Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
161 KB
Nội dung
Nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Bố cục : I.Những vấn đề chung về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng: 1. Khái niệm bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng: - Bảo lãnh là việc người thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Theo quy chế ban hành kèm theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của thống NHNN: “bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. 2. Các bên tham gia bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ Bảo lãnh thường có 3 bên chính:Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh; người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba.Ngoài ra còn có các bên liên quan như:bên xác nhận bảo lãnh,bên đối ứng bảo lãnh,… a.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: a 1 . Bên bảo lãnh có quyền: +) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; +) Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng; +) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); +) Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); +) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; +) Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. +) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. +) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; +) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. a 2 . Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: +) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; +) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. b.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng: b 1 Bên bảo lãnh đối ứng có quyền: +) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng; +) Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh; +) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có). +) Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần); +) Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; +) Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh; +) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; +) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; +) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. b 2 Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ: +) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết; +) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. c.Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh c 1 Bên xác nhận bảo lãnh có quyền: +) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng; +) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có). +) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh; +) Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh. +) Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; +) Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; +) Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; +) Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. c 2 Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ: +) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết; +) Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh. d.Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (bên được bảo lãnh) d 1 Khách hàng có quyền: +) Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình; +) Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng cấp bảo lãnh; +) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; +) Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. d 2 Khách hàng có nghĩa vụ: +) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng bảo lãnh; +) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; +) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận; +) Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc, lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; +) Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh. 3. Chức năng của bảo lãnh 3.1 Chức năng bảo lãnh của ngân hàng 3.1.1 Chức năng bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng.Theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, người thụ hưởng chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Mặt khác, do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh. 3.1.2 Chức năng tài trợ Thông qua bảo lãnh, khách hàng người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ. Ví dụ: Một nhà thầu được bảo lãnh thay vì mang tiền đặt cọc thì chỉ cần có bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh, Ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ bảo lãnh nếu giá của thư bảo lãnh thấp hơn lợi ích của thư bảo lãnh mang lại.Ví dụ: Một khách hàng có thể vay vốn không đảm bảo với lãi suất 7,5% ,một giấy bảo lãnh tín dụng có chất lượng sẽ giảm chi phí trả lãi của khoản vay tín dụng xuống còn 6,75% và mức phí phát hành thư bảo lãnh là 0,5% giá trị danh nghĩ của khoản vay.Như vậy khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ bảo lãnh do phần tiết kiệm được từ thư bảo lãnh 0,75% lớn hơn 0,5% phí trả cho thư bảo lãnh. Với ý nghĩa này, bảo lãnh đựơc coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp 3.1.3.Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng: Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh và ngân hàng có quyền đòi lại khoản tiền này. Người được bảo lãnh luôn bị một áp lực của việc bồi hoàn bảo lãnh.Do vậy bảo lãnh có vai trò đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết. Tuy được bảo đảm sẽ nhận được khoản tiền bồi hoàn nhưng ngay cả người thụ hưởng cũng hoàn toàn không muốn điều này xảy ra. Cái họ muốn là sự hoàn tất suôn sẻ của hợp đồng. Bảo lãnh mang ý nghĩa ràng buộc đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là việc bồi hoàn. Ví dụ: trong bảo lãnh dự thầu, chủ thầu yêu cầu bảo lãnh ngân hàng với người dự thầu nhằm bảo đảm bảo họ sẽ không rút bỏ giữa chừng thực hiện hợp đồng khi đã trúng thầu. Họ không mong đợi nhận được bồi hoàn do việc vi phạm như từ chối thực hiện thi công khi trúng thầu vì khi đó họ phải mất thời gian và chi phí để tìm kiếm đối tác khác. Ba chức năng trên cho thấy tác dụng của bảo lãnh. Nghiên cứu chúng cho phép chúng ta phát huy đầy đủ các chức năng này và vận dụng bảo lãnh có hiệu qủa hơn. 4. Vai trò của bảo lãnh: 4.1. Đối với doanh nghiệp Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn luư động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp. 4.2 Đối với ngân hàng Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay. Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn. Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh, ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợi nhuận. 4.3 Đối với nền kinh tế Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết. Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong việc tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhờ vào uy tín của ngân hàng bảo lãnh, bảo lãnh trở thành công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn của nước ngoài. Nguồn vốn này thường được tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trường. Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia. 5. Phân loại bảo lãnh 5.1. Phân theo mục đích của bảo lãnh 5. 1.1 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. [...]... khách hàng ,ngân hàng sẽ đưa ra quyết định Bước 3: Nếu ngân hàng đồng ý bảo lãnh cho khách hàng ,ngân hàng sẽ kí hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng ,thể hiện ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ ba Nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh: + số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng Theo QĐ 26/2006/QĐ-NHNN ,tổng số dư bảo lãnh của. .. đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh: hợp đồng mua bán ,hợp đồng thi công xây dựng, Đây là quan hệ thương mại Hợp đồng giữa người bảo lãnh (Ngân hàng) và người thụ hưởng bảo lãnh. đây là quan hệ bảo lãnh Sơ đồ Ngân hàng ( bên bảo lãnh) (5) (4) (2) ) Khách hàng của Ngân hàng ( bên được bảo lãnh) (1) (3) Người thứ ba (bên được hưởng bảo lãnh) Quy trình nghiệp vụ BLNH tương tự như... chế về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng đã khẳng định bảo lãnh cam kết của ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh Như vậy có thể kết luận rằng mọi rủi ro của các doanh nghiệp được bảo lãnh dẫn tới doanh nghiệp này có thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh. .. cũng sẽ là rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng 6.2 Rủi ro tín dụng: Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay Tuy không phát tiền vay nhưng về thực chất mức độ trách nhiệm, nghĩa vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng tương đương như nghiệp vụ tín dụng Hoạt động bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trước cùng một rủi ro như rủi ro của các món cho vay trực... lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sé chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông... chung của nền kinh tế thế giới, áp dụng trong điều kiện kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng là một tất yếu khách quan 6 Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, có một số quan điểm cho rằng thực hiện bảo lãnh gặp rất ít rủi ro Vì tiền của ngân hàng không ra khỏi ngân hàng. .. chính ngân hàng này đưa ra Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đổi từ người được bảo lãnh Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng thụ bảo. .. độ tín nhiệm và chính sách khách hàng, giám đốc ngân hàng quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi NHNN quy định Cách tính phí bảo lãnh: Phí bảo lãnh= giá trị bảo lanh* %phí *số ngày bảo lãnh/ 360 +trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba Sau khi phát hành hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh từ người được bảo lãnh, quản lí tiền kí quỹ vào tài... bước sau: Bươc 1: Khách hàng kí các hợp đồng với bên thứ ba về thanh toán,xây dựng,vay vốn, Trong đó bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng Bước 2: Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng Ngân hàng khi nhận được đơn xin được bảo lãnh sẽ tiến hành phân tích khách hàng .Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, khách hàng muốn được chấp nhận bảo lãnh phải đạt được các điều... đảm bảo quyền yêu cầu thanh toán Các ngân hàng thụ hưởng có thể ko nhân được tiền từ người phát hành trừ phi tất cả các điều kiện cần có cho thư bảo lãnh được đáp ứng 7 Quy trình bảo lãnh ngân hàng Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường có 3 hợp đồng liên quan riêng biệt: - Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh( Ngân hàng) : đơn xin phát hành bảo lãnh. đây là quan hệ dịch vụ bảo lãnh . Nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại Bố cục : I.Những vấn đề chung về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng: 1. Khái niệm bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng: - Bảo lãnh là việc người thứ 3 (bên bảo. lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng là bên bảo lãnh; khách hàng của ngân hàng là người được bảo lãnh; người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba.Ngoài ra còn. ra đời và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng là một tất yếu khách quan. 6. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, có một số quan