III. Những vấn đề tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ:
2. Tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn, tốn ké m:
Rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta thời gian qua phàn nàn rằng họ đang “đau đầu” khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở một số thị trường mục tiêu vì tại thời điểm này, đăng ký chỉ để giữ chỗ, nhưng nếu không đăng ký thì sẽ có nguy cơ mất nhãn hiệu hàng hoá khi doanh nghiệp có ý định tung sản phẩm. Trong khi quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là vừa và nhỏ, tiềm lực về tài chính hạn chế, nguồn dự trữ ngoại tệ không phải lúc nào cũng đủ. Vấn đề đặt ra ở đây là bài toán giữa cuộc chiến bảo vệ thương hiệu và chi phí bằng ngoại tệ.
Với những doanh nghiệp Nhà nước, các Giám đốc còn ngần ngại hơn, vì đầu tư khá lớn nhưng sau thời gian dài mới nhìn thấy lợi ích cụ thể. Ông Trần Việt Hùng – Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận xét : “ Tốt nhất là các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trước khi xuất hàng hoá vào thị trường Mỹ. Như vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam mới có thể gìn giữ, phát
triển uy tín, thị phần của nhãn hiệu cũng như sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và vi phạm nhãn hiệu của mình tại thị trường đầy rủi ro này” 15
Quay lại vấn đề của ngành thuỷ sản chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề này:Trong điều kiện thời gian hội nhập kinh tế thế giới đang cận kề, và thủy sản được xếp thứ 4 trong nhóm các ngành hàng mang ngoại tệ nhiều nhất về cho đất nước, nhưng hoạt động xây dựng thương hiệu tại các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất... “sơ khai”.Một thực tế tồn tại trong nội bộ ngành này là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta chỉ chăm chú lo thu ngoại tệ mà
quên “đặt tên” cho sản phẩm
Theo ông Hà Ngọc Linh, Giám đốc điều hành Công ty Biz Solutions thì có hai lý do khiến các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình: Thứ nhất là do ngành thủy sản chiếm tỉ trọng xuất khẩu quá lớn, đã hút các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu. Công việc quan trọng của họ là tính toán mỗi năm xuất khẩu được bao nhiêu, thu bao nhiêu ngoại tệ, còn việc xây dựng thương hiệu không được tập trung. Thứ hai là chi phí xây dựng thương hiệu tại thị trường các nước nhập khẩu quá cao, chỉ một trang quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đã “ngốn” không dưới vài chục ngàn USD, vượt quá khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên trong bối cạnh cạnh tranh ngày càng sâu rộng như hiện nay thì thà chậm chân vẫn còn hơn...“vô danh” . Điều này đã được một quan chức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) thừa nhận: “Vụ kiện các doanh nghiệp bán phá giá cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ, nguyên nhân sâu xa là do ngành thủy sản chậm xây dựng và đăng ký thương hiệu cho mặt hàng thủy sản tiềm năng này tại các nước nhập khẩu”. Nếu ngay từ đầu, các doanh nghiệp chú ý đến việc đăng ký thương hiệu thì sản phẩm cá tra, cá basa 15 : Theo “ Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn ngày 14/08/2003
Việt Nam không phải mang cái tên chung là “catfish”, khi đó khả năng bị kiện sẽ rất thấp.
Theo ông Nguyễn Hửu Dũng, Tổng Thư ký Vasep, hiện nhiều mặt hàng thủy sản VN đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhưng điều đáng buồn là khách hàng hầu như không biết đó là của các doanh nghiệp. Bởi hầu hết các doanh nghiệp chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình mà xuất khẩu chủ yếu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu.
Cũng theo ông Dũng, “Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần xác định chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm của mình ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Đề cập vấn đề này tại thời điểm hiện nay là quá chậm và khó khăn cho các doanh nghiệp, nhưng còn hơn là cứ mãi bán sản phẩm... “ vô danh”
Và đối với ngành thuỷ sản ở thời điểm hiện tại thì việc cần thiết trước mắt là phải có một thương hiệu tập thể hay một thương hiệu quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đặt vấn đề: Thương hiệu cho ngành thủy sản Việt Nam nên xây dựng cấp quốc gia trước hay cho từng doanh nghiệp trước? Vấn đề này đã được ông Jonathan Stamell, đại diện Công ty StamellỴa Mỹ (chuyên về phát triển thương hiệu) phát biểu: trong điều kiện hiện nay của ngành thủy sản Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Ví dụ đối với thị trường Mỹ, người Mỹ chỉ biết về Việt Nam, chứ không biết về các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó thương hiệu quốc gia sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn, bền vửng hơn.
Đây cũng là bước đầu tiên để tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ. Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Phát triển thực phẩm Việt Nam, ông Herby Neubacher, cũng cho rằng thủy sản Việt Nam cần được quảng
bá thông qua các cơ quan chức năng. Đó là nhiệm vụ chung và là bước đầu tiên xây dựng nền móng cho thương hiệu ngành thủy sản.
Tuy nhiên nếu xem xét ở một góc độ dài hạn hơn, khi sản phẩm của nhãn hiệu mà một công ty đăng ký đã có chỗ đứng trên thị trường thì khi nhãn hiệu sản phẩm – chưa được đăng ký bảo hộ - sẽ là miếng mồi báu bở cho những doanh nghiệp nhanh chân nhanh tay hơn trục lợi mà không phải bỏ ra nhiều công sức gây dựng cho nhãn hiệu đó. Rõ ràng là từ phía doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực sự nhãn hiệu đó thì có quá nhiều rủi ro nêú như còn quá chần chừ hay e ngại. Trường hợp của Trung Nguyên khi quyết định khởi kiện doanh nghiệp của Mỹ mà chủ sở hữu là Chung Sen Wu (Đài Loan) cũng đã phải đứng giữa nhiều sự lựa chọn. Trình tự đăng ký bảo hộ đã khá phức tạp đối với những doanh nghiệp của chúng ta thì trình tự xét xử kiện tụng còn khó khăn hơn nhiều lần. Theo ông Christian Kamm, chủ tịch Công ty Kamm Investment USA cho biết việc đăng ký một nhãn hiệu tại Mỹ chỉ tốn 1200 – 1500 USD nhưng việc đi kiện đòi lại nhãn hiệu có thể tốn đến hàng trăm nghìn USD chưa kể tới thời gian theo đuổi vụ kiện đó. Lúc đó chắc chắn tâm lý lo ngại thủ tục và chi phí tốn kém của doanh nghiệp sẽ còn lớn hơn rất nhiều.