Các vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá khác:

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 45 - 49)

II. Một số tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua tại thị trường Mỹ.

4. Các vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá khác:

Cứ tưởng rằng, với những mặt hàng có khối lượng "khuynh đảo" như con tôm, con cá da trơn, hay nước mắm Phú Quốc... dễ đẩy đến tình trạng tranh chấp quốc tế về giá cả, thương hiệu... như diễn ra căng thẳng liên tục trong thời gian qua.

Còn với gạo Nàng thơm Chợ Đào, một loại nông sản độc nhất vô nhị, chỉ khoanh lại trên diện tích gieo trồng không đến 400 hecta (nếu canh tác ngoài phạm vi này, khác tính chất thổ nhưỡng thì dù là giống gốc vẫn không còn cái hương vị đặc thù Chợ Đào có hàng thế kỷ vang danh), vậy mà mới đây, người ta lại phát hiện ở tận nước Mỹ cũng có nhãn hiệu độc quyền "Nàng hương Chợ Đào"...Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam vừa cấp Giấy chứng nhận số 67283 cho Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp (HTX DVNN) xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước- tỉnh Long An) được độc quyền nhãn hiệu hàng hoá "Gạo Nàng thơm Chợ Đào". Thế nhưng trước đó, nhãn hiệu "Nàng hương Chợ Đào" đã được đăng ký độc quyền tại thị trường Mỹ cũng cho sản phẩm gạo thuộc nhóm 30, được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận số 2531726 ngày 22/1/2002 cho Công ty Cao Nguyen, Inc. CORPORATION OKLAHOMA.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, trong quá trình làm thủ tục để được chứng nhận độc quyền nhãn hiệu hàng hóa "Gạo Nàng thơm Chợ Đào" cho HTX DVNN xã Mỹ Lệ, sở đã phát hiện ra sự cố này. Sở đã nhờ Công ty Sở hữu Công nghiệp liên hệ với một văn phòng luật sư ở Mỹ để nhờ họ làm đại diện khởi kiện, yêu cầu Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ hủy bỏ giấy chứng nhận của Cao Nguyen, sau đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiến hành đăng ký ở Mỹ. Đại diện văn phòng luật sư Mỹ trả lời rằng họ chưa thể nói trước về khả năng thắng kiện trong vụ này vì họ cần có thêm thông tin và chứng cứ mà phía Việt Nam phải cung cấp, họ cho biết chi phí cho một vụ kiện như thế ít nhất cũng phải 50.000 USD.

Trong lịch sử tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới đã từng xảy ra một vụ giống hệt với hoàn cảnh của thương hiệu "Chợ Đào" hiện nay. Đó là vụ gạo Bastami của Âận Độ bị một công ty của Mỹ đăng ký độc quyền nhãn hiệu vào năm 1997. Bastami là một lọai gạo dài và thơm (gần giống với gạo Nàng thơm của Việt Nam) được trồng ở một số địa phương thuộc Ấn Độ và Pakistan, được người dân Âận Độ phong danh "Bà chúa của hương thơm". Gạo Bastami được xuất khẩu chủ yếu qua thị trường Mỹ, một số qua Châu Âu và các nước

vùng Vịnh. Năm 1994, một công ty của Mỹ tên là Rice Tech Inc. đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho 20 hạng mục gồm giống, hạt, phương pháp gieo trồng, thu hoạch và cách nấu loại gạo mang tên Bastami.

Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ đã cấp bằng sáng chế "Bà chúa hương thơm" cho Rice Tech Inc. vào năm 1997. Với bằng sáng chế ấy, việc xuất khẩu gạo Bastami của Ấn Độ và Pakistan sang Mỹ bị đe dọa. Chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề, họ đã khéo léo vận động cộng đồng thế giới lên tiếng ủng hộ trong việc đòi lại thương hiệu Bastami cho Ấn Độ. Với rất nhiều những nỗ lực, những biện pháp và những chi phí tốn kém, cuối cùng thương hiệu "Bà chúa hương thơm" đã đuợc trả lại cho nhân dân Ấn Độ và Pakistan.

Về tính chất thì 2 vụ tranh chấp nhãn hiệu "Bà chúa hương thơm" và "Nàng thơm Chợ Đào" hoàn toàn giống nhau. Nhưng về quy mô thì 2 vụ khác biệt nhau một trời một vực. Ấn Độ và Pakistan xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn gạo Bastami mỗi năm. Còn lúa Nàng thơm Chợ Đào chỉ trồng được trên một diện tích khoảng 400 hecta ở khu vực Chợ Đào xã Mỹ Lệ với tổng sản lương hàng năm chưa tới 2.000 tấn lúa (khoảng 1.000 tấn gạo). Với sản lượng ít ỏi ấy, gạo “ Nàng thơm Chợ Đào” hiện chỉ tiêu thụ nội địa.

Vấn đề đặt ra là tỉnh Long An và HTX DVNN xã Mỹ Lệ có nên đeo theo vụ kiện này hay không. Đối diện với hệ thống luật pháp rất phức tạp của Mỹ, những chi phí mướn luật sư và đi lại giải quyết vụ kiện sẽ lên đến hàng trăm ngàn đô la Mỹ, khả năng thắng kiện là không thể nói trước...

Đó là những vấn đề lớn đặt ra cho vụ tranh chấp này. Giả sử người nông dân Chợ Đào thắng kiện, thì hiệu quả về kinh tế mang lại cũng không đáng là bao so với chi phí và công sức bỏ ra cho vụ kiện, vì sản lượng gạo Nàng thơm Chợ Đào quá khiêm tốn. Ông Nguyễn Tấn Vui, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Mỹ Lệ, là đơn vị sở hữu nhãn hiệu Nàng thơm Chợ Đào, một đơn vị kinh tế cấp xã, cho biết HTX của ông hoàn toàn không có khả năng về mọi mặt (tài chánh, kiến thức...) để theo đuổi vụ kiện giành lại nhãn hiệu "Chợ Đào" trên đất Mỹ.

Không ai dám nói ngoài Mỹ có còn nước nào đã hoặc sẽ cấp độc quyền nhãn hiệu "Chợ Đào" cho công dân họ nữa không. Số phận của loại gạo đặc sản phương Nam dùng để tiến vua khi xưa, đã đi vào ca dao "Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai", xem ra cũng chịu lắm truân chuyên như số phận của người con gái tên Thơm trong truyền thuyết về sự ra đời của giống lúa quý ấy. 11

Ngoài ra những năm gần đây cũng chứng kiến những trường hợp tương tự như đối với vụ tranh chấp nhãn hiệu trên:

Nhìn vào nhãn hiệu Bia Sài Gòn, mọi người dân Việt Nam và khách du lịch nước ngoài từng đến Việt Nam và có dịp thưởng thức loại bia này đều biết đó là sản phẩm cảu công ty Bia Sài Gòn. Thế nhưng, hãy dè chừng vì sang Mỹ lại không phải thế. Nhãn hiệu Bia Sài Gòn thuộc sở hữu của công ty Heritage Beverage Inc. - một công ty Mỹ 100% và chẳng có bất cứ liên hệ nào với công ty bia Sài Gòn. Nếu công ty Bia Sài Gòn muốn bán bia Sài Gòn trên đất Mỹ thì họ phải xin phép Heritage Beverage Inc. vì nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được công ty này đăng ký với cơ quan chức năng của Mỹ và được bảo hộ.

Nhiều nhãn hiệu đã thành danh ở Việt Nam như Vĩnh Hảo, Saigon Export.. đã bị các công ty Mỹ “ hớt tay trên” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường Mỹ. Các sản phẩm của những công ty này nếu muốn vào thị trường Mỹ đều buộc phải xin phép các công ty của Mỹ!

Ngành dệt may, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện có nhiều nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng đã bị mất trên thị trường Mỹ. Ông Nguyễn Đình Tường, Phó Tổng giám đốc công ty may Việt Tiến cho biết nhãn hiệu VTEC của công ty may Việt Tiến cũng như các nhãn hiệu khác của các công ty trong ngành như May 10, Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú… sẽ khó giữ được “nguyên bản” như vẫn đang gọi tại thị trường Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ. Nguyên do là nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 11 : theo theo Nguyễn Phấn Đấu,

đang được hàng vào thị trường Mỹ đã được những công ty có đầu óc nhạy bén với thị trường đăng ký sở hữu với các cơ quan chức năng của Mỹ theo luật pháp Mỹ.

Hơn thế nữa, các doanh nghiệp này lại đang được những người chủ sở hữu rao bán trên mạng công khai mà đích nhằm tới chẳng phải ai xa lạ chính là những doanh nghiệp đã hao công tổn sức sinih ra nhãn hiệu đó nhưng chậm làm “ giấy khai sinh”. Nếu muốn chuộc lại nhãn hiệu hàng hoá, có lẽ Công ty may Việt Tiến phải mất đến 450.000 USD, Dệt Thành Công cũng bỏ ra khoảng 230.000 USD, Dệt Phong Phú cũng tốn chừng 300.000 USD. Việt Tiến đang chi khoảng 4.500 USD cho việc đăng ký hàng loạt các nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Hiện công việc đang tiến triển tốt và việc đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho xúc tiến đưa hàng Việt Tiến vào thị trường Mỹ nhiều hơn.

Dù đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, Vinamilk vẫn phải lao vào cuộc kiện tụng ở cả toà trong nước và nước ngoài vì tranh chấp với một đối tác nước ngoài trong vấn đề bản quyền nhãn hiệu trên một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và mất khoảng 20.000 USD để lấy lại nhãn hiệu hàng hoá của mình.

Một phần của tài liệu Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài (Hoa Kỳ) và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w