm không phụ thuộc vào các dấu hiệu khác nhau như: Màu sắc, kích thước, hình dạng, hướng đếm Giáo viên còn có thể cho trẻ tạo các nhóm đối tượng theo mẫu cho trước:
Hãy lấy số thìa bằng số cốc
Trang 24Trên bảng cô có bao nhiêu lọ hoa thì mang bấy nhiêu bông hoa
Hãy lấy số táo nhiều hơn số bạn mà cô đang khen
Bài tập như thế này muốn làm được thì trẻ phải đếm số lượng nhóm đồ
vật có sẵn, rồi mới tìm hoặc tạo nhóm vật nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng số vừa đếm Cuối cùng cô giáo cho trẻ sử dụng các biện pháp như: So sánh bằng thiết lập tương ứng 1:1 hay đếm số lượng 2 nhóm, để kiểm tra kết quả
Muốn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, khả năng định hướng cùng lúc nhiều dấu hiệu ta có thể sử dụng các bài tập như sau:
e_ Chọn cho cô 2 quả bóng, màu xanh
e©_ Lấy cho chú Thỏ 2 cai 6 màu đỏ và nhỏ dé chú đi chơi
Giáo viên cho trẻ luyện đếm bằng các giác quan khác nhau:
e Trong trò chơi chiếc túi kì lạ cô cho trẻ sờ vào trong túi và hỏi trẻ xem có mấy quả cam trong túi?
e Hay nghe xem cô hát câu gì? Và hát lại theo cô
e Hay nhìn xem trên bảng có mấy bạn?
Khi trẻ đã thực hiện được những bài tập riêng lẻ như trên ta có thể cho trẻ thực hiện bài tập kết hợp như:
e_ Cô vỗ tay mấy tiếng thì trẻ sẽ mang bấy nhiêu quả cam đến
e_ Trong vườn có mấy con vịt thì mang bấy nhiêu quả trứng đến Ngoài ra, ta còn đạy trẻ bài tập đếm số lượng khi đã gộp 2 đối tượng, ví dụ: Cô có nhóm 2 bạn nữ và nhóm 3 bạn nữ Khi gộp 2 nhóm để tạo thành 1 nhóm mới xong thì cô cho trẻ đếm số lượng nhóm mới suy ra 2 bạn nữ và 3 bạn nữ là 5 bạn nữ hay có tất cả 5 bạn nữ
Trong tiết dạy đếm này, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng về màu sắc, kích thước, hình dạng khi làm đồ dùng minh họa cho trẻ Cách hình thành số mới ta có thể hướng dẫn trẻ như ở lớp 3-4 tuổi Để
dễ dàng thực hiện các bài tập đếm, giáo viên cần dạy cho trẻ 4 - 5 tuổi thuộc
Trang 25long dugc cac sé tir 1 dén 10 va ting cudng cho trẻ luyện đếm đúng trên đồ vật Đếm phải chỉ tay, đếm không lặp lại, không bỏ sót
Dạy trẻ biến đổi số lượng và mối quan hệ giữa các số
Trên cơ sở trẻ đã nắm được nguyên tắc lập số mới Khi dạy trẻ lập số
mới không chỉ dạy số mới bằng cách thêm 1 vật vào số cũ mà còn dạy trẻ
cách lập số đứng trước số mới bằng cách làm giảm đi I vật Cứ sau mỗi lần thêm, bớt, giáo viên cần cho trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm nào ít hơn Từ
đó trẻ có thé diễn đạt được các từ: Lớn hơn, nhỏ hơn, và trẻ hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên như: 2>l là I; 3>2 là 1; 2<3 là 1 Vậy trẻ sẽ hiểu lớn hơn, nhỏ hơn chỉ có tính tương đối
Bằng việc thực hành các câu hỏi: Làm thế nào để nhóm có 3 vật thành
nhóm có 4 vật? Hay từ 5 qua tao lam sao thành 4 quả? Cứ như vậy trẻ sẽ
nắm được nguyên tắc lập mỗi số đứng trước, hay số đứng sau nó Từ đó trẻ sẽ
năm được cách thành lập dãy số tự nhiên
Giáo viên cần cho trẻ luyện tập về bài tập thêm, bớt 36 lượng các đối tượng Cho trẻ thực hiện thêm, bớt từ bài tập đơn giản đến bài toán phức tạp
Ví dụ: Trên bàn cô là lọ hoa có 5 bông hoa (cho trẻ đếm) làm thế nào để trong lọ còn 4 bông hoa?
Cô có 3 quả cam làm thế nào để cô có 4 quả? Cho trẻ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đếm, thêm, bớt đã học để xác định số lượng và biến đổi mối quan hệ số lượng của các nhóm đối tượng trong các tình huống cần thiết, qua đó những kỹ năng của trẻ được củng cố và phát triển hơn, nhất là trẻ có hứng thú với những kỹ năng toán học Trẻ thấy được ý nghĩa của chúng đối với thực tiễn cuộc sống