1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam

82 714 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 482,5 KB

Nội dung

Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Là người Việt Nam ai chẳng quen thuộc với những câu ca dao xưa, trongmỗi lời ca đã dần hình thành những nếp ý thức trong tư tưởng của mỗi conngười trong chúng ta:

“ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát TràngVải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”

Hay:

“Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Đã thành thông lệ, nói đến chiếu thì phải là Nga Sơn, nói đến vải tơ thì phải

là Nam Định…Trong mỗi lời ca ấy là niềm tự hào của người lao động bao đờitại những làng nghề truyền thống, những người đã bao đời gìn giữ và đưa nhữngsản phẩm của quê nhà ra khỏi luỹ tre làng để đi vào đời sống từng người dânViệt

Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất, hàng nghìndoanh nghiệp với hàng triệu những người lao động đang hăng say lao động miệtmài vì sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần mang tiếng nói Việt Nam đi tới vớibạn bè năm châu Không thể phủ nhận rằng những sản phẩm của chúng ta đã vàđang từng bước có mặt ở những thị trường vốn rất khó tính như Nhật Bản, EU

và đặc biệt là thị trường Mỹ Bên cạnh yếu tố chất lượng, đâu còn là yếu tố đểgiúp hàng hoá “Made in Vietnam” thực sự tìm ra chỗ đứng trên thị trường cạnhtranh đầy khốc liệt này? Chưa bao giờ vấn đề nhãn hiệu sản phẩm lại trở thànhmối quan tâm lớn đối với doanh nghiệp và cả Nhà nước như trong giai đoạn hộinhập hiện nay, khi diễn ra một loạt các tranh chấp liên quan nhãn hiệu của cácdoanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua tại thị trường số một của Việt Nam,

thị trường Hoa Kỳ Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề pháp lý liên quan tới đăng ký nhãn hiệu tại thị trường Hoa Kỳ và trên cơ sở đó

Trang 2

tổng kết những vấn đề đặt ra đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với thực tiễn, em đã

mạnh dạn chọn đề tài : “Một số vấn đề pháp lý liên quan tới đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam”.

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, thìkhoá luận này được bố cục thành 3 chương:

Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại thịtrường Hoa Kỳ

Chương II: Thực trạng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệpViệt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệuhàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giảng viên – người đã tận tìnhgiúp em hoàn thành khoá luận Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo

và các bạn đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luậnnày

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năngcủa người viết, nội dung khoá luận còn khó tránh khỏi những khiếm khuyết Emrất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý củacác bạn

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ

NHÃN HIỆU TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

I Khái niệm chung về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu :

1 Nhãn hiệu hàng hoá:

1.1 Khái niệm:

Nhãn hiệu hàng hóa xuất hiện rất sớm, thậm chí từ lúc con người còn tựcung tự cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ nhữngngười thợ thủ công Những người thợ thủ công Ấn Đô xưa đã chạm khắc chữ kícủa mình lên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran Các nhà sảnxuất Trung Quốc đã bán hàng hoá mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải

từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng hoá mang nhãn hiệu đồ gốm La

Mã khác nhau đã được sử dụng ,kể cả nhãn hiệu FORTIS mà sau này đã trở nênnổi tiếng đến nỗi bị sao chép và làm hàng giả Nhờ việc kinh doanh phát đạt thờiTrung Cổ mà việc sử dụng dấu hiệu để phân biệt hàng hoá của các thương gia vàcác nhà sản xuất đã khá phát triển1 Tuy vậy tầm quan trọng về mặt kinh tế củachúng vẫn còn hạn chế

Trong thương mại quốc tế hiện nay, nhãn hiệu bắt dần xác lập một vai tròquan trọng Nhãn hiệu hàng hoá với tư cách là một trong những đối tượng củaquyền sở hữu trí tuệ được rất nhiều các Công ước quốc tế về sở hữu công nghiệp

đề cập đến Tuy nhiên các công ước này thường không đưa ra một khái niệm cụthể về nhãn hiệu hàng hoá mà chỉ quy định những điều khoản liên quan tới việcbảo hộ các đối tượng của sở hữu công nghiệp như Công ước Paris năm 1883,hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá như Thoả ướcMadrid 1891 Tuy nhiên sự ra đời của Tổ chức thương mại Thế giới WTO năm

1995 cùng với Hiệp định TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên

1 trang 9,10 theo “ Cẩm nang sở hữu trí tuệ”, bản dịch của Trần Hữu Nam, biên tập Hoàng Văn Tân, Cục sở hữu trí tuệ theo giấy phép xuất bản số 94/QĐ-CXB của Bộ Văn hóa Thông Tin cấp ngày 8-4-2005

Trang 4

quan đến quyền sở hữu trí tuệ - đã đánh dấu một bước ghi nhận quan trọng trongnhận thức về nhãn hiệu hàng hoá Hiệp định TRIPS đã không dừng lại ở việcquy định các nguyên tắc bảo hộ hay cơ chế bảo hộ như các điều ước quốc tếtrước kia mà còn bao gồm các quy định chi tiết về khái niệm, phạm vi và dấuhiệu của nhãn hiệu hàng hoá, cụ thể:

“ Tất cả những dấu hiệu bất kỳ hoặc tập hợp các dấu hiệu cho phép phânbiệt các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp với các sản phẩm và dịch vụcủa các doanh nghiệp khác đều có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Các dấu hiệunày có thể là tên, chữ cái, chữ số, các yếu tố hình dạng hoặc tổ hợp màu sắc” 2

Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, nhãn hiệu hàng hóa thường được quyđịnh rất khái quát và mang tính chất quy chuẩn Việc xác định một đối tượng cóphải là nhãn hiệu hàng hoá hay không được xem xét theo mục đích sử dụng nóchứ không phải cá thể hoá nó Nhìn chung, cách tiếp cận từ mục đích phân biệthàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp là cách tiếp cận chung nhất của các nướckhi đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá trong luật pháp nước mình Sựkhác nhau giữa các quy định của các nước thường nằm ở yếu tố có thể phân biệtđược Những khác biệt này bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đadạng của nền kinh tế Ví dụ, ở các nước phát triển thì dấu hiệu được coi là nhãnhiệu hàng hoá bao gồm cả hình ảnh ba chiều, âm thanh hay mùi trong khi đó ởmột số nước khác thì chỉ có các yếu tố cấu thành truyền thống như tên gọi, hìnhảnh, màu sắc là được công nhận

Các quy định của luật pháp Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhưquy định của hầu hết các nước, không đưa ra quy định về việc nhãn hiệu hànghoá như thế nào sẽ được đăng ký mà thay vào đó đưa ra các dấu hiệu quy chuẩn,trên cơ sở đó xác định nhãn hiệu hàng hoá đó có được đăng ký hay không Kháiniệm nhãn hiệu hàng hoá theo pháp luật Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi Luật nhãnhiệu hàng hoá Hoa Kỳ, đạo luật Lanham Act:

2 : Theo http://www.uspto.gov/web/offices/pac/doc/general/whatis.htm

Trang 5

“ Nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kếthợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá của một người cung cấp vớihàng hoá của những người cung cấp khác Nhãn hiệu hàng hoá có thể được ápdụng cho hàng hoá dịch vụ và những nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng,

độ nguyên chất nếu chúng thoả mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu” 1

Như vậy, khái niệm nhãn hiệu hàng hoá theo Luật nhãn hiệu hàng hoá của

Mỹ hàm chứa hai khía cạnh, hay còn được xem là hai chức năng của nhãn hiệuhàng hoá Hai khía cạnh này phụ thuộc lẫn nhau và phải được xem xét trong mốiquan hệ đó Nếu như vế thứ nhất mang tính mở, tạo điều kiện cho việc xem xétcác dấu hiệu phân biệt hàng hoá thì nội dung thứ hai lại bị hạn chế bởi các yếu

tố có thể được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hoá Có thể nói nước Mỹ có cáchtiếp cận rất rộng khái niệm nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở chỉ chú trọng đến mụcđích phân biệt hàng hoá mà không quá quan tâm tới hình thức thể hiện của nó

1.2 Các yếu tố cấu thành nhãn hiệu hàng hoá:

Theo những phân tích trước đó, cách tiếp cận của pháp luật Hoa Kỳ cũngtuân theo xu thế mở của cách tiếp cận cảu pháp luật quốc tế hiện đại trong quyđịnh về nhãn hiệu hàng hoá Như vậy theo xu hướng quốc tế hiện nay, các dấuhiệu có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là rất phong phú Nó có thể

là bất kỳ một yếu tố nào có khả năng phân biệt của hàng hoá, dịch vụ của doanhnghiệp này với doanh nghiệp cùng loại khác Trên tinh thần đó ta có thể phânloại một só dấu hiệu hiện nay được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hoá như sau:

- Từ ngữ: Bao gồm tên công ty, tên địa lý, và bất kỳ từ ngữ nào, bất kể tựtạo hay không và khẩu hiệu Thông thường các chuyên gia thường áp dụng 4cách đặt tên nhãn hiệu : i) Sử dụng từ tự tạo – đó là từ được tổ hợp từ các ký tự,tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển ví dụ như Yahoo,Elead, Coke… ii) Sử dụng từ thông dụng: ví dụ Dream, Elite, Nam Phương,Ông Thọ… iii) Sử dụng từ ghép: ví dụ Vinamilk, Thinkpad… iv) Sử dụng từ

Trang 6

viết tắt: là những từ thông dụng được tạo thành từ những chữ cái đầu tiên củatên công ty, từ viết tắt phát âm được và mang một thông điệp nào đó, ví dụVNPT, FPT, IBM, LG…

Ở Mỹ và Châu Âu, họ gia đình thường được dùng phổ biến làm tên công tyhay nhãn hiệu gắn trên hàng hoá dịch vụ Tuy nhiên, đa số các nước, kể cả Mỹ

và Châu Âu không cho phép đăng ký các họ gia đình phổ thông làm nhãn hiệuhàng hoá vì thiếu tính phân biệt, đồng thời có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng

- Chữ cái và con số: Đây là một dạng nhãn hiệu hàng hoá phổ biến nhưng không

vì thế mà bất kỳ chữ cái hay con số nào cũng có thể đăng ký làm nhãn hiệu hànghoá, các chữ cái đứng đơn lẻ và không được cách điệu thường bị đa số pháp luậtcác nước và pháp luật quốc tế coi là không có tính phân biệt Theo pháp luậtHoa Kỳ, các chữ cái, chữ số và các chữ kết hợp với nhau không có khả năngphát âm được như một từ ngữ thì không được đăng ký trử khi nó được thừa nhậnrộng rãi

- Hình vẽ: Bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình hoạhai chiều của hàng hoá hay bao bì Hầu hết các quốc gia đều công nhận các hình

vẽ, biểu tượng có tính phân biệt và có khả năng được đăng ký bảo hộ cao Ngoạitrừ pháp luật Hoa Kỳ, hầu hết các nước đều không công nhận việc đăng ký nhãnhiệu hàng hoá cho các dấu hiệu hình học hai chiều đơn giản như tam giác, hìnhvuông…Các hình học này muốn được đăng ký làm nhãn hiệu phải được trìnhbày một cách cách điệu để tạo thành sự khác biệt

- Kết hợp các yếu tố: Bao gồm cả dạng hình khối và nhãn hiệu:

- Các nhãn hiệu màu sắc: Loại này bao gồm các từ ngữ, hình vẽ, và bất kỳ sựkết hợp nào giữa chúng có màu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc với các yếu tố khác

Trang 7

hoặc chỉ riêng màu sắc Việc sử dụng các chữ cái, hình hoạ với màu sắc hoặc kếthợp với màu sắc nói chung thường làm tăng thêm tính phân biệt của chúng vàthường dễ dàng được chấp nhận đăng ký hơn.

- Các dấu hiệu thính giác ( nhãn âm thanh) và các dấu hiệu khứu giác ( nhãnhiệu mùi): Ngày nay do nhu cầu phát triển đa dạng của nền kinh tế, đặc biệt sựphát triển mạnh mẽ của nhãn hiệu hàng hoá, các doanh nghiệp phát hiện rằng âmthanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra hàng hoá của mìnhcần dùng, hay giúp họ phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của sảnphẩm cùng loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hoá Nhữngđoạn nhạc với những ý nghĩa trừu tượng, có tác động rất đặc biệt trong việcnhân thức nhãn hiệu Chính vì thế mà nhà sản xuất và bán lẻ kem hàng đầu thếgiới Wall của Mỹ đã đăng ký giai điệu âm nhạc đặc trưng trên các xe bán kemlưu động làm nhãn hiệu hàng hoá âm thanh độc đáo cho sản phẩm kem củamình

Đối với nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi) chưa có sự phát triển mạnh mẽnhư nhãn hiệu âm thanh Có lẽ một trong các lý do thực tiễn là việc mô tả cácmùi trên giấy là điều hết sức khó khăn, đặc biệt là mùi tự tạo không có trongthiên nhiên Một lý do nữa là mùi không có hiệu quả cao như hình ảnh hay âmthanh trong việc giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy sản phẩm quendùng Cho đến nay, mới chỉ có một mùi được đăng ký cho một số loại hàng hoáđặc thù nhất định Đó là mùi đặc trưng ( hay còn gọi là những mùi cơ bản) màkhông cần mô tả thì ai cũng có thể nhận ra chúng, ví dụ mùi vanilla đăng ký chomột loại bánh kẹo hay nhãn hiệu, mùi cỏ mới cắt được đăng ký cho bóng tennis

- Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều: Đây là loại nhãn hiệu hàng hoá rất đượccác doanh nghiệp ưa chuộng Các dấu hiệu và hình ảnh ba chiều thường có khảnăng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, lôi cuốn, dễ in sâu trong tâm lý người tiêu dùng

và có khả năng phân biệt rất cao Ví dụ: hình con ngựa bay đúc nguyên khối của

xe Rolls-Royce, hình con sư tử đứng hai chân nổi của xe Peugeot, ngôi sao ba

Trang 8

cánh nổi của Mercedes Tuy vậy, dạng điển hình nhất của các dấu hiệu ba chiều

là hình dáng bao bì hoặc hàng hoá

- Những dấu hiệu khác ( không nhìn thấy được): Về bản chất, lý thuyết nhữngdấu hiệu không nhìn thấy được có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu hàng hoáđược phát triển dựa trên tính mở của khái niệm nhãn hiệu hàng hoá như quyđịnh của TRIPS, EU và Hoa Kỳ Những dấu hiệu này có thể nhận biết qua xúcgiác thường dành để gắn lên hàng hoá cho những người khiếm thị nhận biếthàng hoá lựa chọn Như đã phân tích trên đây, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳchỉ chú trọng đến tính phân biệt của một dấu hiệu nào có thể giúp phân biệt hànghoá,dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khácđều có thể coi là nhãn hiệu hàng hoá

1.3 Điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu:

Quan điểm của pháp luật Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá là dựa trên cơ sởchức năng và mục đích sử dụng của nhãn hiệu hàng hoá Nhưng không phải bất

kỳ dấu hiệu nào cũng có thể được bảo hộ như là nhãn hiệu hàng hoá Có một sốyêu cầu nhất định mà cần phải đáp ứng mới được các cơ quan chức năng cóthẩm quyền của nước đăng ký cho phép đăng ký và bảo hộ Nhìn chung có thểchia ra làm 3 loại yêu cầu mang tính chuẩn mực toàn cầu như sau:

- Loại yêu cầu thứ nhất liên quan đến chức năng cơ bản của một nhãn hiệuhàng hoá, đó là chức năng phân biệt của một doanh nghiệp với hàng hoá, dịch

vụ của một doanh nghiệp khác Từ chức năng đó, nhãn hiệu hàng hoá phải đápứng yêu cầu về tính riêng biệt hoặc tính phân biệt đối với hàng hoá cùng loại

- Loại yêu cầu thứ hai liên quan đến những hậu quả có thể xảy ra nếu nhãnhiệu hàng hoá có những dấu hiệu gây nhầm lẫn Cụ thể hơn, loại yêu cầu nàynhằm đảm bảo cho nhãn hiệu hàng hoá không gây nhầm lẫn với hàng hoá thuộcnguồn gốc khác hay làm cho người tiêu dùng hiểu lầm về chất lượng sản phẩm

- Loại yêu cầu thứ ba liên quan đến việc sử dụng một số dấu hiệu và biểutượng đặc biệt làm nhãn hiệu hàng hoá Loại yêu cầu này nhằm tránh cho việc

sử dụng nhãn hiệu hàng hoá xâm hại đến đạo đức xã hội hay lợi ích công cộng

Trang 9

Theo đó những nhãn hiệu hàng hoá không đáp ứng được những yêu cầutrên đây chắc chắn sẽ bị cơ quan chức năng của Mỹ là Văn phòng Sáng chế vàNhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ (USPTO) từ chối việc đăng ký bảo hộ Những quyđịnh cụ thể về những trường hợp những dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu khôngthuộc đối tượng bảo hộ đã được quy định tại Luật nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ làluật Lanham Act 1946 như sau:

 Có chứa các nội dung đi ngược với đạo đức như: lừa dối, có nội dung dèmpha, gây tai tiếng cho các tổ chức, tôn giáo, biểu tượng quốc gia hoặc làmphương hại đến thanh danh của các tổ chức, cá nhân đó; hoặc bao gồm chỉ dẫnđịa lý được sử dụng kèm hoặc liên quan tới các mặt hàng rượu bia lại chỉ dẫnđến một nơi khác không phải là nơi xuất xứ của hàng hoá đó và chỉ dẫn này lầnđầu tiên được sử dụng với mặt hàng rượu bia là vào ngày hoặc một năm sau khiHiệp định WTO có hiệu lực đối với nước Mỹ

 Mang biểu tượng quốc kỳ, biểu tượng của quân đội, biểu tượng của Hoa

Kỳ, của bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hay của bất kỳ một quốc gia nào

 Mang tên, ảnh, chữ ký của một người còn sống trừ khi có sự chấp thuậnbằng văn bản của người này hoặc mang tên, hình ảnh, chữ ký của một vị Tổngthống quá cố của nước Mỹ trong khi phu nhân của ông ta vẫn còn sống, trừ khi

có sự đồng ý bằng văn bản của phu nhân đó

 Có dấu hiệu tương tự với dấu hiệu đã được bảo hộ tại Văn Phòng Sángchế và Nhãn hiệu hàng hoá của Mỹ như:

(1) Được sử dụng gắn liền với hàng hoá của người nộp đơn đăng ký chỉ đơnthuần mang tính mô tả hoặc mô tả sai lệch

(2) Được sử dụng gắn liền với hàng hoá của người nộp đơn đăng ký chủ yếu chỉ

Trang 10

Doanh nghiệp cần những quy định trên đây để xem xét xem nhãn hiệu củamình có đủ điều kiện đăng ký bảo hộ hay không theo pháp luật nước Mỹ đểtránh những khó khăn không cần thiết khi bị từ chối.

1.4 Chức năng của nhãn hiệu

- Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ:

Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa, dịch vụ dựa trên dấu hiệu hay nhãnhiệu hàng hóa, dịch vụ Như vậy để người tiêu dùng có thể phân biệt một sảnphẩm, một loại hình dịch vụ thì nhãn hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng vềngười thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc người bán sản phẩm hoặc nhà cungcấp dịch vụ

Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc như đã nêu trên cho thấy nhãn hiệu phân biệthàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệpkhác; chỉ khi nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt sản phẩm, dịch vụđược cung cấp dưới nhãn hiệu đó với những hàng hóa, dịch vụ của các doanhnghiệp khác bán trên thị trường thì lúc đó nhãn hiệu đã hoàn thành chức năngnày Điều này cho thấy không thể tách biệt chức năng phân biệt và chức năngchỉ dẫn nguồn gốc Đây là hai chức năng tuy khác nhau nhưng luôn phụ thuộclẫn nhau và trong thực tế luồn cần được xem xét cùng nhau

- Chức năng đảm bảo chất lượng:

Mục đích chính của nhãn hiệu là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.Nếu một nhãn hiệu được sử dụng nhiều lần, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

sẽ nghĩ rằng hàng hóa, dịch vụ gắn cùng nhãn hiệu sẽ có cùng chất lượng Ngườitiêu dùng thường quan tâm tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ mua hơn lànguồn gốc của hàng hóa đó Vì thế, người bán hoặc người cung cấp sản phẩm sẽ

cố gắng duy trì chất lượng được gắn với một nhãn hiệu

Đặc biệt, chức năng bảo đảm chất lượng của nhãn hiệu sẽ càng quan trọngtrong trường hợp sản phẩm, dịch vụ được sản xuất , cung cấp với số lượng lớn.Tuy nhiên, chức năng đảm bảo nhãn hiệu không phải là một cam kết đối vớichất lượng của hàng hóa hay dịch vụ Do những hàng hóa hay dịch vụ kém chất

Trang 11

lượng sẽ không được thay thế hoặc sửa chữa Không có đảm bảo nào cho việcbồi thường thiệt hại Gắn nhãn hiệu vào hàng hóa hay dịch vụ nghĩa là ngườitiêu dùng có thể hi vong một chất lượng hàng hóa, dịch vụ ổn định Trongtrường hợp nhãn hiệu được bán hoặc chuyển nhượng như là một phần của hợpđồng bán hoặc chuyển nhượng, thì chủ sở hữu mới của nhãn hiệu hoặc bên nhậnli-xăng phải chịu trách nhiệm đảm bảo và duy trì chất lượng của hàng hóa, dịch

vụ được chuyển nhượng

- Chức năng quảng cáo và một số chức năng khác:

Bên cạnh chức năng chỉ dẫn nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, nhãn hiệucòn có chức năng quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ Người tiêu dùng có xuhướng nhớ nhãn hiệu và gắn nó với một hình ảnh nhất định Do đó, nhãn hiệu cóthể trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả

Có nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu tập trung vào quảng cáo cho nhãn hiệu nhiềuhơn là quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu đó gắn với Điều này vẫn

có hiệu quả bởi nhãn hiệu được cho là kết quả của những nỗ lực không ngừngcủa công ty Trong trường hợp của những nhãn hiệu nổi tiếng, những chi phí đầu

tư được đầu tư chủ yếu cho quảng cáo nhãn hiệu và vì thế giá trị của nhãn hiệu

sẽ rất lớn

2 Tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài:

Nhãn hiệu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, mộttrong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp

Vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nóiriêng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tếquốc tế Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng

bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa

và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh đểthúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Bảo hộ nhãn hiệu - bảo hộ tài sản trí tuệ

là việc làm không thể thiếu đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trongviệc xây dựng và phát triển thị trường Bảo hộ có hiệu quả đối với nhãn hiệu góp

Trang 12

phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động củamình.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quátrình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vì trong quá trình hội nhập, Việt Namphải tham gia vào các tổ chức quốc tế Bảo hộ nhãn hiệu có vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất vàbuôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối

Ngoài ra, bảo hộ nhãn hiệu còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của cácdoanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân,phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó doanhnghiệp nhà nước là thành phần chủ đạo

Bên cạnh đó những lợi ích thiết thực mà doanh nghiệp có thể nhận đượckhi đăng kí nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài:

- Mở rộng phạm vi bảo hộ, chống hành vi giả mảo và cạnh tranh không lànhmạnh:

Việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác nhau cho phép khả năng nhãnhiệu được bảo hộ trên một phạm vi rộng lớn hơn xét về mặt địa lý Doanhnghiệp Việt Nam không đăng ký bảo hộ kịp thời nhãn hiệu của mình tại nướcngoài thì kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài có thể là một dựđịnh mang nhiều rủi ro, bởi vì bất kỳ ai đăng ký trước nhãn hiệu của doanhnghiệp Việt Nam tại một nước nào đó sẽ có quyền ngăn cản doanh nghiệp ViệtNam sử dụng thương hiệu của chính mình tại nước đó

Hơn thế nữa động cơ làm giàu bất hợp pháp, kiến thức pháp luật hạn chếcộng với những kẽ hở trong khung pháp luật đã dẫn đến một thực tế: Hàng giảhầu như đã len lỏi vào từng tận các ngóc ngách của xã hội hay nói cách khác,không có lĩnh vực nào, ngành nào mà không có đồ giả Ngay cả khi một hànghoá có uy tín nhất định trên một thị trường thì ngay lập tức xuất hiện những sảnphẩm với nhãn hiệu tương tự hay na ná như thế hoặc có thể nhiều khi đối thủcòn sao chép toàn bộ nhãn hiệu hàng hoá, nhãn sản phẩm gắn lên hàng hoá của

Trang 13

mình gây hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng khi việc làm giả hàng diễn raquá phổ biến.

Hiện nạn làm hàng giả đang là nỗi ám ảnh đối với những doanh nghiệp làm

ăn chân chính khi nó chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 5-7% giá trị thương mại toàn cầuhàng năm gây thiệt hại 2-3 tỷ Euro cho Việt Nam Theo thống kê của Cục quản

lý thị trường, cứ một mặt hàng mới ra đời thù sẽ có khoảng 10 mặt hàng cùngloại xuất hiện trên thị trường với mẫu mà giống hệt hoặc tương tự như thế vớichất lượng kém hơn và đương nhiên giá cả cũng thấp hơn giá của hàng chínhhãng Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mai Linh cho biết sựxuất hiện của nhãn hàng giả taxi Mai Linh đã khiến hãng bị thiệt hại tới 2,7 tỷđồng/ năm Không chỉ riêng Mai Linh, nhiều hãng taxi có uy tính khác cũng bịtreo biển giả có thể kể tên đến là Vina, Saigon Tourisrs, Festival…

- Duy trì hoạt động kinh doanh ổn định

Nguyên tắc của bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là cho phép chủ sở hữu đượcquyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh

Do đó, một khi chủ sở hữu đăng ký vào được bảo hộ nhãn hiệu thì họ sẽ cóquyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch trong hoạt độngkinh doanh và quảng cáo nhãn hiệu của mình thông qua các phương tiện thôngtin đại chúng như đài báo, truyền hình, biển quảng cáo

Việc độc quyền khai thác nhãn hiệu tạo cho doanh nghiệp khả năng lậpchiến lược phân phối và kiểm soát thị trường cho sản phẩm của mình một cáchhợp lý Tất cả những hoạt động này sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp diễn ra một cách trôi chảy lành mạnh và đạt hiệu quả cao nhất.Đồng thời nó cũng khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện sảnphẩm, nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội

- Lợi thế khi cung cấp bằng chứng tại toà án:

Trang 14

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể dễ dàng chủ động yêu cầu toà án ở nước ngoàitiến hành xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, bởi vì văn bằng bảo

hộ nhãn hiệu chính là căn cứ để doanh nghiệp có thể tiến hành kiện tụng tại toà

án ở nước ngoài

- Thúc đấy hợp tác, liên doanh liên kết quốc tế và chuyển giao công nghệ:

Nhờ giá trị có được từ tiềm năng khai thác thương mại của nhãn hiệu hànghoá trên thị trường mà quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá được xác định giá trị

và trở thành tài sản góp vốn khi liên doanh, liên kết góp vốn, phân phối sảnphẩm Một số nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam được xác định giá trị tớivài triệu USD và dùng để góp vốn liên doanh như nhãn hiệu VISO cho sảnphẩm bột giặt và P/S cho sản phẩm kem đánh răng…

Với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu uy tín của doanh nghiệp tại nước ngoài,doanh nghiệp có thể thu được tiền bản quyền đối với nhãn hiệu của mình thôngqua hình thức li-xăng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho một đối tácthứ ba tại nước ngoài Chẳng hạn, Công ty Giầy thêu may An Phước đã phảithanh toán phí li-xăng cho chủ sở hữu nhãn hiệu “PIERRE CARDIN” khi gắnnhãn hiệu này vào các sản phẩm quần áo của mình

- Nhận được tiền bồi thường thiệt hại :

Thực tiễn tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp có thể yêucầu bên xâm phạm phải bồi thường do gây ra thiệt hại đối với nhãn hiệu đã đượcđăng ký của mình, thậm chí số tiền bồi thường có thể gấp vài lần so với mứcthiệt hại thực tế Ngoài ra, bên xâm phạm phải bồi thường cả chi phí luật sư dochủ sở hữu nhãn hiệu thuê

- Được sử dụng biểu tượng ®:

Chỉ những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ mới được sử dụng biểutượng ® Biểu tượng này có mục đích khuyến cáo rằng nhãn hiệu đã được bảo

Trang 15

hộ độc quyền Như vậy, bên xâm phạm nhãn hiệu sẽ không có lý do để biện hộcho hành vi xâm phạm của mình là vô ý để tránh việc phải bồi thường thiệt hại.

Sử dụng biểu tượng ® cũng có mục đích tuyên bố cho thế giới biết rằng doanhnghiệp đang duy trì và bảo vệ các tài sản trí tuệ của mình

- Nhận được sự giúp đỡ của Hải quan:

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nhận được những sự giúp đỡ hữu ích của Hảiquan tại các quốc gia mà mình đã đăng ký bảo hộ để chống lại các nhà nhậpkhẩu hàng giả và hàng xâm phạm nhãn hiệu vào quốc gia đó Tuy nhiên, đểnhận được sự giúp đỡ này, chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký việc theo dõi và

xử lý hàng giả và hàng xâm phạm với Hải quan tại những quốc gia mà hàng hoácủa mình được xuất khẩu và tiêu thụ

- Ngăn cản người khác đăng ký và sử dụng nhãn hiệu

Một trong những lý do quan trọng nhất để doanh nghiệp đăng ký bảo hộnhãn hiệu là tuyên bố cho thế giới biết rằng mình là chủ sở hữu đích thực củanhãn hiệu Cơ quan quản lý nhãn hiệu tại quốc gia doanh nghiệp đăng ký nhãnhiệu sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho bất kỳ nhãn hiệu nào bị coi là trùng lặphoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp.Đồng thời với việc từ chối này, bất kỳ bên thứ ba nào cũng không được sử dụngnhãn hiệu của doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của doanh nghiệp, nếu cốtình sử dụng sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanhnghiệp.3

II Nội dung bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ:

3 : Theo “ Doanh nghiệp được lợi gì khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, tác giả Bùi Ngọc Dương, BiZCONSULT Intellectuallual Property Attorneys, trang 54 tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số đặc biệt 7/2007

Trang 16

Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không mang tính bắt buộc đối với các doanhnghiệp, nhưng một khi doanh nghiệp có ý định đăng ký nhãn hiệu tại một thịtrường như thị trường Hoa Kỳ thì mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng.Chính vì thế, việc nghiên cứu các quy định pháp luật của mỗi quốc gia bên cạnhnhững yếu tố khác là vấn đề cần thiết

1 Quy định chung của pháp luật Hoa Kỳ về đăng ký nhãn hiệu:

1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp:

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày20/03/1883 tại Paris và đã qua nhiều lần xem xét và sửa đổi vào các năm 1909,

1911, 1925, 1934, 1967, 1979 Đến nay công ước này đã có 164 thành viên thamgia Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên công ước

Các quy định của công ước Paris đề cập đến 3 vấn đề lớn : (i) nguyên tắcđối xử quốc gia, (ii) quyền ưu tiên, (iii) một số nguyên tắc chung đối với hệthống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các thành viên tham gia phải tuântheo

1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS):

Có thể nói Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực

và quy định của Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt củaluật sở hữu trí tuệ Điều quan trọng hơn cả đây là điều ước quốc tế đầu tiên quyđịnh hệ thống các hình phạt đối với các thành viên không đảm bảo sự bảo hộ tốithiểu về quyền sở hữu trí tuệ, kể cả các tiêu chuẩn tối thiểu về nghĩa vụ thực thiquyền Các hình phạt này hoàn toàn không có trong Công ước Paris

Ngoài ra Hiệp định TRIPS cũng lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới lànguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” (MFN): “ bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố đặcquyền hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho một công dân của bất

kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân củatất cả các thành viên khác” (Điều 4)

Trang 17

Với mục đích chống hàng giả và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp địnhTRIPS quy đinh các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo hộ một cách thoả đáng

và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên Phần III và IVcủa Hiệp định nêu rõ rằng các nước thành viên phải quy định trong luật phápcủa quốc gia mình các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đốivới các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cơ chế nhằm ngăn chặncác hành vi tái xâm phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biệnpháp nói trên để tránh các rào cản gây trở ngại cho thương mại hợp pháp Mặtkhác, TRIPS cũng quy định luật nhãn hiệu hàng hoá các nước thành viên phảiquy định một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sởhữu nhãn hiệu

Về phán quyết của toà án đối với vi phạm bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, Hiệpđịnh quy định được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và thông báo kịp thờicho các bên Mặc dù các nước thành viên không buộc phải thiết lập một hệthống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà ántất cả các quyết định hành chính cuối cùng

1.3 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu trong các Hiệp định song phương:

Hoa Kỳ đã ký nhiều Hiệp định song phương về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoávới nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam ( Hiệp định thương mại Việt-Mỹ trong

đó chương II quy định về quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên tắc đối xử quốc gia :

Điều 3 của chương II nêu rõ “ mỗi bên dành cho công dân của bên kia sựđối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân củamình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trítuệ va mọi lợi ích có được từ các quyền đó”

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá :

Để bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả,Hiệp định quy định mỗi bên tối thiểu phải thực hiện theo Công ước Paris về bảo

hộ sở hữu công nghiệp (bản sửa đổi năm 1967) Một bên có thể thực hiện bảo hộ

Trang 18

va thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật của riêng quốc gia mình ở mức

độ rộng hơn so với yêu cầu trong Hiệp định nhưng với điều kiện là việc thựchiện không mâu thuẫn với Hiệp định này Nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận cũng thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Trongmọi trường hợp, tính chất của hàng hoá hoặc dịch vụ không cản trở việc đăng kýnhãn hiệu hàng hoá

Hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:

 Xét nghiệm đơn

 Thông báo cho người nộp đơn các lý do từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

 Cơ hội hợp lý dành cho người nộp đơn trình bày ý kiến về thông báo đó

 Công bố nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu hàng hoáđược đăng ký

 Cơ hôi hợp lý dành cho những người có liên quan đươc yêu cầu huỷ bỏ hiệulực đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Thời han hiệu lực:

Khoản 8 Điều 6 Hiệp định Việt-Mỹ ghi rõ: “ Mỗi bên quy định rằng đăng

ký ban đầu của một nhãn hiệu hàng hoá có thời hạn ít nhất 10 năm và được giahạn không hạn chế số lần, mỗi lần gia hạn có thời hạn không ít hơn 10 năm, khicác điều kiện gia hạn được đáp ứng”

Điều kiện duy trì hiệu lực của việc đăng ký: Khoản 9 Điều 6 Hiệp định ghirõ:

“ Mỗi bên yêu cầu việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện

để duy trì hiệu lực của việc đăng ký ( tuy nhiên, đây không phải là một điều kiện

để được nộp đơn) Việc đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực do không sử dụngsau thời gian ít nhất là 3 năm liên tục không sử dụng , trừ trường hợp chủ nhãnhiệu hàng hoá chứng minh được rằng việc không sử dụng đó là có lý do chínhđáng vì có những cản trở đối với việc sử dụng đó”

Như vậy, để tạo vị thế vững chắc trên thị trường Mỹ xuất phát từ khiá cạnhnhãn hiệu hàng hoá, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng

Trang 19

Công ước quốc tế Paris 1967 và Hiệp định thương mại Việt-Mỹ để nắm bắt cáctiêu chuẩn cơ bản đối với việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

1.4 Luật nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ Lanham Act 1946

Đạo luật Lanham ra đời đánh dấu một bước hoàn thiện về pháo luật bảo hộnhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ Luật này đã được sửa đổi nhiều lần, sửa đổi quantrọng nhất vào năm 1988 (Trademark Law Revision Act of 1988) Bổ sung chođạo luật này, năm 1995, chính quyền Liên Bang đã ban hành đạo luật về bảo vệcác nhãn hiệu nổi tiếng (well-known marks)

Hiện nay, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ được quy định bởi hai

hệ thống pháp luật Liên Bang và pháp luật của từng bang trong Hợp chủngquốc Luật liên bang chính là Đạo luật Lanham 1946 cùng với những sửa đổi bổsung sau này Đồng thời, hầu như tất cả các bang đều có những đạo luật riêng vềbảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với những quy định không giống nhau về đăng kýnhãn hiệu hàng hoá Song hầu hết những đạo luật này đều phỏng theo Dự luậtmẫu về nhãn hiệu hàng hoá (Model Trademark Bill – MTB) hay Đạo luật thốngnhất về hành vi xâm phạm nhãn hiệu ( Uniform Deceptive Trade Pratices Act –UPTPA) MTB cung cấp sự bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá nhưng UPTPAthì không

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại mỗi bang đạt được thông qua việc nộp đơnđăng ký tại Phòng nhãn hiệu hàng hoá của bang đó Nhìn chung, chi phí đăng kýbảo hộ theo luật của bang không cao và thủ tục khá rõ ràng minh bạch Tuy vậy,những người được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình theo luật của tiểu bangkhông được dùng các dấu hiệu công nhận nhãn hiệu hàng hoá theo luật của liênbang mà chỉ có thể dùng kí hiệu TM ( Trademark) đối với nhãn hiệu hàng hoáhay SM ( Service mark) đối với dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu hàng hoá củamình

Tuy nhiên kinh doanh trên một thị trường rộng lớn như nước Mỹ , các nhàxuất khẩu Việt Nam nên quan tâm đến Hệ thống luật Liên bang để bảo vệ mìnhtrước các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, không lường trước được và để

Trang 20

đạt được tấm hộ chiếu xâm nhập các khu vực thị trường mới dễ dàng trên đấtMỹ.Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo luật Liên bang đem lại một sốlợi ích mà tiểu bang không có:

 Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Liên bang do Văn phòngsáng chế và nhãn hiệu hàng hoá Hoa Kỳ (USPTO) cấp có giá trị trên 50 bang Vìvậy, nếu doanh nghiệp có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều bangthì thay vì phải đăng ký nhiều lần tại các bang khác nhau thì thay vì phải đăng

ký nhiều lần tại các bang khác nhau, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký 1 lần tạiUSPTO

 Khi doanh nghiệp đã được USPTO cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộnhãn hiệu hàng hoá, doanh nghiệp có quyền sử dụng kí hiệu ® sau hàng hoáhoặc dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu đã đăng ký Trong khi đó, nếu doanh nghiệpđăng ký nhãn hiệu tại các tiểu bang thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng kí hiệu

TM hay SM sau nhãn hiệu của mình

 Những doanh nghiệp được cấp đăng ký tại USPTO có quyền ngăn cảnngười khác sử dụng nhãn hiệu của mình Việc ngăn cản được thực hiện bằng haicách Thú nhất, USPTO sẽ từ chối bảo hộ những nhãn hiệu hàng hoá giống hoặctương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ Thứ hai,nhãn hiệu hàng hoá đó sẽ được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu, qua các dịch vụkiểm tra, các doanh nghiệp khác sẽ tránh dùng những nhãn hiệu hàng hoá đãđược bảo hộ

 Chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo luật Liên bang cóthể nhận được sự trợ giúp vô giá của Hải quan Hoa Kỳ trong việc ngăn cản nhậpkhẩu các hàng hoá vi phạm nhãn hiệu Tuy nhiên, Hải quan Hoa Kỳ không mặcnhiên có nghĩa vụ đó, trừ khi chủ nhãn hiệu đã lưu hồ sơ nhãn hiệu được bảo hộhợp pháp của mình tại Hải quan và trong nhiều trường hợp phải cùng Hải quantheo dõi và chặn đứng các hoạt động nhập khẩu phạm pháp nêu trên

Trang 21

 Có được một Giấy chứng nhận do USPTO cấp sẽ giúp cho chủ nhãn hiệuhàng hoá tránh khỏi chi phí và công sức đưa ra những thủ tục chứng minh vềtính hiệu lực của nhãn hiệu hàng hoá, quyền sở hữu của mình.

Ngoài ra với đặc điểm là một nước theo hệ thống pháp luật bất thành văn( Common Law), ngoài những quy định trong các văn bản luật (Enacted Law),Luật án lệ ( Cases Law) cũng là một nguồn quan trọng cho việc điều chỉnh cácquan hệ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng

2 Nội dung bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Đây là những nội dung liên quan trực tiếp tới vấn đề đăng ký nhãn hiệuhàng hoá của doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ Những quy định này đượccông bố trên trang web của Văn Phòng Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hoá Hoa KỳUSPTO

Trước hết, những cá nhân có đủ thẩm quyền nộp đơn xin đăng ký bảo hộnhãn hiệu tại USPTO là :

Mọi cá nhân tổ chức của Mỹ cũng như của các quốc gia khác đều có quyềnnộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá dựa trên các cơ sở theo quy định của LuậtNhãn hiệu.Nếu người nộp đơn không cư trú tại Mỹ thì người nộp đơn phải chỉđịnh tên và địa chỉ của một người cư trú tại Mỹ để Văn phòng Sáng chế và nhãnhiệu hàng hoá Hoa Kỳ (USPTO) thực hiện giao dịch liên quan đến nhãn hiệu.Người nộp đơn nên sử dụng dịch vụ của luật sư đại diện sở hữu côngnghiệp để nộp đơn vào Mỹ, dù điều này là không bắt buộc theo pháp luật Hoa

Kỳ Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này của luật sư sẽgiúp người nộp đơn tránh được các khó khăn trong việc thiếu hiểu biết về luậtpháp Mỹ cũng như các quy định về thủ tục và các thời hạn người nộp đơn phảiđáp ứng

Trang 22

Nghiên cứu quy định trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định tự mình nộpđơn xin bảo hộ hay là sử dụng tới người đại diện vì lợi ích của chính bản thândoanh nghiệp

Khi nộp đơn, người đăng ký cần lưu ý đến những điểm sau:

Cơ sở để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Đơn phải được nộp dựa trên các cơ sở nộp đơn của người nộp đơn Phầnlớn cơ sở nộp đơn được dựa trên sự sử dụng hiện tại của nhãn hiệu hàng hoátrong thương mại, hoặc ý định sử dụng trong thương mại:

- Cơ sở “ sử dụng hiện tại” trong thương mại:

Nhãn hiệu hàng hoá đã được sử dụng trong thương mại cho những hànghoá hoặc dịch vụ được liệt kê trong hồ sơ đăng ký.“ Sử dụng hiện tại” trongthương mại là việc sư dụng thực tế nhãn hiệu đó trong quá trình kinh doanh Nóichung, việc sử dụng có thể được chấp nhận trong những trường hợp sau:

 Đối với hàng hoá: nhãn hiệu phải xuất hiện trên hàng hoá, thùng/ hộp đựnghàng hoá hoặc được thể hiện cùng hàng hoá và những hàng hoá nói trên phảiđược đưa vào lưu thông trên thị trường

 Đối với dịch vụ: nhãn hiệu phải được sử dụng hoặc thể hiện trong việc cungứng hoặc quảng cáo dịch vụ và dịch vụ phải được cung ứng trên thực tế

Trong trường hợp đã bắt đầu sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động thươngmại, người nộp đơn có thể nộp đơn dựa trên cơ sở này và nộp theo đơn một camkết ( theo mẫu của tuyên bố) rằng nhãn hiệu đã được sử dụng trong thương mạitrong đó chỉ ra ngày sử dụng đầu tiên và ngày sử dụng đầu tiên trong thươngmại

- Cơ sở “ý định sử dụng”

Người nộp đơn có ý định thật sự trong sử dụng nhãn hiệu cho những hànghoá hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn Đơn nhãn hiệu dựa trên cơ sở “ý định

sử dụng” phải nộp kèm theo một cam kết rằng người nộp đơn có ý định thật sự

sử dụng nhãn hiệu trong thương mại

Trang 23

Một lưu ý ở đây là, nếu việc nộp đơn trên cơ sở ý định sử dụng, người nộpđơn phải bắt đầu bằng việc bắt đầu sử dụng thật sự trong thương mại trước khiUSPTO cấp bằng đăng ký nhãn hiệu Điều đó có nghĩa là sau khi nộp đơn trên

cơ sở “ý định sử dụng” người nộp đơn sau đó phải nộp một mẫu tuyên bố khác

là “ Viện dẫn về việc sử dụng” (alllegation of Use) để chứng minh rằng việc sửdụng đã bắt đầu

- Cơ sở “Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở công ước quốc tế”:

Người nộp đơn mà nước xuất xứ là thành viên của bất kỳ công ước haythoả ước liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá mà Mỹ cũng là thành viên, hoặc mởrộng quyền trên cơ sở có đi có lại với Mỹ, có thể nộp đơn đăng ký tại Mỹ dựatrên cơ sở đăng ký ở nước xuất xứ hay việc nộp đơn đăng ký tại một nước kháccũng là thành viên công ước Việc nộp đơn đăng ký tại Mỹ được thực hiện trongvòng 6 tháng kể từ ngày đơn đăng ký đầu tiên được nộp ở nước ngoài

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ như trên sẽ không được chấp nhậncho đến khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại nước xuất xứ của người nộp đơn,trừ phi người nộp đơn khẳng định là đã sử dụng nhãn hiệu đó trong thương mại

Nguyên tắc đăng ký:

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First-to-file)

Mỹ áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, theo đó, nếu hai hay nhiều ngườicùng nộp đơn đăng ký cho cùng các hàng hoá hoặc dịch vụ hay cho các hànghoá hoặc dịch vụ tương tự, thì người nộp đơn đầu tiên sẽ được cấp Giấy chứngnhận nhãn hiệu hàng hoá

Nguyên tắc sử dụng đầu tiên (First-to-use)

Khi có hai hay nhiều người cùng nộp đơn đăng ký cho cùng các hàng hoáhoặc dịch vụ hay cho các hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự vào cùng một ngày,thì người sử dụng nhãn hiệu sớm nhất sẽ được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệuhàng hoá

Trang 24

Theo đó, doanh nghiệp càng nhanh chóng nộp đơn đăng ký sẽ càng tốt chonhãn hiệu của mình tránh khỏi những rủi ro bị từ chối vì có khả năng trùng hoặcgiống với nhãn hiệu của một chủ thể khác.

Ngôn ngữ của đơn:Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Anh

Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn

Một đơn đăng ký đầy đủ phải bao gồm:

 Tờ khai

 Tên, quốc tịch và địa chỉ của người đăng ký

 Một hoặc các cơ sở đăng ký nêu trên

 Danh mục các hàng hoá hoặc/và dịch vụ mà người nộp đơn sử dụng hoặc

có ý định sử dụng nhãn hiệu và phân loại quốc tế hàng hoá/ dịch vụ (nếu biết)

 Tuyên bố có xác nhận

 Mẫu nhãn hiệu

 Phí đăng ký cho ít nhất một loại hàng hoá hoặc dịch vụ

Đây là vấn đề liên quan đến thủ tục vì thế doanh nghiệp cần tuân thủ theođúng quy định để nhanh chóng hoàn thiện bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Ngày nộp đơn

Đơn đăng ký có thể được nộp trực tiếp qua Internet bằng cách sử dụng Hệthống nộp đơn nhãn hiệu điện tử (TEAS) (tại địa chỉ http:// USPTO.gov) Ngoàiviệc nộp đơn qua Internet, người nộp đơn cũng có thể nộp trực tiếp hoặc quađường bưu điện tới USPTO Đơn nộp bằng fax sẽ không được chấp thuận

Nếu đơn được chuyển đến Internet, ngày nộp đơn là ngày đơn đến đượcmáy chủ của USPTO

Trong trường hợp đơn và các tài liệu khác được nộp qua đường bưu điện,dịch vụ chuyển phát nhanh của Mỹ, ngày nộp đơn là ngày tài liệu được gửi tạibưu điện, thể hiện trên dấu gửi thư đi Trong trường hợp không xác định đượcngày gửi, ngày USPTO nhận được đơn gửi qua bưu điện sẽ là ngày nhận đơn

Trang 25

Vấn đề ngày nộp đơn sẽ có ý nghĩa rất quan trọng khi xảy ra tranh chấpliên quan tới việc sở hữu một nhãn hiệu, mang lại lợi thế bước đầu cho doanhnghiệp.

Số tiền cần thiết trong tài khoản có thể lên đến 2-3 ngàn USD

Bước một, cần phải xác định nhãn hiệu muốn đăng ký, có chữ ký và biểutượng của nhãn hiệu sản phẩm Màu sắc của nhãn hiệu rất quan trọng vì đây làmột trong những đặc điểm chính của nhãn hiệu Bước hai, cần tìm kiếm xemnhãn hiệu mình muốn đăng ký đã có chưa và có nhãn hiệu nào tương tự không?TEAS cung cấp một hệ thống thông tin tìm kiếm TESS ( Trademark ElectronicSearch System), cho phép tra cứu tất cả các nhãn hiệu đã từng đăng ký tại Mỹcũng như tình trạng hiệu lực của mỗi nhãn hiệu Tại hệ thống này, bất cứ ai cũng

có thể tìm hiểu từng nhãn hiệu thương mại đã và đang đăng ký, chủ sở hữu vàthông tin liên quan khác Các doanh nghiệp có tiếng ở Việt Nam rất nên kiểm tra

hệ thống này xem nhãn hiệu của mình đã bị đăng ký hay chưa? Chẳng hạn, khitra thử nhãn hiệu Phở Hoà, có tới 4-5 nhãn hiệu đã đăng ký, trong đó có cả mộthàng phở của Việt Nam tại Mỹ

USPTO chấp nhận các loại thẻ tín dụng VISA, Master Card, Discover vàAmerican Express Do đó, để trả tiền, doanh nghiệp cần phải có một trong các

Trang 26

tài khoản tín dụng này Một nhãn hiệu có thể có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ vàmỗi sản phẩm hoặc dịch vụ này có mức thụ lý hồ sơ là 325USD Đây là chi phí

xử lý hồ sơ đăng ký và không được hoàn lại nếu việc đăng ký không được chấpthuận Để chuẩn bị nội dung đăng ký, doanh nghiệp cần phải xác định tên nhãnhiệu, loại hàng hoá ( dịch vụ) và biểu tượng nhãn hiệu Các biểu tượng phải để ởdạng ảnh GIF hay JPG và được gửi kèm mẫu đăng ký Sau khi nhập các thôngtin vào mẫu đăng ký, bao gồm cả tên và biểu tượng của nhãn hiệu người đăng ký

sẽ phải trả khoản phí 325 USD nói trên

Một mẫu đăng ký nhãn hiệu hợp lệ phải có ít nhất các thành phần sau:

 Tên của người đăng ký

 Tên và địa chỉ liên hệ ( gồm cả email va số điện thoại)

 Ảnh của nhãn hiệu cần đăng ký

 Cước phí thụ lý hồ sơ đăng ký của ít nhất một sản phẩm, dịch vụ (325 USD)Nếu không đáp ứng đủ một trong các yêu cầu trên, USPTO sẽ trả lại hồ sơnếu đăng ký qua đường bưu điện và trả lại phí thụ lý hồ sơ Sau khi gửi hồ sơđăng ký và thanh toán phí thụ lý, trong vòng 24 giờ, USPTO sẽ gửi mail xácnhận, thông báo hồ sơ đăng ký và tên nhãn hiệu hợp lệ hay không? Nếu khônghợp lệ, người đăng ký cần xem lại các thông tin của mình và xác nhận trở lại vớiUSPTO

Khi hồ sơ được nhận, thời gian chờ đăng ký (pending) bắt đầu được tính.Người đăng ký có thể vào mục “ CHECK Trademark Status) (TARR)” để theodõi xem hồ sơ của mình đã được xử lý đến đâu Tuy nhiên USPTO yêu cầunhững người mới đăng ký nên chờ 25 ngày sau mới kiểm tra hồ sơ của mình.Đây là thời gian để các thông tin về hồ sơ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu củaUSPTO Khi nhãn hiệu đã có trong cơ sở dữ liệu, ( bất kể đang chờ hay đã đăngký), người chủ nhãn hiệu đã có quyền in ký hiệu TM hay SM vào tên sản phẩmhay dịch vụ của mình

Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra tình hình hồ sơ của mình, xem

có ai tranh chấp không, bao giờ được công nhận…Ngược lại, nếu thấy có ai

Trang 27

giành quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp có thể khiếu nại ở Uỷban Xét xử và Khiếu nại nhãn hiệu Mỹ ( TTAP)

Sau khi nhận hồ sơ, uỷ ban sẽ thông báo đến người đăng ký yêu cầu giảitrình và tuỳ từng trường hợp sẽ giải quyết trong vòng 4 tháng, có thể khiếu nạinhãn hiệu đang xem xét và cả nhãn hiệu đã đăng ký Chủ nhân thực sự của mộtnhãn hiệu (có gắn yếu tố tên xuất xứ hàng hoá, ví dụ nhãn Hưng Yên, gạo nànghương, xoài cát Hoà Lộc…) thường được ưu tiên

Xét nghiệm và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

Nếu đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về tài liệu, thông tin đơn, USPTO sẽcho số đơn và gửi thông báo tiếp nhận đơn Đơn được chuyển cho xét nghiệmviên để tiến hành xét nghiệm Công việc này có thể được thực hiện trong nhiềutháng Xét nghiệm viên sẽ xem xét đơn đăng ký để xác định đơn có tuân thủ cácquy định và có bao gồm các khoản phí theo yêu cầu hay không

Nếu xét nghiệm viên cho rằng nhãn hiệu không thể được đăng ký thì sẽ đưa

ra Thông báo trong đó giải thích những lý do từ chối chính và những thiếu sóttrong đơn Trong trường hợp chỉ có những thiếu sót nhỏ cần sửa đổi, bố sung,xét nghiệm viên sẽ liên lạc với người nộp đơn để hiệu chỉnh Người nộp đơnphải trả lời các Thông báo của USPTO trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày gửi,nếu không, đơn sẽ bị tuyên bố là huỷ bỏ

Nếu trả lời của người nộp đơn không khắc phục được những lý do dẫn đếnviệc đơn bị từ chối thù, xét nghiệm viên sẽ ra quyết định từ chối cuối cùng.Người nộp đơn có thể khiếu nại lên Hội đồng giải quyết nhãn hiệu hàng hoáNếu xét nghiệm viên không phải đối việc đăng ký, hoặc nếu người nộp đơn

đã khắc phục những lý do từ chối đơn, xét nghiệm viên sẽ phê chuẩn việc công

bố nhãn hiệu trên Công báo chính thức, được xuất bản hàng tuần của USPTO.USPTO sẽ gửi Thông báo việc Công bố đơn tới người nộp đơn nêu rõ ngày côngbố

Bất kỳ người nào cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có thể gây rathiệt hại thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố, có thể nộp đơn phải đối

Trang 28

đăng ký hoặc đơn xin gia hạn thời hạn nộp đơn phản đối lên Hội đồng giải quyếtkhiếu nại nhãn hiệu hàng hoá của USPTO.

Nếu không có đơn phải đối hoặc các đơn phản đối không được chấp thuận,đơn đăng ký sẽ được chuyển sang giai đoạn đăng ký Theo đó, Giấy chứng nhậnđăng ký sẽ được cấp cho đơn nộp dựa trên cơ sở “ sử dụng” và Thông báo Côngnhận được cấp cho đơn đăng ký dựa trên cơ sở “ý định sử dụng”

Nếu nhãn hiệu được công bố dựa trên cơ sở đã được sử dụng trong thươngmại, hoặc dựa trên một đăng ký ở nước ngoài, và không có đơn phản đối hoặcgia hạn thời hạn nộp đơn phản đối, USPTO sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhậnnhãn hiệu hàng hoá trong 12 tuần sau khi nhãn hiệu được công bố

Nếu nhãn hiệu được công bố dựa trên cơ sở ý định sử dụng trong thươngmại của người nộp đơn, USPTO sẽ công bố “Thông cáo chấp thuận” cũng trong

12 tuần sau khi nhãn hiệu được công bố, nếu không có đơn phản đối hoặc không

có gia hạn nộp đơn phản đối Sau đó, người nộp đơn có 6 tháng kể từ ngày

“Thông báo chấp thuận” để:

 Sử dụng nhãn hiệu trong thương mại và đệ trình Tuyên bố sử dụng hoặc

 Đề nghị gia hạn 6 tháng để nộp Tuyên bố sử dụng

Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu hàng hoá

Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực trong thời hạn 10năm kể từ ngày đăng ký, trừ trường hợp bị Giám đốc huỷ bỏ trước khi kết thúcthời hạn được quy định dưới đây:

Nhãn hiệu không được sử dụng:

 Trong 5 năm kể từ ngày đăng ký

 Trong 5 năm kể từ ngày công bố

Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá bị huỷ bỏ ngay sau khi nhãn hiệuđược đăng ký trở thành tên chung cho hàng hoá hoặc dịch vụ, hay khi không cònkhả năng phân biệt

Đăng ký cho nhãn hiệu hàng hoá có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằngviệc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định

Trang 29

Việc xin gia hạn nói trên có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nàotrong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm Việc giahạn có thể được thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên

và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn này

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá

Kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chủ sở hữu có quyền sau:

 Thông báo cho công chúng về quyền sở hữu nhãn hiệu của mình bằngcách sử dụng kí hiệu TM, SM và ® ( chữ R trong vòng tròn);

 Quyền sở hữu nhãn hiệu và độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnhthổ nước Mỹ;

 Tiến hành vụ kiện dân sự liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá trước toà án

để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và lợi ích hợp pháp của mình;

 Yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ ngăn chặn việc nhập khẩu các hàng hoáxâm phạm quyền sở hữu của mình

Khiếu nại các quyết định của USPTO

Khi doanh nghiệp không đồng ý với các quyết định của USPTO thì doanhnghiệp sẽ bảo vệ lợi ích của mình thông qua con đường khiếu nại

Khiếu naị quyết định của xét nghiệm viên

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định từ chối cuối cùng của xétnghiệm viên (từ chối lần thứ 2 dựa trên cùng một cơ sở với từ chối thứ nhất),người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có thể khiếu nại lên Hội đồng giảiquyết khiếu nại nhãn hiệu hàng hoá của USPTO.Khiếu nại phải được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày ra từ chối cuối cùng.Việc khiếu nại được thực hiện bằng cách nộp thông báo khiếu kiện và trả phíkhiếu kiện Hồ sơ khiếu nại sẽ phải nộp trong vòng 60 ngày kể từ ngày khiếukiện Nếu hồ sơ khiếu nại không được nộp trong thời hạn nêu trên thì việc khiếunại được huỷ bỏ

Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng giải quyết khiếu nại nhãnhiệu hàng hoá của USPTO sẽ xem xét và ra quyết định Trong thời hạn một

Trang 30

tháng kể từ ngày ra quyết định, người nộp đơn có thể yêu cầu xem xét lại hoặcsửa chữa quyết định trả lời khiếu nại Thời hạn này cũng có thể được gia hạnnếu có lý do thích đáng.

Khiếu nại tại toà án và kiện dân sự

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng giải quyếtkhiếu nại của USPTO về việc đăng ký, huỷ bỏ nhãn hiệu, phản đối đăng ký,người nộp đơn hoặc bất kỳ bên nào có thể khiếu nại lên Toà phúc thẩm thuộcToà án Liên Bang

Thời hạn để nộp thông báo khiếu nại lên Toà phúc thẩm thuộc toà án LiênBang hoặc khởi kiện dân sự là 2 tháng kể từ ngày Hội đồng giải quyết khiếu nại

3 Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn 6

tháng cho việc nộp “Tuyên bố sử

8 Phí nộp Thông báo phản đối, mỗi

Trang 31

Những năm gần đây Hoa Kỳ luôn là thị trường lớn đối với các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, nếunhư năm 1997, kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt 668 triệu USD (xuấtkhẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 390 triệu USD) thì con số này của năm 2000 là1,19 tỷ USD (xuất khẩu từ Việt Nam đạt 827 triệu USD), năm 2003 là 5,79 tỷUSD (xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD) và năm 2006 lên tới 9,56 tỷUSD (xuất khẩu của Việt Nam đạt 8,46 tỷ USD) Với tổng kim ngạch thươngmại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 5,45 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ CôngThương ước tính con số này của năm 2007 sẽ đạt khoảng 11,75 tỷ USD Trongcán cân thương mại với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn xuất siêu Tính đến hết năm

2006, Việt Nam đứng thứ 43 trong số các nước nhập khẩu hàng của Hoa Kỳ vàđứng thứ 34 trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang nước này

Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại, xét về xuất khẩu, kể từ khihai nước tiến hành kí kết Hiệp định thương mại song phương, nhiều cơ hội đãđược mở ra cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam Đến năm 2006, hàng xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ đã chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường này(không kể dầu thô) là dệt may, thuỷ sản, giày da và đồ gỗ Tính đến tháng 6 năm

2007, 4 mặt hàng này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangHoa Kỳ Trong đó, với mặt hàng dệt may, Việt Nam đứng thứ tư trong số cácnhà xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ (chiếm 4% thị phần nhập khẩu), thủysản đứng thứ 6 (4,2% thị phần), đồ gỗ đứng thứ 6 và giày dép đứng thứ 2 4

Những số liệu trên đã phản ánh được phần nào sự gia tăng hợp tác mạnh

mẽ về thương mại giữa hai quốc gia Điều này cũng đặt ra một vấn đề đối vớidoanh nghiệp xuất nhập khẩu của chúng ta- song song nhiệm vụ phát triển thịtrường tăng doanh số bán hàng, uy tín cũng như lợi nhuận thì nhiệm vụ bảo vệnhãn hiệu hàng hoá thông qua việc đăng ký tại cơ quan chức năng cũng mang

4 : theo thời báo Kinh tế Việt Nam http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?

top=38&sub=56&article=108449

Trang 32

một ý nghĩa thiết thực Vấn đề này sẽ được làm rõ trong khuôn khổ Chương IIcủa khoá luận này.

I Tổng quan về đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam:

Như đã phân tích trên đây, Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết đã

mở ra những cơ hội to lớn cho doanh nghiêp hai nước khai thác những tiềmnăng to lớn trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương này Đối với doanhnghiệp Việt Nam, đó là cánh cửa dẫn tới một thị trường rộng lớn với những triểnvọng lớn

Và cũng trên tinh thần của Hiệp định này, lần đầu tiên nội dung về sở hữutrí tuệ mà cụ thể ở đây là bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá được ký kết như là mộtphần nội dung quan trọng Kể từ đây nhận thức về đăng ký nhãn hiệu đã dần dầnphát triển trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Trước tiên có thể nhận thấy

rõ điều này thông qua những số liệu thống kê của Cục sở hữu trí tuệ

Trang 33

Bảng 2.1 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp

từ năm 1990 – 2006 5

Năm Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt

2006 với con số ấn tượng là 23086 đơn

Điểm dễ nhận thấy là số lượng đơn yêu cầu đối với nhãn hiệu hàng hoáluôn vượt trội (84%) so với những đối tượng còn lại của sở hữu công nghiệp làsáng chế ( 9%), kiểu dáng công nghiệp ( 6%) và giải pháp hữu ích ( 1%) Điềunày được thể hiện rõ qua bảng 2.4 ( xem bảng 2.2)

5: theo “ Hoạt động cục sở hữu trí tuệ 2005” của Cục sở hữu trí tuệ và “ Hoạt động khoa học” của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/2007

Trang 34

Bảng 2.2 So sánh tỉ lệ nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu

dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá năm 20056

Bảng 2.3 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

đã được cấp từ 1990 đến 2006 7

Năm Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt

Trang 36

Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2002 – 20068

8 : theo http://www.uspto.gov/web/offices/com/annual/2006/50321_table21.html

Trang 37

Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn của một số nước Châu Á được USPTO cấp giai đoạn 2002 – 20069

Ngay trong so sánh với các nước trong cùng khu vực Châu Á trên khu vựcthị trường này thì số lượng nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ của chúng ta chỉđứng trên Indonesia ( 105 nhãn hiệu), Philipin ( 110 nhãn hiệu), ngang hàng vớiMalaysia ( cùng 146 nhãn hiệu), chỉ bằng 1/64 số nhãn hiệu xuất xứ từ Nhật Bảnđược cấp cùng thời kỳ

Một điểm đáng lưu ý nữa là mặc dù Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mở ranhững cơ hội công bằng cho doanh nghiệp cả hai nước trong việc đăng ký bảo

hộ nhãn hiệu của mình Tuy nhiên vẫn có tồn tại những chênh lệch khá lớn trongnhận thức về tầm quan trọng của việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại thịtrường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa kỳ Bảng 2.6 dướiđây sẽ cho thấy rõ hơn về tương quan so sánh này ::

9 : theo http://www.uspto.gov/web/offices/com/annual/2006/50322_table22.html

Trang 38

2 3 4 5Doanh nghiệp Mỹ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

và thong qua Văn phòng quốc tế của WIPO (1)

590 110

3

852 113

3Doanh nghiệp Việt Nam tại Văn phòng sáng chế và

nhãn hiệu Hoa Kỳ 10 (2)

0 200 400 600 800 1000

1200

-1 -2

Những số liệu trên đã phản ánh một thực tế là số lượng nhãn hiệu của ViệtNam được bảo hộ tại thị trường nước ngoài mà ở đây là thị trường Hoa Kỳ cònkhá ít ỏi Bản thân việc đăng ký nhãn hiệu không phải là một yếu tố mang tínhbắt buộc mà hoàn toàn dựa trên ý thức tự nguyện của các doanh nghiệp Tuynhiên doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký sẽ phải đứng trước rất nhiềurủi ro do chính thị trường này mang tới Trên đất Mỹ cạnh tranh diễn ra khốc liệt

và nhãn hiệu chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vữngtrong cạnh tranh bên cạnh yếu tố chất lượng lúc nào cũng được đề cao lên đầu.Một trong số những rủi ro lớn nhất chính là tranh chấp liên quan đến việc sửdụng nhãn hiệu hàng hoá, thường kéo theo đó là những vụ kiện tụng tốn kémthời gian và chi phí Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số tranh chấp lớn liênquan tới nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tại thị trườngMỹ

II Một số tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua tại thị trường Mỹ.

10 : theo “ Hoạt động sở hữu trí tuệ 2005”, Cục sở hữu trí tuệ

Trang 39

1 Vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá cà phê Trung Nguyên:

Được thành lập năm 1996, cà phê Trung Nguyên lúc đầu khởi đầu cũng chỉ

ở quy mô nhỏ Tuy vậy, cà phê Trung Nguyên đã gây ấn tượng mạng với cưdân đô thị vốn nghiền cà phê này Với 9 loại cà phê do Trung Nguyên sản xuất

và được pha chết theo cách riêng đã nhanh chóng giúp doanh nghiệp này mởrộng hệ thống đại lý lên đến gần 400 quán cà phê trên cả nước, theo hình thứcnhượng quyền kinh doanh nhãn hiệu Hình thức nhượng quyền này cũng pháttriển ra cả nước ngoài Cà phê Trung Nguyên đã xuất hiện tại Singapore, Nhật,Hồng Kông, Trung Quốc, Australia…

Tuy nhiên, do không quan tâm đầy đủ tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệuhàng hoá, nhãn hiệu Trung Nguyên đã phải gánh chịu hậu quả khá nặng nề trongviệc mở rộng kinh doanh tại Mỹ

Tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp (ở tiểu bang California)tiếp xúc với nhau lần đầu tiên và hai bên đàm phán việc nhập khẩu cà phê TrungNguyên vào thị trường Mỹ Tháng 1/2001, hợp đồng đầu tiên được ký kết và càphê Trung Nguyên xuất hiện tại quốc gia này Đầu năm 2002, thêm một hợpđồng nữa được ký, cà phê Trung Nguyên tiếp tục đi thâm nhập vào thị trườngnày Đến lúc này, Trung Nguyên mới nghĩ đến chuyện đăng ký bảo hộ nhãn hiệuhàng hoá tại đây Nhưng thật bất ngờ, từ tháng 11/2000, tức là chỉ 3 tháng saukhi lần đầu tiếp xúc giữa hai bên, Rice Field Corp đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộvới cơ quan chức năng của Mỹ đối với nhãn hiệu hàng hoá “ Trung Nguyên –

Cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột” và nhãn hiệu “ Trung Nguyên” ( bằng tiếngViệt).Để chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Mỹ với quy mô sản phẩm lớn hơn,tháng 8/2001, cà phê Trung Nguyên đã nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu tại Hoa

Kỳ với tên gọi “ Trung Nguyên - nguồn cảm hứng sáng tạo mới” ( bằng tiếngAnh) và yêu cầu tuyên bố vô hiệu với hồ sơ của Rice Field Corp…

Công ty cà phê Trung Nguyên đã nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếunại và đưa ra những bằng chứng quan trọng nhất, chứng tỏ sở hữu bản quyền

Trang 40

nhãn hiệu hàng hoá của mình là chính đáng Trong số các bằng chứng quantrọng nhất là Giấy phép kinh doanh của công ty được cấp năm 1996, các nhãnhiệu của Trung Nguyên và biển hiệu đã được sử dụng tại Việt Nam, danh sáchgần 400 quán cà phê tồn tại và hoạt động theo nhượng quyền kinh doanh củaTrung Nguyên và các thị trường nước ngoài của công ty này Ngoài ra còn cócác bằng chứng về doanh thu ròng hàng năm từ việc bán các sản phẩm vànhượng quyền kinh doanh của công ty từ năm 1997 đến 2001 Thiệt hại ước tínhcủa cà phê Trung Nguyên trong vụ này lên đến gần 1 triệu USD, bao gồm cảkhoản phí thuê luật sư và thiệt hại do chiến lược kinh doanh mở rộng tại thịtrường Mỹ bị chậm lại ( theo hợp đồng được soạn cuối năm 2001, công ty càphê Trung Nguyên sẽ là công ty đầu tiên của Việt Nam chuyển nhượng nhãnhiệu hàng hoá sang Mỹ với giá khoảng 100.000 USD/bang/từng đối tác trongvòng 3 năm) Đây là bài học đắt giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam khimuốn mở rộng thị trường tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm từ việc cà phê Trung Nguyên bị mất thương hiệu ngay tại Mỹ

đã rút ra cho công ty này bài học quý giá Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gianhãn hiệu Công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên đã đúc kết mỗithương hiệu phải xác định được cho mình một văn hoá và tính cách riêng biệttrên thị trường so với đối thủ cạnh tranh, nhờ đó, khách hàng sẽ trở nên gần gũivới thương hiệu và giữ nó ở vị thế khác hẳn với các sản phẩm cạnh tranh kháctrong từng ngành Chính vì vậy, thời gian tới, Trung Nguyên sẽ ra mắt loại bao

bì mới thiết kế độc đáo, tạo một phong cách mới cho sản phẩm trên thị trường.Loại bao bì này sẽ giúp người tiêu dùng giữ được hương vị cà phê lâu, thơmhơn

Từ kinh nghiệm của những người đi trước, Công ty cổ phần Sacom ( Tổngcông ty Bưu chính viễn thông), xác định, cần mở rộng và tiếp sức thường xuyêncho thương hiệu Theo ông Đỗ Văn Trác, Tổng giám đốc công ty, là việc sửdụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loạt các sản phẩm

Ngày đăng: 27/03/2013, 14:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bùi Ngọc Dương – “Doanh nghiệp được lợi gì khi đăng ký bảo hộ ở thị trường nước ngoài”, tạp chí Hoạt động Khoa học số đặc biệt tháng 7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp được lợi gì khi đăng ký bảo hộ ở thị trường nước ngoài
8. Nguyễn Hoài Phương – “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hang hoá tại thị trường Hoa Kỳ”, Khoá luận tốt nghiệp, Đai học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hang hoá tại thị trường Hoa Kỳ
9. Nguyễn Quốc Thịnh và Lê Thị Thuần – “ Một số giải pháp xây dựng và bảo vệ chủ yếu cho hàng Việt Nam xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Thương mại, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp xây dựng và bảo vệ chủ yếu cho hàng Việt Nam xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
10. Tạp chí “ Hoạt động sở hữu trí tuệ 2005”, Cục sở hữu trí tuệ.Tạp chí “ Hoạt động khoa học”, Bộ Khoa học Công nghệ số đặc biệt tháng 7/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động sở hữu trí tuệ 2005”, Cục sở hữu trí tuệ.Tạp chí “ Hoạt động khoa học
11. “ Thương hiệu Việt”, Dự án hỗ trợ doanh nghiệp về nâng cao năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu, Nhà xuất bản trẻ và Câu lạ bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 12/2002.III. Các trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương hiệu Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ và Câu lạ bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO – TRIPS (1994) Khác
5. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005II. Tài liệu phát hành Khác
7. Doãn Công Khánh – “ Các giải pháp xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.1 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp (Trang 33)
Bảng 2.1 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.1 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã được nộp (Trang 33)
Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của một số quốc - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của một số quốc (Trang 36)
Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của  một số quốc - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của một số quốc (Trang 36)
Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn của một số nước Châ uÁ được USPTO cấp giai - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn của một số nước Châ uÁ được USPTO cấp giai (Trang 37)
Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn  của một số nước Châu Á được USPTO cấp giai - Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn của một số nước Châu Á được USPTO cấp giai (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w