Đối với biểu tượng Toán: Trẻ nhận biết chiều kích thước của 2 đến 3 vật về chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn nếu có sự khác biết rõ nét về các chiều đó.. Sự nhận thức của trẻ
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HỌC
PHAM THI HUONG
DAY HOC HINH THANH BIEU TUONG
VE KiCH THUGC CHO TRE MAM NON
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Phuong phap day hoc
HA NOI, 2009
Trang 2TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HỌC
PHAM THI HUONG
DAY HOC HINH THANH BIEU TUONG
VE KiCH THUGC CHO TRE MAM NON
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYÊN NĂNG TÂM
HA NOI, 2009
Trang 3Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Năng Tâm và các cô giáo trường Mầm non Ngô Quyền đã giúp em hoàn thành xong khoá luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Phạm Thị Hường
Trang 4LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân mình, chưa được công bố ở bất cứ nơi nào khác Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách
Trang 5Mỡ đầu
Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Đặc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo bé
1.2 Đặc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo nhỡ
1.3 Đặc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo lớn
Chương 2 Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho
Giáo án hình thành biểu tượng về kích thước
Chương 4 Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp dạy học
hình thành biểu về tượng kích thước cho trẻ Mam non
4.1 Thuận lợi, khó khăn
Trang 6Kết luận
Tài liệu tham khảo
42 44
Trang 71 Lý do chon đề tài
Trong hệ thống giáo dục mỗi quốc gia thì hệ thống giáo dục Mầm non đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển toàn điện về: Đức - trí - lao - thé - mỹ
Các môn học trong chương trình giáo dục Mầm non gồm những môn: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học - làm quen với chữ cái, Môi trường xung quanh, Âm nhạc, Giáo dục thể chất Trong đó môn Toán là một trong những môn cơ bản của chương trình giáo dục nói chung Nó bao gồm những vấn đề: Hình thành biểu tượng và tập hợp, con số và phép đếm, hình thành biểu tượng hình dạng, hình thành biểu tượng về đình hướng trong không gian và thời gian Biểu tượng về kích thước là một trong năm nội dung cơ bán, quan trọng Việc dạy nội dung này nhằm cung cấp cho trẻ những biểu tượng về kích thước (chiều đài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn) của đối tượng hay một nhóm đối tượng Đây là nội dung cơ bản liên quan chặt chẽ
đến các nội dung khác, như: Biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, biểu tượng về hình dạnh vật thê cũng là bước chuẩn bị cho quá trình học
toán ở các bậc học tiếp theo Thực tế hiện nay cho thấy việc dạy môn này trong trường Mầm non còn gặp nhiều khó khăn Để giải quyết những khó khăn đó nghiên cứu: Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước là việc cần thiết
Bản thân là một sinh viên ngành giáo dục Mầm non - một giáo viên tương lai Tôi nhận thấy viếc nghiên cứu dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ sẽ giúp tôi có thêm kiến thức, những hiểu biết mới về
Trang 8môn học, cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này
Chính vì những lý do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mầm non”
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm rõ thực tế của việ dạy học hình thành biểu tượng về kích
thước cho trẻ Mầm non, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng dạy học
3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số biểu tượng kích thước và phương pháp dạy học hình thành biêu tượng về kích thước cho trẻ Mầm non
Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hình thành biểu tượng về
kích thước cho trẻ Mầm non
Đề xuất một số biện pháp sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả việc
dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mầm non
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn dé dạy học hình thành biểu tượng về kích thước
Pham vi nghiên cứu: Dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho
trẻ từ 3 đến 6 tuổi
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dé tài, quan sát, thu thập thông tin thực tế liên quan đến đề tài.
Trang 9Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của bản thân, dự giờ chuyên môn, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, với trẻ
6 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Cơ sở lý luận
1.1 Đặc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo bé
1.2 Đắc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo lớn
1.3 Đặc điểm nhận thức trẻ mẫu giáo lớn
Chương 2 Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mầm non
2.1 Dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo bé
2.2 Dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 2.3 Dạy học hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo lớn
Chương 3 Thử nghiệm
Giáo án dạy học hình thành biểu tượng về kích thước
Chương 4 Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp nâng cao hiệu quả
của việc dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho tré Mam non
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nhận thức là một trong những mặt cơ bản tâm lý con người nhận thức
là một quá trình ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất
định nên nhận thức của con người là một hoạt động Hoạt đông nhận thức
này là quá trình phản ánh hiện thực khách quan, nó bao gồm nhiều quá trình khác nhau với mức độ phản ứng khác nhau (cảm giác, tư duy, tưởng tượng)
và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, tưởng tượng )
Căn cứ vào tính chất phản ánh chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính nhận thức cảm
tính là nhận thức ở giai đoạn đầu chủ yếu phản ánh những thuộc tính bên
ngoài cụ thể của sự vật hiện tượng Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức
cao hơn nhận thức cảm tính nó phản ánh những thuộc tính bên trong, những
mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng Hai giai đoạn này có quan hệ
mật thiết với nhau V.I.Lenin đã tổng kết mối quan hệ này thành quy luật hoạt động nhận thức nói chung như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư đuy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách
quan’’(V.L.Lenin - bút kí triết học.Nxbst -1963), (Xem [3, tr 72])
Những quy luật trên cũng phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ Mẫu giáo
Khi nghiên cứu sự phát triển nhận thức của trẻ Mẫu giáo người ta chia làm các giai đoạn phát triển kế tiếp Đặc điểm nhận thức ở mỗi giai
đoạn được hình thành nhờ toàn bộ sự phát triển trước đó, rồi đến lượt chúng
Trang 11lại chuẩn bị để chuyển sang một mức độ phát triển cao hơn ở những giai
đoạn tiếp theo Ở Mẫu giáo sự phát triển của trẻ được chia làm ba giai đoạn
1.1 Đặc diễm nhận thức trẻ Mẫu giáo bé
Trẻ ở giai đoạn này hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ưu thế nhiều
hơn hệ thống tín hiệu thứ hai Trẻ nhạy cảm với các tác động bên ngoài và bị
chi phối bởi nhiều yếu tố: Hình dang, mau sac, kích thước Sự nhận thức gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan của bán thân
Đối với biểu tượng Toán, trẻ nhận biết mỗi loại kích thước của vật
nhờ sự hoạt động tích cực của các giác quan là thị giác và xúc giác Thông qua ngôn ngữ đề nói khái quát những biểu tượng đó Tuy nhiên, do đặc điểm nhận thức của trẻ còn thấp nên quá trình nhận thức này chưa đầy đủ và chính
xác, cụ thé:
Trẻ nhận thức được một chiều kích thước của vật, như: Chiều dải,
chiều rộng, chiều cao và độ lớn Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ thực
hiện đúng theo yêu cầu đó Ví dụ: Lấy giúp cô cái thước dài hoặc tìm cho cô quả bóng to Đặc biệt trẻ phân biêt được đâu là người lớn đâu là trẻ con Trẻ ở độ tuôi này chưa có khả năng phân tích tổng hợp nên khi tri giác các đối tượng còn thiếu tính phân định, trẻ thường hướng tới độ lớn chung của vật mà không có sự phân tách rõ ràng từng chiều kích thước như: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn, trẻ thường nhằm lẫn giữa chiều đài và chiều rộng Khả năng ước lượng bằng mắt còn kém, động tác tay chưa thành thạo nên trẻ chỉ có khả năng phân biệt kích thước của hai vật có sự chênh
Trang 12Ví dụ: Con lợn béo trẻ nói thành con lợn to
Cây cao thì trẻ nói thành cây to
1.1 Đặc điểm nhận thức trẻ Mẫu giáo nhỡ
Trẻ Mẫu giáo nhỡ gồm các trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 5 tuôi Sự phát
triển nhận thức được kế thừa từ những đặc điểm của lứa tuổi trước và tiếp
tục phát triên hình thành những nhận thức mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ở giai đoạn này của trẻ Ở lứa tuổi này hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ưu thế nhưng đã giảm đi với độ tuôi trước, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triên hơn do ngôn ngữ của trẻ đã phát triên Tuy nhiên sự nhận thức vẫn gắn liền với quá trình nhận thức cảm tính
Đối với biểu tượng Toán: Trẻ nhận biết chiều kích thước của 2 đến 3
vật về chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn nếu có sự khác biết rõ nét
về các chiều đó Nhờ có tri giác phát triển nên khả năng ước lượng của trẻ tốt hơn giai đoạn trước Trẻ biết kết hợp với vốn kinh nghiệm đã có, sự cảm thụ qua lời nói, đặc biệt có sự tham gia của các thao tác tư duy, so sánh phân tích tổng hợp đã giúp cho quá trình phân biệt các chiều đo kích thước của đối tượng diễn ra nhanh và chính xác hơn
Sự nhận thức của trẻ trong giai đoạn này phát triển rõ nét hơn giai
đoạn trước, đó là: Trong quá trình xác định các chiều đo kích thước của vật
trẻ biết dùng tay sờ dọc theo chiều dài, chiều rộng của vật Các thao tác khảo sát này rất quan trọng giúp trẻ tri giác kích thước và phân tích các chiều đo
của vật chính xác hơn
Ngôn ngữ của trẻ đã phát triển hơn kể cả vốn từ và khả năng phát âm
Trẻ hiểu được ý nghĩ của các danh từ “kích thước” nên việc diễn đạt các từ chỉ mối quan hệ kích thước cũng chính xác hơn, như: Quan hệ bằng nhau,
quan hệ không bằng nhau, dài hơn - ngắn hơn, cao hơn - thấp hơn ngoài
ra trẻ còn thê hiện rõ được mối quan hệ về chiều kích thước của 3 đối tượng
Trang 13theo chiều tăng dần hay giảm dần về kích thước, như: Cao nhất - thấp hơn - thấp nhất; dài nhất - ngắn hơn - ngắn nhất; hẹp nhất - hẹp hơn - rộng nhất
Bên cạnh đó, trẻ vẫn mắc các lỗi, như: Nhằm lẫm giữa chiều dài và chiều rộng Khi trả lời về chiều kích thước còn bị tri phối bởi màu sắc, số lượng của các vật
1.2 Đặc điểm nhận thức trẻ Mẫu giáo lớn
Trẻ Mẫu giáo lớn bao gồm các trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuôi So với
hai giai đoạn trước, ở giai đoạn này sự nhận thức của trẻ có phần vượt trỘi
Hệ thống tín hiệu thứ nhất không còn chiếm ưu thế như các giai đoạn trước thay vào đó là sự phát triển mạnh của hệ thống tín hiệu thứ hai Cụ thể nhận thức biểu tượng toán như sau:
Trẻ nhận biết đước ba chiều kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn) của vật một cách nhanh chóng bằng các biện pháp so sánh và phản ánh được bằng lời mối quan hệ kích thước đó
Ở giai đoạn này, phần lớn đã phát triển khả năng ước lượng bằng mắt
về kích thước các đồ vật ở trẻ
Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng ước lượng kích thước bằng mắt phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ Trẻ càng lớn thì độ chính xác càng cao Do đó cần dạy trẻ những thủ thuật ước lượng kích thước bằng mắt Trẻ mẫu giáo nhỡ đã sử dụng các thao tác tay để khảo sát đồ vật Ở giai đoạn này trẻ sử dụng thao tác tay một cách thành thạo, kết hợp được quá trình tri giác, ghi nhớ, phân tích tổng hợp Thể hiện bằng việc trẻ đã thực
hiện các thao tác đo lường, sử dụng được thước đo, diễn đạt được kết quả
đo Từ đó việc xác định các chiều kích thước của vật trở lên dễ dàng và
chính xác
Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa “độ lớn” của thước đo với số đo kích thước của vật Từ đó trẻ cũng nhanh chóng xác định được “độ lớn” của
Trang 14thước càng nhỏ thì số đo kích thước càng lớn Mỗi thước đo khi đo một vật thì kết quả đo sẽ khác nhau
Ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh trẻ có khă năng giao tiếp như
người lớn Do vậy việc điễn đạt các mối quan hệ về kích thước đối với trẻ
dễ dàng hơn và chính xác theo yêu cầu của cô giáo
Trang 15Chương 2
DẠY HỌC HÌNH THÀNH BIÊU TƯỢNG VÈẺ KÍCH THƯỚC
CHO TRE MAM NON
2.1 Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo bé 2.1.1 Nội dung (Xem[I,tr125 - 126][2, tr 60 — 61])
Trẻ Mẫu giáo bé rất chú ý tới sự khác biệt về kích thước của các vật
và có hứng thú so sánh kích thước của chúng Thông qua quá trình hoạt động với đồ vật, đồ chơi kích thước khác nhau, trẻ đã bước đầu nhận biết sự khác biệt về kích thước của các vật và thông qua ngôn ngữ của mình diễn
đạt lại mối quan hệ kích thước đó Theo chương trình giáo dục hiện hành nội
dung dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho Mẫu giáo bé gồm những vấn đề sau:
i, Dạy trẻ làm quen bằng trực giác sự khác biệt rõ nét về chiều đo kích thước của hai đối tượng (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn)
ii, Dạy trẻ nhận biết, phân biệt và nắm vững được tên gọi từng chiều
đo kích thước, như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn Trẻ phản ánh
được bằng lời mối quan hệ kích thước giữa hai đối tượng và sử dụng đúng
các từ diễn đạt chỉ mối quan hệ đó, như: To hơn - nhỏ hơn, dài hơn - ngắn
hơn, rộng hơn - hẹp hơn, cao hơn - thấp hơn
Bên cạnh đó cần phát triển sự tri giác kích thước của các vật, làm
phong phú và hoàn thiện hơn kinh nghiện cảm nhận kích thước của trẻ 2.1.2 Phương pháp
¡, Dạy trẻ trên giờ học
Hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng toán về kích thước trên giờ học đóng vai trò rất quan trọng Trong mỗi giờ học cô phải chuẩn bị giáo án,
Trang 16mục đích, yêu cầu, nội dung đầy đủ cần dạy cho trẻ, đồ dùng trực quan phủ
hợp, đảm bảo được tính thâm mĩ, an toàn đối với trẻ Gìơ học diễn ra đưới
sự hướng dẫn, tổ chức của cô giáo mọi trẻ đều được tham gia hoạt động với
đỗ vật Hơn nữa dạy trẻ trên giờ học giáo viên dễ quan sát, nhận xét được sự
nhân thức các biểu tượng toán của trẻ Từ đó có sự động viên, khuyến khích cũng như sửa sai kịp thời cho trẻ giúp trẻ nhận thức tốt hơn
Bồ cục của giáo án gồm 3 bước:
Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dùng bài mới
Bước 2: Hình thành biểu tượng mới
Bước 3: Củng cỗ, mở rộng hiểu biết
Tuy nhiên do đặc thù riêng của bậc học trong quá trình dạy không cần tiến hành theo từng bước mà có thể đan xen theo những bước đó Mỗi tiết học ở Mẫu giáo bé thời gian diễn ra khoảng 15 đến 20 phút Tuỳ thuộc vào tâm lý và sự hứng thú của trẻ, giáo viên có thể đạy kéo dài thêm từ 3đến 5 phút
Mục đích của giờ dạy là giúp trẻ nhận ra sự khác biệt về kích thước
giữa hai đối tượng bằng trực giác, và diễn đạt được bằng lời các mối quan hệ
chỉ kích thước đó
Ở lứa tuổi này, các thao tác tay của trẻ chưa thành thạo, khả năng ước lượng bằng mắt kém Vì vậy không yêu cầu trẻ sử dụng kỹ năng so sánh để nhận biết sự khác biệt về kích thước giữa các đối tượng mà chỉ thực hiện theo yêu cầu của cô giáo, từ đó trẻ nắm được các biểu tượng của từng loại kích thước
Để trẻ nhận biết các biểu tượng về kích thước, cô giáo thường chuẩn
bị trước các tình huống
Trang 17Ví dụ 1: Hình thành biểu tượng “ Cao - Thấp”
Chuẩn bị nhiều tranh lô tô các loại hoa, qua, 1 bang Hoa dan phia dưới bảng dé trẻ có thê lấy được Cô tạo ra tình huống và mời cả lớp cùng ra vườn hái hoa và quả Sau đó cho lần lượt các trẻ lên lấy hoa, quả (trẻ chỉ lấy được hoa không lấy được quả) Cho trẻ nhận xét: Không ai hái được quả Cô giúp trẻ hái quả Để trẻ phát hiện ra, cô hái được quả còn cháu không hái
được quả vì “cô cao hơn cháu, cháu thấp hơn cô” Trẻ nhận xét xong, cô
khái quát lại và kết luận cho đúng: “ Cô cao hơn cháu còn cháu thấp hơn cô” Yêu cầu cả lớp nhắc lại nhiều lần
Cô gọi trẻ lên đứng cạnh cô dé trẻ thấy cô cao hơn cháu, cô chỉ cho trẻ thấy phần “cao hơn” của cô so với trẻ
Ôn luyện về : “Cao - Thấp”
Chuẩn bị mỗi trẻ 2 ngôi nhà (ngôi nhà màu xanh cao hơn ngôi nhà màu đỏ thấp hơn), tiến hành các trò chơi:
+ Cô đưa đồ vật, trẻ nói kích thước
Cô giơ ngôi nhà màu xanh - trẻ nói cao hơn
Cô giơ ngôi nhà màu đỏ - trẻ nói thấp hơn
+ Cô nói kích thước - trẻ chọn đồ vật, giơ lên và nói kích thước
Cô nói thấp hơn - trẻ nói ngôi nhà màu đỏ và giơ lên
Cô nói cao hơn - trẻ nói ngôi nhà màu xanh và giơ lên
+ Cô nói màu sắc, trẻ chọn đồ vật giơ lên và nói kích thước
Cô nói màu xanh - trẻ chọn ngôi nhà màu xanh và nói cao hơn
Cô nói màu đỏ - trẻ chọn ngôi nhà màu đỏ và nói thấp hơn
Cho trẻ chơi 2 — 3 lần, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra trẻ có thực hiện
đúng yêu cầu không Có thể cho trẻ nhắc lại các từ chỉ các chiều kích thước
dé ghi nhớ hơn.
Trang 18Vi du 2: Hinh thanh biéu tuong “Dai - Ngan”
Chuẩn bị cho cô và mỗi trẻ hai dây len (sợi len xanh dài hơn, sợi len
đỏ ngăn hơn) để trẻ buộc nơ tay
Cô tạo ra tình huống: Cô tặng cho cả lớp rất nhiều đây len để chúng mình làm nơ tay Các cháu hãy lấy sợi dây len màu xanh buộc thành nơ nào
Mỗi trẻ buộc vào tay cho bạn bên cạnh mình Trẻ thực hiện trong vòng một
phút Sau đó cô yêu câu lấy sợi dây len đỏ buộc thành nơ để trẻ tự phát hiện
ra đây đỏ không buộc được, dây đỏ ngắn Cô lấy 2 sợi đây len xêp 2 đầu trùng nhau lấy tay vuốt thắng xuống rồi kết luận: “Sợi len xanh buộc được thành nơ vì đài hơn sợi len đỏ”” chỉ cho trẻ thấy phần thừa ra của sợi len xanh và phần thiếu của sợi len đỏ
Cho trẻ nhắc lại nhiều lần từ; “sợi len xanh dài hơn sợi len đỏ, sợi len
đỏ ngắn hơn sợi len xanh”
Ôn luyện biểu tượng “ Dài - Ngắn ”
Chân bị mỗi trẻ hai chiếc bút chì (bút chì màu vàng đài hơn, bút chì màu đỏ ngắn hơn) và cho trẻ chơi các trò chơi:
+ Cô đưa đồ vật, trẻ nói kích thước
Cô đưa giơ bút chì màu vàng - trẻ nói dài hơn
Cô đưa bút chì màu đỏ - trẻ nói ngắn hơn
+ Cô nói kích thước, trẻ chọn đồ vật và giơ lên
Cô nói ngắn hơn - trẻ chọn bút chỉ màu đỏ và giơ lên
Cô nói dài hơn - trẻ chọn bút chì màu vàng và giơ lên
+ Cô nói màu sắc trẻ chọn đồ vật và nói kích thước
Cô nói màu đỏ - trẻ chọn bút chì màu đỏ và nói ngắn hơn
Cô nói màu vàng - trẻ chon bút chì màu vàng và nói dài hơn
Trang 19Cho trẻ chơi 2 - 3 lần Sau mỗi lần chơi cô quan sát kiểm tra trẻ thực hiện đúng yêu cầu của cô không Có thể cho trẻ nhắc lại từ biểu hiện về kích thước đó dé trẻ ghi nhớ thêm
Có thé kiểm tra biểu tượng kích thước bằng cách hỏi trẻ những đô vật
có kích thước dài, ngắn mà cô đã chuẩn bị sẵn ở trên lớp: Kích thước của 2
đoàn tàu, 2 chiếc bút chỉ, 2 thước kẻ cho trẻ nhận thấy sư khác biệt và cô hướng dẫn trẻ khảo sát đồ vật bằng tay, cách giải thích sự khác nhau đó
Vi du 3: Hình thành biêu tượng “ Rông - Hẹp '
Chuẩn bị (đồ dùng cho giáo viên) 2 bức ánh (khác nhau về kích thước) hai khung ảnh cùng cỡ với hai ảnh
Cô tạo ra tình huống: Bạn búp bê đã tặng lợp mình hai bức ảnh rất đẹp để trang trí lớp Chúng mình cùng cô lấy khung ảnh để cho ảnh vào
nhé Cô mời hai bạn đại diện lên giúp cô (một trẻ thực hiện được nhiệm vụ
của cô, một trẻ không thực hiện được) Khi thực hiện xong để trẻ phát hiện
ra có một chiếc ảnh không cho vào khung được Cô cho trẻ về chỗ ngồi sau
đó lẫy khung và ảnh không vừa nhau ra xếp chồng lên nhau, cô chỉ cho trẻ thấy khung ảnh (ảnh) có phần thừa ra nên được gọi là đối tượng rộng hơn
Khung ảnh (ảnh) có phần thiếu gọi là đối tượng hẹp hơn Cho trẻ nhặc lại
nhiều lần từ “khung ảnh rộng hơn ảnh, ảnh hẹp hơn khung ảnh” hoặc
“khung ảnh hẹp hơn ảnh, ảnh rộng hơn khung ảnh”
Ôn luyện về “ Rộng - Hẹp ”
Chuẩn bị hai bộ quần áo người lớn và trẻ em, hai công (rộng và hẹp)
để ôtô đi qua Cô hướng dẫn trẻ nhận thấy sự khác biệt về kích thước của các đối tượng và giải thích được bằng lời sự khác biệt đó
Ví dụ 4: Hình thành biểu tượng “ To - Nhỏ ”
Chuẩn bị hai chiếc hộp (chiếc hộp màu đỏ to hơn chiếc hộp màu vàng) Cho trẻ quan sat hai chiếc hộp màu đó cho trẻ trốn cô (cô để chiếc
Trang 20hộp màu vàng vào trong lòng chiếc hộp màu đỏ) Hỏi trẻ chiếc hộp màu vàng đã biến đi đâu Cho trẻ quan sát chiếc hộp màu vàng đặt trong lòng chiếc hộp màu đỏ Giải thích vì chiếc hộp màu đỏ to hơn chiếc hộp màu vàng, chiếc hộp màu vàng nhỏ hơn chiếc hộp màu đỏ, xếp cạnh hai chiếc hộp để trẻ nhìn thấy rõ sự khác biệt đó Cho trẻ nhắc lại nhiều lần từ “hộp màu đỏ to hơn hộp màu vàng, hộp màu vàng nhỏ hơn hộp màu đỏ ”
Ôn luyện về “To - Nhỏ”
Chuẩn bị: Một đôi đép của cô, một đôi đép của cháu; hai chiếc cốc to,
nhỏ; hai chiếc bát to, nhỏ Đề trẻ quan sát, phát hiện ra sự khác biệt về chiều
kích thước giữa các đối tượng trên Hướng dẫn trẻ giải thích được bằng lời
sự khác biệt đó
ii, Dạy ngoài giờ học
Do đặc điểm của trẻ chóng nhớ nhanh quên nên việc dạy trẻ ngoài giơ học có vai trò quan trọng giúp trẻ củng cố lại kiến thức và mở rộng những hiểu biết của trẻ Dạy ngoài giờ học bằng nhiều hình thức như:
+Thông qua tiết học tạo hình cho trẻ xếp những ngôi nhà cao, ngôi
nhà thấp; vẽ sợi dây dài, sợi dây ngắn; nặn viên bi to, viên bị nhỏ
+Thông qua tiết học ngoài trời cho trẻ quan sát nhận biết: cây cao , cây thấp; cây to; cây nhỏ
+Thông qua các trò chơi về phân biệt kích thước các đồ vật, như: trò
chơi gia đình, trò chơi giao thông
2.1.3 Đồ dùng dạy học
Đặc điểm tư duy của trẻ Mẫu giáo bé là tư duy trực quan hành động
Do vậy đồ dùng dạy học rất quan trọng
Thứ nhất: Phải đầy đủ đồ dùng cho mỗi buổi học, đồ dùng phải đảm
bảo được tính thẩm mĩ thu hút sự hứng thú của trẻ Đảm bảo an toàn đến
Trang 21tính mạng cho trẻ, không dùng đồ dùng quá nhỏ, đồ dùng sắc nhọn, như: viên bi quá bé, thanh gỗ, tre quá nhỏ và nhọn
Thứ hai: Đồ dùng có màu sắc khác nhau, có sự khác biệt rõ nét về
chiều so sánh
2.2 Dạy học hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ Mẫu giáo nhỡ 2.2.1 Nội dung (xem[1, tr 127 - 128] [2, tr 61])
So với lứa tuổi trước, ở độ tuổi nảy trẻ đã có những kiến thứ nhất định
về biểu tượng kích thước có những vốn từ đủ để diễn tả mối quan hệ về các chiều kích thước mà trẻ biết Nội dung hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ 4 - 5 tuổi gồm:
i, Phát triển khả năng nhận biết về độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hai đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng
ii, Hình thành cho trẻ kĩ năng so sánh về các chiều kích thước của hai đối tượng bằng các biện pháp xếp chồng, xếp kề các đối tượng Biết diễn đạt mối quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói, như: To hơn - nhỏ hơn, có
độ lớn bằng nhau, dài hơn - ngắn hơn, dài bằng nhau
111, Hình thành cho trẻ kĩ năng so sánh chiều dài, chiều rộng, chiều
cao và độ lớn của ba đối tượng, biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự tăng
dần hoặc giảm dần về kích thước Phản ánh được mối quan hệ thứ tự ba đối
tượng bằng lời nói, như: Dài nhất - ngắn hơn - ngắn nhất, cao nhất - thấp hơn - thấp nhất, rộng nhất - hẹp hơn - hẹp nhất, lớn nhất - nhỏ hơn - nhỏ hơn
- nhỏ nhất
2.2.2 Phương pháp
¡, Dạy trên giờ học
Cũng như ở Mẫu giáo bé, dạy trên giờ học đóng vai trò quan trọng
Trong mỗi tiết học mục đích , yêu cầu được đề ra rõ ràng, giáo viên chuẩn bị
giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học phù hợp.
Trang 22Bồ cục của giáo án gồm ba bước:
Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dung bai mới
Buớc 2: Hình thành biểu tượng mới
Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết
Trẻ đã có những vốn kiến thức nhất định về biểu tượng kích thước do
đã được hình thành ở độ tuôi trước nên trong dộ tuổi này mục đích của buổi dạy được mở rộng, phát triển lên, thời gian một tiết học diễn ra khoảng 20
đến 25 phút
Mục đích của giờ đạy là phát triển khả năng ước lượng bằng mắt để nhận biết các chiều kích thước của đối tượng Phát triển kĩ năng so sánh từ hai đến ba đối tượng bằng các biện pháp xếp chồng, xếp kề Trẻ diễn đạt các mối quan hệ đó bằng lời một cách đầy đủ
Một số kĩ năng so sánh các chiêu kích thước của vật: (Xem 2, tr 66 - 68) a.1 Kĩ năng so sánh độ dài
Tuỳ vào từng loại đồ dùng trực quan giáo viên lựa chọn hình thức hướng dẫn cho phủ hợp
Đối với các vật cứng như: Thước kẻ, bút chì, que tính hay băng bìa dày sử dụng biện pháp xếp chồng xếp kề các đối tượng cạnh nhau theo chiều cần so sánh sao cho một đầu các đối tượng trùng nhau
Đối với các vật mền như: Dây len, dây nơ bằng giấy mỏng dùng tay cầm một đầu các đối tượng tay kia điều chỉnh để hai đối tượng nằm song song hoặc trùng nhau
Sau khi đã xếp chồng, xếp kề hay đặt các đối tượng song song nhau, kiểm tra đầu còn lại: Nếu đối tượng có phần thừa ra là đối tượng dài hơn Đối tượng còn lại là ngắn hơn, không có phần thừa ra thi hai đối tượng đó dài bằng nhau
Trang 23(Chỉ so sánh các đối tượngcó diện tích: Bưu ảnh, tờ giấy)
Giáo viên hướng dẫn đặt chồng hai đối tượng lên nhau Đối tượng nào
có phần thừa ra thì đối tượng đó rộng hơn, đối tượng còn lại là hẹp hơn Nếu
cả hai đối tượng không có phần thừa ra thì hai đối tượng đó rộng bằng nhau Đối với những đối tượng là hình vuông, hình chữ nhật cô hướng dẫn trẻ đặt hai cạnh liên tiếp của các hình trùng nhau đề đễ so sánh
a.3 Kĩ năng so sánh chiều cao hai đối tượng
Giáo viên hướng dẫn trẻ đặt hai đối tượng cạnh nhau trên cùng một
mặt phẳng, theo chiều thăng đứng Đối tượng nào có phần nhô lên là đối tượng cao hơn, đối tượng còn lại là thấp hơn Nếu hai đối tượng không có phần nhô cao thì hai đối tượng đó cao bằng nhau
Trang 24phần nhô lên cao bằng nhau
a.4 Kĩ năng so sánh độ lớn
(Chỉ so sánh các đối tượng có thể tích: hộp, các loại hoa quả, ca, cốc, bát 2)
Giáo viên hướng dẫn đặt các đối tượng cạnh nhau hoặc lồng các đối tượng vào nhau (nếu là vật rỗng) Quan sát các đối tượng bằng mắt và chỉ ra
Để hình thành các biểu tượng giáo viên thường tạo ra những tình huống cụ thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động đó
Vi du 1: Hình thành biểu tượng “Cao - Thấp”
Chuẩn bị cho cô và mỗi trẻ hai cây nấm (kích thước khác nhau) để trong rổ đồ chơi Cô mời ca lớp cùng đi hái Nắm (trẻ di theo hướng dẫn của
cô nhận rô đồ chơi và đi về chỗ ngồi) Cho trẻ lấy các cây Nắm ra và xếp các cây Nắm cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng Để trẻ quan sát tự rút ra nhận xét về chiều cao của hai cây Nấm Trẻ giải thích được sự khác biệt đó bằng
Trang 25các kĩ năng so sánh Cô nhận xét và kết luận lại cho chính xác yêu cầu trẻ
nhắc lại nhiều lần từ chỉ kích thước đó
Ôn luyện về “ Cao - Thấp”
Tổ chức trò chơi: Chọn đúng đối tượng
Chuẩn bị nhiều cây và nhà có màu sắc, kích thước khác nhau theo từng cặp Một nửa các đối tượng cô dán lên bảng, phân còn lại để trẻ sử dụng trong trò chơi Trẻ phải tìm đúng đối tượng dán lên bảng đề có cặp đối tượng có chiều kích thước đúng như yêu cầu của cô giáo
Chia lớp thành hai tổ, cho trẻ chơi 2 đến 3 lần Sau mỗi lần chơi cô nhận xét kết quả, động viên khuyến khích trẻ
Vi du 2: Hình thành biểu tượng “Dài - Ngắn”
Chuẩn bị cho cô và mỗi trẻ hai dây nơ buộc tay dây màu xanh dài hơn dây màu đỏ Cô tạo ra tình huống: Dạy trẻ làm những bông hoa buộc thành
nơ tay Cho trẻ tự buộc nơ cho nhau, buộc dây màu xanh trước sau đó buộc
dây màu đỏ Để trẻ phát hiện ra đây xanh buộc được dây đỏ không buộc được vì dây đỏ ngắn hơn Cho trẻ tháo hai dây ra dùng kĩ năng so sánh để kiểm tra sự khác biệt của dây màu xanh và dây màu đỏ
Mục đích của tiết này là giúp trẻ biết sắp xếp so sánh về chiều kích
thước của 3 đối tượng Diễn đạt được mối quan hệ chỉ hơn kém về kính thước đó.