Phí nộp Thông báo phản đối, mỗi nhóm

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 30 - 32)

hoặc dịch vụ)

1 Lệ phí nộp đơn bằng văn bản, mỗi

nhóm

375Lệ phí nộp đơn qua TEAS, mỗi Lệ phí nộp đơn qua TEAS, mỗi

nhóm

325

2 Lệ phí nộp “Tuyên bố sử dụng”, mỗi

nhóm

100

3 Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn 6

tháng cho việc nộp “Tuyên bố sử dụng”, mỗi nhóm

150

4 Lệ phí gia hạn, mỗi nhóm 400

5 Lệ phí công bố, mỗi nhóm 100

6 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận nhãn

hiệu hàng hoá mới

100

7 Phí sửa đổi đăng ký 100

8 Phí nộp Thông báo phản đối, mỗi nhóm nhóm

300

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Những năm gần đây Hoa Kỳ luôn là thị trường lớn đối với các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, nếu

như năm 1997, kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt 668 triệu USD (xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 390 triệu USD) thì con số này của năm 2000 là 1,19 tỷ USD (xuất khẩu từ Việt Nam đạt 827 triệu USD), năm 2003 là 5,79 tỷ USD (xuất khẩu của Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD) và năm 2006 lên tới 9,56 tỷ USD (xuất khẩu của Việt Nam đạt 8,46 tỷ USD). Với tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 5,45 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công Thương ước tính con số này của năm 2007 sẽ đạt khoảng 11,75 tỷ USD. Trong cán cân thương mại với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn xuất siêu. Tính đến hết năm 2006, Việt Nam đứng thứ 43 trong số các nước nhập khẩu hàng của Hoa Kỳ và đứng thứ 34 trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại, xét về xuất khẩu, kể từ khi hai nước tiến hành kí kết Hiệp định thương mại song phương, nhiều cơ hội đã được mở ra cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2006, hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường này (không kể dầu thô) là dệt may, thuỷ sản, giày da và đồ gỗ. Tính đến tháng 6 năm 2007, 4 mặt hàng này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong đó, với mặt hàng dệt may, Việt Nam đứng thứ tư trong số các nhà xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ (chiếm 4% thị phần nhập khẩu), thủy sản đứng thứ 6 (4,2% thị phần), đồ gỗ đứng thứ 6 và giày dép đứng thứ 2. 4

4 : theo thời báo Kinh tế Việt Nam http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=56&article=108449 top=38&sub=56&article=108449

Những số liệu trên đã phản ánh được phần nào sự gia tăng hợp tác mạnh mẽ về thương mại giữa hai quốc gia. Điều này cũng đặt ra một vấn đề đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của chúng ta- song song nhiệm vụ phát triển thị trường tăng doanh số bán hàng, uy tín cũng như lợi nhuận thì nhiệm vụ bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá thông qua việc đăng ký tại cơ quan chức năng cũng mang một ý nghĩa thiết thực. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong khuôn khổ Chương II của khoá luận này.

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w