PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn,biết ngủ,biết học hành là ngoan.” Cũng bởi vậy mà Bác đã có lời dặn dò với nghành học Mầm non: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.Muốn làm được thế nào trước hết phải yêu trẻ.Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu.Dạy trẻ như trồng cây non,trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt.Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.”{4} Như vậy,chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày nay,giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện,sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể,càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Thấm nhuần lời dạy của Bác,công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non – những người chủ tương lai của đất nước đã,đang và sẽ là chủ trương lớn của toàn Đảng,toàn dân. Thật vậy,Gíao Dục Mầm Non được coi là bậc học đầu tiên trong hệ thống Gíao dục Quốc Dân.Tầm quan trọng của Gíao Dục Mầm Non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em với mục tiêu là giúp cho trẻ phát triển đầy đủ về các mặt thể chất,tinh thần,tình cảm,trí tuệ,thẩm mĩ,chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Bậc học Mầm Non trong những năm gần đây đã được đặt đúng vị trí xứng đáng của nó-đây là bậc học cơ sở giúp trẻ học lên các bậc học cao hơn.Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở mẫu giáo. Đối với trẻ ở trường Mầm non,hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi nhưng không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản,sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi khám phá thế giới xung quanh,mối quan hệ tự nhiên xã hội qua các môn như:Khám phá,Âm nhạc,Thể dục,Văn học,Tạo hình,Toán. Ở trường Mầm non,việc tổ chức và hình thành cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học có một vai trò to lớn.Qúa trình này giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh,nhận thức được những thuộc tính,đặc điểm của các đồ vật xung quanh.Nhờ vậy,ở trẻ hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng như:biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm,biểu tượng về kích thước hình dạng,vị trí sắp đặt của các vật trong không gian.Những biểu tượng này được hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với đồ vật,đồ chơi đa dạng.Nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi quan sát,thói quen định hướng thế giới xung quanh của trẻ trở nên sáng tạo hơn trong mọi hoạt động,thúc đẩy sự phát triển tư duy,phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trong quá trình nhận thúc,trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp,con số,phép đếm,kích thước và hình dạng của các vật,trẻ nhận biết định hướng trong không gian và thời gian,trẻ nắm được phép đếm,phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ,biết thiết lập mối quan hệ số lượng giữa các sự vật hiện tượng xung quanh,đồng thời phát triển ở trẻ khả năng ước lượng kích thước các vật...Tất cả đều có tác dụng phát triển tính cảm nhận của trẻ lên mức độ cao hơn. Qúa trình cho trẻ Mầm non làm quen với Toán không chỉ nhằm mục đích giúp trẻ nắm được các mối quan hệ toán học,lĩnh hội được những kiến thức toán học ban đầu và những kỹ năng nhận biết như:kỹ năng đếm,kỹ năng đo lường độ dài các vật,kỹ năng khảo sát hình dạng,kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản...mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trong quá trình này,trẻ nắm và diễn đạt đúng các thuật ngữ toán học:gọi tên các con số,các chiều đo kích thước,các hướng không gian,tên gọi các hình học phẳng,các khối hình và các thành phần của chúng.Trong quá trình tham gia các hoạt động làm quen với Toán,trẻ không chỉ nhận biết mà còn phản ánh bằng lời nói các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật,hiện tượng xung quanh trẻ như:Hai que tính dài bằng nhau,số thỏ ít hơn số cà rốt. Trong số những biểu tượng toàn học mà trẻ Mầm non được làm quen thì biểu tượng vềsố lượng,con số và phép đếm đi theo trẻ suốt quá trình làm quen với Toán và các môn học khác.Khi làm quen với các biểu tượng này,trẻ còn hiểu và diễn đạt được các từ: một,nhiều,ít...rèn kỹ năng đếm,thêm,bớt,chia nhóm,ghép đôi...kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản...Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn Toán sau này ở lớp 1. Thế nhưng,trong trường Mầm non hiện nay, việc dạy nội dung cho trẻ làm quen với biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm còn nhiều hạn chế như: -Phương pháp dạy cơ bản vẫn theo kiểu truyền thống,coi giáo viên là trung tâm của quá trình giáo dục,giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt thông tin một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực,độc lập sáng tạo ở trẻ. -Trẻ học một cách thụ động,thường ít hứng thú,nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen với Toán còn nghèo nàn,đơn điệu,nhiều khi không phù hợp với khả năng của trẻ,không phát triển năng lực cá nhân trẻ. -Gíao viên chưa coi trọng vai trò của hoạt động vui chơi và hoạt động tìm tòi khám phá bằng các giới quan của trẻ. -Hình thức tổ chức dạy học đơn điệu,nghèo nàn,chủ yếu coi trọng hình thức tiết học toán,chưa chú ý tới hình thức dạy trẻ ở mọi lúc,mọi nơi. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi,sáng tạo và áp dụng những phương pháp dạy học tiến bộ của các nước tiên tiến trên thế giới vào nội dung chương trình dạy Toán cho trẻ Mầm non.Một trong những phương pháp mới đang được áp dụng để dạy Toán rất hiệu quả cho trẻ Mầm non trong các trường Mầm non công lậpđặc biệt là trong các trường Mầm non công lập ở thành phố Hà Nội hiện nay đó là phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm.Phương pháp này được hiểu là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục đến trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ,bằng vốn kinh nghiệm cá nhân,tự mình chiếm lĩnh kiến thức,kĩ năng,thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn,đầy đủ hơn về việc dạy học sau này,tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài:”Tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về tập hợp,số lượng,phép đếm theo hướng trải nghiệm.” 2Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1Mục đích nghiên cứu Hình thành các biểu tượng toán học về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 2.2Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau: -Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. -Trình bày việc tổ chức và hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. -Tìm hiểu những thuận lợi,khó khăn và đề suất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chúc các hoạt động trải nghiệm. -Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của những giải pháp đã đề ra. 3Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1Khách thể nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nội dung của khóa luận thì khách thể nghiên cứu là trẻ Mầm non 3-4 tuổi. 3.2Đối tượng nghiên cứu Căn cứ vào cơ sở thực tiễn của khóa luận thì tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm non 3-4 tuổi ở các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.Đối tượng nghiên cứu cụ thể là 25 trẻ gồm 10 trẻ trai và 15 trẻ gái ở Lớp mẫu giáo Bé trường Mầm non Mặt trời bé con - Hoàng Mai -Hà Nội. 4Gỉa thuyết khoa học Trong quá trình nghiên cứu khóa luận,tôi thấy việc thực hiện tổ chức cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi hình thành các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa thực hiện được tốt có thể do một số vấn đề như sau: -Chương trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường,mỗi địa phương. -Môi trường trải nghiệm của trẻ mầm non gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lí chưa được xây dựng phù hợp với trẻ. -Giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm gồm 4 giai đoạn là:Trải nghiệm thực tế,Chia sẻ kinh nghiệm,Rút ra kinh nghiệm,Vận dụng kinh nghiệm. -Gíao viên chưa thực hiện tốt việc đánh giá hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực trẻ. 5Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập,đọc,phân tích tài liệu có liên quan đén khóa luận để xây dựng cơ sở lý luận định hướng cho vấn đề cần nghiên cứu và tài liệu liên quan đến cơ sở hình thành các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm. 5.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn -Phương pháp thực nghiệm:Quan sát dự giờ một nhóm trẻ khối thực nghiệm. -Điều tra bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở một số trường Mầm non. -Phân tích,kiểm tra. -Tổng kết kinh nghiệm. -Tìm hiểu nguyên nhân,biện pháp khắc phục. 6Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tổ chức cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm thông qua hoạt động trải nghiệm được tôi thực hiện ở các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt được tôi thực nghiệm tại trường Mầm non Mặt trời bé con với phạm vi nghiên cứu như sau: Tôi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm ở mọi lúc mọi nơi,thông qua các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non là vui chơi,học tập,lao động,lễ hội,tham quan... Hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm có thể thiết kế dưới hình thức các chủ đề / đề tài trải nghiệm của trẻ Mầm non. Các chủ đề / đề tài thường liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội hoặc các sự kiện diễn ra tại các thời điểm cụ thể ở địa phương như: ngày khai trường 5/9,ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,ngày thành lâp Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12,ngày Tết Nguyên Đán,ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3... Việc lựa chọn các chủ đề trải nghiệm cần linh hoạt,có thể thay đổi hằng năm để tạo ra sự mới mẻ về nội dung và môi trường trải nghiệm cho trẻ.Đồng thời,luôn đổi mới hình thức trải nghiệm để tạo sự hấp dẫn với trẻ. 7Đóng góp mới của khóa luận Khóa luận”Tổ chức cho trẻ 3-4 làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số,phép đếm theo hướng trải nghiệm”đã kế thừa được những tư tưởng tiến bộ,những thành tựu nghiên cứu về mặt lý luận của các môn khoa học,đã nhận ra và chỉ rõ những mặt còn hạn chế ,những mặt cần bổ sung thêm trong công tác dạy Toán cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi. Khóa luận đã giúp nâng cao chất lượng dạy hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi ở các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đặc biệt là trường Mầm non Mặt trời bé con nơi tôi tiến hành thực nghiệm. Khóa luận đạt chất lượng và được nghiệm thu là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Gíao dục Mầm non-trường Đại học Sư phạm Hà Nội và những người quan tâm đến vấn đề này.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC CHO TRẺ 3 -4 TUỔI LÀM QUEN
VỚI CÁC BIỂU TƯỢNGVỀ SỐ LƯỢNG, CON SỐ, PHÉP
ĐẾM THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn
Người thực hiện: Trần Phương Anh
Ngày sinh: 08 – 11 – 1992
Lớp: K9DKhoa: Giáo dục mầm non
Hà Nội, Năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN,
Tôi xin cam đoan khóa luận “Tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với biểutượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm”là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi
Nếu có sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm
Hà Nội,tháng 12 năm 2018
Sinh viên
Trần Phương Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo,cô giáo trong khoaGiáodục mầm non –trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 đã giúp đỡ,tạo điềukiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường
Đặc biệt,em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn đã tận tình hướng dẫn,động viên và giúp đỡ emtrong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này
giáo-Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh vàcác bạn sinh viên trong lớp K9D đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiêncứu để hoàn thành tốt khóa luận này
Em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng tất cả các cô giáo,các cháu Lớpmẫu giáo Bé 3-4 tuổi cũng như quý phụ huynh tại trường mầm non Mặt Trời
bé con - Hoàng Mai - Hà Nội nơi em tiến hành thực nghiệm đã tận tình giúpđỡ,đóng góp ý kiến,cung cấp các số liệu
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài không tránh khỏi những thiếusót và hạn chế.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy côgiáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội,tháng 12 năm 2018
Sinh viên
Trần Phương Anh
Trang 42.2Nhiệm vụ nghiên cứu
3Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1Khách thể nghiên cứu
3.2Đối tượng nghiên cứu
4Gỉa thuyết khoa học
5Phương pháp nghiên cứu
5.1Phương pháp nghiên cứu lý luận
5.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6Phạm vi nghiên cứu
7Đóng góp mới của khóa luận
PHẦN NỘI DUNG
1Chương 1:Cơ sở lý luận của khóa luận
1.1Khái niệm”biểu tượng” và vai trò của quá trình hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm non
1.1.1Khái niệm “biểu tượng”
1.1.2Vai trò của quá trình hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng chotrẻ Mầm non
1.2Đặc điểm phát triển và nội dung hình thành biểu tượng về số lượng,con số
Và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi
1.2.1Đặc điểm phát triển biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi
1.2.2Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi
1.3Khái niệm”trải nghiệm” và “giáo dục theo hướng trải nghiệm” cho trẻMầmnon
1.3.1Khái niệm”trải nghiệm”
1.3.2Khái niệm”giáo dục theo hướng trải nghiệm” cho trẻ Mầm non
Trang 51.4Vai trò của trải nghiệm đối với việc giáo dục trẻ Mầm non
1.4.1Thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ Mầm non
1.4.2Tích hợp nội dung giáo dục trẻ Mầm non
1.4.3Tạo cơ hội để sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực
1.4.4Phối hợp các lực lượng giáo dục và kết nối kinh nghiệm trẻ học được ởvới gia đình và cộng đồng
2Chương 2:Cơ sở thực tiễn của khóa luận
2.1Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với biểu tượngvề số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm tại các trườngMầm noncông lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.1Mục đích nghiên cứu thực trạng
2.1.2Thuận lợi khi thực hiện khóa luận
2.1.3Khó khăn khi thực hiện khóa luận
2.2Các phương pháp nghiên cứu thực trạng việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1Phương pháp quan sát tự nhiên
2.2.2Phương pháp điều tra
2.2.3Phương pháp khảo sát
3Chương 3:Các biện pháp giải quyết vấn đề
3.1Xây dựng mô hình hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với trẻ Mầm non 3-4 tuỏi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1Xây dựng mô hình hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp Trẻ Mầm non 3-4 tuổi
3.1.2Xây dựng mô hình hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợpvới trẻ Mầm non 3-4 tuổi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thànhphố Hà Nội
3.2.1Xây dựng môi trường vật chất theo hướng trải nghiệm phù hợp với trẻ Mầm non 3-4 tuổi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố
Hà
Nội
Trang 63.2.2Xây dựng môi trường tâm lí,xã hội theo hướng trải nghiệm phù hợp với trẻ Mầm non 3-4 tuổi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố
Hà Nội
3.3Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với trẻ Mầm Non 3-4 tuổi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội3.3.1Giai đoạn I:Trải nghiệm thực tế của trẻ
3.3.2Giai đoạn II:Trẻ chia sẻ kinh nghiệm
3.3.3Giai đoạn III:Trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân
3.3.4Giai đoạn IV:Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống
3.4Tổ chức đánh giá hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với trẻ Mầm non 3-4 tuổi tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố
Hà
Nội
PHẦN KẾT LUẬN
1Kết quả sau khi thực hiện khóa luận
2Bài học kinh nghiệm
3Một số kiến nghị sư phạm
PHỤ LỤC
MỘT SÔ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn,biết ngủ,biết học hành là ngoan.”
Cũng bởi vậy mà Bác đã có lời dặn dò với nghành học Mầm non:
“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ.Muốn làm được thế nào trước hếtphải yêu trẻ.Các cháu nhỏ hay quấy phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy đượccác cháu.Dạy trẻ như trồng cây non,trồng cây non được tốt thì sau này cáccháu thành người tốt.Dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt.”{4}Như vậy,chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiêncủa cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thànhnhững người chủ nhân tương lai của đất nước
Ngày nay,giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánhgiá một cách toàn diện,sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng mangmột ý nghĩa nhân văn cụ thể,càng trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.Thấm nhuần lời dạy của Bác,công tác giáo dục đào tạo thế hệ măng non– những người chủ tương lai của đất nước đã,đang và sẽ là chủ trương lớn củatoàn Đảng,toàn dân
Thật vậy,Gíao Dục Mầm Non được coi là bậc học đầu tiên trong hệthống Gíao dục Quốc Dân.Tầm quan trọng của Gíao Dục Mầm Non là ở chỗ
nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ em với mục tiêu là giúp cho trẻ phát triển đầy đủ về các mặt thể chất,tinhthần,tình cảm,trí tuệ,thẩm mĩ,chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1
Bậc học Mầm Non trong những năm gần đây đã được đặt đúng vị tríxứng đáng của nó-đây là bậc học cơ sở giúp trẻ học lên các bậc học cao
Trang 8hơn.Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở mẫu giáo.Đối với trẻ ở trường Mầm non,hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vuichơi nhưng không vì thế mà chúng ta sao nhãng việc cung cấp cho trẻ nhữngkiến thức cơ bản,sớm hình thành cho trẻ khả năng tìm tòi khám phá thế giớixung quanh,mối quan hệ tự nhiên xã hội qua các môn như:Khám phá,Âmnhạc,Thể dục,Văn học,Tạo hình,Toán.
Ở trường Mầm non,việc tổ chức và hình thành cho trẻ làm quen với cácbiểu tượng toán học có một vai trò to lớn.Qúa trình này giúp trẻ làm quen vớithế giới xung quanh,nhận thức được những thuộc tính,đặc điểm của các đồ vậtxung quanh.Nhờ vậy,ở trẻ hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳngnhư:biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm,biểu tượng về kích thướchình dạng,vị trí sắp đặt của các vật trong không gian.Những biểu tượng nàyđược hình thành trong quá trình trẻ tích cực tri giác và thao tác với đồ vật,đồchơi đa dạng.Nhờ vậy mà những khả năng tìm tòi quan sát,thói quen địnhhướng thế giới xung quanh của trẻ trở nên sáng tạo hơn trong mọi hoạtđộng,thúc đẩy sự phát triển tư duy,phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Trong quá trình nhận thúc,trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng vềtập hợp,con số,phép đếm,kích thước và hình dạng của các vật,trẻ nhận biếtđịnh hướng trong không gian và thời gian,trẻ nắm được phép đếm,phép đo độdài của các vật bằng các thước đo ước lệ,biết thiết lập mối quan hệ số lượnggiữa các sự vật hiện tượng xung quanh,đồng thời phát triển ở trẻ khả năngước lượng kích thước các vật Tất cả đều có tác dụng phát triển tính cảmnhận của trẻ lên mức độ cao hơn
Qúa trình cho trẻ Mầm non làm quen với Toán không chỉ nhằm mụcđích giúp trẻ nắm được các mối quan hệ toán học,lĩnh hội được những kiếnthức toán học ban đầu và những kỹ năng nhận biết như:kỹ năng đếm,kỹ năng
đo lường độ dài các vật,kỹ năng khảo sát hình dạng,kỹ năng thực hiện cácphép tính đơn giản mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trong quá trình
Trang 9này,trẻ nắm và diễn đạt đúng các thuật ngữ toán học:gọi tên các con số,cácchiều đo kích thước,các hướng không gian,tên gọi các hình học phẳng,cáckhối hình và các thành phần của chúng.Trong quá trình tham gia các hoạtđộng làm quen với Toán,trẻ không chỉ nhận biết mà còn phản ánh bằng lờinói các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật,hiệntượng xung quanh trẻ như:Hai que tính dài bằng nhau,số thỏ ít hơn số cà rốt Trong số những biểu tượng toàn học mà trẻ Mầm non được làm quen thìbiểu tượng vềsố lượng,con số và phép đếm đi theo trẻ suốt quá trình làm quenvới Toán và các môn học khác.Khi làm quen với các biểu tượng này,trẻ cònhiểu và diễn đạt được các từ: một,nhiều,ít rèn kỹ năng đếm,thêm,bớt,chianhóm,ghép đôi kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản Đó là những kỹnăng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn Toán sau này ở lớp 1.
Thế nhưng,trong trường Mầm non hiện nay, việc dạy nội dung cho trẻlàm quen với biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm còn nhiều hạn chếnhư:
-Phương pháp dạy cơ bản vẫn theo kiểu truyền thống,coi giáo viên làtrung tâm của quá trình giáo dục,giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt thông tinmột cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực,độc lập sángtạo ở trẻ
-Trẻ học một cách thụ động,thường ít hứng thú,nội dung các hoạt độngcho trẻ làm quen với Toán còn nghèo nàn,đơn điệu,nhiều khi không phù hợpvới khả năng của trẻ,không phát triển năng lực cá nhân trẻ
-Gíao viên chưa coi trọng vai trò của hoạt động vui chơi và hoạt độngtìm tòi khám phá bằng các giới quan của trẻ
-Hình thức tổ chức dạy học đơn điệu,nghèo nàn,chủ yếu coi trọng hìnhthức tiết học toán,chưa chú ý tới hình thức dạy trẻ ở mọi lúc,mọi nơi
Điều đó đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi,sáng tạo và áp dụng nhữngphương pháp dạy học tiến bộ của các nước tiên tiến trên thế giới vào nội dung
Trang 10chương trình dạy Toán cho trẻ Mầm non.Một trong những phương pháp mớiđang được áp dụng để dạy Toán rất hiệu quả cho trẻ Mầm non trong cáctrường Mầm non công lậpđặc biệt là trong các trường Mầm non công lập ởthành phố Hà Nội hiện nay đó là phương pháp tổ chức hoạt động giáo dụctheo hướng trải nghiệm.Phương pháp này được hiểu là quá trình tác động có
hệ thống của nhà giáo dục đến trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn đểtrẻ,bằng vốn kinh nghiệm cá nhân,tự mình chiếm lĩnh kiến thức,kĩ năng,thái
độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân
Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn,đầy đủ hơn về việc dạy học saunày,tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài:”Tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làmquen với các biểu tượng về tập hợp,số lượng,phép đếm theo hướng trảinghiệm.”
2Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1Mục đích nghiên cứu
Hình thành các biểu tượng toán học về số lượng,con số và phép đếm chotrẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm
2.2Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tượng về số lượng,con
số và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt độngtrải nghiệm
-Trình bày việc tổ chức và hình thành biểu tượng về số lượng,con số vàphép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trảinghiệm
-Tìm hiểu những thuận lợi,khó khăn và đề suất những giải pháp nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dạy hình thành biểu tượng về số lượng,con số
và phép đếm cho trẻ mầm non 3-4 tuổi thông qua tổ chúc các hoạt động trảinghiệm
Trang 11-Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của nhữnggiải pháp đã đề ra.
3Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1Khách thể nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nội dung của khóa luận thì kháchthể nghiên cứu là trẻ Mầm non 3-4 tuổi
3.2Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở thực tiễn của khóa luận thì tôi chọn đối tượng nghiêncứu là trẻ Mầm non 3-4 tuổi ở các trường Mầm non công lập trên địa bànthành phố Hà Nội.Đối tượng nghiên cứu cụ thể là 25 trẻ gồm 10 trẻ trai và 15trẻ gái ở Lớp mẫu giáo Bé trường Mầm non Mặt trời bé con - Hoàng Mai -HàNội
4Gỉa thuyết khoa học
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận,tôi thấy việc thực hiện tổ chức chotrẻ Mầm non 3-4 tuổi hình thành các biểu tượng về số lượng,con số và phépđếm thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Mầm non công lập trên địabàn thành phố Hà Nội còn chưa thực hiện được tốt có thể do một số vấn đềnhư sau:
-Chương trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cònchưa phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường,mỗi địa phương
-Môi trường trải nghiệm của trẻ mầm non gồm môi trường vật chất vàmôi trường tâm lí chưa được xây dựng phù hợp với trẻ
-Giáo viên chưa thực hiện đúng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục chotrẻ mầm non theo hướng trải nghiệm gồm 4 giai đoạn là:Trải nghiệm thựctế,Chia sẻ kinh nghiệm,Rút ra kinh nghiệm,Vận dụng kinh nghiệm
-Gíao viên chưa thực hiện tốt việc đánh giá hoạt động giáo dục theohướng trải nghiệm của trẻ mầm non dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lựctrẻ
Trang 125Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập,đọc,phân tích tài liệu có liên quan đén khóa luận để xây dựng
cơ sở lý luận định hướng cho vấn đề cần nghiên cứu và tài liệu liên quan đến
cơ sở hình thành các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ 3-4tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
5.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp thực nghiệm:Quan sát dự giờ một nhóm trẻ khối thựcnghiệm
-Điều tra bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở một số trườngMầm non
-Phân tích,kiểm tra
vi nghiên cứu như sau:
Tôi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con
số và phép đếm ở mọi lúc mọi nơi,thông qua các hoạt động của trẻ ở trườngMầm non là vui chơi,học tập,lao động,lễ hội,tham quan
Hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con
số và phép đếm có thể thiết kế dưới hình thức các chủ đề / đề tài trải nghiệmcủa trẻ Mầm non
Các chủ đề / đề tài thường liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội
Trang 13hoặc các sự kiện diễn ra tại các thời điểm cụ thể ở địa phương như: ngày khaitrường 5/9,ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,ngàythành lâp Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12,ngày Tết Nguyên Đán,ngàyQuốc tế Phụ nữ 8/3
Việc lựa chọn các chủ đề trải nghiệm cần linh hoạt,có thể thay đổi hằngnăm để tạo ra sự mới mẻ về nội dung và môi trường trải nghiệm cho trẻ.Đồngthời,luôn đổi mới hình thức trải nghiệm để tạo sự hấp dẫn với trẻ
7Đóng góp mới của khóa luận
Khóa luận”Tổ chức cho trẻ 3-4 làm quen với các biểu tượng về sốlượng,con số,phép đếm theo hướng trải nghiệm”đã kế thừa được những tưtưởng tiến bộ,những thành tựu nghiên cứu về mặt lý luận của các môn khoahọc,đã nhận ra và chỉ rõ những mặt còn hạn chế ,những mặt cần bổ sung thêmtrong công tác dạy Toán cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi
Khóa luận đã giúp nâng cao chất lượng dạy hình thành biểu tượng về sốlượng,con số và phép đếm theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻMầm non 3-4 tuổi ở các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội đặcbiệt là trường Mầm non Mặt trời bé con nơi tôi tiến hành thực nghiệm
Khóa luận đạt chất lượng và được nghiệm thu là tài liệu tham khảo chosinh viên khoa Gíao dục Mầm non-trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhữngngười quan tâm đến vấn đề này
Trang 14CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1Khái niệm “biểu tượng” và vai trò của quá trình hình thànhcác biểu tượngToánhọc sơ đẳng cho trẻ Mầm non
1.1.1Khái niệm “biểu tượng”
Biểu tượng trong tiếng Hán:Biểu có nghĩa là”bày ra”,”trình bày”,”dấu hiệu” để người ta dễ nhận biết một điều gì đó.Tượng có nghĩa là”hình
tượng”.Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành mộtdấu hiệu,ký hiệu tượng trưng,nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừutượng.{3}
Jean Chevalier và Alain Gheerbrant {8}cho rằng:”Tự bản chất của
biểu tượng nó đã phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm.Nó giống như mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo,hiển nhiên mà không nắm bắt được.Ta sẽ phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng”.
Theo quan điểm của S.Freud(1856-1939){7}-bác sĩ tâm thần học nổi
tiếng người Áongười đặt nền móng cho Phân tâm học thì :”Biểu tượng diễn
đạt một cách gián tiếp,bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột.Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi,một tư tưởng,một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩncủa chúng”.
Trang 15Nói như vậy,bản chất của biểu tượng là khó xác định,sự hiểu biết về nóđương nhiên cũng tùy thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của mỗi
cá nhân cũng như trình độ nhận thức của từng người.Sự hiểu biết về biểutượng cũng phụ thuộc vào văn hóa,phong tục tập quán cua từng vùngmiền,từng địa phương
Theo quan niệm của trường phái Phân tâm học thì nghiên cứu về biểutượng có được nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt,bền vững và sâusắc.Tuy nhiên,quan niệm của Phân tâm học còn đánh đồng toàn bộ hình ảnhtrong mơ với biểu tượng.Cách hiểu này còn dừng lại ở những trường hợpbệnh lí và mang nặng màu sắc tính dục
Triết học Mác –Lê nin dựa vào lý luận của phép duy vật biện chứngcùng với thành tựu nghiên cứu của Tâm lý học,Sinh lý học,Gíao dục học vàcác thành tựu của các khoa học khácđã đưa ra khái niệm về biểu tượng như
sau:”Biểu tượng là hình ảnh của sừ vật được giữ lại trong trí nhớ.Sự tiếp xúc
trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng,những hình ảnh về sự vật đó.Những ấn tượng,hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không ở
trước mắt.”Ví dụ:Trên bản đồ,một hình ảnh lều có thể đại diện cho một khu
cắm trại.Chữsố là biểu tượng cho số.Tên cá nhân là biểu tượng cho cá nhân.Một bông hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu và lòng từ bi.
Theo định nghĩa này,thì biểu tượng có những đặc điếm sau:Biểu tượngchỉ giữ lại những nét chủ yếu,nổi bật nhất của sự vật do cảm giác,tri giác đemlại trước đó.Biểu tượng thường hiện ra khi có những tác nhân tácđộng,kíchthích đến trí nhớ con người.Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởngtượng;sự tưởng tượng đã mang tính chủ động,sáng tạo.Tưởng tượng có vai tròrất to lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học và sáng tạo nghệ thuật của conngười
Trang 161.1.2Vai trò của quá trình hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm non
Qúa trình hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm non
là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về số lượng,con số,phépđếm,về kích thước, hình dạng của các vật,về khả năng định hướng trongkhông gian,thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chứchướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường Mầm non
Trong thời đại ngày nay,việc hình thành các biểu tượng Toán học chotrẻ Mầm non có một vai trò rất to lớn.Điều này xuất phát từ sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học Toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vựckhác nhau của đời sống con người.Hơn nữa,sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc-kỹthuật đòi hỏi chúng ta phải có được những chuyên gia giỏi với kỹ năngphân tích một cách trình tự các quá trình nghiên cứu.Chúng ta phải đào tạođược những con người tích cực,độc lập,sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏicủa nền sản xuất hiện đai.Chính vì vậy, việc dạy học ở trường Mầm non trướchết cần hướng vào việc hình thành các biểu tượng Toán học cho trẻ,để hìnhthành ở trẻ khả năng tìm tòi,quan sát thúcđẩy sự phát triển tư duy,phát triểnngôn ngữ cho trẻ
Nhận biết cảm tính là con đường chính để trẻ nhỏ nhận biết thế giớixung quanh.Trong các quá trình cảm nhận,ở trẻ hình thành những biểu tượng
về các sự vật,hiện tượng,về những đặc điểm và mối quan hệ giữa các sự vậthiện tượng,như khi thao tác với các tập hợp đa dạng (các đồ vật,đồ chơi,tranhảnh ) trẻ học được cách thiết lập mối liên hệ số lượng giữa các tập hợp vàhọc cách phản ánh các mối liên hệ đó bằng các từ nhiều hơn,ít hơn,bằngnhau.Sự hình thành những biểu tượng về tập hợp ở trẻ,cùng với việc trẻ nắm
kĩ năng so sánh độ lớn các tập hợp cụ thể là cơ sở để trẻ lĩnh hội những mốiquan hệ số lượng,cơ sở để trẻ hiểu con số và nắm được quy luật của dãy số tựnhiên.Đó là những kiến thức trừu tượng phản ánh mối liên hệ và quan hệ số
Trang 17lượng của mọi sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ.
Thực tiễn dạy trẻ cho thấy,quá trình dạy học có mục đích trong trườngMầm non không chỉ nhằm mục đích giúp trẻ nắm được các mối liên hệ vàquan hệ Toán học,lĩnh hội được những kiến thức Toán học ban đầu và những
kỹ năng như:kỹ năng đếm,kỹ năng đo,kỹ năng thực hiện các phép tính đơngiản mà quan trọng hơn là qua đó tạo ra biến đổi về chất trong các hình thứcnhận biết của đứa trẻ
Những kết quả nghiên cứu của nhà giáo dục Nga-A.M.Lêusina{1} và
những kinh nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hợp lý quá trình hìnhthành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào việcphát triển trí tuệ cho trẻ Mầm non.Vì vậy,việc tổ chức quá trình dạy trẻ dưới
sự hướng dẫn của người lớn một cách đúng lúc và phù hợp với đặc điểm lứatuổi trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ Mầmnon.Thông qua quá trình dạy học như vậy,trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơđẳng về tập hợp,con số,phép đếm,về kích thước và hình dạng của các vật,trẻbiết định hướng trong không gian và thời gian,trẻ nắm đượcphép đếm,phép đo
độ dài các vật bằng các thước đo ước lệ tất cả điều đó có tác dụng phát triểntrí tuệ của trẻ
Qúa trình hình thành các biểu tượng Toán học cho trẻ còn giúp trẻ nắmđược các thuật ngữ Toán học như:tên gọi các con số,các hình học phẳng(hìnhtròn,hình vuông,hình chữ nhật,hình tam giác) và các khối hình(khối trụ,khốicầu,khối vuông,khối chữ nhật) và các thành phần của chúng(góc,cạnh,các mặtcủa khối hình).Các “tiết học” Toán đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triểnhứng thú và những kỹ năng nhận biết của trẻ,cũng như dạy trẻ trở nên có tổchức,có kỷ luật,biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ,tích cực và độc lập giải quyếtnhiệm vụ đúng thời gian quy định.Qua đó,trẻ được giáo dục trở nên có địnhhướng,có tổ chức,có trách nhiệm
Trong quá trình hình thành những biểu tượng Toán học sơ đẳng sẽ đồng
Trang 18thời các mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể trẻ,giữa giáo viên với cá nhântrẻ,giữa trẻ với trẻ,giữa trẻ với môi trường xung quanh.
Vì vậy,chúng ta có thể khẳng định việc hình thành những biểu tượngToán học sơ đẳng không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết,nănglực học tập cho trẻ Mầm non mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cáchtrẻ
1.2Đặc điểm phát triển và nội dung hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi
1.2.1Đặc điểm phát triển biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻMầm non 3-4 tuổi
Trẻ 3 tuổi bắt đầu tri giác tập hợp như một thể trọn vẹn.Tuy nhiên,trẻthường chỉ chú ý tới các giới hạn của nhóm vật mà chưa chú ý tới từng vậtcủa nhóm.Ví dụ:Khi thực hiện nhiệm vụ phát cho mỗi bạn búp bê xếp thànhhàng một đĩa ăn,trẻ luôn xếp đúng đĩa cho búp bê đứng ở hai đầu hàng,nhưnglại hay xếp sai số đĩa cho búp bê ở giữa hàng
Trẻ 3-4 tuổi rất có nhu cầu so sánh số lượng của nhóm đối tượng.Khảnăng so sánh số lượng các nhóm đối tượng phát triển dần cùng với lứatuổi.Trẻ thường xếp chồng hay xếp cạnh từng vật của nhóm này với từng vậtcủa nhóm khác,tức là bước đầu trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 giữa các vậtcủa các nhóm khác nhau để xác định mối quan hệ số lượng giữa chúng.Trẻbắt đầu biết sử dụng các từ như:bằng nhau,không bằng nhau,nhiều hơn,ít hơn
để phản ánh môí quan hệ số lượng giữa các nhóm đối tượng
Khi phân tích váo sánh số lượng của nhóm đối tượng,trẻ 3-4 tuổithường
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:màu sắc,kích thước và sự sắp đặt củanhóm.Cụ thể:
-Trẻ 3-4 tuổi coi màu sắc là dấu hiệu biểu hiện sự đồng nhất của nhómvật,Ví dụ:Một nhóm hình tròn gồm những hình tròn màu xanh và màu đỏ thìtrẻ sẽ nhìn nhận như hai nhóm hình tròn riêng biệt
Trang 19-Trẻ 3-4 tuổi cũng thường đánh giá số lượng của nhóm vật theo kíchthước của các vật trong nhóm.Đối với trẻ,vật to là nhiều và vật nhỏ là ít.Vídụ:Trẻ thường cho rằng 3 bông hoa to nhiều hơn 3 bông hoa nhỏ.
-Đối với trẻ thì diện tích không gian sắp đặt nhóm vật cũng là dấu hiệu
để trẻ đánh giá số lượng nhóm vật,nhóm đặt ở diện tích rộng được trẻ coi lànhiều,còn nhóm đặt ở diện tích hẹp được coi là ít.Ví dụ:Hai nhóm vật có sốlượng bằng nhau cùng là hai nhóm mỗi nhóm có 5 quả cam nhưng đặt trongdiện tích không gian rộng hẹp khác nhau,thì trẻ thường coi nhóm 5 quả camđặt trong diện tích không gian rộng có số lượng nhiều hơn nhóm 5 quả camđặt trong diện tích không gian hẹp
1.2.2Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuôi
Lứa tuổi mẫu giáo bé là thời kỳ hình thành những nền tảng cho sự pháttriển Toán học ở trẻ nhỏ.Vì vậy để trang bị cho trẻ hệ thống những kiến thức
sơ đẳng nhất về số lượng,phát triển tri giác và ngôn ngữ cho trẻ thì nội dungdạy trẻ lứa tuổi này cần hướng vào việc hình thành biểu tượng về tập hợp chotrẻ,dạy trẻ thực hành thao tác với các nhóm vật như:thu các vật lại với nhau đểtạo thành nhóm chung,tách từng vật ra từ một nhóm ban đầu,xếp vật sang bênphải,bên trái,phân tách các dấu hiệu của các vật trên cơ sở đó tìm dấu hiệuchung của cả nhóm vật,tạo nhóm vật theo một số dấu hiệu như:màu sắc,kíchthước,hình dạng Những thao tác này có tác dụng tích lũy kinh nghiệm cảmnhận về số lượng các nhóm vật khác nhau cho trẻ nhỏ
Qua các bài luyện tập,trẻ sẽ hiểu rằng mỗi nhóm vật đều được tạo bởinhững vật riêng biệt,trẻ sẽ nắm được kỹ năng nhận biết và diễn đạt bằng lờidấu hiệu chung của cả nhóm vật.Trẻ cũng cần học cách nhận biết dấu hiệuriêng của từng nhóm nhỏ trong nhóm chung,như:trong bó hoa có một bônghoa trắng,còn lại tất cả là hoa đỏ,tức là trẻ nhận biết được tập hợp con trongmột tập hợp lớn
Trang 20Trong quá trình tạo các tập hợp theo dấu hiệu cho trước,trẻ còn nhậnbiết số lượng các nhóm vật và học cách sử dụng lời nói diễn đạt số lượng củachúng bằng các từ:một,nhiều,ít.
Trên cơ sở những biểu tượng về tập hợp,dạy trẻ các biện pháp so sánh
độ lớn của các tập hợp bằng cách thiết lập tương ứng 1:1 với các cách thứcnhư:xếp chồng và xếp cạnh.Trên cơ sở đó dạy trẻ nhận biết các mối quan hệ
số lượng và học cách diễn đạt chúng bằng lời:bằng nhau,không bằngnhau,nhiều hơn-ít hơn
Khi dạy trẻ các biện pháp thao tác với các nhóm vật,cần thiết phải hìnhthành ở trẻ kỹ năng phân biệt tay phải và tay trái,nắm được hướng thao tác từtrái sang phải,và tương ứng với nó là cách xếp đặt các vật
Tóm lại,để phát triển biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ3-4 tuổi cần dạy trẻ:
-Dạy trẻ tri giác và so sánh số lượng các nhóm vật, nhận biết những dấuhiệu chung của các nhóm đối tượng như :Màu sắc,kích thước,hình dạng ,tìmcác nhóm gồm những vật giống nhau theo dấu hiệu chung cho trước
-Dạy trẻ tạo các nhóm đối tượng theo dấu hiệu nào đó,nhận biết sốlượng của chúng và diễn đạt bằng các từ:một,nhiều,ít,không có vật nào
-Phát triển ở trẻ kĩ năng tìm dấu hiệu chung của cả nhóm vật và dấu hiệuriêng của các nhóm nhỏ trong nhóm lớn,tách một nhóm thành 2 nhóm theodấu hiệu cho trước
-Dạy trẻ tìm một và nhiều đối tượng trong môi trường xung quanh trẻ -Dạy trẻ các biện pháp so sánh số lượng các nhóm đối tượng bằng cáchthiết lập tương ứng 1:1 như:xếp chồng,xếp cạnh,qua đó hình thành cho trẻ kĩnăng so sánh số lượng các nhóm vật và dạy trẻ diễn đạt các mối quan hệ sốlượng bằng lời nói
-Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5
-Gộp hai nhóm đối tượng lại và đếm chúng
Trang 211.3Khái niệm”trải nghiệm” và “giáo dục theo hướng trải nghiệm”cho trẻ Mầm non
1.3.1Khái niệm”trải nghiệm”
Trải nghiệm là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống con người.Trải nghiệm vừa được sử dụng với nghĩa là kinh nghiệm (danh từ) vừa được hiểu
là hoạt động (độngtừ).Theo Từ điển Oxford,trải nghiệm (experience) được
sử dụng với nghĩa là tri thức,kỹ năng có được thông qua tham dự hay tiếp
xúc trực tiếp.Đồng thời trải nghiệm còn được coi là hoạt động thông qua đó
cá nhân có được kinh nghiệm nhất định.Quan niệm trải nghiệm là hoạt động
và là kinh nghiệm không đối lập nhau mà thống nhất với nhau trong một quátrình giống như hoạt động và kết quả của hoạt động
Dưới góc độ kinh nghiệm,trải nghiệm được hiểu là tri thức hay sự thôngthạo về một vấn đềnào đó thông qua tham dự hay tiếp xúc trực tiếp,được dùng
để chỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm.Kinh nghiệm được sử dụngtrong quá khứ,liên quan đến những gì đã được tích lũy hoặc những thứ còntồn đọng của những kinh nghiệm trước đây.Kinh nghiệm quá khứ thường ảnhhưởng tới kinh nghiệm hiện tại và tương lai.Nhờ vậy,kinh nghiệm được tíchlũy hay bị mai một đi hoặc sẽ mở ra cơ hội cho những kinh nghiệm mới trongtương lai
Dưới góc độ hoạt động,trải nghiệm được hiểu là quá trình hoạt độngnăng động để thu thập kinh nghiệm,trên tiến trình đó có thể thu thập đượcnhững kinh nghiệm tốt hoặc xấu,thu thập được những bình luận,nhậnđịnh Trải nghiệm làm nên sự phát triển của cá nhân vì khi tương tác với môitrường xung quanh sẽ làm thay đổi kiến thức,sự hiểu biết hiện có của họ.Trảinghiệm của cá nhân có thể là thụ động hoặc chủ động.Trải nghiệm thụ động lànhững hoạt động trong cuộc sống hằng ngày mà cá nhân được tham dự.Trảinghiệm chủ động là trải nghiệm do cá nhân tạo ra bao gồm trải nghiệm trong
Trang 22tình huống giả định và trong cuộc sống thực.
Từ những phân tích trên,khái niệm “trải nghiệm” được hiểu như
sau:’’Trải nghiệm là quá trình cá nhân được tham dự hay tiếp xúc,tương tác
trực tiếp,được chiêm nghiệm,tự tích lũy kiến thức,kĩ năng,thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân.”
1.3.2Khái niệm”giáo dục theo hướng trải nghiệm” cho trẻ Mầm non
Gíao dục được hiểu là một quá trình truyền đạt và chiếm lĩnh những kinhnghiệm lịch sử,xã hội của loài người nhằm hình thành nhân cách cho ngườihoc.Gíao dục được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch,thông quacác hoạt động và tươn tác giữa người được giáo dục và nhà giáo dục
Trong giáo dục,trải nghiệm được coi là xu hướng,cách tiếp cận giáo dục
có hiệu quả và mang tính thực tế.Các nhà tâm lí,giáo dục như
L.S.Vygotxki{5},J.Piaget{6},J.Dewey{9} cho rằng:Qúa trình giáo dục và
quá trình sống luôn thống nhất,không tách rời nhau,cho nên cách giáo dục tốtnhất là học tập từ cuộc sống.Trong cuộc sống,con người không ngừng tích lũykinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến kinh nghiệm của mình.Do vậy,việc
“học qua kinh nghiệm” xảy ra khi cá nhân tham gia trải nghiệm nhìnnhận,đánh giá,xác định lại nội dung hữu ích,hay quan trọng cần nhớ và sửdụng để thực hiện các hoạt động khác tương tự
Từ đó,khái niệm”giáo dục theo hướng trải nghiệm”cho trẻ Mầm non
được hiểu như sau:”Gíao dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ là phương thức
sử dụng các hoạt động giáo dục,trong đó giáo viên là người thiết kế,tổ chức,hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc,tương tác trực tiếp,được chiêm nghiệm,tự tích lũy kiến thức,kĩ năng,thái độ tạo thành kinh nghiệmriêng cho bản thân.”
Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ Mầm non có một số điểm nổibật sau:
- Giáo dục là quá trình phối hợp thống nhất các hoạt động giữa giáo viên
Trang 23và trẻ,trong đó trẻ với vai trò là chủ thể hoạt độngvà giáo viên với vai trò làngười hướng dẫn,tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ tự giác,tích cực tiếpnhận kiến thức,kĩ năng,hình thành năng lực thực tiễn.
-Qúa trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn
để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.Trong quá trình này,những kiếnthức,kĩ năng,thái độ của trẻ sẽ được sử dụng để giúp trẻ có cơ hội phát huyđược tính độc lập,sáng tạo,kết nối,kiểm nghiệm những kiến thức đã có vớinhững kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp được kinh nghiệm
từ thực tiễn
-Thông qua trải nghiệm,trẻ sẽ được tích lũy,kiểm chứng,điều chỉnh vàphản hồi những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trải nghiệm thựctế.Đây là quá trình trẻ được hành động,suy ngẫm,nhận xét,từ đó rút ra nhữngkết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau
-Trẻ được tham dự và sử dụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật,hiệntượng trong thực tiễn để tích lũy các kinh nghiệm,từ đó khái quát thành hiểubiết riêng của bản thân.Trẻ sẽ được giao tiếp,tương tác cùng bạn bè và giáoviên,do vậy,có thể huy động tính tích cực của trẻ ở các khâu của quá trìnhgiáo dục từ lựa chọn hoạt động,xây dựng kế hoạch đến chuẩn bị,thực hiện vàđánh giá,tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ cảm xúc,suy nghĩ,thể hiện và khẳngđịnh bản thân
-Mục tiêu của giáo dục theo hướng trải nghiệm nhằm phát triển cácnăng lực của trẻ Giáo dục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủđộng,độc lập,sáng tạo,sử dụng kiến thức,kĩ năng,kinh nghiệm đã có để giảiquyết các vấn đề do tình huống thực tiễn đặt ra.Do vậy,quá trình giáo dục tạo
ra nhiều cơ hội để trẻ thể hiện khả năng,năng lực thực tiễn của bản thân vàgiáo viên cũng có thể khai thác tiềm năng của trẻ trong quá trình trẻ tương tácvới các bạn và mọi người xung quanh
-Nội dung giáo dục theo hướng trải nghiệm đa dạng và mang tính tích
Trang 24hợp,tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực tự nhiên,xã hội khác nhau.Thôngqua trải nghiệm,người giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục như giáo dụctrí tuệ,đạo đức,thể chất,thẩm mĩ,lao động,giáo dục kĩ năng sống,giá trịsống,giáo dục môi trường Ngoài ra có thể lựa chọn một số hoạt động chuyênbiệt phù hợp với hứng thú,kinh nghiệm,khả năng riêng của trẻ để phát triểnnăng lực cá nhân.
-Hình thức giáo dục theo hướng trải nghiệm đa dạng,phong phú.Tất cảcác hình thức hoạt động phù hợp với lứa tuổi đều có thể sử dụng để thiết kếcho trẻ trải nghiệm.Người giáo viên có thể sử dụng các hình thức hoạt độngnhư:chơi,học,lao động,tham quan,sân khấu,lễ hội,giao lưu Các hoạt độngtrên đều chứa đựng những khả năng giáo dục nhất định và đó cũng là cơ hội
để giáo viên và trẻ thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trìnhtham gia vào hoạt động.Sự đa dạng về hình thức tổ chức cũng tạo điều kiện đểthực hiện phân hóa giáo dục,giúp trẻ có khả năng khác nhau đều có thể họctập và đạt được các mục tiêu giáo dục phù hợp với nhu cầu,khả năng và điềukiện sống của mình
- Giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo cơ hội để giáo viên phối hợp,liênkết nhiều lực lượng giáo dục.Để trẻ có môi trường,địa điểm trải nghiệm,cầnliên kết nhiều lực lượng giáo dục:ban giám hiệu,các cán bộ nhân viên nhàtrường,phụ huynh,cơ quan,tổ chức,doanh nghiệp ở địa phương,các nhà hoạtđộng xã hội Mỗi lực lượng có tiềm năng,thế mạnh riêng.Tùy từng nộidung,tính chất của hoạt động mà người giáo viên huy động sự tham gia củacác lực lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp.Điều này không chỉ làm tăngtính hấp dẫn,đa dạng và hiệu quả của giáo dục mà còn góp phần thực hiệnquan điểm xã hội hóa giáo dục hiện nay
1.4Vai trò của trải nghiệm đối với việc giáo dục trẻ Mầm non
Giáo dục theo hướng trải nghiệm có nhiều ưu thế trong việc giáo dục trẻMầm non.Vai trò của giáo dục theo hướng trải nghiệm được thể hiện như sau:
Trang 251.4.1Thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ Mầm non
Mục tiêu giáo dục trẻ Mầm non đã được xác định trong chương trình
giáo dục Mầm non là:”Gíup trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm,trí
tuệ,thẩm mĩ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ
em vào lớp một;hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí,năng lực và phẩm chất phù hợp với lứa tuổi,khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.{2}
Như vậy,mục tiêu giáo dục Mầm non hướng đến các lĩnh vực phát triểnthể chất,nhận thức,ngôn ngữ,tình cảm,xã hội và thẩm mĩ.Qua quá trình trảinghiệm của trẻ,các mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ trong
sự phối hợp thống nhất giữa kiến thức,kĩ năng,thái độ để giải quyết được cácnhiệm vụ cụ thể do các tình huống thực tiễn đặt ra.Hay nói cách khác,trẻ cần
có các năng lực cần thiết phù hợp với các nhiệm vụ khi tham gia vaò hoạtđộng giáo dục theo hướng trải nghiệm
Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là cách tốt nhất giúptrẻ phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất cần thiết,tạo điều kiện chotrẻ dễ dàng,nhanh chóng thích ứng với cuộc sống hiện tại,tạo nền tảng choviệc học tập trong các bậc học sau có hiệu quả,cũng như làm chủ cuộc sốngtrong tương lai
1.4.2Tích hợp nội dung giáo dục trẻ Mầm non
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo ra những tình huống thựctiễn,gần gũi với trẻ trong cuộc sống hằng ngày.Mỗi tình huống có liên quanđến sự vật,hiện tượng,các mối quan hệ của những đối tượng khác nhau trongmôi trường tự nhiên,xã hội.Đây là nguồn thông tin vô cùng phong phú,đadạng mà trẻ có cơ hội được tiếp cận trong hoạt động trải nghiệm.Ví dụ:Vớimột hoạt động”Bé làm mứt ngày Tết Nguyên đán” tích hợp nhiều nội dunggiáo dục:khám phá rau củ quả,các dụng cụ gia đình,quy trình chế biến món
Trang 26ăn,cách bài trí món ăn,các quy định về ăn uống,văn hóa,vệ sinh.
Các chủ đề,đề tài hoặc dự àn trải nghiệm của trẻ nhằm khơi gợi ý tưởngliên kết các nội dung giáo dục như khám phá môi trường xung quanh,tạohình,âm nhạc,thể chất,văn học.Ví dụ:Qua hoạt động “Bé làm mứt ngày Tếtnguyên đán”,trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức về môi trường tự nhiên (rau,củ,quả),môitrường xã hội (các dụng cụ chế biến và ăn uống,quy định hành vi ănuống,giao tiếp,làm việc cùng nhau),nghệ thuật (trình bày món ăn ra đĩa),pháttriển thể chất (các kĩ năng vận động thô,vận động tinh,sự phối hợp vậnđộng),toán học (tính toán thành phần các nguyên liệu,công thức pha chế,sốlượng sản phẩm),văn học (mô tả các món ăn,kể lại cách làm) Điều này có tácdụng giảm bớt sự quá tải nội dung trong quá trình giáo dục và đảm bảo phùhợp với đặc điểm nhận thức mang tính tổng hợp của trẻ Mầm non
Các tình huống trải nghiệm được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạtđộng phong phú của trẻ ở trường Mầm non như vui chơi,học tập,tham quan,lễhội Việc phối hợp các hình thức sẽ tận dụng được ưu thế trong việc tích lũykiến thức,hình thành kĩ năng và thái độ cho trẻ đối với các sự vật,hiệntượng,mọi người xung quanh.Đồng thời,tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội,củng cố
và mở rộng kiến thức về các sự vật,hiện tượng,con người xung quanh ở mọilúc,mọi nơi một cách tự nhiên,thoải mái
1.4.3Tạo cơ hội để sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo môi trường để các nhàgiáo dục có thể sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực dựa trên đặc điểmnhận thức,cảm xúc,kinh nghiệm,kĩ năng của trẻ ở lứa tuổi Mầm non.Trongquá trình trải nghiệm,trẻ là trung tâm,chủ thể của các hoạt động và các mốiquan hệ nên trẻ luôn có cảm giác tự do,thoải mái,tự tin;thể hiện sự chủđộng,tích cực,linh hoạt trong hoạt động;tự giác nỗ lực hết sức để thực hiện cóhiệu quả các nhiệm vụ do mình lựa chọn và khi cần thiết sẽ chủ động đề nghị
sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.Trẻ cũng biết đánh giá và tự đánh giá
Trang 27kết quả hoạt động của bản thân,bạn bè cũng như chủ động vận dụng các kinhnghiệm lĩnh hội được vào thực tiễn
Đặc điểm của các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là tínhlinh hoạt,sáng tạo,đầy thách thức.Trong đó,trẻ em được thử làm,khámphá,nhìn,nghe,chơi với bạn,chia sẻ,suy nghĩ và độc lập giải quyết vấn đề.Để
tổ chức được hoạt động này,giáo viên luôn phải sử dụng các phương phápgiáo dục tích cực để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm(qua hoạt độngchơi,qua thao tác với các đối tượng,khám phá),tương tác(chia sẻ kinh nghiệmvới bạn và học hỏi từ bạn bè cũng như người lớn),rút kinh nghiệm(suy nghĩ
về kinh nghiệm mà mình học được và rút ra bài học để áp dụng cho các tìnhhuống khác)giao tiếp(trao đổi những điều đã học và cách thức học những điều
đó với người khác)
Gíao viên là người trợ giúp để trẻ có thể tự lĩnh hội kiến thức,kĩ năng vàhình thành thái độ tích cực nhất.Giáo viên hỗ trợ trẻ bằng cách tạo dựng môitrường phù hợp với trẻ,hoặc khuyến khích trẻ tham gia cùng chuẩn bị môitrường để kích thích sự tò mò,ham hiểu biết của trẻ,tạo tâm thế tích cực chotrẻ tham gia hoạt động.Trong quá trình hoạt động,giáo viên luôn quan sáttrẻ,có sự hỗ trợ phù hợp giúp trẻ thực hiện được nhiệm vụ đã lựa chọn vàthông qua hoạt động,giáo viên thấy được sự tiến bộ,cố gắng của trẻ để chuẩn
bị cho các hoạt động tiếp theo
1.4.4Phối hợp các lực lượng giáo dục và kết nối kinh nghiệm trẻ học được ở trường với gia đình và cộng đồng
Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm của trẻ là môi trường liên kếtcác lực lượng giáo dục từ nhà trường,gia đình và xã hội;tận dụng được ưu thếcủa các nguồn lực này về trí tuệ,tinh thần,vật chất,tạo ra hiệu quả kép của quátrình giáo dục:Gia đình,xã hội tham gia hỗ trợ,kiểm soát hoạt động giáo dụccủa nhà trường và ngược lại,nhà trường chủ động điều chỉnh hoạt động giáodục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Trang 28Về phía nhà trường,các hoạt động giáo dục đều hướng đến kết quảmong đợi ở trẻ và đó cũng là mục tiêu mà ban đầu gia đình lựa chọn các cơ sởgiáo dục trẻ;đây cũng là mong đợi chung của xã hội.Do vậy,để đạt được kếtquả đó,nhà trường cần huy động hết mức khả năng của mình về các nguồn lựcvật chất,tài chính,con người,các cơ chế điều hành,kiểm tra,giám sát hoạt độnggiáo dục Sự hỗ trợ của gia đình,xã hội cho các hoạt động giáo dục của nhàtrường luôn cần thiết nên cần có cách thức khuyến khích sự tham gia đónggóp theo khả năng của các nguồn lực này,đảm bảo sự tự giác,tự nguyện ởmức độ cao nhất.Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm tạo ra môitrường để gia đình,xã hội nhận ra vai trò của họ trong việc hỗ trợ nhà trường
và dễ kiểm soát hiệu quả của những đóng góp đó
Về phía gia đình,quan tâm đến việc chăm sóc,giáo dục trẻ là chức năng
cơ bản của các bậc cha mẹ.Phần lớn các bậc phụ huynh đều muốn biết rõ cáchoạt động giáo dục của nhà trường và tác động của nó đến sự phát triển củacon mình trong từng giai đoạn.Do vậy,việc hỗ trợ nhà trường để thúc đẩy cáchoạt động giáo dục có chất lượng hơn,hiệu quả hơn luôn là mong muốn củaphụ huynh.Nhưng phương thức hỗ trợ,đóng góp để phù hợp với hoàn cảnhmỗi gia đình cần được nhà trường tính đến nhằm đảm bảo sự thoải mái,tựnguyện.Hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm giúp cho gia đình lựachọn được cách thức đóng góp cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường phù hợp vớiđặc điểm gia đình và từ đó họ dễ dàng nhận thấy kết quả giáo dục thông qua
sự chuyển biến về nhận thức,kĩ năng,thái độ của trẻ
Về phần xã hội,đây là nơi có thể cung cấp môi trường đa dạng cho trẻtrải nghiệm,làm cho việc học tập của trẻ gắn liền với cuộc sống.Đó có thể làcác địa điểm có danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử,công trình văn hóa;là nơidiễn ra các hoạt động lao động sản xuất như nhà máy,xí nghiệp,trang trại,làngnghề,là nơi trẻ có thể gặp gỡ,vui chơi như công viên,vườn hoa Do vậy,nhàtrường cần xây dựng mạng lưới liên kết các điạ điểm để mở rộng không gian
Trang 29trải nghiệm cho phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương,tạo điều kiện chotrẻ sớm được tiếp cận với các môi trường hoạt động thực tế đa dạng và qua đóhình thành các kĩ năng,thói quen cần thiết cho cuộc sống.
Mỗi trẻ có vốn kinh nghiệm khác nhau do đặc điểm môi trường sống tạigia đình và cộng đồng riêng biệt.Các hoạt động giáo dục theo hướng trảinghiệm cùng với sự phối hợp của nhà trường,gia đình và xã hội sẽ giúp chotrẻ học những kinh nghiệm mới dựa trên những kinh nghiệm đã có được trongcuộc sống.Mặt khác,những kinh nghiệm mới hình thành thông qua hoạt độnggiáo dục theo hướng trải nghiệm được tổ chức ở trường Mầm non cũng đượckhuyến khích áp dụng tại gia đình và cộng đồng thông qua việc giải quyết cáctình huống có ý nghĩa với đời sống của trẻ
Kết luận chương 1:
Như vậy,chương 1 với những kiến thức lý luận của các môn khoa học
đã làm sáng tỏ những vấn đề mà khóa luận cần nghiên cứu đó là:khái niệm ‘’biểu tượng’’ và vai trò của quá trình hình thành các biểu tượng Toán học sơđẳng cho trẻ Mầm non;đặc điểm phát triển và nội dung hình thành biểu tượng
về số lượng,con số và phép đếm cho trẻ Mầm non 3-4 tuổi;khái niệm”trảinghiệm” và giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ Mầm non;vai trò của trảinghiệm đối với việc giáo dục trẻ Mầm non
Trang 30CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA KHÓA LUẬN
2.1Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.1Mục đích nghiên cứu thực trạng:
Nghiên cứu thực trạng để thấy được những mặt thuận lợi và những khókhăn,hạn chế còn tồn tại trong việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với cácbiểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm tại cáctrường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội,đặc biệt là tại trườngMầm non Mặt trời bé con nơi tôi tiến hành thực nghiệm.Từ đó đề xuất ra cácgiải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức tốt hoạt độngcho trẻ 3-4 tuổi làm quen với các biểu tượng về số lượng,con số và phép đếmtheo hướng trải nghiệm
2.1.2Thuận lợi khi thực hiện khóa luận
*Thuận lợi chung:
Gíao dục và đào tạo là một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xãhội,là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của mọi lĩnh vực xã hội như:chínhtrị,kinh tế,văn hóa xã hội,an ninh quốc phòng.Nghị quyết Trung ương II Khóa
VIII đã khẳng định:”Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Gíao dục Mầm non được coi là bậc học đầu tiên trong hệ thống Gíao dụcQuốc dân,có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ Mầmnon và là tiền đề để trẻ bước vào lớp 1
Từ đó,Đảng và Nhà nước ta đã có sự đầu tư thỏa đáng cho giáo dục đặcbiệt là giáo dục Mầm non.Khối các trường Mầm non công lập trên địa bànthành phố Hà Nội trong đó có trường Mầm non Mặt trời bé con nơi tôi tiếnhành thực nghiệm.Các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà
Trang 31Nội đã được sự quan tâm,đầu tư của Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
và các ban nghành đoàn thể,các tổ chức cá nhâncả về việc xây dựng và thựchiện nội dung Chương trình Giáodục đổi mới,việc xây dựng môi trường hoạtđộng,việc trang bị cơ sở vật chất cụ thể như sau:
-Các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học2018-2019 đã được rà soát thực trạng và xây mới,sửa chữa từ nguồn vốn củacác chương trình dự án và các cơ chế,chính sách xã hội hóa giáo dục
-Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội cũng trang bị đầy đủ cơ sở vậtchất tối thiểu gồm các trang thiết bị,đồ dùng,đồ chơi phục vụ cho hoạt độngdạy và học cho giáo viên và học sinh các trường Mầm non cônglập trên địabàn thành phố Hà Nội
-Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội cũng thường xuyên tổ chứcbồi dưỡng chuyên môn,tổ chức các hội thi giáo viên giỏi,phổ cập kiến thứccho giáo viên khối các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố HàNội về những nội dung mới trong Chương trình Gíao dục đổi mới.Từ đó,giáoviên được trang bị tốt về kiến thức,kĩ năng để tổ chức tốt hoạt động giáo dụctheo hướng trải nghiệm là một trong những giải pháp đổi mới được đề ratrong Chương trình giáo dục đổi mới
*Thuận lợi riêng:
Tại trường Mầm non Mặt trời bé con nơi tôi tiến hành thực nghiệm,tôicũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu và cán bộ,giáoviên,nhân viên trong trường.Tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điềukiện giúp đỡ tôi xây dựng môi trường hoạt động làm quen với Toán theohướng trải nghiệm phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức,hài hòa vềthẩm mĩ,phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3-4tuổi
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,tổ chức
Trang 32các đợt chuyên đề Toán học về” phương pháp cho trẻ 3-4 tuổi làm quen vớicác biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm thông qua hoạt động trảinghiệm”,tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,hội thi làm đồ dùng,đồ chơicho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm.
Tôi cũng được phân công thực nghiệm tại lớp Mẫu giáo Bé tại trườngMầm non Mặt trời bé con.Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi.Các con chămngoan,nhanh nhẹn,thích khám phá điều mới lạ.Với 25 cháu trong đó 15 cháunữ,10 cháu nam với độ tuổi đồng đều.Các cháu ngoan ngoãn,mạnh dạn,hồnnhiên,đạt yêu cầu về phát triển thể chất,nhận thức,ngôn ngữ và tình cảm xãhội,cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.Đó là một thuậnlợi lớn để tôi rèn luyện việc hình thành biểu tượng về số lượng,con số và phépđếm thông qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ,ham học hỏi nâng cao chuyênmôn,luôn tìm tòi và tự làm một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ tiết dạy
Phụ huynh ở khu Văn Miếu rất quan tâm tới các cháu,luôn thực hiện tốtcác phong trào đóng góp của nhà trường để phục vụ cho công tác giáo dụctrong trường
2.1.3Khó khăn khi thực hiện khóa luận:
*Khó khăn chung:
Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo theo hướng đổi mới theoThông tư số 17 được Bộ giáo duc và đào tạo ban hành ngày 25/07/2009 đãđược sự hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội áp dụng ởkhối trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều nămnay.Tuy nhiên,việc thực hiện nội dung Chương trình chăm sóc giáo dục mẫugiáo theo hướng đổi mới còn nhiều bất cập,hạn chế.Cụ thể là:
-Chương trình chủ yếu tập trung đề cập đến nội dung giáo dục mà chưathực hiện đầy đủ một số thành tố khác của chương trình
Trang 33-Mục tiêu giáo dục chưa chú trọng một cách đầy đủ đến giá trị nhâncách cần thiết như:tính tự tin,tư duy độc lập,tính sáng tạo của trẻ.
-Nội dung hoạt động giáo dục chưa mang tính tích hợp,chưa tạo sự gắnkết,thống nhất,đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.Nội dung học tập các mônhọc trong đó có nội dung môn Làm quen với Toán còn nặng nề,còn cung cấpkiến thức một cách riêng lẻ,chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triểncác năng lực,kĩ năng sống,tư duy sáng tạo cho trẻ
-Hoạt động giáo dục còn lấy giáo viên làm trung tâm ,khi tham gia cácmôn học trong đó có môn Làm quen với Toán trẻ còn ít được tham gia cáchoạt động trải nghiệm,hiếm được tự bản thân mình tìm tòi,khám phá,được tựgiải quyết các tình huống trong thực tế
*Khó khăn riêng:
Theo Thông tư số 17 được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày25/07/2009 đã được sự hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo thành phố HàNội,được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục quận Hoàng Mai,trường Mầm nonMặt trời bé con nơi tôi tiến hành thực nghiệm đã đưa nội dung Chương trìnhchăm sóc giáo dục mẫu giáo theo hướng đổi mới vào áp dụng từ năm học2009-2010.Sau nhiều năm áp dụng,Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫugiáo theo hướng đổi mới trong đó có việc thực hiện nội dung môn học cho trẻlàm quen với Toán theo hướng trải nghiệm còn nhiều hạn chế,bất cập.Nhàtrường còn gặp nhiều khó khăn cụ thể là:
-Trường Mầm non Mặt trời bé con có diện tích nhỏ hẹp,không có sânchơi,cơ sở vật chất còn thiếu thốn,đặc biệt những trang thiết bị,đồ dùng dạyhọc,đồ chơi phục vụ công tác dạy học môn cho trẻ làm quen với Toán theohướng trải nghiệm còn nghèo nàn,sơ sài,còn chưa đồng bộ,chưa có tính thẩm
mỹ cao.Phần lớn đồ dùng,đồ chơi là do giáo viên tận dụng các nguyên vật liệuphế thải để làm
Trang 34-50% số trẻ trong lớp Mẫu giáo Bé nơi tôi tiến hành thực nghiệm cònthờ ơ,chưa tập trung chú ý vào hoạt động làm quen với Toán theo hướng trảinghiệm Một số trẻ còn nhút nhát,thiếu tự tin khi tham gia vào hoạt động trảinghiệm.Trẻ còn chưa biết sử dụng ngôn ngữ một cách lưu loát,mạch lạc đểnhận xét hoạt động của bản thân hay hoạt động của bạn.
-Sự quan tâm của các gia đình dành cho trẻ là không đồng đều.80% phụhuynh của các cháu ở ngoại tỉnh làm công nhân hoặc buôn bán nhỏ.Thựctế,tôi thấy nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc dạy trẻ học đếm,nhậnmặt con số tại gia đình
-Gíao viên còn nhiều hạn chế về chuyên môn,chưa thực hiện đúng nộidung và quy trình hoạt động cho trẻ làm quen với Toán theo hướng trảinghiệm,chưa thực hiện tốt việc đánh giá năng lực trẻ khi trẻ tham gia hoạtđộng cho trẻ làm quen với Toán theo hướng trải nghiệm
2.2Các phương pháp nghiên cứu thực trạng việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệm tại các trường Mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1Phương pháp quan sát tự nhiên
Tôi tiến hành dự giờ 3 tiết học hoạt động tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làmquen với biểu tượng về số lượng,con số và phép đếm theo hướng trải nghiệmtại lớp Mẫu giáo Bé trường Mầm non Mặt trời bé con.Cụ thể như sau:
Trang 35Đề tài:Đếm đến 4,nhận biết nhóm có 4 đối tượng,nhận biết số 4
Hoạt động trải nghiệm:Sinh nhật của bé
Đối tượng:MG Bé(3-4 tuổi)
-Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động
-Gíao dục trẻ tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.II/Chuẩn bị:
Trang 36ứng với chữ số.
-Một số đồ dùng gia đình để trẻ tạo nhóm như bát,cốc,thìa
3/Môi trường trải nghiệm:
Lớp học sạch sẽ,thoáng mát,trang trí phù hợp với chủ đề”Gia đình”.III/Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:Ôn định tổ chức:
-Cho trẻ hát bài hát”Cả nhà thương nhau”
-Trò chuyện:
+Trong bài hát có những ai?(Có bố,có mẹ)
+Nội dung bài hát nói về điều gì?
-Bài hát nói về tổ ấm gia đình,về tình yêu thương của bố,mẹ và con dànhcho nhau
-Hôm nay,cô cho các con đến thăm một gia đình.Các con có biết là giađình ai không?(Gia đình gấu)
Hoạt động 2:Hướng dẫn hoạt động:
1.Ôn số lượng trong phạm vi 3:
-Các con hãy đếm xem gia đình gấu có tất cả bao nhiêu người nhé?(3người)
-Các con có muốn tặng quà cho gia đình gấu không?
-Con tặng cho mỗi người một gói quà thì con phải chuẩn bị bao nhiêugói quà để đủ mỗi người một gói?(3 gói quà)
-Khi ăn cơm thì gia đình gấu cần mấy cái bát?Tại sao?Ai có thể đi lấybát giúp gia đình gấu?(3 cái bát)
-Trên bàn nhà gấu có 2 cái cốc uống nước,vậy để mỗi người có 1 cái cốcthì phải làm gì?
-Cô mời 1 trẻ đi lấy cốc,các trẻ khác kiểm tra và đếm xem đủ chưa
2.Dạy tạo nhóm có số lượng 4,đếm đến 4,nhận biết số 4:
-Hôm nay là sinh nhật gia đình gấu.Gia đình gấu tặng mỗi bạn 1 chiếc
Trang 37khay và rổ bánh kẹo để các con học và bày lên khay chuẩn bị liên hoan sinhnhật.
-Trẻ lấy khay và về chỗ ngồi
-Trong khay có gì?(Có bánh,kẹo và thẻ số)
-Các con hãy xếp tất cả các chiếc bánh thành hàng ngang từ trái sangphải trẻn khay
-Con hãy xếp 3 chiếc kẹo,dưới 1 chiếc bánh là 1 chiếc kẹo,xếp từ tráisang phải
-Các con hãy đếm số kẹo
-Các con hãy nhìn số kẹo và cho biết số kẹo ít hơn số bánh là mấy?
-Đểnhóm kẹo bằng nhóm bánh ta phải làm gì?
-Các con hãy lấy thêm 1 chiếc kẹo
-Các con hãy đếm cùng cô xem bây giờ số kẹo là bao nhiêu?
-Vậy số bánh và số kẹo bây giờ như thế nào với nhau?Cùng bằng mấy?-Cô cho trẻ lấy thẻ số và gắn vào số tương ứng
3.Trò chơi:”Ai nhanh hơn”
-Cách chơi:Trang trí tường nhà cho gấu bằng cách dán tranh có số lượng
đồ vật tương ứng với số lượng chấm tròn trên tường
- Luật chơi:Khi có hiệu lệnh,từng trẻ trong 2 đội lên chọn tranh gắn vàobảng tương ứng với số chấm tròn.Trong thời gian 1 bản nhạc,đội nào gắnđược nhiều tranh hơn và đúng với số chấm tròn thì chiến thắng
4.Củng cố:
-Cho trẻ bày bánh kẹo ra khay chuẩn bị sinh nhật gấu
-Các con hãy tập bày bánh kẹo lên khay theo đúng chữ số có trên khay -Trẻ hoạt động theo nhóm,mỗi nhóm bàn bạc bày bánh kẹo trên 1 khay to -Trẻ chơi
-Trẻ bầy 4 bánh-4 kẹo hoặc bầy 3 bánh-3 kẹo
-Trẻ đổi khay giữa các nhóm và kiểm tra
Trang 38-Cho các nhóm kiểm tra kết quả của nhau.
-Cô kiểm tra chung và nhận xét xem trẻ bày đúng yêu cầu chưa
Họat động 3:Kết thúc:
-Cô nhận xét giờ học,tuyên dương các bạn học ngoan
-Cho trẻ mang tất cả các khay bánh kẹo đến gia đình gấu để tổ chức liênhoan sinh nhật
-Tổ chức liên hoan vào giờ hoạt động góc
Đề tài:Ôn nhận biết số lượng,chữ số 3,4
Đối tượng:Mẫu giáo Bé(3-4 tuổi)
Thời gian:20-25 phút
I/Mục đích-yêu cầu:
1/Về kiến thức:
-Ôn nhận biết số lượng 3,4 và chữ số 3,4
-Biết đếm số lượng 3,4,nhận biết các nhóm có 3,4 đối tượng
-Biết một số công cụ,việc làm của nghề nông như gặt lúa,thu lúa
-Trẻ tích cực,hứng thú tham gia hoạt động
-Gíao dục trẻ biết ơn người lao động
Trang 39II/Chuẩn bị:
1/Đồ dùng của cô:
-Máy tính có ghi nhạc bài hát”Lớn lên cháu lái máy cày”
-Lô tô bác nông dân
3/Môi trường trải nghiệm:
Lớp học sạch sẽ,thoáng mát,trang trí phù hợp theo chủ đề “Nghềnghiệp”
III/Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1:Ôn định tổ chức:
-Cô cho trẻ hát bài hát”Lớn lên cháu lái máy cày”
-Trò chuyện:
+Cô và các con vừa hátbài hát gì?
+Bài hát nói về công việc của ai?
+Khi lớn lên con muốn làm nghề gì?
-Hôm nay,cô và các con cùng làm các bác nông dân nhé
Hoạt động 2:
1.Ôn nhận biết sốc lượng,chữ số 3,4:
*Trò chơi 1:’’Bác nông dân ra đồng”:
-Hôm nay,các bác nông dân ra đồng để gặt lúa.Mỗi bác có 1 chiếc liềmgặt lúa
-Có một bác đến trước.Cô gắn 1 bác nông dân.Hỏi trẻ có mấy bác nôngdân?(1bác nông dân)
-Có thêm 1 bác nữa đến rồi vậy là có mấy bác nông dân tới rồi?(2 bác
Trang 40-Cho trẻ đếm và nói số lượng,đặt thẻ chữ số tương ứng.
*Trò chơi 2:”Thu lúa về nhà”:
-Bây giờ,cô và các con cùng nhau giúp các bác nông dân thu lúa vềnhà nào
-Cô phát rổ cho trẻ.Hỏi trẻ trong rổ có gì?
-Chúng mình cùng nhìn xem có mấy bác nông dân?(3 bác nông dân)-Vậy 3 bác nông dân tương ứng với chữ số mấy?(số 3)
-Có bao nhiêu bó lúa?(4 bó lúa)
- 4 bó lúa tương ứng với chữ số mấy?(số 4)
-Cô cho trẻ các nhóm nhận xét kết quả của nhau
-Cô kiểm tra chung và nhận xét xem trẻ đã thực hiện đúng yêu cầu chưa.Hoạt động 3:Kết thúc:
-Cô nhận xét giờ học,tuyên dương trẻ học ngoan
-Cho trẻ ra chơi