1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

22 448 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 180,5 KB

Nội dung

RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ...12 1.3.1.. Bên cạnh những thuận lợi của toàn cầu hóa,

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ 4

1.2 CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4

1.2.1 Tài trợ nhập khẩu 4

1.2.2 Tài trợ xuất khẩu 8

1.3 RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12

1.3.1 Đối với ngân hàng phát hành 13

1.3.2 Doanh nghiệp 14

CHƯƠNG II MỘT SỐ CASE STUDY VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 15

2.1 Tình huống 1 15

2.2 Tình huống 2 16

2.3 Tình huống 3 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt

Chữ viết tắt Tiếng Việt

NHTM Ngân hàng thương mại

Từ viết tắt Tiếng Anh

UCP The Uniform Customs and

Practice for Documentary Credits

Các quy tắc và thực hành thốngnhất về tín dụng chứng từ

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam

đã có những bước tiến lớn về tăng trưởng, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hết sức sôiđộng Bên cạnh những thuận lợi của toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam phải đốimặt với môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt, tính chất cạnh tranh ngày càng cao.Điều đó đòi hỏi một mặt phải có nhiều chính sách tài trợ cho các doanh nghiệp ViệtNam trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệpnước ngoài, mặt khác không vi phạm công ước quốc tế khi Việt nam đã là thành viênchính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Một trong những hình thức tài trợ đó

là hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các Ngân hàng thương mại, hoạt động này

ra đời và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của các doanh nghiệp về phát triểnkinh doanh, chống rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh tronghoạt động thương mại quốc tế Với chức năng phân phối các dòng vốn huy động đượccho các thành phần kinh tế trong xã hội, phục vụ cho sự tăng trưởng nền kinh tế, cáchoạt động của ngân hàng luôn gắn chặt với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp Trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại đãthực sự trở thành những trung gian tài chính lớn, hoạt động tài trợ thương mại của cácngân hàng ngày càng đa dạng về hình thức Đặc biệt hoạt động tài trợ thương mại quốc

tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến và có vịtrí quan trọng trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Trải qua nhiều năm đổi mới,hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của các ngânhàng thương mại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô,cũng như chất lượng dịch vụ, nhưng bên cạnh những thành công vẫn còn những hạnchế nhất định Từ thực trạng đó, bài tiểu luận của nhóm 2 xin phép được phân tích đề

tài “Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” Do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài tiểu luận

không tránh những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để đề tài đượchoàn thiện hơn

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.1 Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một

số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc

chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuấttrình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tíndụng

1.1.2 Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

Trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thôngthường có các bên tham gia như sau (được định nghĩa theo điều 2 của UCP600)

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) là bên mà theo yêu cầu của bên đó,

Trang 5

những là công cụ cam kết mà còn là công cụ tài trợ Vì theo yêu cầu của nhà NK, NHphát hành một Thư tín dụng cam kết trả tiền cho nhà XK, nếu nhà XK thực hiện đầy đủcác điều kiện quy định trong thư tín dụng đó Như vậy, NH đã mang toàn bộ địa vị, uytín, thương hiệu và “chữ tín” của mình thay mặt nhà NK đứng ra cam kết trả tiền chonhà XK Đây là hình thức tài trợ đặc biệt cho nhà NK.

Theo quy định của UCP 600, sau khi NH phát hành trả tiền cho nhà XK, thì NHmới đòi lại tiền nhà NK, như vậy ở góc độ này, NH đã cho nhà NK vay tiền Với ýnghĩa như vậy, NH đã trực tiếp tài trợ tài chính cho nhà NK Tuy nhiên, trên thực tế, ýnghĩa của việc NH cấp tín dụng cho nhà NK theo thư tín dụng cũng ít đi do phần lớndoanh nghiệp NK phải bỏ tiền ra để ký quỹ mở L/C NH phát hành L/C cam kết trả tiềncho người thụ hưởng tức là NH đã cấp tín dụng “chữ tín” cho nhà NK Người NK vayđược chữ tín đó, phải có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp đó gọi là “tiền ký quỹ mở L/C” Tiền ký quỹ nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tin cậy của NH đối với nhà NK và phụthuộc vào “độ lớn của chữ tín” mà NH cấp cho nhà NK Số còn lại NH cho vay nhà

NK thường là không lớn, thậm chí có những trường hợp nhà NK phải ký quỹ cả 100%trị giá kim ngạch L/C Nhưng việc NH phát hành lấy uy tín, thương hiệu của mình thaymặt nhà NK để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi ở nước ngoài, bất luận trongtrường hợp nào cũng là một hình thức tài trợ hiệu quả cho nhà NK mà thiếu nó nhà NK

và tiếp đến là các nhà XK khó mà tiến hành thuận lợi các thương vụ Tín cụng cấp chonhà NK bằng L/C nói trên là một cam kết “không thể hủy ngang” (irrevocable) của NHphát hành trong thời hạn hiệu lực của nó Một L/C được mở ra cùng với các sửa đổi, tuchỉnh L/C (nếu có) bắt buộc phải có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan và đặcbiệt phải có sự xác nhận cuối cùng của nh phát hành Có thể nói đây là loại tài trợ rõràng, chính vì vậy, tài trợ bằng tín dụng chứng từ được áp dụng rộng rãi trên thươngtrường quốc tế

1.2.1.2 Tài trợ xác nhận L/C

Trong thực tế cũng có những trường hợp người XK không tin tưởng về uy tínthanh toán của NH , hoặc lo ngại về rủi ro quốc gia của nhà NK và NH phát hành,khi ấy họ có thể yêu cầu có thêm một cam kết thanh toán của NH khác (thường là một

Trang 6

NH có uy tín cao ở nước của nhà XK), có hiệu lực pháp lý tương đương với cam kếtthanh toán của NH phát hành L/C Cam kết thanh toán thứ hai này được biểu hiện quanghiệp vụ tài trợ xác nhận L/C của NH ở nước người XK.

Thực chất tài trợ xác nhận L/C là một nghiệp vụ bảo lãnh cho uy tín thanh toáncủa NH phát hành, hay sâu xa hơn là uy tín của nhà NK Theo đó, NH xác nhận đã đảmtrước nhà XK tất cả các rủi ro liên quan đến uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK,của NH phát hành và cả rủi ro quốc gia NK Nhờ vậy, nhà XK có thể tin tưởng về tính

an toàn trong thanh toán tiền hàng khi thực hiện đúng các quy định của L/C và việcmua hàng của nhà NK cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn

1.2.1.3 Tài trợ thanh toán bằng L/C

a Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Theo hình thức này, để được tài trợ thì nhà NK phải có kế hoạch kinh doanh khảthi, xác định rõ tại thời điểm thanh toán dự kiến số tiền thiếu hụt cần tài trợ là baonhiêu vì thông thường NH không cho vay toàn bộ giá trị của L/C để trả nợ Trên cơ sởxem xét, phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng, NH sẽ quyết định tài trợ vàxác định mức NH chấp nhận tài trợ Tất cả các công đoạn này phải thực hiện trước khi

bộ chứng từ giao hàng của người XK về đến NH đứng ra tài trợ Nếu bộ chứng từ đã vềrồi nhà NK mới xin tài trợ thanh toán thì khả năng bị NH từ chối thanh toán là rất lớn,

vì NH rất ít thời gian xem xét bộ chứng từ cũng như đánh giá khả năng thu hồi vốn củakhách hàng cho khoản tiền mà NH tài trợ

b Cho vay bắt buộc

Về nội dung hình thức này cũng giống như cho vay thanh toán bộ chứng từ hàngnhập, tuy nhiên, tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh khi người NK không thanh toánhoặc không đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng NH khi đó sẽ cho vay trên giátrị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho NH nước ngoài Nhà NK nên tránhtình trạng phát sinh nợ vay bắt buộc do họ sẽ phải chịu lãi suất vay cho khoản tiền nàytương ứng lãi suất vay quá hạn Hơn nữa, thời gian vay bắt buộc thường không quá 30ngày kể từ ngày NH trả thay, áp lực thanh toán nợ cho NH vì vậy sẽ rất lớn

Trang 7

1.2.1.4 Bảo lãnh cho hoạt động nhập khẩu sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

a Bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm

Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian qua,chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các NHTM Đối với các doanh nghiệpViệt Nam, đây là hình thức vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và dễ đượcchấp thuận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp trong hoàn cảnh doanh nghiệp đangthiếu vốn

Việc NH mở L/C trả chậm NK phải tuân thủ một số quy định như: hàng hóaphải phù hợp với chính sách XNK hàng năm của Nhà nước liên quan đến vay và trả nợnước ngoài, số dư L/C trả chậm ngắn hạn (dưới 1 năm và phải nằm trong hạn mức),

NH phải duy trì tỷ lệ tối đa là ba lần giữa số dư cho vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nướcngoài trên vốn tự có của NH và NH không có nợ quá hạn phát sinh từ nghiệp vụ mở L/

C trả chậm, việc trích lập quỹ bảo lãnh theo quy định hiện hành về bảo lãnh và tái bảolãnh trong đó:

Quỹ bảo lãnh = 5% giá trị thực tế bảo lãnh

Giá trị thực tế bảo lãnh = giá trị NH bảo lãnh – giá trị bên xin bảo lãnh ký quỹ tại NH

b Bảo lãnh bằng cách chấp nhận hối phiếu theo L/C

Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiềnkhi hối phiếu đến hạn thanh toán Hành vi pháp lý này được thể hiện bằng chữ ký củangười đó ở mặt trước, góc trái của hối phiếu

Hình thức tài trợ này thực chất chỉ là một sự đảm bảo về mặt tài chính của NHchứ NH chưa phải xuất tiền ngay cho người thụ hưởng Chỉ trong trường hợp hối phiếuđến hạn mà người NK không thực hiện nghĩa vụ của mình thì NH-người chấp nhận hốiphiếu mới phải trả tiền thay cho người NH Trong phương thức thanh toán thanh toánTDCT, nếu L/C quy định hối phiếu loại trả chậm thì nó phải được ký chấp nhận bởi

NH phát hành

Tài trợ chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên NK thiếu sự tin tưởngvào khả năng thanh toán của bên NK nên có thể đề nghị bên NK yêu cầu một NH đứng

Trang 8

ra chấp nhận trả hối phiếu cho bên XK ký phát Việc NH ký chấp nhận vào hối phiếu làmột dạng thỏa thuận tài trợ bảo lãnh uy tín thanh toán cho nhà NK Nhờ vậy, nhà NK

sẽ nhận được bộ chứng từ để có cơ sở tiếp nhận hàng hóa

c Bảo lãnh nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng là môt hình thức tài trợ của NH nhằm giúp người NK có thểlấy được hàng Bảo lãnh nhận hàng áp dụng trong trường hợp hàng hóa đến trước bộchứng từ, đặc biệt khi chưa có vận đơn gốc Khi đó, nếu không có sự can thiệp của NH,người NK chắc chắn sẽ không có quyền nhận hàng hóa Hàng hóa sẽ phải ở cảng trongmột thời gian nhất định, có thể bị giảm phẩm chất hoặc ảnh hưởng đến quá trình kinhdoanh của nhà NK, hơn nữa lại phải chịu chi phí lưu kho, lưu bãi rất lớn Để tránh tìnhtrạng này, nhà NK sẽ yêu cầu NH phát hành một cam kết (thay cho vận đơn) gọi là bảolãnh nhận hàng Người NK sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng cho công ty vận tải để đếncảng nhận hàng

Bảo lãnh nhận hàng được NH phát hành khi người NK chưa có vận đơn, do vậy,khi nhận được vận đơn thì sẽ tiến hành giao vận đơn đó cho hàng tàu để giải phóng bảolãnh nhận hàng Thực hiện bảo lãnh nhận hàng có thể mang lại rủi ro cho NH, vì vậy,trong bảo lãnh nhận hàng, NH sẽ quy định bảo lãnh đó hết hạn sau bao nhiêu ngàyhoặc kể từ ngày nhà NK có bộ chứng từ trong tay

1.2.2 Tài trợ xuất khẩu

1.2.2.1 Tài trợ trước khi giao hàng

a Tài trợ vốn lưu động

Hình thức tài trợ này dùng để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo đúng L/

C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng Được tiến hành trước khigiao hàng thông thường được áp dụng trong trường hợp NH tài trợ vừa là NH thanhtoán cho L/C xuất, nhà XK xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại NH Để giámsát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường NHthực hiện tài trợ như sau:

Khi vay NH yêu cầu nhà nhà XK phải có một số vốn nhất định cộng thêm với

số tiền vay NH để thu mua hàng hoá, chế biến, sản xuất hàng XK Hàng hoá sẽ làm tài

Trang 9

san đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại kho NH hoặc nhập kho mà trước đó NH

và nhà XK thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của NH, muốn xuất hàng ra khỏikho phải có sự đồng ý của NH NH tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền NH tàitrợ để đi mua hàng, chế biến sản xuất hàng hoá tiếp tục cứ như vậy cho đến khi bằng100% giá trị hàng xuất Thông thường NH chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng XK.Sau khi giao hàng xong, nhà XK lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện quyđịnh trong L/C nộp vào NH để xin thanh toán tiền Trên hối phiếu đòi nợ thì NH sẽ làngười hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu NH kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ranước ngoài đòi nợ NH mở L/C Khi nhận được điện chuyển tiền từ phía NH mở L/C,

NH thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ Trường hợp giữa NH mở

và NH thông báo L/C là đại lý có mở tài khoản tiền gửi cho nhau, việc thực hiện thanhtoán bộ chứng từ để thu nợ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng nên NH

có thể tài trợ mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất bình thường

Khi NH tài trợ không phải là NH thông báo cũng không phải là NH thanh toán,rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ doanh nghiệp không xuất được hànghoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hay thanh toán, hoặc kháchhàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với NH

b Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Do trong TMQT rủi ro ngày càng lớn cho nên bảo lãnh ngày càng có vai tròquan trọng Nhà NK không tin tưởng hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng củanhà XK, họ sẽ nhờ vào bảo lãnh của NH Hình thức này trong NH gọi là bảo lãnh thựchiện hợp đồng loại bảo lãnh này nhằm phòng chống rủi ro cho người NK trong trườnghợp người XK không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, chẳng hạn nhưgiao hàng chậm trễ, không đúng chất lượng, số lượng… Bảo lãnh thực hiện hợp đồngđược sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người NK đề nghị đối với người NK đểđảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng Do đó, giá trị tối đa cả bảo lãnh là tươngđương với bồi thường vi phạm hợp đồng (tính tỷ lệ trên % giá trị hợp đồng, dao động

từ mức 10% - 15%) Thông thường hiệu lực của loại bảo lãnh này chấm dứt khi ngườiđược bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng của họ

Trang 10

c Tài trợ bằng các L/C đặc biệt

- Tài trợ bằng L/C giáp lưng (back–to–back L/C):

Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người XK dùng L/Cnày để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giốngvới L/C ban đầu, L/C mở sau được gọi là L/C giáp lưng L/C giáp lưng thuộc loạikhông thể hủy ngang, được sử dụng phổ biến trong thương vụ tay bà, trong đó ngườihưởng L/C gốc đóng vai trò trung gian thương mại giữa nhà cung ứng thực sự và ngườimua có nhu cầu NK mặt hàng đó

Có thể nói, đây là một hình thức tài trợ đặc biệt mà NH dành cho nhà XK trunggian - những người có khả năng tài chính hạn hẹp nên phải sử dụng L/C gốc làm điểmtựa để nhờ NH phát hành L/C thứ hai cho nhà cung ứng hàng thực sự Nhờ sự tài trợnày, người XK trung gian có thể tiến hành kinh doanh chệnh lệch giá mà không cần bỏ

ra đồng vốn nào Nhưng nghiệp vụ tài trợ này rất phức tạp, nó đòi hỏi NH phát hành L/

C giáp lưng phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/Cgiáp lưng, nếu không bộ chứng từ NH chuyển giao sẽ bị người mua gốc từ chối thanhtoán Nhìn chung, NH phát hành L/C giáp lưng sẽ phải đương đầu với rủi ro liên quanđến phức tạp của chứng từ xuất trình, cũng như uy tín thanh toán và chức năng kinhdoanh của nhà XK

- Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng (transferable L/C):

L/C chuyển nhượng thuộc loại không thể hủy ngang, có cho phép người XK(người hưởng thụ thứ nhất) được quyền chuyển nhượng quyền thụ hưởng một phần haytoàn bộ cho một hay nhiều bên khác (những người thụ hưởng thứ hai)

Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của L/C Một sốđiều kiện của L/C gốc như cảng xếp, cảng dỡ hàng, kho chuyển nhượng không đượcphép thay đổi, nhưng những yếu tố như đơn giá, tổng kim ngạch, thời hạn giai đoạngiao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng thì có thể giảm xuống hoặc rútngắn Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng đượcchuyển nhượng Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính đối với

Trang 11

nhà NK, đồng thời chịu các khoản thủ tục, lệ phí chuyển nhượng Cần lưu ý rằng, L/Cchuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.

- Tài trợ ứng trước bằng L/C điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit):

L/C điều khoản đỏ là một loại L/C đặc biệt thuộc loại không thể hủy ngang,được phát hành với một điều khoản có nội dung cho phép NH thông báo ứng trước chonhà XK một khoản tiền để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theoL/C đã mở

Về bản chất thì L/C điều khoản đỏ là một khoản tài trợ trước khi giao hàng củanhà NK cấp cho nhà XK để đổi lấy cam kết rằng nhà XK sẽ sử dụng khoản ứng trướcvào việc thực hiện hợp đồng Nghĩa là nhà NK đã cấp một khoản cho vay không đảmbảo cho nhà XK và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bồi hoàn khoản viện trợ chonếu việc giao hàng không được thực hiện theo L/C, hoặc nếu nhà XK không hoàn trảkhoản tài trợ đó Như vậy, L/C điều khoản đỏ sẽ chỉ sử dụng trong trường hợp bên muatin tưởng chắc chắn vào uy tín và năng lực kinh doanh của bên bán

Cần lưu ý rằng, trách nhiệm tài trợ ở đây thuộc về NH phát hành, do đó, bất kểkết quả thực hiện hợp đồng của nhà XK như thế nào, NH phát hành cũng phải có tráchnhiệm hoàn trả cho NH thông báo ( hoặc NH xác nhận) cả gốc lẫn lãi khoản nợ vayứng trước tiền hàng Sau đó, NH phát hành L/C điều khoản đỏ mới thực hiện việc thuhồi từ nhà NK khoản tài trợ đã ứng ra ở trên

1.2.2.2 Tài trợ sau khi giao hàng

a Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu

- Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định

NH mở L/C phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thườngxuyên với NH chiết khấu Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính củadoanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với NH Số tiền chiếtkhấu phải nằm trong hạn mức tín dụng

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, NH thẩm định về mục đích vay,tình hình tài chính, khả năng thanh toán… NH kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận

và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối thanh toán, NH khó thu

Ngày đăng: 19/11/2014, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w