1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh khánh hòa

107 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

PHẠM THỊ NGỌC LOANMỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Tài chí

Trang 1

PHẠM THỊ NGỌC LOAN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỐ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2012

Trang 2

PHẠM THỊ NGỌC LOAN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỐ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số:60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN NGỌC VŨ

Đà Nẵng – Năm 2012

Trang 3

Để thực hiện luận văn này, tác giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sáchchuyên ngành, hồ sơ giao dịch thực tế có liên quan đến hoạt động thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhằm làm cơ sở giải thích và đềxuất các phương án mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thứctín dụng chứng từ tại ABBank Chi nhánh Khánh Hòa Tác giả xin cam đoanrằng đây là công trình nghiên cứu của tác giả Các số liệu và kết quả trongluận văn là trung thực, có nguồn trích dẫn và chưa từng công bố trong cáccông trình nghiên cứu khác.

Người viết

Phạm Thị Ngọc Loan

Trang 4

mại cổ phần An Bình)ABBANK

Khánh Hòa

An Binh Commercial Joint Stock Bank Khanh Hoa Branch(Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình CN Khánh Hòa)ICC International Chamber of Commerce (Phòng Thương Mại

Quốc Tế)ISBP International Standard Banking Practice for the Examination

of Documents under Documentary Credit (Tiêu chuẩn quốc

tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từtrong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế)ISP International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng

dự phòng quốc tế)L/C Letter of Credit (Thư tín dụng)

NHPH/CK Ngân hàng phát hành/chiết khấu

URR Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement (Quy tắc

hoàn trả giữa các ngân hàng)SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial

Telecommunication (Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngânhàng toàn cầu)

Tài khoản

Nostro

Tài khoản ngoại tệ của ABBank mở tại các ngân hàng đại lý

UCP Uniform Customs and Practice for Documentary Credit

(Quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ)TTQT Thanh toán quốc tế

Trang 5

Số hiệu

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ABBANK Khánh Hòa 32

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Khánh

Bảng 2.5 Thị phần TTQT theo LC của ABBANK Khánh Hòa 41

Bảng 2.6 Thị phần TTQT theo LC của một số NHTM tại

Bảng 2.7 Tỷ trọng doanh số TTQT của từng phương thức thanh

Bảng 2.8 Doanh số và thu nhập thanh toán TDCT hàng xuất 45

Bảng 2.9 Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại ABBANK Khánh

Bảng 2.10 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tại ABBANK Khánh Hòa 47

Bảng 2.11 Tỷ trọng doanh số TTQT của từng phương thức thanh

Bảng 2.12 Doanh số và thu nhập thanh toán TDCT hàng nhập 51

Bảng 2.13 Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại ABBANK Khánh

Bảng 2.14 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại ABBANK Khánh 54

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Trang 7

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của ABBANK Khánh Hòa 31

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại ABBANK Khánh

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động ngoại thương của ViệtNam ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Đó là yếu tốquan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại cácNgân hàng thương mại Việt Nam

Thanh toán quốc tế được xem là một trong những nghiệp vụ quan trọngcủa các Ngân hàng thương mại Việt Nam Thực hiện tốt hoạt động thanh toánquốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngân hàng thương mại, ngoài phídịch vụ thu được, ngân hàng thương mại còn có thể phát triển các nghiệp vụkhác như mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, Hơn thế, hoạt độngthanh toán quốc tế còn nâng cao uy tín và hình ảnh của các ngân hàng ViệtNam trên thương trường quốc tế

Trong những phương thức thanh toán quốc tế được các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Việt Nam ưa chuộng hiện nay như: tín dụng chứng từ, nhờthu, chuyển tiền… thì phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanhtoán có nhiều ưu điểm và an toàn hơn các phương thức thanh toán khác Đặcbiệt trong hai năm trở lại đây tình hình kinh tế bất ổn các doanh nghiệp ngàycàng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhiều hơn, chấp nhận mức phíphải trả cho ngân hàng cao hơn nhưng bù lại họ có một sự cam kết thanh toán

từ ngân hàng Bên cạnh đó, trong thời gian làm việc tại Ngân hàng TMCP AnBình Chi nhánh Khánh Hòa tác giả nhận thấy hoạt động này đã mang lạikhoản thu dịch vụ khá tốt cho ngân hàng và kéo theo được những nguồn thukhác như thu từ việc mua bán ngoại tệ, lãi vay…

Với những lý do trên, trong quá trình công tác và nghiên cứu tại

ABBANK Khánh Hòa tác giả đã chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân

Trang 9

hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Khánh Hòa” với mong

muốn sẽ giúp ích một phần vào công cuộc phát triển nghiệp vụ thanh toánquốc tế của ABBANK nói chung và của ABBANK Khánh Hòa nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng

- Phân tích và khảo sát thực trạng công tác mở rộng hoạt động thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ABBANK Khánh Hòa

- Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ tại ABBANK Khánh Hòa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lí luận và thực tiễn mở rộng hoạt độngthanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ABBANK KhánhHòa từ năm 2009 đến hết 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, so sánh, điều tra xã hội học để luận giải các vấn đề liên quan của đề tài

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiền của đề tài

Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ không phải là vấn đề mới và đã có các công trình nghiên cứu cũng như tácphẩm viết về vấn đề này như:

- Luận văn Thạc Sĩ “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” của tácgiả Phạm Hiền trường Đại học Đà Nẵng, năm 2010

- Luận văn Thạc Sĩ “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụngchứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh TP

Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà trường Đại học Đà Nẵng, năm

Trang 10

- Ngoài ra cũng có nhiều bài báo, tham luận được đăng trên các tạp chíchuyên ngành và các diễn đàn liên quan đến vấn đề mở rộng hoạt động thanhtoán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại Tuy nhiên, các công trình trên nghiên cứu ở phạm vi của ngân hàng thươngmại quốc doanh, chưa có công trình nào nghiên cứu về các ngân hàng TMCPnhỏ đang mong muốn phát triển thành ngân hàng đa sản phẩm, đa dịch vụ vàtrong tình hình kinh tế những năm trước khá ổn định các doanh nghiệp còn sửdụng phương thức chuyển tiền và nhờ thu nhiều để giảm bớt chi phí ngânhàng Do đó, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của cáccông trình trên, trong luận văn này tác giả đã đi sâu nghiên cứu mở rộng hoạtđộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại một chinhánh ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình, ABBANKKhánh Hòa Ngoài ra, tại ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Khánh Hòacũng chưa có một nghiên cứu nào về mở rộng hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nên tác giả hy vọng kết quảnghiên cứu của luận văn này sẽ góp phần nâng mục tiêu phát triển và mở rộnghoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tạiABBANK Chi nhánh Khánh Hòa

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm ba chương như sau:

Chương 1: Khái quát về phương thức tín dụng chứng từ và mở rộng hoạt

động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Trang 11

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín

dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình Chi nhánhKhánh Hòa

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Khánh Hòa

Trang 12

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ VÀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC

THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Khái niệm

Thanh toán quốc tế (International settlement) là quá trình thực hiện cáckhoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằmphục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước vớinhau

Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành vàphát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và các quan hệ trao đổi quốc

tế Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng côngnghệ tiên tiến, tạo sử kết nối hài hòa giữa ngân hàng trong nước với hệ thốngNgân hàng thế giới

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế

- Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toángiúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chống tiện lợi vàgiảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt Với sự ủy thác của kháchhàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịchthanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng nằm tạo sự an tâm tin tưởng và hạnchế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài.Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng nhữngkhoản phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồnvốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng Đồngthời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khách như: chấp nhận hốiphiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán chokhách hàng…

Trang 13

Như vậy thưc hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển cácnghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín củangân hàng trên thương trường quốc tế.

- Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hànghóa, nếu như quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanhchóng thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụngđẩy nhanh tốc độ thanh toán và ngân cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngânhàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thìngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thôngqua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn vàhạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra

- Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý nguồnngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quảtheo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độquản lý ngạoi hối

- Thực hiện thanh toán quốc tế tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệuquả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương

đã đề ra

1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của NHTM

1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Người mua sẽ chuyền tiền của mình thông qua một ngân hàng trongnước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tùy theo hợp đồngngoại thương)

Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngânhàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bênthụ hưởng) có tài khoản (Benificary bank) Sau khi nhận được tiền thì ngườibán sẽ tiến hành giao hàng

Trang 14

1.1.3.2 Phương thức trả tiền lấy chứng từ (Cash against Documents)

Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:

1 Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua chongười bán hưởng lợi

2 Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình chongân hàng C.A.D

Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp Ngân hàng C.A.Dthông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở Sau khi nhậnđược thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộchứng từ thanh toán Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thựchiện thanh toán cho nguời bán Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ chongười mua để nhận hàng

1.1.3.3 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

Người bán sau khi giao hàng sẽ ủy quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàngthu hộ thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài Có hai loại nhờ thu:

1 Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance)

2 Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)

Quy trình cụ thể như sau:

Sau khi gửi hàng, người bán sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá kèm theo Hối

phiếu (Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) cho ngân hàng mà mình nhờ

thu (Remitting bank) Ngân hàng này có thể dùng đại lý của mình hoặc thôngqua một ngân hàng khác mà ngân hàng này có tài khoản ở nước người mua(Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng Collecting bank sẽ gởibản sao của bộ chứng từ và hối phiếu cho người mua Nếu là nhờ thu chấpnhận chứng từ thì người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lạicho ngân hàng nhờ thu Nếu là nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lạicho ngân hàng lệnh chi

Trang 15

1.1.3.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Document Credit):

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng

mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hang (người xin mở thư tín dụng)cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi)hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kýphát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ cácyêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hang bộ chứng từ thanh toánphù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng

Trong phương thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hang mở thư tíndụng (L/C) được thể hiện trong các trường hợp sau:

- Ngân hàng mở L/C sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết trả tiền khiđáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hốiphiếu khi đáo hạn

- Ngân hàng mở L/C chỉ thị cho một ngân hang khác trực tiếp trả tiền ngayhoặc cam kết trả tiền khi đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụhưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn

- Ngân hàng mở L/C chỉ thị một ngân hang khác đứng ra chiết khấu bộchứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C

1.2 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Thanh toán có nghĩa là:

- Trả ngay khi xuất trình, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay

Trang 16

- Cam kết thanh toán về sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trịthanh toán về sau.

- Chấp nhận hối phiếu (“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khiđáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận [7,tr.41]

1.2.2 Cơ sở pháp lý

- UCP No 600

Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (Uniformcustoms and practice for documentary credits – Ucp) UCP do Phòng Thươngmại quốc tế (the International Chamber of Commerce) phát hành vào năm

1993 Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế từ lúc ra đờiđến nay, UCP đã 7 lần sửa đổi như sau:

- URR No 525

Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng theo tíndụng chứng từ (Uniform rules of bank to bank reimbursements underdocumentary credits No 525 URR 525), ICC ban hành vào tháng 12 năm

1996 Ở Việt nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996

Trang 17

URR No 525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặcngân hàng chiết khấu… Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ,sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàntiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi

là ngân hàng hoản trả tiền Quy tắc URR 525 ra đời nhằm phân chia quyềnhạn trách nhiệm giữa các ngân hàng, đồng thời tránh trường hợp các ngânhàng chiếm dụng vốn lẫn nhau.[8]

Cần phải hiểu rõ là e.UCP không phải là bản sửa đổi UCP mà là phụ bảncủa UCP eUCP mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP, được

sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuấtt trình chứng từ điện tử và kể cảchứng từ truyền thống bằng văn bản, góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngânhàng trên nền tảng công nghệ thông tin [8]

- ISBP - 681

Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn Ngân hàng quốc

tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard BankingPractice for examination of documents under documentary credits)

Về cơ bản ISBP 681 không thay đổi nhiều so với ISBP 645 ISBP 681bao gồm 185 nội dung được chắc lọc từ kinh nghiệm thực tiễn quý báu vềkiểm tra chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng thời phùhợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600 [8]

Trang 18

- Một số văn bản pháp lý khác

Ngoài ra tín dụng chứng từ còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lýnhư: Incoterms 2000, luật hối phiếu… và tập quán thương mại quốc tế Trênthực tế tập quán thương mại quốc tế có ảnh hưởng nhất định đến việc hai bênlựa chọn các điều khoản trong hợp đồng, cũng như tập quán kinh doanh củatừng ngân hàng…

1.2.3 Thư tín dụng

- Khái niệm

Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán

có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân

hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc

người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộchứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợpvới Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếutrong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tếdùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP) Theo điều 4 của UCP 600 nêu rõ; “Thư tín dụng về bản chất nó là một giaodịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng khác, mà chính hợpđồng đó là cơ sở cho ra đời thư tín dụng”

- Các loại L/C

Có nhiều cách phân loại LC và theo mỗi cách phân loại khác nhau ta cónhiều hình thức L/C khác nhau:

 Phân loại theo tính chất có thể hủy ngang

L/C hủy ngang (Revocable L/C):

Trang 19

Đây là loại L/C mà bên mở L/C có thể sửa đổi, huy bỏ, bổ sung bất cứlúc nào mà không cần báo trước cho người thụ hưởng Tuy nhiên, việc sửađổi hay hủy bỏ phải thực hiện trước khi người bán giao hàng.

Loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế vì quyền lợi củangười bán không được đảm bảo UCP 600 cũng đã loại bỏ hoàn toàn điều 6

và điều 8 của UCP 500 nói về L/C hủy ngang Như vậy L/C hủy ngang đãkhông còn xuất hiện trong UCP 600

L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C):

Là loại L/C mà ngân hàng phát hành không được quyền đơn phương sửa đổihay hủy bỏ L/C khi chưa có sự đồng ý của người thụ hưởng Theo điều 3 củaUCP600, một thư tín dụng là không hủy ngang ngay cả khi trong thư tín dụngkhông quy định như vậy

 Phân loại theo thời hạn thanh toán:

 Phân loại theo tính chất của L/C:

L/C xác nhận (Confirm L/C):

Là L/C không hủy ngang trong đó có một ngân hàng khác đứng ra đảmbảo việc trả tiền theo L/C cùng với ngân hàng phát hành Người bán yêu cầuL/C xác nhận khi họ chưa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàngphát hành

L/C tuần hoàn (Revolving L/C):

Trang 20

Là L/C mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệulực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuầnhoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng đượcthực hiện.

Trường hợp sử dụng và đặc điểm:

- Sử dụng cho trường hợp hàng hóa là những mặt hàng mua bán thườngxuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao hàng nhiều lần trong một thời gian nhấtđịnh; hoặc các bên mua bán quen thuộc là tin cậy lẫn nhau

- Giúp người mua tránh được ứ đọng vốn, giảm được phí mở L/C, giảmđược tỷ lệ ký quỹ

- L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn.Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào nhữngL/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn khôngtích lũy (non-cumulative revolving L/C), còn nếu cho phép cộng dồn thì gọi

là L/C tuần hoàn tích lũy (cumulative L/C)

Thông thường có ba cách tuần hoàn sau:

- Tuần hoàn tự động: L/C tự động có giá trị như cũ mà không cần có sựthông báo của ngân hàng phát hành L/C cho người bán biết

- Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/Chết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà ngân hàng phát hành L/C không có ýkiến gì thì L/C tự động có giá trị lại như cũ

- Tuần hoàn hạn chế: Là chỉ khi nào ngân hàng phát hành L/C thông báocho người bán thì L/C mới có giá trị lại như cũ

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C):

Là L/C theo đó người hưởng lợi thứ nhất được quyền chuyển nhượngmột phần hay toán bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi thứ hai

Trang 21

Trường hợp sử dụng và đặc điểm:

- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần

- Được sử dụng khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hànghóa mà chỉ là một người môi giới

- Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính vớingười mua Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay giaohàng không đúng thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm vớingười mua theo hợp đồng đã ký

L/C giáp lưng (Back to back L/C):

L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tíndụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác(do đó còn có tên là giáp lưng)

L/C giáp lưng là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùngvới điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ hai trên cơ sở một L/C thứnhất L/C giáp lưng cũng được dùng trong mua bán qua trung gian như L/Cchuyển nhượng Tuy nhiên, sự khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáplưng là NH phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh tóan bộchứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc Nghĩa

vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độclập với nhau Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họphải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C Trong nghiệp vụ L/Cgiáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh toán vì họ chỉ

có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ hai do người trung gian mở

Trường hợp sử dụng và đặc điểm: L/C giáp lưng được sử dụng chủ yếu qua

mua bán trung gian khi:

Trang 22

- L/C gốc không cho phép chuyển nhượng Do đó, nhà trung gian đem L/

C này làm đảm bảo để mở giáp lưng cho người cung cấp hàng cho mìnhhưởng

L/C đối ứng - Reciprocal L/C

Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được pháthành L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khácđối ứng với nó đã được phát hành Khác với những L/C thông thường đượcthanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng

là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó NHPH L/C đối ứng cam kết thanhtoán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C doNHPH đó phát hành

Trường hợp sử dụng:

L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàngxuất khẩu Cả hai bên đều là người mua, người bán của nhau Đặc điểm nổibật của L/C này là điều khoản thanh toán Điều kiện thanh toán điển hình của

L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số … ngày … được phát hành bởi Ngân hàng… Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ

Trang 23

thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy

đủ tiền hàng theo L/C số ……… ngày …… do Ngân hàng …… phát hành”.

Đơn giản hơn có thể trong 2 L/C này đều ghi chỉ được thanh toán khi 1 L/Ckhác đối ứng với nó được mở ra L/C đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửaL/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng Ở các nước khác, đã từ lâukhông còn sử dụng L/C này Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổbiến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng maymặc cho các công ty ở Hàn Quốc Hiện nay loại L/C hầu như không còn được

sử dụng rộng rãi

Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC):

L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiệnnghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vayhoặc được ứng trước

- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng

- Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thựchiện nghĩa vụ của mình

Do đó, L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu

Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạtđộng trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán Ngược lại, L/C dự phòngđảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thựchiện Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thựchiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không

có sự vi phạm này, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện L/C dự pḥngđược sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng baogồm các họat động thưong mại, tài chính

LC có điều khoản đỏ - Red clause L/C (anticipatory):

Trang 24

L/C có điều khoản đỏ là loại L/C có điều kiện cho phép người hưởngđược nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hayhối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai khohàng (warrant hay warehouse’s receipt) biên lai của người giao nhận(forwarder’s receipt) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này, ngườihưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từtheo quy định của L/C sau đó Khoản ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiềnthanh toán bộ chứng từ

1.2.4 Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng

- Người xin mở thư tín dụng (the applicant, the importer, the buyer,accountee): là người mua, nhà nhập khẩu, người trả tiền Theo điều 2 UCP 600người yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của bên này, một tín dụng thư đượcphát hành

- Người thụ hưởng L/C (the beneficiary, the seller, the exporter): làngười bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ do người hưởng lợi chỉ định,cũng chính là người ký phát hối phiếu (Drawer) Theo điều 2 – UCP600người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được pháthành

- Ngân hàng mở thư tín dụng (the opening bank, the issuing bank) làngân hàng phục vụ cho nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhànhập khẩu Theo điều 2 – UCP 600 ngân hàng phát hành là ngân hàng theoyêu cầu của người cin mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành một tíndụng

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank): là ngân hàng cónhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại

lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi Theo điều 2 –

Trang 25

UCP 600 Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụngtheo yêu cầu của ngân hàng phát hành

Ngoài ra còn có thể có các bên khác tham gia trong phương thức thanh toán này như:

- Ngân hàng xác nhận (the confirming bank): là một ngân hàng khácđứng ra cam kết thanh toán L/C, được áp dụng trong trường hợp người hưởnglợi nghi ngờ khả năng tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàngxác nhận có thể là ngân hàng thông báo L/C hay một ngân hàng bất kỳ dongười hưởng lợi yêu cầu, thường là những ngân hàng lớn có uy tín trên thịtrường quốc tế Theo điều 2 – UCP 600 ngân hàng xác nhận là ngân hàngtheo yêu cầu hoặc theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhậncủa mình đối với một tín dụng

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng mà tại đó tíndụng có giá trị thanh toán/ thương lượng hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu tíndụng có giá trị tự do

- Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank): là ngân hàng thực hiệnviệc chuyển nhượng thư tín dụng

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank): là ngân hàng thực hiện việchoàn trả tiền được ngân hàng phát hành ủy quyền và được quy định trong thưtín dung

- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là ngân hàng có nhiệm

vụ chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng mở thư tín dụng để đòi tiền

- Ngân hàng thương lượng – chiết khấu (Negotiating bank): là ngân hàngthực hiện thương lượng – chiết khấu bộ chứng từ khi nó đứng ra mua hốiphiếu và/hoặc bộ chứng từ phù hợp theo L/C bằng cách trả trước hay đồng ýtrả trước cho người thụ hưởng vào/hoặc trước ngày nó được hoàn tiền

1.2.5 Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Trang 26

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Bước 1: Ký kết hợp đồng giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu trong đó

thỏa thuận thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Bước 2: Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết, người nhập khẩu làm thủ

tục xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng pháthành) yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng

Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của người nhập khẩu, ngân

hàng phát hành mở một thư tín dụng và gửi đến ngân hàng thông báo

Bước 4: Khi nhận được L/C do ngân hàng phát hành chuyển đến, ngân hàng

thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung của thư tíndụng

Bước 5: Sau khi kiểm tra nội dung thư tín dụng, nếu đồng ý thì người xuất

khẩu thực hiện việc giao hàng

Bước 6: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và

xuất trình cho ngân hàng

Bước 7: Ngân hàng nhận chứng từ của người xuất khẩu và kiểm tra Nếu bộ

chứng từ hợp lệ thì sẽ gửi cho ngân hàng phát hành để đòi tiền Nếu bộ chứng

Trang 27

từ có bất hợp lệ, ngân hàng sẽ thông báo và yêu cầu người xuất khẩu điềuchỉnh chứng từ cho phù hợp với các điều khoản của tín dụng.

Bước 8: Ngân hàng phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ Nếu bộ

chứng từ hợp lệ sẽ thông báo cho người nhập khẩu nộp tiền để lấy chứng từ đinhận hàng Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ sẽ thông báo có người nhập khẩu

để người nhập khẩu có ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán

Bước 9: Ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho ngân hàng của người

xuất khẩu và ngân hàng này ghi có tài khoản của người xuất khẩu tại ngânhàng mình

1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Xuất phát từ những vai trò quan trọng của hoạt động TTQT nói chung vàhoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng đối với sự tồn tại và pháttriển của NHTM, bất kỳ một NHTM nào dù mới bắt đầu tham gia thị trườnghay đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT đều có xu hướng đẩy mạnh phát triểnmảng dịch vụ này để duy trì và mở rộng hoạt động của ngân hàng mình

1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh về thị phần thanh toán tín dụng chứng từ.

Chỉ tiêu này phản ánh về phần thị trường TTQT theo phương thức tíndụng chứng từ mà ngân hàng đang chiếm lĩnh và giúp ngân hàng xác địnhđược vị thế của mình trong thị trường cũng như đánh giá được mức độ mởrộng thị trường

1.3.2 Chỉ tiêu về kết quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ

- Tỷ trọng doanh số của từng phương thức

Chỉ tiêu này sẽ giúp ta nhận biết phương thức tín dụng chứng từ chiếm

tỷ trọng như thế nào trong toàn bộ các phương thức thanh toán tại ngân hàng

Trang 28

Từ đó, ngân hàng có thể có những hướng đầu tư cụ thể cho việc phát triểnphương thức thanh toán này.

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ so với tổngthu nhập dịch vụ

Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết trong tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàngthì thu nhập từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ chiếm bao nhiêu phầntrăm

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số và thu nhập hàng năm

Tăng trưởng doanh số, thu nhập từ dịch vụ thanh toán tín dụng chứng

từ luôn là mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển dịch vụ TTQT củacác NHTM Doanh số, thu nhập thanh toán cao chứng tỏ số món L/C nhiều vàgiá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiềukhách hàng và đã được khách hàng tin tưởng

1.3.3 Chất lượng dịch vụ của hoạt động tín dụng chứng từ

Nếu các NHTM chỉ quan tâm đến việc đưa ra các chính sách để thu hútlôi kéo khách hàng nhằm tăng doanh số mà không chú trọng đến việc nângcao chất lượng dịch vụ, hạn chế rủi ro trong thanh toán thì các chính sách nàycũng trở nên không có hiệu quả Vì vậy, chất lượng của hoạt động tín dụng làtiêu chí khá quan trọng để đánh giá việc mở rộng hoạt động thanh toán tíndụng chứng từ của NHTM

Dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chấtlượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Khôngnhững vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chất lượng của kháchhàng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu dịch vụ tìmđến ngân hàng để giao dịch

Trang 29

1.3.4 Rủi ro đối với ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Tuy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ mang đến cho ngân hàngthương mại nhiều lợi ích, nhưng có thể nói lợi ích đó đồng hành với rủi ro.Rủi ro trong thanh toán quốc tế được định nghĩa là những hiện tượng kháchquan có liên quan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanhtoán quốc tế Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên thamgia quan hệ thanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các

tổ chức, cá nhân và các bên trung gian khác ) hoặc do các nhân tố kháchquan khác gây nên

Nếu mở rộng hoạt động nhưng lại không chú trọng đến việc kiểm soátrủi ro thì các khoản lợi nhuận đem lại cũng không thể bù cho các tổn thất gây

Rủi ro tác nghiệp (rủi ro kỹ thuật)

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, rủi ro tác nghiệp xảy ra phần lớn là dotrình độ của cán bộ nhân viên, sự sơ suất, thiếu cẩn thận dẫn đến việc hànhđộng không theo đúng các quy định, tập quán quốc tế gây ra những rủi ro tácnghiệp nghiêm trọng Hậu quả của rủi ro tác nghiệp là rất lớn, ảnh hưởng đến

uy tín và tài sản của ngân hàng

Trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng đóng vai trò quantrọng không thể thiếu Vì vậy, cũng giống như khách hàng của mình, với vị tríkhác nhau, ngân hàng cũng có thể gặp những rủi ro khác nhau

Trang 30

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được cáckhoản tín dụng đã cấp cho các bên tham gia trong phương thức tín dụngchứng từ Các khoản tín dụng đó là: mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu,cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩutheo L/C

Rủi ro pháp lý

Là rủi ro liên quan đến luật pháp khi có vấn đề khiếu kiện phát sinh Vấn

đề pháp lý trong giao dịch bằng phương thức tín dụng chứng từ rất phức tạp

do các bên liên quan ở các quốc gia khác nhau, trong môi trường pháp lý và

hệ thống pháp luật khác nhau Khi điều chỉnh các hoạt động ngoại thương nóichung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng thì các bênthường dẫn chiếu các tập quán quốc tế, trong phương thức tín dụng chứng từthì đó là UCP Tuy nhiên việc áp dụng này không ngăn cản tòa án áp dụngluật pháp quốc gia Các kết luận của Phòng thương mại quốc tế đối với các vụtranh chấp chỉ mang tính chất tương đối vì nó không bắt buộc các bên phải thihành trong khi bản án của toàn án có thể làm ngân hàng phát hành trì hoãnthậm chí không thanh toán

Rủi ro quốc gia (rủi ro chính trị)

Trang 31

Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ là những rủi ro bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, chính trị của cácnước có liên quan trong quá trình thanh toán Rủi ro chính trị thường gặp nhất

là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý đặc biệt ở những nước có hệ thốngpháp luật chưa ổn định, thường xuyên có sửa đổi, bổ sung

Rủi ro tỷ giá hối đoái

Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường liên quan đến nhiềuquốc gia khác nhau với đồng tiền khác nhau nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng

là một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán

Bên cạnh những rủi ro trên, hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ cũng như các hoạt động khác của ngân hàng còn gặpphải nhiều rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn gây thiệt hại cho cácbên nói riêng và nền kinh tế nói chung

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.4.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng:

1.4.1.1 Các chính sách vĩ mô của Nhà nước

Đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có hoạt độngkinh doanh xuất nhập khẩu

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có tác dụng

khuyến khích hoặc thu hẹp hoạt động XNK Thông qua việc áp dụng mứcthuế cao hay thấp đối với mặt hàng XNK nào đó sẽ tác động đến việc hạn chếhay gia tăng sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó của doanh nghiệp Do vậy,một chính sách thuế cũng là điều kiện để mở rộng hoạt động TTQT theophương thức tín dụng chứng từ của các NHTM

Trang 32

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính

chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đếnhành vi của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạtđộng TTQT Chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộmậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếuthiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương pháttriển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối

thông qua việc đề ra các chính sách nhằm kiểm soát luồng vận động của ngoạihối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD

1.4.1.2 Sự thay đổi kinh tế, chế độ chính trị của nước bạn hàng

Hoạt động TTQT là hoạt động thanh toán diễn ra giữa các quốc gia khácnhau Do đó, nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh

tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Mỗi sự biến động về chế độ chính trị củanước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các camkết đã thoả thuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán XNK

1.4.2 Nhóm các nhân tố bên trong Ngân hàng

Đây chính là các nhân tố xuất phát từ bản thân các NHTM Ta có thể kểđến một số nhân tố chủ yếu sau:

- Chất lượng dịch vụ TTQT: Một ngân hàng có chất lượng dịch vụ TTQT

theo phương thức thức tín dụng chứng từ tốt sẽ tạo nền móng vững chắc trongquá trình phát triển doanh số, tăng thu phí, tăng thị phần và giữ vững được vịthế trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với nhau

Trang 33

Chất lượng dịch vụ tốt sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến vớingân hàng và trung thành với ngân hàng Nhân tố về chất lượng dịch vụ làchìa khóa giúp cho ngân hàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế.

- Mạng lưới và ngân hàng đại lý: Trong hoạt động ngân hàng, mạng

lưới các chi nhánh có thể được xem như hệ thống kênh phân phối các sảnphẩm của ngân hàng đến với khách hàng Một ngân hàng với hệ thống chinhánh rộng lớn sẽ giúp cho ngân hàng đó nhiều cơ hội để thu hút các kháchhàng XNK tiềm năng, mở rộng hoạt động thanh toán XNK từ đó gia tăng thịphần của ngân hàng mình

Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết công việc ngay tạimột nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địaphương đó Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việcgiao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địachỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngân hàng đại

lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại

lý để mở rộng hoạt động TTQT

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Để phát triển được hoạt

động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, mở rộng được hoạt độngcủa ngân hàng mình thì một nhân tố quan trọng mà bất cứ NHTM nào cũngphải quan tâm Chất lượng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng trong

mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Để thực hiện công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc chongân hàng, đòi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ làm nghiệp vụthanh toán XNK nói riêng phải có chuyên môn cao, am hiểu các quy tắc,thông lệ quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi để tiếp cận với những tài liệu củanước ngoài, tích luỹ thêm kiến thức nghiệp vụ Ngoài ra, các cán bộ làm

Trang 34

nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cũng phải có trình độtin học nhất định đáp ứng đươc yêu cầu của công việc.

- Công nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đangphát triển đều rất quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế Tiêu chí hoạtđộng thanh toán quốc tế là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác Do đó,các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thựchiện tốt hơn tiêu chí trên Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kểvào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT theo LC của NHTM: Hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh

theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiếtkiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhânthu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ đượcđảm bảo

- Các chính sách và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động thanh toán XNK: Các chính sách của Ngân hàng như chính sách khách hàng,

chính sách đối ngoại của ngân hàng, chính sách phát triển dịch vụ…có ảnhhưởng lớn đến hoạt động TTQT Các chính sách đúng đắn sẽ thu hút đượckhách hàng trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàngCác hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng, hoạt động kinhdoanh ngoại tệ… là các hoạt động có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy cho hoạt độngthanh toán XNK của NHTM Phát triển nghiệp vụ này là tiền đề, là nền tảnghỗ trợ cho sự phát triển nghiệp vụ kia và ngược lại Đồng thời các hoạt độngnày cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, tạo nên sức cạnh tranhcủa ngân hàng

Trang 35

Kết luận chương 1

Trong chương 1 luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

 Giới thiệu khái niệm và quy trình thực hiện phương thức tín dụngchứng từ, các loại thư tín dụng… Đây là những lý luận cơ bản về phươngthức tín dụng chứng từ

 Các vấn đề liên quan đến việc mở rộng và các chỉ tiêu phản ánh việc

mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.Đây là phần quan trọng nhất của chương Thông qua các chỉ tiêu này sử dụng

ở chương 2 sẽ làm rõ cho ta thấy được tình hình hoạt động thanh toán quốc tếcủa ABBANK Khánh Hòa như thế nào?

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH CHI NHÁNH

KHÁNH HÒA 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ABBANK KHÁNH HÒA

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ABBANK Khánh Hòa

Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập từ năm 1993, sau hơn 18 năm

hoạt động và phát triển, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng vàchất Tháng 12/2010, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.830 tỷđồng với cổ đông chiến lược nước ngoài – Maybank tỷ lệ sở hữu 15% và cổđông chiến lược chính trong nước là tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN)Tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới ABBANK đạt trên 110 điểm giaodịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc ABBANK Chi nhánh Khánh Hòachính thức hoạt động tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào tháng 01/2009

Sau hơn 3 năm hoạt động, ABBank Khánh Hòa đã trở thành cái tên thânthuộc với hơn 300 khách hàng doanh nghiệp và trên 700 khách hàng cá nhântại tỉnh Khánh Hòa thông qua 1 chi nhánh chính tại 22 Thái Nguyên, NhaTrang; PGD Nha Trang tại 54 Ngô Gia Tự, Nha Trang và PGD Cam Ranh tại60B Đại Lộ Hùng Vương, Cam Ranh, Khánh Hòa

Đến cuối năm 2011, tổng tài sản của ABBANK Khánh Hòa đạt 393.243triệu đồng, lợi nhuận đạt 9.860 triệu đồng và số lượng cán bộ công nhân viên

là 60 người

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Khánh Hòa baogồm: Giám đốc và một phó Giám đốc

Trang 37

Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung và trực tiếp chỉ đạohoạt động của một số phòng ban Phó giám đốc là người giúp việc cho Giámđốc và phụ trách tín dụng theo sự phân công của giám đốc và chiụ tráchnhiệm trước Giám đốc Điều hành các phòng nghiệp vụ là các trưởng phòng,

họ cũng là những người chịu trách nhiệm chính về tình hình hoạt động kinhdoanh của phòng trước ban Giám đốc Và trong mỗi phòng có một số phóphòng để trợ giúp công việc cho trưởng phòng

ABBANK Khánh Hòa có 60 cán bộ công nhân viên, trong đó có 2 cán

bộ có trình độ Thạc sĩ (chiếm 6,3%), 55 cán bộ có trình độ Đại học và Caođẳng (chiếm khoảng 70%) và 03 cán bộ trình độ trung cấp Đội ngũ cán bộcủa ABB Khánh Hòa ngày càng được đào tạo chuyên sâu, có nghiệp vụ giỏi.Đến thời điểm hiện nay ABBANK Khánh Hòa gồm có 4 phòng ban và 2phòng giao dịch

Trang 38

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức của ABBANK Khánh Hòa

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK Khánh Hòa trong

ba năm 2009-2011

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng, đồng thời

thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của Ngân hàng Nhà

nước (NHNN), kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Khánh

Hòa cũng gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết cùng sự

nổ lực hết mình của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng kết quả hoạt động

kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt được nhiều kết quả to lớn, hoàn

thành 100% chỉ tiêu của HĐQT đề ra Từ định hướng phát triển của HĐQT,

ABBANK Khánh Hòa luôn cố gắng để trở thành là “siêu thị tài chính” ở địa

QHKH DOANH

NGHIỆP

P.QLTD &

QLRR

PGD CAM RANH

PGD NHA TRANG

QHKH

CÁ NHÂN

Trang 39

bàn tỉnh Khánh Hòa và là nơi mà khách hàng đến để tận hưởng những tiện ích

và yên tâm với sự chuẩn bị tài chính vững chắc! “Siêu thị” ABBANK là nơi

bạn có thể DỄ DÀNG lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính một cách

NHANH CHÓNG và TIỆN LỢI, là nơi mang đến cho bạn nụ cười HÀI

LÒNG và THOẢI MÁI

2.1.3.1 Về tình hình huy động vốn:

Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng nói chung và

của ABB Khánh Hòa nói riêng Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý,

hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo an toàn, sinh lợi là bước đầu thực hiện việc kinh

doanh tiền tệ nhằm tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ABBANK Khánh Hòa

Tỷ trọng Số tiền Tốc độ

Số tiền

Tốc độ

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của ABB Khánh Hòa các năm 2009,2010,2011)

Năm 2009 tổng huy động của ABBANK Khánh Hòa là 171.180 triệu

đồng trong đó huy động từ tổ chức kinh tế là 136.711 triệu đồng (79.88%), từ

Trang 40

dân cư là 34.383 triệu đồng (20.09%) Nguồn vốn huy động từ các loại tiềngửi khác khá thấp 59 triệu đồng (0.03%) Nhờ có chính sách huy động vốntương đối nhạy bén và khai trương PGD Nha Trang, năm 2010 ABBANKKhánh Hòa đã nâng tổng huy động lên 293.691 triệu đồng tăng 71.57% so vớinăm 2009 Trong đó huy động từ tổ chức kinh tế 217.790 triệu đồng chiếm74.16%, từ dân cư là 73.371 triệu đồng chiếm 24.98% và tiền gửi khác là2.530 triệu đồng chiếm 0.86% Đến 31/12/2011, tổng huy động củaABBANK Khánh Hòa là 312.409 triệu đồng, trong đó huy động từ tổ chứckinh tế 161.881 triệu đồng chiếm 51.82%, từ dân cư là 149.906 triệu đồngchiếm 47.98%, tiền gửi khác là 621 triệu đồng chiếm 0.2%.

48 tỷ đồng Trong đó cho vay ngắn hạn là 325.900 triệu đồng chiếm 85,80%,cho vay trung và dài hạn là 53.931 triệu đồng chiếm 14,20% Trong 3 nămqua ABB Khánh Hòa chưa phát sinh trường hợp nợ xấu nào Đây là điều đángmừng đối với ABB Khánh Hòa

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ABBANK Khánh Hòa

Đvt: Triệu đồng

Ngày đăng: 04/10/2018, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] ABBank Khánh Hòa, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 –2011 [3] Luận văn Thạc Sĩ “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam” của tác giả Phạm Hiền trường Đại học Đà Nẵng, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009 –2011"[3] Luận văn Thạc Sĩ “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam
[4] Luận văn Thạc Sĩ “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh TP Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà trường Đại học Đà Nẵng, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh TP Đà Nẵng
[5] PGS. TS. Võ Thanh Thu (2005), Hỏi và đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ
Tác giả: PGS. TS. Võ Thanh Thu
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2005
[7] Phòng Thương Mại Quốc Tế (2007), Bộ tập quán quốc tế về LC, Nha xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tập quán quốc tế về LC
Tác giả: Phòng Thương Mại Quốc Tế
Năm: 2007
[8] TS. Trầm Thị Xuân Hương (2008), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản lao động – xã hộiWebsite Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Tác giả: TS. Trầm Thị Xuân Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động – xã hộiWebsite
Năm: 2008
[6] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, Nhà xuất bản thống kê Khác
[2] Webiste ngân hàng nhà nước: www .s b v . gov . v n [3] Website hoạt động khoa học:h tt p :// ww w . tc hdkh . or g .vn /tc h itiet . a s p ? c od e = 2 346 [4] Website tạp chí thương mại Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w