Theo “ Hoạt động cục sở hữu trí tuệ 2005” của Cục sở hữu trí tuệ và “ Hoạt động khoa học” của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 33 - 39)

I. Tổng quan về đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam:

5:theo “ Hoạt động cục sở hữu trí tuệ 2005” của Cục sở hữu trí tuệ và “ Hoạt động khoa học” của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/

Bảng 2.2 So sánh tỉ lệ nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu

dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá năm 20056

Đặt trong một tương quan so sánh về số lượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp trong cùng thời kỳ này, có thể thấy rằng nhận thức về việc bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại thị trường Việt Nam thực sự chuyển biến đáng kể. Số lượng đơn đăng ký được cấp chứng nhận tăng đều qua các năm và đạt mức 12.258 đơn vào năm 2006 trong đó số lượng đơn được cấp nộp bởi người nộp đơn Việt Nam chiếm đến hơn ¾. Trên sân nhà, đã ghi nhận những thành công nhất định của công cuộc đổi mới tư duy nhận thức về vấn đề đăng ký nhãn hiệu.

Bảng 2.3 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

đã được cấp từ 1990 đến 2006 7

Năm Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam (VN)

Người nộp đơn nước ngoài ( NN)

Tổng số

6 : theo “ Hoạt động cục sở hữu trí tuệ 2005” của Cục sở hữu trí tuệ và “ Hoạt động khoa học” của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/2007 của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/2007

7 : theo “ Hoạt động cục sở hữu trí tuệ 2005” của Cục sở hữu trí tuệ và “ Hoạt động khoa học” của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/2007 của Bộ Khoa học công nghệ, số đặc biệt tháng 7/2007

1990 423 265 6881991 1525 388 1913 1991 1525 388 1913 1992 1487 1821 3308 1993 1395 2137 3532 1994 1744 2342 4086 1995 1627 2965 4592 1996 1383 2548 3931 1997 980 1506 2486 1998 1095 2016 3111 1999 1299 2499 3798 2000 1423 1453 2876 2001 2085 1554 3639 2002 3386 1814 5200 2003 4907 2243 7150 2004 5444 2156 7600 2005 6427 3333 9760 2006 8840 3418 12258

Những phân tích trên đây đã cho thấy hoạt động đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đang thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm hơn từ phía các doanh nghiệp nước ta, không chỉ từ phía các đối tác nước ngoài mà còn là chính bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức đối với “cái tên” của chính mình.Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là liệu khi hội nhập kinh tế quốc tế, khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam để vươn tới những thị trường rộng lớn hơn với sức tiêu thụ và tiềm năng phát triển lớn hơn, mà trong phạm vi của khoá luận này chỉ xin đề cập tới thị trường Mỹ.

Bảng 2.4 So sánh số lượng nộp đơn yêu cầu tại USPTO của một số quốc

gia Châu Á giai đoạn 2002 – 20068

Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006

Việt Nam 55 79 60 39 41

Thái Lan 103 153 127 114 80

Singapore 283 285 205 311 355

Đài Loan 1143 1259 1424 1196 1427

Trung Quốc (đại lục) 472 474 594 1246 1789

Ấn Độ 267 291 260 275 346 Indonesia 37 45 24 55 32 Nhật Bản 4450 4342 4239 4824 4705 Philipin 31 12 26 56 86 Hàn Quốc 887 758 446 614 1207 Malaysia 60 28 98 97 81

Tổng số đơn nộp tại USPTO 50052 49371 46832 60995 71551 Theo các số liệu của Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO, trong giai đoạn từ năm 2002 – 2006 ( tính từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực), số lượng đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiêp Việt Nam nộp tại cơ quan này vẫn còn rất khiêm tốn, mở đầu là năm 2002 với 5 đơn, tăng dần lên 21 đơn rồi 35 đơn và đạt mức cao nhất là 50 đơn tính vào năm 2006. Những con số này còn quá khiêm tốn với con số đơn hàng năm được các doanh nghiệp nước ngoài nộp tại USPTO.

Bảng 2.5 So sánh số lượng đơn của một số nước Châu Á được USPTO cấp giai đoạn 2002 – 20069 Tên nước 2002 2003 2004 2005 2006 Việt Nam 5 21 35 35 50 Thái Lan 43 55 62 52 65 Singapore 82 95 102 100 110 Đài Loan 656 698 662 685 768

Trung Quốc (đại lục) 174 326 358 364 697

Ấn Độ 73 111 115 104 126 Indonesia 16 26 24 17 22 Nhật Bản 1510 1896 2010 1821 2197 Philipin 12 25 23 16 34 Hàn Quốc 283 431 470 395 409 Malaysia 24 21 27 27 37 Tổng số được USPTO cấp 19052 25217 25485 19968 27552 Và tính từ giai đoạn 5 năm trở lại đây, chúng ta chỉ có 146 nhãn hiệu được cấp mới tại thị trường Mỹ, con số này chưa phản ánh đúng tiềm năng của các doanh nghiệp chúng ta. Và nếu so sánh với 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO hiện đang quản lý chúng ta sẽ thấy con số này quá khiêm nhường.

Ngay trong so sánh với các nước trong cùng khu vực Châu Á trên khu vực thị trường này thì số lượng nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ của chúng ta chỉ đứng trên Indonesia ( 105 nhãn hiệu), Philipin ( 110 nhãn hiệu), ngang hàng với Malaysia ( cùng 146 nhãn hiệu), chỉ bằng 1/64 số nhãn hiệu xuất xứ từ Nhật Bản được cấp cùng thời kỳ.

Một điểm đáng lưu ý nữa là mặc dù Hiệp định thương mại Việt - Mỹ mở ra những cơ hội công bằng cho doanh nghiệp cả hai nước trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên vẫn có tồn tại những chênh lệch khá lớn trong nhận thức về tầm quan trọng của việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa kỳ. Bảng 2.6 dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn về tương quan so sánh này ::

Số lượng đơn nộp bởi: 200 2 200 3 200 4 200 5 Doanh nghiệp Mỹ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

và thong qua Văn phòng quốc tế của WIPO (1)

590 1103 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

852 1133 3 Doanh nghiệp Việt Nam tại Văn phòng sáng chế và

nhãn hiệu Hoa Kỳ 10 (2)

55 79 60 39

Những số liệu trên đã phản ánh một thực tế là số lượng nhãn hiệu của Việt Nam được bảo hộ tại thị trường nước ngoài mà ở đây là thị trường Hoa Kỳ còn khá ít ỏi. Bản thân việc đăng ký nhãn hiệu không phải là một yếu tố mang tính bắt buộc mà hoàn toàn dựa trên ý thức tự nguyện của các doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp không thực hiện việc đăng ký sẽ phải đứng trước rất nhiều rủi ro do chính thị trường này mang tới. Trên đất Mỹ cạnh tranh diễn ra khốc liệt và nhãn hiệu chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh bên cạnh yếu tố chất lượng lúc nào cũng được đề cao lên đầu. Một trong số những rủi ro lớn nhất chính là tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, thường kéo theo đó là những vụ kiện tụng tốn kém thời gian và chi phí. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số tranh chấp lớn liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua tại thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 33 - 39)