Những giải pháp để hệ thống ngân hàng thương mại việt nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo thoả ước basel
Trang 1Mục Lục
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 4
1.1 Bối cảnh và mục tiêu ra đời Hiệp ước Basel 1 4
1.1.1 Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 1 4
1.1.2 Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 2 7
1.1.3 Mục tiêu của Hiệp ước Basel 9
1.2 Hệ thống chuẩn mực của Hiệp ước Basel 11
1.2.1 Chuẩn mực BASEL 1 11
1.2.1.1 Bản Thoả thuận tháng 7 năm 1988 11
1.2.1.2 Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996 20
1.2.2 Những nội dung cơ bản của Basel 2 và điểm khác biệt giữa Basel1 và Basel 2 .24 1.2.2.1 Những nội dung cơ bản của Basel 2 24
1.2.2.2 Sự khác nhau căn bản giữa Basel 2 và Basel 1 34
1.3 Các điều kiện áp dụng chuẩn mực Basel 36
1.3.1 Điều kiện chung 36
1.3.2 Điều kiện cụ thể 37
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 39
1.4.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 39
1 4.1.1 Các tổ chức giám sát tài chính ở Hàn Quốc 39
1.4.1.2 Các quy định an toàn trong hệ thống ngân hàng 41
1.4.1.3 Công khai tài chính 43
1.4.1.4 Giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ 44
1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của Basel 46
1.4.2.1 Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc 46
1.4.2.2 Giải quyết các khoản nợ quá hạn 47
1.4.2.3 Nâng cao quản trị doanh nghiệp 47
1.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 49
Trang 2CHƯƠNG 2: Đánh giá thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo các trụ cột cơ bản của Hiệp ước Basel 2 51
2.1 Tình hình vốn tại các NHTMVN 51
2.1.1 Tình hình vốn tự có của các NHTMVN hiện nay 51
2.1.1.1 Quy định về vốn tự có của NHNNVN 51
2.1.1.2 Tình hình vốn tự có tại các NHTMVN 53
2.1.1.3 Những vấn đề đặt ra 57
2.1.2 Rủi ro Tín dụng 58
2.1.2.1 Đánh giá chung 58
2.1.3 Rủi ro thị trường 67
2.1.4 Rủi ro hoạt động 68
2.2 Thực trạng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTMVN hiện nay.69 2.2.1 Đánh giá công tác thanh tra, giám sát của NHNNVN hiện nay 69
2.2.1.1 Về cơ cấu tổ chức 69
2.2.1.2 Về mục tiêu của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng 72
2.2.1.3 Về phương pháp thanh tra giám sát ngân hàng 72
2.2.1.4 Về khung pháp lý đối với hoạt động của thanh tra ngân hàng 73
2.2.1.5 Về chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát 73
2.2.2 Đánh giá công tác thanh tra, giám sát của các NHTMVN 74
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức và phương thức điều hành bộ máy thanh tra giám sát tại các NHTMVN 74
2.2.2.2 Các quy định hiện hành đối với công tác thanh tra giám sát tại các NHTM Việt Nam 75
2.2.2.3 Những mặt được, chưa được của công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTMVN hiện nay 75
2.2.3 Một số hạn chế cụ thể trong công tác thanh tra giám sát hệ thống NHTM hiện nay .77
2.3 Thực trạng chất lượng Thông tin Thống kê tại các NHTMVN 80
2.3.1 Chế độ báo cáo thống kê tại NHNNVN 80
2.3.1.1 Chế độ thông tin báo cáo theo quy định của NHNNVN 80
2.3.1.2 Những khó khăn, vướng mắc trong công tác thống kê tại NHNN 83
2.3.2 Công tác Thông tin- Thống kê tại các NHTMVN hiện nay 84
2.3.2.1 Chế độ thống kê do các NHTM/TCTD quy định 84
2.3.2.2 Đánh giá công tác Thông tin - Thống kê tại các NHTM Việt Nam 85
Trang 3CHƯƠNG 3: Giải pháp để các NHTMVN tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực
đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 90
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTMVN nói riêng trong việc tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 90
3.1.1 Sự cần thiết phải áp dụng Hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 90
3.1.2 Cơ hội của các NHTMVN 91
3.1.3 Thách thức của các NHTMVN 93
3.2 Mặt mạnh và mặt yếu của các NHTMVN 96
3.2.1 Mặt mạnh của các NHTMVN 96
3.2.2 Điểm yếu của các NHTMVN 97
3.2.2.1 Về thể chế: 97
3.2.2.2 Về cơ cấu: 97
3.2.2.3 Về tài chính: 98
3.2.2.4 Về kỹ thuật 98
3.2.2.5 Về năng lực nhân sự 99
3.3 Giải pháp để các NHTMVN tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 99
3.3.1 Nhóm giải pháp để đáp ứng các nguyên tắc về vốn tối thiểu 99
3.3.1.1 Tiếp tục phát hành cổ phiếu tăng vốn tự có 99
3.3.1.2 Sáp nhập các NHTM để tăng quy mô vốn tự có 100
3.3.1.3 Tăng cường hiệu quả kinh doanh, tự bổ sung vốn tự có 101
3.3.1.4 Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro tín dụng 101
3.3.1.5 Thực hiện kiểm soát tốt rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động 102
3.3.2 Nhóm giải pháp để đáp ứng các chuẩn mực của Basel về thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng 102
3.3.2.1 Giải pháp đổi mới hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng 102
3.3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra giám sát tại các NHTMVN 109
3.3.3 Nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nguyên tắc kỷ luật thị trường đối với thông tin111 3.3.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin thống kê: 111
3.3.3.2 áp dụng chính sách công khai và minh bạch thông tin 112
3.3.3.3 Tổ chức thực hiện tốt công tác thông kê báo cáo tại các Ngân hàng thương mại 112
Trang 43.3.3.4 áp dụng cơ chế phạt/kỷ luật đối với các trường hợp báo cáo thông tin
không đúng theo quy định 113
3.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ để áp dụng thành công hệ thống Basel 113
3.3.4.1 Huấn luyện đào tạo nhân sự 113
3.3.4.2 Đổi mới công tác quản trị điều hành 113
3.3.4.3 Đổi mới công nghệ thông tin ngân hàng 113
kết luận 115
Phụ lục 117
Danh mục tài liệu tham khảo 127
Trang 5Danh mục các từ viết tắt
Trang 6là doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
61
Ngoại thương Việt Nam
61
Nam với 25 Nguyên tắc Cơ bản Basel về Giám sát Ngânhàng hiệu quả
122
bảng
125
dụng của các cam kết ngoại bảng liên quan đến lãi suất
và tỷ giá
126
Trang 7Lời nói đầu
1 Tính cấp thiết của Đề tài
An toàn, hiệu quả, bền vững luôn là mục tiêu mà mọi ngân hàng hướng tới Có thểnói, sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một nước, dù là nước phát triển hay đangphát triển đều có thể đe doạ sự ổn định tài chính ở nước đó và tác động đến nước khác trêntrường quốc tế Vì vậy, làm thế nào để nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính, trong đó
hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ chốt đã và đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớntrên toàn thế giới Việc áp dụng các chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng là rất cần thiết
để cải thiện sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt độngmột cách lành mạnh, hiệu quả Trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu hư-ớng áp dụng các chuẩn mực của Basel để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ lànhmạnh Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Cũng như hệ thống ngân hàng các nước khác, mục tiêu của hệ thống ngân hàngViệt Nam là an toàn, hiệu quả, và bền vững Hơn nữa, so với thông lệ quốc tế, mức độ rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, đặc biệt tại cácNgân hàng Thương mại Nhà nước còn khá cao và khó lường trước các hậu quả xảy ra.Chính vì vậy, việc phân tích và áp dụng các chuẩn mực Basel là hết sức cần thiết nhằmđảm bảo sự an toàn không những trong hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ViệtNam mà còn là sự an toàn của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể nói, đến nay đã có những đánh giá ban đầu về mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơbản Basel tại Ngân hàng Nhà nước, chú trọng vào hoạt động thanh tra giám sát Tuy nhiên,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống việc tiếp cận và áp dụng các chuẩnmực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel (Basel1 và Basel2 tại cácngân hàng thương mại Việt Nam Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn này, Nhóm nghiên cứu
lựa chọn Đề tài: “Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam tiếp
cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Thoả ước Basel”.
2 Đóng góp của Đề tài
- Về mặt lý luận:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận của các nguyên tắc đánh giá hoạt động ngân hàng antoàn theo Hiệp ước Basel (Basel 1, Basel 2);
+ Đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận
và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút rabài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Về mặt thực tiễn:
+ Phân tích thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiệnnay theo ba trụ cột của Basel 2, qua đó, chỉ rõ “khoảng cách” của các NHTM Việt Nam sovới yêu cầu của Basel nói chung và Basel 2 nói riêng
+ Đề xuất các giải pháp tổng thể và các khuyến nghị để các ngân hàng thương mạiViệt Nam tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theoHiệp ước Basel
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 8- Đối tượng nghiên cứu: khả năng tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá an toàn
ngân hàng theo Basel tại các NHTM Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM theo ba
trụ cột của Basel 2, từ đó đưa ra các giải pháp tổng thể để hệ thống NHTM tiếp cận và ápdụng hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương phápphân tích, tổng hợp và thống kê
5 Kết cấu của Đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơbản của Đề tài được chia thành 3 chương Cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng
an toàn theo Hiệp ước Basel
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam theo các trụ cột cơ bản của Hiệp ước Basel 2
Chương 3: Giải pháp để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng
hệ thống đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệpước Basel
Chương 1
Cơ sở lý luận của hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động
ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel 1.1 Bối cảnh và mục tiêu ra đời Hiệp ước Basel 1
1.1.1 Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 1
Hoạt động của một ngân hàng thường được tài trợ từ hai nguồn, tiền vay hoặc vốnchủ sở hữu.Tiền vay của ngân hàng (gồm cả các khoản tiền gửi) là các tài sản nợ mà nếukhông được thanh toán đúng hạn có thể đẩy ngân hàng trước tình trạng mất khả năng trả
nợ Trái lại, đầu tư của chủ sở hữu có thể có lãi hoặc bị thua lỗ nhưng không đẩy ngânhàng trước tình trạng mất khả năng trả nợ Vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác là nhưnhau thì tỷ trọng các hoạt động của một ngân hàng được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cànglớn thì ngân hàng đó sẽ có thể tiếp tục trả được nợ trong những thời kỳ kinh tế khó khăn.Lập luận này tạo cơ sở cho các chuyên gia giám sát ngân hàng xem tỷ lệ an toàn vốn như làmột yếu tố cơ bản quyết định sự an toàn và hiệu quả của ngân hàng
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về hiệu quả và sự an toàn của việc yêu cầu ngânhàng phải nắm giữ nhiều vốn hơn thì yêu cầu về vốn làm tăng chi phí của ngân hàng Việc
Trang 9yêu cầu một ngân hàng được tài trợ bằng tỷ lệ vốn lớn hơn sẽ hạn chế tỷ lệ vay nợ và điềunày có nghĩa là hạn chế tiềm lực cho vay của ngân hàng Những yêu cầu về vốn đối vớingân hàng có thể ảnh hưởng rộng rãi trên góc độ kinh tế vĩ mô đối với vốn tín dụng khảdụng Hạn chế khả năng vay nợ của ngân hàng cũng làm giảm cơ hội của các cổ đông khi
sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính và lợi thế về thuế của nghiệp vụ tài trợ vay nợ nhằmtăng ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH) Trong một thị trường cạnh tranh, nếu ROEcủa một ngân hàng quá thấp thì vốn sẽ chuyển sang các nhà cung cấp dịch tài chính kháchoặc các khu vực khác
Vì vậy, như thế nào gọi là đủ vốn? Trước năm 1980, các nhà chính sách ngân hàngchủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của ngân hàng, các đánh giá giám sát và các kháiniệm đơn giản về tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt Kể từnăm 1980, việc xây dựng luật ngân hàng được đặt ra do các cuộc khủng hoảng ngân hàng
đã thúc đẩy các nhà giám sát ngân hàng tập trung nhiều hơn vào những định nghĩa chínhxác về các tiêu chuẩn vốn tối thiểu
Trước những năm 1980, các nhà giám sát ngân hàng đã không áp đặt các tiêu chuẩn
về tỷ lệ an toàn vốn cụ thể là bao nhiêu Thay vào đó, họ áp dụng các tiêu chuẩn một cáchlinh hoạt, phù hợp với điều kiện của các tổ chức Khi đánh giá tỷ lệ an toàn vốn, các nhàchính sách đã chú trọng đến những nhân tố như khả năng quản lý và chất lượng danh mụcđầu tư cho vay Các nhà giám sát ngân hàng đã cố gắng sử dụng các tiêu chuẩn về tỷ lệ antoàn vốn khác nhau ngay từ năm 1864, khi Luật ngân hàng Quốc gia đưa ra các yêu cầu vềvốn tối thiểu dựa trên dân số của khu vực mà ngân hàng cung ứng dịch vụ, tuy nhiên, hầunhư các nỗ lực ban đầu để định lượng tỷ lệ an toàn vốn là không thành công và gây nhiềutranh cãi Những năm 1930 và 1940, các nhà chính sách ngân hàng bắt đầu xem xét tới các
tỷ lệ như tỷ lệ vốn/tổng tiền gửi và vốn/tổng tài sản, nhưng cả hai tỷ lệ này đều đã bị loại
bỏ khi tiến hành các kiểm tra về tỷ lệ an toàn vốn cho thấy không hiệu quả Các nghiên cứukhác nhau về phương pháp điều chỉnh tài sản rủi ro và tỷ lệ vốn/tài sản rủi ro đã được tiếnhành vào những năm 1950, tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được chấp nhận rộng rãivào lúc đó
Những năm 1970, nền kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới suy yếuhơn và khu vực ngân hàng bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự yếu kém Một thuật ngữmới “lạm phát” được đặt ra để mô tả hiện tượng lạm phát kinh tế và lạm phát cao trongthập kỷ này Sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn là bằng chứng cho thấy rằng ngay
cả những ngân hàng tương đối lớn cũng không tránh khỏi biến động
Lạm phát và lãi suất cao bất thường đã làm suy yếu trầm trọng một số lượng lớncác ngân hàng tiết kiệm.Trên góc độ kinh tế, lãi suất và giá dầu tăng quá cao đã dẫn đếnmột cuộc suy thoái toàn cầu năm 1981 Tỷ lệ phá sản các ngân hàng bắt đầu tăng, mộtphần là do các điều kiện kinh tế đang suy yếu dần và một phần là do quy mô rủi ro củangân hàng tăng Xu hướng về vốn của ngân hàng cũng gây ra nhiều mối lo ngại Tỷ lệ vốn/tài sản có luôn luôn dưới 6% từ năm 1977 đến 1982 Việc giảm các tỷ lệ vốn xảy ra ở cácngân hàng lớn, năm 1982, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có của các ngân hàng lớn là thấp, chỉ đạt4%
Những yếu kém kinh tế vĩ mô, ngày càng nhiều các trường hợp ngân hàng bị phásản và quy mô vốn ngân hàng thu nhỏ đã thúc đẩy một phản ứng về chính sách năm 1981,lần đầu tiên, các tổ chức hoạt động ngân hàng đã áp dụng những yêu cầu về vốn một cách
Trang 10rõ ràng Các tiêu chuẩn này sử dụng các tỷ lệ đòn bẩy là vốn cổ phần/tổng tài sản có (vốn
cổ phần chủ yếu là gồm vốn cổ phần và dự phòng tổn thất khoản vay)
Trước tình hình đó, các nhà chính sách ngân hàng đều nhất trí rằng khái niệm về tỷ
lệ an toàn vốn cần phải được điều chỉnh phù hợp với rủi ro ngân hàng nhằm giải quyết hai
khuynh hướng chính của khu vực ngân hàng Thứ nhất, các ngân hàng đang trở nên kém an toàn hơn, tài sản có tính thanh khoản thấp và tính sinh lợi thấp Thứ hai, các ngân hàng
đang tăng các hoạt động ngoại bảng mà không tính toán rủi ro dựa trên các tỷ lệ vốn Cácnhà chính sách cần một “tỷ lệ tài sản có rủi ro” mới đóng vai trò như một tỷ lệ vốn bổ sungđược điều chỉnh liên quan đến các tỷ lệ vốn/tổng tài sản có đang được áp dụng với hy vọng
là điều này có thể cho phép khuôn khổ quy định về vốn mới sẽ phản ứng một cách rõ ràng
và có hệ thống với các quy mô rủi ro của các ngân hàng
Vì vậy, năm 1988, Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel- Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế đã xây dựng Hiệp ước vốn Basel 1988 Uỷ ban này gồm các đại diện từ Bỉ, Canada,Pháp, Đức, Italy, Nhật, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Anh và Mỹ Các nhà chính sách Mỹ
và các nước khác tiếp tục xem xét các phương pháp quản lý rủi ro ngân hàng và năm 1988,thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm các nước G10 đã áp dụng các nguyên tắc Hiệpước vốn Basel này Ngày nay, khuôn khổ quy định về vốn trên cơ sở rủi ro này vẫn cònhiệu lực Những quy định này đưa ra các quy trình có tính hệ thống về phân tích rủi rongoại bảng trong đánh giá giám sát đối với tỷ lệ an toàn vốn, khuyến khích các tổ chứchoạt động ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhưng rủi ro thấp, đồng thời,thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan giám sát của các nước công nghiệp lớn Căn cứHiệp ước 1998, các tài sản có và hạng mục ngoại bảng được tính đến rủi ro mà chủ yếudựa vào bốn nhóm rủi ro tín dụng Hầu hết các khoản cho vay đều được tính rủi ro 100%,mặc dầu các khoản thế chấp của dân cư đều được tính rủi ro là 50%, cho vay bảo lãnh hoặccác nghiệp vụ bảo lãnh được cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức có chất lượngkhác (ở Mỹ gồm cả các doanh nghiệp được chính phủ tài trợ như Fannie Mae và FreddieMac) được tính rủi ro là 20%, và tài sản có rủi ro rất thấp, chẳng hạn như các khoản chovay có bảo lãnh của chính phủ thì được tính rủi ro là 0% Điều này buộc các ngân hàngnắm giữ vốn nhiều hơn nếu các ngân hàng này chọn tài sản có rủi ro hơn, và không bị phạt
vì nắm giữ tài sản ít rủi ro hơn Các tổ chức áp dụng Hiệp ước Basel được yêu cầu duy trìmột tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro ít nhất là 8%
1.1.2 Bối cảnh ra đời Hiệp ước Basel 2
Trong nhiều năm, Hiệp ước 1988 được thực hiện một cách thành công Mặc dầu,Hiệp ước 1988 được phát triển rộng rãi nhưng các cơ quan và tổ chức quốc tế ủng hộ việc
áp dụng một cách nhất quán các tiêu chuẩn vốn trên cơ sở rủi ro đã không tính đến quy mô,
cơ cấu, tính phức tạp và lịch sử rủi ro Bốn loại rủi ro tín dụng lớn mặc dầu chưa phải làhoàn chỉnh nhưng vẫn được xem là một bước cải thiện quan trọng đối với cơ chế vốn màtrước đây đã không kết hợp chặt chẽ với độ nhạy cảm tín dụng và đã không cảnh báo đượccho các ngân hàng là không nên nắm giữ các tài sản rủi ro
Quy định về vốn trên cơ sở rủi ro này chứng tỏ là một nhân tố quan trọng làm ổnđịnh hệ thống ngân hàng quốc tế Dựa trên bảng cân đối tài sản, đã cho thấy các tỷ lệ vốn
Trang 11tăng khi các điều khoản của Hiệp ước có hiệu lực thi hành năm 1992 mà không thu hẹpmức độ khả dụng tín dụng
Xu hướng tăng các tỷ lệ về vốn kể từ đầu những năm 1990 có thể không hoàn toàn
do tác động của quy định về vốn Các cuộc khủng hoảng những năm 1980 và đầu nhữngnăm 1990, bằng cách nắm giữ vốn vượt quá quy định để tránh các biện pháp trừng phạtcủa các nhà chính sách, các chủ nợ, các tổ chức đánh giá tín dụng và các cổ đông trongnhững thời điểm khó khăn
Tuy nhiên, quy định về vốn không hoàn toàn là có tác động quan trọng đối với cácmức vốn của ngân hàng nói chung Một bằng chứng liên quan đến tỷ lệ các ngân hàng đápứng mức độ vốn hoá tốt Từ năm 1990 đến 1992, tỷ lệ các ngân hàng Mỹ được vốn hoá tốttăng từ 86 đến 96 % mặc dầu nền kinh tế Mỹ trong tình trạng suy thoái và các điều kiệnhoạt động ngân hàng yếu kém Tính tuân thủ của các ngân hàng đối với các tiêu chuẩn vềvốn nói chung là nhất quán, trừ một số năm gần đây
Cùng với việc củng cố vị thế vốn của các ngân hàng là xu hướng giảm đáng kể cáctrường hợp phá sản ngân hàng.Ví dụ, năm 1988, ở Mỹ số các ngân hàng bị phá sản ở mứcđỉnh điểm là 280 ngân hàng, tuy nhiên, đã giảm xuống chỉ còn 3 ngân hàng năm 1998 Từnăm 1995 đến 2001, chỉ có gần 10 ngân hàng thương mại bị đóng cửa
Hiệp ước vốn Basel củng cố tính bình đẳng trong cạnh tranh trên toàn cầu Bởi vìHiệp ước là một thoả hiệp có tính quốc tế, không có nước G10 nào phải đặt các tổ chức của
họ ở vị thế bất lợi trong cạnh tranh bằng cách áp đặt các tiêu chuẩn về vốn ngặt nghèo Bêncạnh đó, vì các chính phủ không phải lo ngại với những hậu quả tiềm ẩn của một hànhđộng đơn phương nên ngân hàng và khách hàng của họ trên thế giới có thể có được lợi ích
từ các tiêu chuẩn về vốn thống nhất
Tuy nhiên, những hạn chế nhất định của Hiệp ước 1988 ngày càng trở nên rõ rànghơn Mặc dầu Hiệp ước năm 1988 là nhạy cảm với rủi ro hơn những hướng dẫn về vốntrước đây nhưng Hiệp ước này vẫn là một công cụ không sắc bén đối với việc phân biệt rủi
ro tín dụng Hơn nữa, việc tăng quy mô và mức độ phức tạp của các ngân hàng lớn nhất đãbuộc các nhà giám sát ngân hàng phải tăng cường tính hiệu lực của quy định về tỷ lệ antoàn vốn thông qua hai công cụ chủ yếu đó là các thước đo rủi ro và nguyên tắc thị trườngđược thực hiện bởi các ngân hàng
Việc phát triển một khuôn khổ vốn nhạy cảm với rủi ro hơn là quan trọng bởi vìnhững rủi ro hoạt động ngân hàng thương mại ngày càng tăng Trước hết, rủi ro tín dụng
có xu hướng ngày càng tăng cao Tỷ lệ nợ được xoá của những ngân hàng thương mạingày càng cao hơn và biến động hơn kể từ năm 1950 Hơn nữa, việc tính toán các tỷ lệ nàythường là giảm nhẹ so với mức độ rủi ro tín dụng thực tế trên các danh mục cho vay củangân hàng, dư nợ cho vay và là tài sản có của ngân hàng tăng rõ rệt, từ 23% năm 1950 lên61% năm 2000 Mặc dầu các quy định về vốn trên cơ sở rủi ro hiện nay bắt đầu khuyếnkhích ngân hàng nắm giữ tín dụng chất lượng cao hơn, tài sản có của ngân hàng đã bắt đầutập trung vào cho vay và giảm dần các đầu tư chứng khoán rủi ro thấp
Hơn nữa, những nghiên cứu về định lượng và quản lý rủi ro đã làm tăng sự cáchbiệt giữa phương pháp đo lường tiêu chuẩn về vốn theo Hiệp ước 1988 với các phươngpháp đo lường vốn được nhiều ngân hàng có uy tín trên thế giới sử dụng
Vì vậy, Uỷ ban Basel đã nhận thấy sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống cácchuẩn mới về vốn, có thể áp dụng trong các ngân hàng đa năng và phức tạp hơn, nhưng
Trang 12đồng thời cũng phù hợp với các ngân hàng kém phức tạp hơn Tháng 6 năm 2004, Uỷ banBasel đã chính thức công bố Hiệp ước Basel I sửa đổi, thường được gọi là Hiệp ước Basel2.
1.1.3 Mục tiêu của Hiệp ước Basel
Hiệp ước Basel có những mục tiêu chính sau đây:
- Duy trì một hệ thống tài chính hoạt động an toàn ổn định
Một hệ thống tài chính ổn định có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ tăngtrưởng kinh tế dài hạn Do đó, mục tiêu của Hiệp ước Basel là duy trì sự ổn định và lànhmạnh của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung Những vấn đề của
hệ thống ngân hàng ngày nay có xu hướng gây “hiệu ứng dây chuyền” đến toàn bộ nềnkinh tế Để có được hệ thống tài chính ổn định, cần phải có những quy định và chuẩn mựcgiám sát tin cậy bởi vì hệ thống tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây bất ổn định tàichính
Các thành viên tham gia thị trường là các chủ nợ, cổ đông và các nhà phân tích cóthể là những đồng minh quan trọng của các nhà chính sách ngân hàng thông qua biện pháptrừng phạt các tổ chức hoạt động kém và rủi ro quá lớn Tuy nhiên, để nguyên tắc thịtrường trở nên hiệu quả thì các thành viên tham gia thị trường phải được thông báo đầy đủ
về những rủi ro mà các ngân hàng này đang gặp phải và vì vậy, tính minh bạch tài chínhđóng vai trò quan trọng trong Hiệp ước Basel
Mục tiêu của Hiệp ước Basel là đảm bảo khả năng cho các cơ quan giám sát ngânhàng đưa ra được những đánh giá về phương pháp xác định rủi ro từ nội bộ ngân hàng vàmức độ hợp lý về những đánh giá rủi ro này đến đâu Đồng thời, Hiệp ước 1988 cũngnhằm tăng cường động lực kiểm soát rủi ro một cách thận trọng Tăng cường tính minhbạch trong các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tạo khả năng cho các thành viên thịtrường và khuyến khích các ngân hàng quản lý tốt
Một công cụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhà chính sáchngân hàng nhận thức được rủi ro của các ngân hàng lớn đó là thông tin liên quan đến rủi ro
từ phía các ngân hàng Ngân hàng càng lớn thì thanh tra định kỳ danh mục cho vay càngtrở nên ít thông lệ hơn Thanh tra tín dụng và các hình thức kiểm tra giao dịch khác đối vớicác tổ chức tín dụng này chủ yếu tập trung vào kiểm tra tính hoàn thiện của các đánh giárủi ro nội bộ và hệ thống đo lường rủi ro tín dụng Vì vậy, việc đề xuất sử dụng các phươngpháp đo lường rủi ro nội bộ để đặt ra các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng cũng làmột trong những mục tiêu quan trọng của Basel (Basel 2)
- Giảm thiểu tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Mục tiêu của Hiệp ước Basel là hoạt động ngân hàng an toàn và sự cạnh tranh quốc
tế bình đẳng thông qua sự thống nhất quốc tế quy định về vốn tối thiểu Giám sát ngân
hàng nghiêm ngặt là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo sự ổn định tài chính.
- Hiệp ước Basel không mang tính bắt buộc thực hiện
Hiệp ước Basel chỉ đóng vai trò như một khuyến nghị, hướng dẫn và không nênxem nó là một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ và các nhà ngân hàng chỉ nên điều chỉnh
Trang 13hoặc áp dụng những gì thích hợp với trình độ phát triển của chính họ và của thị trườngtrong nước.
Các thành viên của Uỷ viên Basel cho rằng định hướng thực hiện hệ thống Basel là
hữu ích nhưng không nên thực hiện nếu cảm thấy chưa sẵn sàng Nếu một quốc gia nào đó
quyết định thực hiện hệ thống Basel thì thời hạn áp dụng sẽ do các điều kiện bên trong của nước đó quy định chứ không phải theo lộ trình của các thành viên Uỷ ban Basel đặt ra
1.2 Hệ thống chuẩn mực của Hiệp ước Basel
1.2.1 Chuẩn mực BASEL 1
1.2.1.1 Bản Thoả thuận tháng 7 năm 1988
Tháng 7 năm 1988, Uỷ ban Giám sát ngân hàng công bố khuôn khổ đo lường mức
độ đủ vốn và tiêu chuẩn vốn tối thiểu mà cơ quan thanh tra các quốc gia thành viên của Uỷban dự kiến sẽ áp dụng tại nước mình đối với những ngân hàng hoạt động quốc tế Khuônkhổ này cùng với các tiêu chuẩn kèm theo đã được Thống đốc Ngân hàng Trung ương cácnước G – 10 tán thành
Thoả thuận này áp dụng đối với các ngân hàng trên cơ sở hạch toán tổng hợp, baogồm cả các công ty con hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính Bản Thoả thuậntháng 7 năm 1988 được chia thành 3 phần Phần I nói về các yếu tố tạo thành vốn và Phần
II đề cập đến hệ thống các tỷ trọng rủi ro Phần III bàn về tỷ lệ vốn mục tiêu Phần dưới
đây sẽ đi sâu phân tích các nội dung trên
1.2.1.1.1 Các yếu tố cấu thành của vốn
Vốn của ngân hàng sẽ bao gồm vốn gốc (hay vốn cổ phần cơ bản, vốn cấp 1) vàvốn bổ sung (vốn cấp 2)
1.2.1.1.1.1 Vốn cấp 1
Hai thành phần chính của vốn cấp 1 là vốn cổ phần và các quỹ dự trữ công khai
- Vốn cổ phần bao gồm vốn cổ phần thông thường đã phát hành và được thanh toán
đủ và cổ phần ưu đãi vĩnh viễn không tích luỹ;
- Các quỹ dự trữ công khai.
Kết quả khảo sát các ngân hàng khác nhau trên thế giới cho thấy hai thành phần nàyxuất hiện ở hệ thống ngân hàng của tất cả các quốc gia Cơ quan thanh tra, giám sát ngânhàng hoàn toàn có thể định lượng được giá trị của hai thành phần vốn cấp 1 này Đồngthời, chúng đóng vai trò quyết định đến khả năng mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh, khả năng sinh lời của một ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến quyết định đánhgiá của thị trường về mức độ đủ vốn của ngân hàng ý thức được tầm quan trọng của vốncấp 1 đối với việc không ngừng nâng cao chất lượng và quy mô nguồn vốn ngân hàng, Uỷban Giám sát ngân hàng đòi hỏi vốn cấp 1 phải chiếm tối thiểu 50% cơ sở vốn của ngânhàng
1.2.1.1.1.2 Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm các thành phần: dự trữ không công khai; dự trữ định giá lại; Dự
phòng chung/Dự trữ chung cho tổn thất cho vay; Các công cụ nợ/vốn lưỡng tính; và Nợ
thứ cấp có thời hạn Cụ thể như sau:
- Dự trữ không công khai: Từng quốc gia có thể xem xét, cho phép ngân hàng tính
giá trị Quỹ dự trữ không công khai vào vốn cấp 2 của mình
Trang 14- Dự trữ định giá lại: Số tiền dự trữ định giá lại tài sản có thể được hình thành từ
hai nguồn :
giá; hoặc
đang nắm giữ trên bảng tổng kết tài sản theo nguyên giá và đánh giá lạichứng khoán theo thị trường
Số tiền nói trên chỉ được phép tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng nếu như cơ quanthanh tra, giám sát ngân hàng tra xác định rằng tài sản đã được định giá lại một cách thậntrọng và phản ánh đầy đủ khả năng biến động về giá cả, đặc biệt là trong trường hợp bắtbuộc phải bán tài sản
- Dự phòng chung/Dự trữ chung cho tổn thất cho vay: Số tiền dự phòng chung
hoặc dự trữ chung cho tổn thất cho vay được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra,nhưng chưa được xác định ở thời điểm hiện tại Với đặc điểm như vậy, ngân hàng hoàntoàn có thể tự do sử dụng số tiền dự phòng chung này để bù đắp mọi tổn thất chưa xác địnhtrước Do đó, ngân hàng được phép tính số tiền dự phòng chung/dự trữ chung cho tổn thấtcho vay vào vốn cấp 2 của ngân hàng Tuy nhiên, số tiền dự phòng chung/dự trữ chung chotổn thất cho vay đáp ứng được các điều kiện để đưa vào phần vốn cấp 2 theo quy định trêncũng không được vượt quá giới hạn 1,25% của tổng tài sản có rủi ro
- Các công cụ nợ/vốn lưỡng tính: Một số công cụ của ngân hàng mang những tính
chất nhất định của cả vốn cổ phần và nợ Uỷ ban cho phép đưa các công cụ này vào thànhphần vốn cấp 2 của ngân hàng nếu như chúng có nhiều điểm tương tự gần với vốn cổ phần,đặc biệt là nếu ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn thu được từ những công cụ này để bùđắp tổn thất mà vẫn duy trì được hoạt động bình thường của mình
- Nợ thứ cấp có thời hạn: Trong nguồn vốn của ngân hàng có những khoản đivay dài hạn (thông thường tối thiểu là 5 năm) Ngân hàng không phải sử dụng tài sản củamình để đảm bảo cho khoản đi vay Đồng thời, hợp đồng vay vốn có điều khoản quy địnhtrong trường hợp thanh lý ngân hàng, quyền được ưu tiên thanh toán của người cho vay chỉđược xếp trên cổ đông (chủ sở hữu) ngân hàng Nếu thoả mãn được những tính chất trênđây thì sẽ được tính vào thành phần vốn cấp 2
Tuy nhiên, khác với các công cụ vốn lưỡng tính, ngân hàng không thể tự do sửdụng nguồn vốn vay thứ cấp tại bất kỳ thời điểm nào để bù đắp tổn thất mà vẫn duy trìđược hoạt động bình thường Do vậy, Uỷ ban Giám sát ngân hàng cũng đặt ra một số giớihạn chặt chẽ mà ngân hàng phải tuân thủ khi đưa nguồn nợ thứ cấp vào thành phần vốn cấp2
Để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp 1, khôngquá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Uỷ ban yêu cầu tối thiểu 50% cơ sở vốn của ngân hàng phải
là các thành phần chủ yếu (tức là vốn cấp 1, bao gồm vốn cổ phần và quỹ dự trữ công khaitrích lập từ lợi nhuận sau thuế) Những thành phần khác của vốn (vốn bổ sung) sẽ đượcđưa vào cấp 2 với mức tối đa không quá mức vốn cấp 1 Những thành phần vốn bổ sung cóthể được tính hoặc không được tính vào vốn cấp 2 tuỳ theo quyết định của cơ quan thẩmquyền của từng nước căn cứ vào các quy định pháp luật của nước đó
Trang 151.2.1.1.1.3 Các khoản phải trừ khỏi vốn
Khi tính toán tỷ lệ vốn theo tỷ trọng rủi ro, ngân hàng phải loại trừ những khoảnsau theo quy định của Uỷ ban Giám sát ngân hàng :
+ Trừ khỏi vốn cấp 1: uy tín thương mại;
+ Trừ khỏi tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2: các khoản đầu tư vào các công ty con hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính và ngân hàng không thực hiện hạch toán tổng hợp (để tránh tìnhtrạng cùng một nguồn vốn được sử dụng nhiều lần tại những công ty con khác nhau củacùng một tập đoàn ngân hàng)
Trong quá trình thảo luận để đưa ra một khuôn khổ chung về vốn tối thiểu của mộtngân hàng hoạt động quốc tế, nhiều nước thuộc nhóm G10 đã khuyến nghị cần khấu trừkhỏi vốn của một ngân hàng số tiền mà ngân hàng đầu tư vào ngân hàng hoặc một tổ chứctài chính khác Mục đích của khuyến nghị này là nhằm khuyến khích các ngân hàng tìmbiện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, thay vì sở hữu chéo lẫn nhau, bởi vì điềunày có thể làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng mang tính chất hệ thống
Tuy nhiên, liên quan đến khuyến nghị trên đây, Uỷ ban Giám sát ngân hàng chỉthống nhất quy định trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 như sau:
- Cho phép cơ quan thanh tra mỗi nước được toàn quyền xem xét, quy định chínhsách khấu trừ phần vốn sở hữu của một ngân hàng tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụngkhác (hoặc khấu trừ toàn bộ, hoặc chỉ khấu trừ phần vốn vượt quá hạn mức so với vốn củangân hàng sở hữu hay so với vốn của ngân hàng bị sở hữu…)
- Trường hợp cơ quan thanh tra ngân hàng không quy định phải khấu trừ phần vốnmột ngân hàng đầu tư vào ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác khoản đầu tư này sẽ đượcxếp vào nhóm tài sản có có tỷ trọng rủi ro là 100% Ngoài ra, Uỷ ban cũng giám sát chặtchẽ mức độ sở hữu lẫn nhau của các ngân hàng, thu thập và lưu trữ hệ thống số liệu thống
kê để làm cơ sở đưa ra những quy định hạn chế trong trường hợp cần thiết
1.2.1.1.1.4 Các giới hạn cần tuân thủ khi tính toán vốn của một ngân hàng
đa là 100% giá trị các thành phần vốn cấp 1;
phần vốn cấp 1;
cả số tiền phản ánh giá trị tài sản có thấp hơn hoặc phản ánh những tổn thấttiềm ẩn nhưng chưa được xác định rõ trên bảng tổng kết tài sản thì khoản dựphòng hoặc dự trữ này sẽ bị giới hạn ở mức tối đa không quá 1,25%;
khoán chưa bán sẽ phải được khấu trừ đi 55%
1.2.1.1.2 Tỷ trọng rủi ro
Trước đây, để đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng, người ta thường sử dụngphương pháp so sánh giữa tổng vốn huy động so với mức vốn điều lệ thực có của ngânhàng Tuy nhiên, do phương pháp này chỉ thực hiện so sánh một cách đơn giản, nên Uỷban Giám sát ngân hàng thấy rằng cần đưa ra một phương pháp khác toàn diện hơn để
Trang 16đánh giá mức độ đủ vốn của một ngân hàng Đó là phương pháp sử dụng tỷ lệ rủi ro giaquyền thể hiện mối tương quan giữa vốn với các nhóm tài sản có nội bảng hoặc ngoại bảngkhác nhau và được đo lường theo những mức độ rủi ro tương đối So với phương pháp sosánh đơn giản trước đây thì phương pháp sử dụng tỷ lệ rủi ro nêu tại bản Thoả thuận tháng7/1988 có những ưu điểm sau:
Phụ lục 3: "Tỷ trọng rủi ro của các tài sản có nội bảng").
Liên quan đến cơ cấu tỷ trọng rủi ro của các nhóm tài sản có nêu trên có một sốđiểm cần chú ý
Thứ nhất, trong thực tế hoạt động ngân hàng có thể phát sinh nhiều loại rủi ro khác
nhau như: rủi ro đầu tư, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro “bỏ trứng vào chung một giỏ”…
chủ yếu Do vậy, trong khuôn khổ Thoả thuận về vốn tháng 7/1988 chỉ tập trung vào rủi rotín dụng và vào một nhánh nhỏ của rủi ro tín dụng là rủi ro chuyển giao quốc gia Ngoài ra,
cơ quan quản lý ngân hàng của từng nước có thể xem xét xây dựng quy định riêng đối vớinhững loại hình rủi ro khác
Nội dung cần lưu ý thứ hai trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 liên quan đến rủi ro
chuyển giao quốc gia Trong quá trình xin ý kiến tư vấn để đưa ra một khuôn khổ thống
nhất về vốn cho các ngân hàng, Uỷ ban Giám sát ngân hàng đã đưa ra 2 phương pháp đo
lường loại rủi ro này Phương pháp thứ nhất chỉ phân biệt đơn giản các khoản phải đòi đối
ngân hàng) và các khoản phải đòi đối với tất cả các quốc gia khác Còn tiêu chí phân biệttheo đề xuất ở phương pháp thứ hai dựa trên cơ sở lựa chọn những nhóm nước có uy tín tíndụng cao
Đa số ý kiến của ngân hàng và hiệp hội ngân hàng các nước thuộc nhóm G10 đềuủng hộ phương pháp thứ hai với 3 lý do:
(i) Mức độ rủi ro chuyển giao quốc gia hoàn toàn không giống nhau ở tất cả cácnước Do vậy, không thể áp dụng một hình thức phân loại đơn giản như đề xuất tạiPhương pháp 1, mà phải có một cách thức phân loại rộng hơn trên cơ sở uy tín tín dụngcủa các nước công nghiệp hoá và những nước khác
(ii) Hình thức phân loại đơn giản trong nước/nước ngoài như vậy không phản ánhđược xu thế hội nhập toàn cầu của các thị trường tài chính trên thế giới; đồng thời, cũng
1 R i ro tín d ng ủi ro tín dụng ụng : phát sinh khi bên đối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình i tác không th c hi n ực hiện được nghĩa vụ của mình ện được nghĩa vụ của mình được nghĩa vụ của mình c ngh a v c a mình ĩa vụ của mình ụ của mình ủa mình
2 Khu v c công ực công : các ng nh công nghi p v d ch v thu c s h u qu c gia ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ện được nghĩa vụ của mình ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ụ của mình ộc sở hữu quốc gia ở hữu quốc gia ữu quốc gia ối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình
Trang 17không khuyến khích được ngân hàng đầu tư vào chứng khoán do chính phủ trung ươngnước ngoài phát hành nhằm mục tiêu quản lý thận trọng nguồn thanh khoản của mình.(iii) Một nguyên tắc quan trọng mà tất cả các thành viên Liên minh châu Âu đềuphải tuân thủ là mọi khoản phải đòi đối với ngân hàng, chính phủ trung ương và khu vựccông của các nước trong Liên minh cần được đối xử giống nhau Do vậy, nếu áp dụngphương pháp phân loại đơn giản trong nước/nước ngoài thì sẽ có thể dẫn đến việc thiếucân đối giữa các nước khối G10 là thành viên của Liên minh Châu Âu và các nước kháckhông thuộc Liên minh
Từ những lý do nêu trên, Uỷ ban Giám sát ngân hàng quyết định sẽ lấy một nhómnước (bao gồm các nước thành viên đầy đủ của khối OECD, hoặc các nước đã ký kết thoảthuận cho vay đặc biệt với IMF) làm cơ sở để áp dụng các tỷ trọng rủi ro khác nhau
Một vấn đề nữa trong bản Thoả thuận tháng 7/1988 liên quan đến các khoản phải
đòi đối với các tổ chức thuộc khu vực công (nhưng không phải là chính phủ trung ương).
Trên thực tế, các tổ chức thuộc khu vực công ở những quốc gia khác nhau thì cũng có bảnchất và uy tín tín dụng khác nhau Để phù hợp với đặc điểm trên, Uỷ ban Giám sát ngânhàng cho phép cơ quan quản lý ngân hàng từng nước được quyết định tỷ trọng rủi ro thíchhợp cho các khoản phải đòi đối với tổ chức thuộc khu vực công của nước mình Tuy nhiên,nhằm đảm bảo được một mức độ thống nhất trong quá trình thực hiện quy định này ở cácnước khác nhau, Uỷ ban cũng đã xác định tỷ trọng rủi ro cụ thể cho hai trường hợp :
(i) Các khoản phải đòi đối với tổ chức thuộc khu vực công của các quốc gia thànhviên khối OECD sẽ có tỷ trọng rủi ro là 20%
(ii) Tỷ trọng rủi ro của các khoản phải đòi đối với công ty thương mại thuộc sở hữucủa khu vực công là 100%
Tài sản đảm bảo và bảo lãnh cũng được đề cập đến trong bản Thoả thuận tháng7/1988 Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng khác nhau luôn có chính sách khác nhau vềviệc nhận tài sản đảm bảo và bảo lãnh khi cho vay Ngoài ra, giá trị tài sản đảm bảo trên thịtrường cũng thường xuyên biến động, thậm chí ngoài khả năng dự báo của ngân hàng Vìvậy, bản Thoả thuận tháng 7/1988 có cho phép ngân hàng được căn cứ vào hình thức vàgiá trị đảm bảo để phân nhóm rủi ro cho các tài sản có bảo đảm khác nhau và tính toán yêu
cầu vốn tối thiểu đối với từng loại tài sản (xem Phụ lục 3: Tỷ trọng rủi ro của các tài sản
có nội bảng).
Số liệu thống kê thực tế hoạt động ngân hàng ở nhiều nước cho thấy những khoảncho vay có thế chấp bằng nhà ở đang sử dụng có tỷ lệ tổn thất rất thấp Do vậy, Uỷ banGiám sát ngân hàng cho phép những khoản cho vay có tài sản thế chấp là nhà dân dụngđang cho thuê hoặc người vay đang cư trú được hưởng tỷ trọng rủi ro 50% Tuy nhiên, khithực hiện thì cơ quan thanh tra từng nước vẫn có quyền xem xét trên cơ sở luật pháp sở tại
để đảm bảo rằng mức tỷ trọng rủi ro 50% trên đây chỉ áp dụng hạn chế cho loại hình tàisản thế chấp là nhà ở và tuân thủ các tiêu chí chặt chẽ
Cuối cùng, một đặc điểm mới so với các hình thức đánh giá mức độ đủ vốn của mộtngân hàng trước đó là Thoả thuận chung về vốn năm 1988 có tính đến nhu cầu vốn để bùđắp rủi ro có thể phát sinh liên quan đến các cam kết ngoại bảng
Trong hoạt động ngân hàng phát sinh rất nhiều hình thức cam kết ngoại bảng khácnhau, ví dụ như bảo lãnh vay vốn hay các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn… Một sốhình thức hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng mới được phát triển không
Trang 18lâu, doanh số hoạt động chưa lớn nên kinh nghiệm đánh giá mức độ rủi ro còn hạn chế, sốliệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ… Do vậy, Uỷ ban Giám sát ngân hàng thấy rằng khôngphải mọi hoạt động ngoài bảng tổng kết tài sản của ngân hàng đều cần phải được tính đếnkhi xác định mức độ đủ vốn theo quy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988 này, và do đóchỉ đưa những cam kết ngoại bảng có chứa đựng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng Theoquy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988, các loại hình cam kết ngoại bảng (trừ hợp đồnglãi suất, tỷ giá) sẽ được quy đổi về số tiền tương đương rủi ro tín dụng bằng cách nhân giá
trị của cam kết với hệ số chuyển đổi tín dụng (xem Phụ lục 4: "Hệ số chuyển đổi tín dụng
của các khoản mục ngoại bảng"), sau đó phân loại vào các nhóm rủi ro tương ứng với bên
đối tác
Hợp đồng liên quan đến lãi suất và tỷ giá (ví dụ: hợp đồng hoán đổi, lựa chọn, kỳhạn) là một khoản mục ngoại bảng đặc biệt đối với ngân hàng Khi ký kết những hợp đồngnày, ngân hàng không phải gánh chịu rủi ro tín dụng đối với toàn bộ giá trị hợp đồng, màchỉ phải chịu chi phí thay thế luồng tiền khi đối tác không thực hiện được nghĩa vụ Dovậy, giá trị tương đương rủi ro tín dụng của nhóm cam kết ngoại bảng này sẽ được xác
định theo một trong 2 cách (xem Phụ lục 5: "Các phương pháp xác định giá trị tương
đương rủi ro tín dụng của các cam kết ngoại bảng liên quan đến lãi suất và tỷ giá").
1.2.1.1.3 Đo lường tỷ trọng rủi ro
Sau khi đã tính được số tiền tương đương tín dụng, dù theo phương pháp rủi ro hiệntại hay rủi ro ban đầu, số tiền này sẽ được phân loại vào các nhóm tuỳ theo bản chất củabên đối tác cũng giống như cách thức quy định tại khuôn khổ chính, trong đó bao gồm cảcác trường hợp phân loại ưu đãi đối với những rủi ro đã có bảo lãnh hay tài sản đảm bảohợp lệ Ngoài ra, do phần lớn các bên đối tác trên những thị trường này, đặc biệt là đối vớicác hợp đồng dài hạn, thường là những tổ chức có tên tuổi nên người ta đã nhất trí áp dụng
tỷ trọng 50% cho các bên đối tác mà lẽ ra trong các trường hợp khác sẽ phải chịu tỷ trọng
gia những thị trường này và có quyền được nâng tỷ trọng lên nếu chất lượng tín dụng bịsuy giảm hoặc nếu có thêm nhiều trường hợp tổn thất
1.2.1.1.4 Tỷ lệ tiêu chuẩn mục tiêu
Bản Thoả thuận về vốn tháng 7/1988 đặt ra tỷ lệ tối thiểu giữa vốn so với tài sản córủi ro mà các ngân hàng hoạt động quốc tế cần đạt được là 8% (trong đó phần vốn gốc phảichiếm ít nhất 4%)
1.2.1.2 Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996
1.2.1.2.1 Phương pháp đo lường chuẩn hoá
Theo phương pháp này có bốn loại rủi ro thị trường được đề cập đến trong bản Quyđịnh bổ sung, cụ thể là: rủi ro lãi suất, trạng thái cổ phiếu, ngoại hối và hàng hoá
1.2.1.2.1.1 Rủi ro lãi suất
Bản Quy định bổ sung đưa ra một khung chuẩn để đo lường rủi ro của việc nắm giữcác loại chứng khoán nợ và các công cụ liên quan đến lãi suất, bao gồm tất cả các chứngkhoán nợ có lãi suất thả nổi hoặc cố định, cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi … (sau đâygọi chung là chứng khoán nợ)
11 M t s n ộc sở hữu quốc gia ối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình ước thành viên vẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% c th nh viên v n gi l i quy n áp d ng t tr ng 100% ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ữu quốc gia ại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ền áp dụng tỷ trọng 100% ụ của mình ỷ trọng 100% ọng 100%
Trang 19Vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định theo hai nhóm riêng - dành cho
rủi ro cụ thể (những biến động bất lợi về giá cả của một loại chứng khoán do nguyên nhân
liên quan đến từng người phát hành) và rủi ro thị trường chung (thay đổi về lãi suất thị
trường)
Đối với rủi ro cụ thể, yêu cầu vốn tối thiểu được chia thành 5 nhóm chính :
- Chứng khoán nợ do chính phủ phát hành: 0,00%
- Chứng khoán nợ đủ tiêu chuẩn :
+ 0,25% (thời hạn còn lại từ 6 tháng trở xuống)+ 1,00% (thời hạn còn lại từ 6 đến 24 tháng)+ 1,60% (thời hạn còn lại trên 24 tháng)
- Các loại chứng khoán nợ khác: 8,00%
Để đo lường rủi ro thị trường chung, và qua đó xác định yêu cầu vốn tối thiểu, ngânhàng có thể sử dụng phương pháp "kỳ hạn" và phương pháp "thời hạn" Trong từngphương pháp, yêu cầu vốn tối thiểu sẽ là tổng của 4 thành phần:
+ Trạng thái trường hoặc đoản ròng trên toàn danh mục chứng khoán kinh doanhcủa ngân hàng;
+ Tỷ lệ % của trạng thái (trường hoặc đoản) có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn trong(tổng) số các trạng thái (trường hoặc đoản) nằm trên cùng một khung thời gian;
+ Tỷ lệ % của trạng thái (trường hoặc đoản) có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn trong(tổng) số các trạng thái (trường hoặc đoản) giữa các khung thời gian khác nhau
+ Yêu cầu vốn đối với trạng thái (trường hoặc đoản) của các hợp đồng quyền chọn(nếu có)
1.2.1.2.1.2 Rủi ro trạng thái cổ phiếu
Cũng tương tự như đối với chứng khoán nợ trong phần rủi ro lãi suất, yêu cầu vốn
cụ thể của việc duy trì trạng thái trường hoặc đoản đối với một loại cổ phiếu và rủi ro thị trường chung của việc duy trì trạng thái trường hoặc đoản trên thị trường nói chung Rủi ro
cụ thể là tổng trạng thái cổ phiếu của ngân hàng, tức là tổng của tất cả các trạng thái cổ
phiếu trường và trạng thái cổ phiếu đoản Rủi ro thị trường chung là chênh lệch giữa tổng trạng thái trường và tổng trạng thái đoản Yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro cụ thể là 8%, đối với rủi ro thị trường chung cũng là 8%.
1.2.1.2.1.3 Rủi ro ngoại hối
bước.Thứ nhất, ngân hàng phải đo lường mức độ rủi ro trong trạng thái của từng loại ngoại
tệ Tiếp theo, ngân hàng sẽ phải xác định mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hỗn hợp các trạngthái trường và đoản của tất cả các loại ngoại tệ khác nhau
1.2.1.2.1.4 Rủi ro hàng hoá
so với tỷ giá và lãi suất Ngoài ra, thị trường hàng hoá cũng thường có tính lỏng kém hơn,
3 Trong b n Quy địch vụ thuộc sở hữu quốc gia nh b sung n y, "c phi u" bao g m c phi u th ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ng (có quy n b phi u ho c không ền áp dụng tỷ trọng 100% ỏ phiếu hoặc không ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ặc không
có quy n b phi u), ch ng khoán chuy n ền áp dụng tỷ trọng 100% ỏ phiếu hoặc không ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu đ i v t t c các cam k t mua ho c bán c phi u ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ặc không ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không
4 bao g m ngo i t v v ng ồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ện được nghĩa vụ của mình ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia
5 "h ng hoá" ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia được nghĩa vụ của mình địch vụ thuộc sở hữu quốc gia c nh ngh a l m t s n ph m v t ch t có th mua bán ĩa vụ của mình ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ộc sở hữu quốc gia ẩm vật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu được nghĩa vụ của mình c trên th tr ịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ng th c p, ví ất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu.
d nh nông s n, khoáng sán (bao g m d u m ) v kim lo i quý ụ của mình ư ồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ầu mỏ) và kim loại quý ỏ phiếu hoặc không ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ại quyền áp dụng tỷ trọng 100%
Trang 20và do đó, mỗi thay đổi về cung và cầu trên thị trường có thể gây tác động lớn hơn đến giá
cả và mức độ biến động của giá Với những đặc điểm như vậy của thị trường hàng hoá thìviệc phòng ngừa rủi ro hàng hoá trở nên phức tạp hơn
Ngân hàng có thể sử dụng một trong ba phương pháp để đo lường rủi ro trạng tháihàng hoá Đối với những ngân hàng có quy mô hoạt động kinh doanh hàng hoá hạn chế thìphương pháp đơn giản hoá và phương pháp thang kỳ hạn tỏ ra phù hợp hơn Ngược lại,ngân hàng có thể áp dụng phương pháp mô hình nội bộ, nếu thoả mãn các điều kiện nêu ởphần dưới đây
1.2.1.2.2 Phương pháp sử dụng các mô hình áp dụng nội bộ để đo lường rủi ro thị trường
Phương pháp này cho phép các ngân hàng sử dụng chính mô hình quản lý rủi ro nội
bộ của mình để đo lường rủi ro Tuy nhiên, để được cơ quan quản lý ngân hàng cho phép
áp dụng phương pháp này, ngân hàng phải đáp ứng được 7 nhóm điều kiện về :
- Các tiêu chí chung về việc hệ thống quản lý rủi ro phải đầy đủ;
- Các tiêu chuẩn định tính để giám sát việc sử dụng những hệ thống nội bộ này, đặcbiệt là từ phía Ban lãnh đạo ngân hàng;
- Hướng dẫn chi tiết để xác định những yếu tố rủi ro thị trường phù hợp;
- Các tiêu chuẩn định tính về việc sử dụng những tham số thống kê tối thiểu để đolường rủi ro;
- Hướng dẫn chi tiết về kiểm nghiệm các trường hợp đặc biệt;
- Quy trình kiểm định phục vụ mục đích giám sát độc lập việc sử dụng mô hình; và
- Những nguyên tắc áp dụng đối với ngân hàng sử dụng đồng thời phương pháp môhình nội tại và phương pháp chuẩn hoá
1.2.1.2.3 Điều kiện để đo lường rủi ro thị trường
Trước khi sử dụng một trong hai phương pháp đo lường rủi ro thị trường nêu trên,ngân hàng phải xác định giá trị của tất cả các khoản mục trên theo giá trị thị trường thực tế.Quy định về hạch toán ở một số nước cho phép những khoản mục này được hạch toán theogiá thị trường - trong trường hợp đó thì có thể áp dụng luôn giá trị trên sổ sách kế toán củangân hàng Tuy nhiên, đa số các nước đều quy định hạch toán theo mệnh giá của các khoảnmục, và do vậy các ngân hàng sẽ phải xác định lại theo giá trị thị trường để đảm bảo mức
độ chính xác khi đánh giá rủi ro thị trường Ngoài ra, yêu cầu về vốn đối với rủi ro ngoại
hối và rủi ro hàng hoá sẽ phải được tính cho toàn bộ trạng thái ngoại tệ hoặc trạng thái
hàng hoá của ngân hàng
1.2.1.2.4 Yêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng
Như vậy, sau khi bổ sung cả phần vốn dành cho rủi ro thị trường thì yêu cầu vốn tốithiểu của một ngân hàng sẽ bao gồm :
a) Phần vốn dành cho rủi ro tín dụng theo quy định tại bản Thoả thuận tháng
Trang 21d) Phần vốn dành cho rủi ro thị trường được xác định kết hợp cả hai phương pháptrên.
Các khoản mục vốn đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bù đắp rủi ro thị trường sẽ bao gồmvốn cổ phần và lợi nhuận không chia (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2) theo quy địnhtại bản Thoả thuận tháng 7/1988 Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đưa thêm một thành
phần nữa là vốn cấp 3 bao gồm nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ nhằm một mục đích duy nhất là
đáp ứng phần vốn cần có dành cho rủi ro thị trường Tuy nhiên, vốn cấp 3 này phải thoả mãn được những điều kiện sau:
- Các ngân hàng chỉ được sử dụng vốn cấp 3 để hỗ trợ cho rủi ro thị trường Có nghĩa làmọi rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác theo quy định tại bản Thoả thuận tháng 7/1988 đềuphải được bù đắp bằng vốn cấp 1 và cấp 3;
- Tổng giá trị vốn cấp 3 tối đa không quá 250% phần vốn cấp 1 của ngân hàng cần có để hỗtrợ rủi ro thị trường Nói cách khác, tối thiểu 28,5% mức rủi ro thị trường của ngân hàngphải được hỗ trợ bằng vốn cấp 1
- Cơ quan quản lý ngân hàng ở từng quốc gia có quyền xem xét và quy định giới hạn tối đatổng giá trị vốn cấp 2 và cấp 3 so với vốn cấp 1
Các khoản nợ thứ cấp ngắn hạn chỉ được phép tính vào vốn cấp 3 nếu:
- Có thời hạn ban đầu tối thiểu là 2 năm;
- Không được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng;
- Trong trường hợp thanh lý ngân hàng, khoản nợ thứ cấp này có thứ tự ưu tiên thanh toánsau tất cả các chủ nợ khác, chỉ trước chủ sở hữu;
- Ngân hàng không được phép thanh toán trước hạn, trừ trường hợp được cơ quan quản lýngân hàng chấp thuận;
- Hợp đồng vay có quy định ngân hàng sẽ không được thanh toán gốc hoặc lãi (ngay cả khiđến hạn) nếu như việc thanh toán này sẽ làm cho ngân hàng không đạt được yêu cầu vốntối thiều theo quy định
Uỷ ban Giám sát ngân hàng cho phép có một giai đoạn chuyển tiếp đến cuối năm
1997 để các ngân hàng chuẩn bị thực hiện được yêu cầu vốn tối thiều mới bổ sung Đặcbiệt, trong thời gian chuyển tiếp này, những ngân hàng mong muốn áp dụng phương pháp
mô hình nội bộ sẽ phải điều chỉnh mô hình của mình, bổ sung thêm các tiêu chí chung vàcác tham số theo quy định của Uỷ ban Giám sát ngân hàng
1.2.2 Những nội dung cơ bản của Basel 2 và điểm khác biệt giữa Basel1 và Basel 2
1.2.2.1 Những nội dung cơ bản của Basel 2
Hiệp ước mới về vốn (Basel 2) gồm 3 trụ cột:
-Yêu cầu vốn tối thiểu;
- Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu vốn tối thiểu củangân hàng;
- Công khai thông tin
1.2.2.1.1 Trụ cột thứ nhất : Yêu cầu vốn tối thiểu
Basel 2 vấn tiếp tục theo đuổi hình thức đưa ra một tỷ lệ vốn, với tử số là vốn củangân hàng và mẫu số là tài sản có rủi ro (đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động của ngânhàng) Tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định tại Basel 2 là 8%
Trang 22So với quy định về yêu cầu vốn tối thiểu tại Basel 1, bản Hiệp ước mới chỉ thay đổiphương pháp xác định tài sản có rủi ro nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá rủi rocủa bản thân ngân hàng, qua đó làm cho tỷ lệ vốn tối thiểu trở nên có nghĩa hơn, phản ánhđược chính xác hơn khả năng thanh toán của ngân hàng.
Basel 2 đề cập đến 3 loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng Ngoài rủi ro tín dụng vàrủi ro thị trường đã được quy định tại bản Hiệp ước về vốn năm 1988, Basel 2 còn bổ sungthêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động
Đối với rủi ro thị trường, phương pháp tiếp cận tại bản Hiệp ước mới không có thayđổi gì so với Quy định bổ sung tháng 1 năm 1996
Riêng đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, bản Hiệp ước mới đưa ra 3phương án tính toán rủi ro tín dụng và 3 phương án tính toán rủi ro hoạt động khác nhau đểcác ngân hàng lựa chọn thực hiện Sở dĩ Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel đưa ra quy địnhmới như vậy là do Uỷ ban thấy rằng không thể và không nên sử dụng một cách tiếp cậnchung để đo lường rủi ro cho tất cả các ngân hàng khác nhau Thay vào đó, các ngân hàng
và cơ quan giám sát được phép lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với mức độ phát triểnhoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và với hạ tầng cơ sở 2
1.2.2.1.1.1.Đối với rủi ro tín dụng
Bản Hiệp ước mới đưa ra 3 phương pháp tính toán rủi ro tín dụng :
- Phương pháp chuẩn hoá;
- Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB);
- Phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB)
a) Phương pháp chuẩn hoá
Tương tự như bản Hiệp ước hiện thời, phương pháp chuẩn hoá đưa ra trong Basel 2yêu cầu ngân hàng phải phân chia tài sản có của ngân hàng vào các nhóm rủi ro khác nhau,mỗi nhóm có một hệ số rủi ro cụ thể, tuỳ theo đặc điểm của từng khoản mục
Tuy nhiên, so với quy định tại bản Hiệp ước về vốn năm 1998, phương pháp chuẩnhoá này có một số điểm mới như sau :
- Kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được sử dụng để nâng caomức độ chính xác khi xếp hạng rủi ro cho tài sản có Cơ quan thanh tra của từng quốc gia
sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Uỷ ban để quyết định lựa chọn nguồn dữ liệu của tổ chức xếphạng độc lập đủ tiêu chuẩn làm cơ sở phân loại tài sản có Trong trường hợp không có kếtquả xếp hạng của tổ chức xếp hạng độc lập thì một khoản mục tài sản có sẽ phải chịu hệ sốrủi ro 100%
- Nợ quá hạn phải đưa vào nhóm có hệ số rủi ro 150%, trừ trường hợp ngân hàng đã lập dựphòng đầy đủ
- Mở rộng hơn nữa phạm vi các hình thức đảm bảo (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)
mà ngân hàng có thể được phép chấp nhận khi tính toán mức vốn tối thiểu theo yêu cầu.Đồng thời, bản Hiệp ước mới cũng đưa ra một số phương pháp khác nhau để xác định giátrị thị trường của công cụ được sử dụng làm đảm bảo, từ đó tính toán mức vốn có thể đượckhấu trừ
Nhằm hỗ trợ ngân hàng và cơ quan thanh tra ở những nước chưa có đủ điều kiện ápdụng phương pháp chuẩn hoá trên đây, Uỷ ban cũng đưa ra "phương pháp chuẩn hoá đơn
Trang 23giản", trong đó tập hợp tất cả những lựa chọn đơn giản nhất để tính toán tổng tài sản có rủiro.
b) Các phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (phương pháp IRB)
Có hai phương pháp tính toán tổng tài sản có rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng nội
bộ là phương pháp cơ sở và phương pháp nâng cao Điểm khác biệt cơ bản giữa các
phương pháp IRB và phương pháp chuẩn hoá là khi tính toán tỷ lệ vốn tối thiểu theophương pháp IRB, ngân hàng được phép căn cứ vào kết quả đánh giá nội bộ của mình vềcác yếu tố rủi ro chủ yếu trong hoạt động Tuy nhiên, ngân hàng cũng không được quyếtđịnh mọi cấu phần cần thiết để xác định yêu cầu vốn tối thiểu của mình Thay vào đó, các
hệ số rủi ro và mức vốn cần thiết sẽ được xác định trên cơ sở số liệu định tính do ngânhàng cung cấp và công thức tính toán do Uỷ ban Giám sát ngân hàng đưa ra
Các phương pháp IRB đều dựa trên 4 yếu tố đầu vào mang tính định lượng:
người vay không thanh toán được nợ;
lường tỷ lệ tài sản có bị tổn thất nếu xảy ra;
lường tỷ lệ tài sản có bị tổn thất nếu xảy ra;
Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp IRB cơ sở và nâng cao là nguồn dữ liệu của
4 yếu tố đầu vào trên đây dựa trên đánh giá riêng của ngân hàng hay do cơ quan giám sát ngân hàng quy định Đối với đa số các nhóm tài sản có, ngân hàng thực hiện phương pháp
IRB nâng cao được phép tự đánh giá và cung cấp số liệu cho tất cả các yếu tố đầu vào.Ngân hàng thực hiện phương pháp IRB cơ sở sẽ phải thực hiện theo quy định cụ thể của
Uỷ ban giám sát ngân hàng khi cung cấp số liệu cho một số yếu tố đầu vào
Uỷ ban Giám sát ngân hàng cũng đặt ra những tiêu chí tối thiểu mà ngân hàng phảiđáp ứng nếu muốn được phép thực hiện theo phương pháp IRB cơ sở hay phương phápIRB nâng cao Mục đích của việc này là nhằm hạn chế sự khác biệt giữa cách thức áp dụngphương pháp IRB ở các ngân hàng, qua đó giúp cho cơ quan giám sát có thể so sánh, đánhgiá chất lượng các ngân hàng khác nhau Như vậy, ngân hàng thực hiện phương pháp IRBnâng cao sẽ phải thoả mãn các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn nếu như muốn được hưởng mức độlinh hoạt tương đối cao hơn so với ngân hàng thực hiện phương pháp IRB cơ sở Điều quantrọng là hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng phải phân loại rủi ro trong hoạt độngngân hàng một cách thường xuyên và chính xác; bản thân từng ngân hàng phải xác định rõràng và khách quan những tiêu chí phân loại rủi ro để làm cơ sở đánh giá từng loại rủi rotín dụng nói riêng và mức độ rủi ro nói chung của toàn ngân hàng
1.2.2.1.1.2 Đối với rủi ro hoạt động
Basel 2 định nghĩa “rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các quy trình, hệ
thống hay con người trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các nguyên nhânbên ngoài Đây là một trong những loại rủi ro quan trọng mà ngân hàng thường gặp phảitrong quá trình hoạt động của mình
Bản Hiệp ước mới đưa ra 3 phương pháp tính toán rủi ro hoạt động:
Trang 24- Phương pháp chỉ số cơ bản;
- Phương pháp chuẩn hoá;
- Phương pháp đo lường nâng cao (AMA)
a) Phương pháp chỉ số cơ bản và phương pháp chuẩn hoá
Hai phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặtvới mức độ rủi ro hoạt động lớn do đặc điểm tính chất về nội dung hay phạm vi hoạt động.Tuy nhiên, để được phép áp dụng phương pháp chuẩn hoá, ngân hàng phải có hệ thốngquản lý rủi ro hoạt động thoả mãn đầy đủ những yêu cầu tối thiểu quy định tại Basel 2
Cả hai phương pháp này đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lượng vốn tương ứngvới một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định
được.Theo phương pháp chỉ số cơ bản, để tính toán số vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với
nhân với hệ số 0,15 (hệ số này do Uỷ ban quy định)
Trong đó :
tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệthống
Theo phương pháp chuẩn hoá, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia
thành 8 lĩnh vực Ngân hàng sẽ tính toán số vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vựckinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tươngứng theo quy định của Uỷ ban giám sát ngân hàng Số vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạtđộng của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng ngành/lĩnh vực kinh doanh
Trong đó :
từng lĩnh vực kinh doanh
mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh, cụthể tại Bảng 1 như sau:
Bảng 1: Mối tương quan giữa mức vốn cần có với mức
thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh
6 T ng thu nh p b ng thu nh p thu n t ti n lãi c ng v i nh p thu n không ph i t ti n lãi (tu thu c ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví " ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ầu mỏ) và kim loại quý # ền áp dụng tỷ trọng 100% ộc sở hữu quốc gia ớc thành viên vẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ầu mỏ) và kim loại quý # ền áp dụng tỷ trọng 100% ỳ thuộc ộc sở hữu quốc gia
v o quy ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia địch vụ thuộc sở hữu quốc gia nh c a ch ủa mình ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không độc sở hữu quốc gia ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không k toán t ng n # ước thành viên vẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% c) T ng thu nh p n y l thu nh p tr ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ước thành viên vẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% c khi trích d phòng, ực hiện được nghĩa vụ của mình không bao g m các kho n lãi/l t kinh doanh ch ng khoán v các kho n thu nh p b t th ồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không % # ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ng, thu nh p ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví
t b o hi m # ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu.
Trang 25Hoạt động ngân hàng thương mại (õ4) 15%
Nguồn: Uỷ ban Giám sát Ngân hàng - BIS
b) Phương pháp đo lường nâng cao
Theo phương pháp đo lường nâng cao, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽtương đương với mức rủi ro ngân hàng tính toán được bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạtđộng nội bộ của mình Tuy nhiên, để được áp dụng phương pháp đo lường nâng cao này,một ngân hàng phải thoả mãn các tiêu chí định lượng và định tính do Uỷ ban đặt ra và phảiđược cơ quan thanh tra giám sát chấp thuận
1.2.2.1.2 Trụ cột thứ hai: Đánh giá của cơ quan thanh tra giám sát
Trụ cột thứ hai của Hiệp ước mới về vốn dựa trên một loạt các hướng dẫn chi tiết,
trong đó nêu rõ sự cần thiết về phía ngân hàng phải đánh giá vốn trong mối tương quan vớimức độ rủi ro chung của mình, và về phía cơ quan thanh tra, giám sát phải xem xét kết quảđánh giá này và có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết Mục đích củaviệc này là nhằm không những đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để bù đắp rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh, mà còn khuyến khích ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản
lý rủi ro tốt hơn
Cơ quan thanh tra cần thẩm định mức độ chính xác trong kết quả đánh giá của ngânhàng về nhu cầu vốn so với rủi ro, đồng thời có biện pháp can thiệp khi cần thiết Quan hệtương tác qua lại như vậy sẽ góp phần tăng cường hơn nữa đối thoại tích cực giữa ngânhàng và cơ quan quản lý, từ đó có thể nhanh chóng xác định những vấn đề tiềm ẩn vànhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để giảm rủi ro hoặc khôi phục nguồn vốn
Ngoài một nội dung quan trọng của Trụ cột thứ hai là đánh giá việc tuân thủ thườngxuyên các chuẩn mực tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin đối với ngân hàng, có 3 lĩnhvực khác cần chú ý:
Quy trình nói trên có 5 điểm chính :
hàng;
Trang 26 Đánh giá thận trọng mức vốn tối thiểu;
b) Nguyên tắc thứ hai
Cơ quan thanh tra phải định kỳ thường xuyên đánh giá chính sách của ngân hàng vềvốn, sự tuân thủ của ngân hàng đối với các tỷ lệ vốn pháp định Cơ quan thanh tra cũngphải kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nếu phát hiện những bất cập trong quá trìnhđánh giá
đ) Nguyên tắc thứ năm
Cơ quan thanh tra phải đảm bảo thực hiện chức năng giám sát của mình theo quyđịnh tại Trụ cột thứ hai một cách minh bạch và với trách nhiệm cao Các tiêu chí mà cơquan thanh tra sử dụng để đánh giá ngân hàng cần được công khai Ngay cả khi yêu cầumột ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiều theo quy định, cơ quan thanh tracũng cần nêu rõ lý do
1.2.2.1.3.Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường
Mục đích của Trụ cột thứ ba “Nguyên tắc thị trường” trong bản Hiệp ước mới là
nhằm bổ sung cho các yêu cầu về vốn tối thiểu tại trụ cột thứ nhất và về vai trò của cơ quanthanh tra ở trụ cột thứ hai Một đặc điểm quan trọng của Hiệp ước mới về vốn là các ngânhàng được trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc xác định nhu cầu vốn của mình dựatrên các hệ thống đánh giá nội bộ Do vậy, nguyên tắc thị trường trong trụ cột thứ ba củabản Hiệp ước mới sẽ giúp các thành viên tham gia thị trường có điều kiện đánh giá tốt hơnthông tin về mức độ rủi ro và quy mô vốn của ngân hàng, qua đó tạo điều kiện để ngânhàng và cơ quan thanh tra quản lý rủi ro hiệu quả hơn, nâng cao hơn nữa mức độ ổn địnhcủa từng ngân hàng nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung
1.2.2.1.3.1 Yêu cầu chung về công bố thông tin
- Cơ quan thanh tra giám sát từng nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau đểbắt buộc các ngân hàng thực hiện yêu cầu công bố thông tin quy định tại bản Hiệp ướcBasel 2 Nội dung của từng biện pháp cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụnhư: vị thế pháp lý của cơ quan thanh tra từng nước, vào thực trạng hoạt động công khaithông tin của ngân hàng nước đó…
Trang 27- Các yêu cầu về công bố thông tin không mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán hiện hành Vídụ: đối với những thông tin đã phải công khai theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán hoặctheo yêu cầu của một cơ quan có thẩm quyền khác thì ngân hàng có thể sử dụng chínhnhững thông tin này để đáp ứng yêu cầu tại trụ cột thứ ba của Basel 2 Khi đó, ngân hàngchỉ cần nêu rõ những khác biệt đáng kể giữa thông tin công khai theo yêu cầu của Basel 2
và của các cơ quan chức năng khác
ngân hàng cần quyết định công bố những thông tin thích hợp Tuy nhiên, Uỷ ban không đặt
ra bất kỳ một chuẩn mực tối thiểu nào để xác định mức độ quan trọng của thông tin cầncông bố Ngược lại, người sử dụng thông tin sẽ tự mình đánh giá tuỳ thuộc vào từng hoàncảnh cụ thể
- Thông tin cần được công bố theo định kỳ nửa năm, trừ một số trường hợp, ví dụ như :Các thông tin mang tính chất định tính nhằm trình bày khái quát về mục tiêu và chính sáchquản lý rủi ro của ngân hàng, về hệ thống báo cáo, công bố định kỳ hàng năm,
- Các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế và các ngân hàng quy mô lớn khác phảicông khai thông tin về vốn cấp 1 và các tỷ lệ vốn tối thiểu theo định kỳ hàng quý
- Nếu một số thông tin cần công khai theo yêu cầu tại Trụ cột thứ ba lại mang tính chất độc
hàng thì ngân hàng không cần thiết phải công bố chi tiết về những thông tin đó Tuy nhiên,ngân hàng vẫn phải cung cấp những thông tin chung có liên quan, đồng thời giải thích rõ lý
do không thực hiện theo yêu cầu của Basel 2
- Ngân hàng phải đặt ra và thường xuyên đánh giá lại chính sách về công khai thông tin,trong đó nêu rõ phương pháp ngân hàng sử dụng để xác định những thông tin cần công bố,quy trình kiểm soát nội bộ đối với việc công bố thông tin
1.2.2.1.3.2 Yêu cầu cụ thể về công bố thông tin
Trong bản Hiệp ước mới về vốn Basel 2, để tăng cường hơn nữa vai trò của thịtrường trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, Uỷban Giám sát ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải công khai thông tin về cơ cấu vốn,mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp hạnchế rủi ro… Đối với từng nội dung thông tin cần công khai, Uỷ ban Giám sát ngân hàng lạiđưa ra nhiều yêu cầu khác nhau mang tính chất định lượng và định tính
Ví dụ, đối với cơ cấu vốn, ngân hàng phải nêu :
- Về mặt Định tính : thông tin tóm tắt về đặc điểm cơ bản của các công cụ vốn.
- Về mặt Định lượng:
+ Vốn cấp 1, trong đó công khai thông tin riêng về từng khoản mục của vốn cấp 1.+ Tổng vốn cấp 2 và cấp 3
+ Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2
+ Tổng giá trị vốn đủ tiêu chuẩn
7 M t thông tin ộc sở hữu quốc gia được nghĩa vụ của mình c coi l ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia quan tr ng ọng n u nh vi c b sót hay trích d n sai thông tin ó có th l m choếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ư ện được nghĩa vụ của mình ỏ phiếu hoặc không ẫn giữ lại quyền áp dụng tỷ trọng 100% đ ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia
ng ường (có quyền bỏ phiếu hoặc không & ụ của mình i s d ng thông tin thay đ i quy t ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không địch vụ thuộc sở hữu quốc gia nh ho c có th nh h ặc không ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ưở hữu quốc gia ng đếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không n k t qu ánh giá c a ng ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không đ ủa mình ường (có quyền bỏ phiếu hoặc không & i s
d ng thông tin ụ của mình
8 Thông tin độc sở hữu quốc gia c quy n/tuy t m t bao g m các thông tin (ví d nh v s n ph m, h th ng hay khách ền áp dụng tỷ trọng 100% ện được nghĩa vụ của mình ật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ụ của mình ư ền áp dụng tỷ trọng 100% ẩm vật chất có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, ví ện được nghĩa vụ của mình ối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình
h ng), m n u b chia s thì có th nh h ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ' ển đổi và tất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu ưở hữu quốc gia ng đếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không n k t qu ho t ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ại quyền áp dụng tỷ trọng 100% độc sở hữu quốc gia ng c a ngân h ng, v do ó h th p ủa mình ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia đ ại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ất cả các cam kết mua hoặc bán cổ phiếu.
v th c nh tranh c a ngân h ng ịch vụ thuộc sở hữu quốc gia ếu" bao gồm cổ phiếu thường (có quyền bỏ phiếu hoặc không ại quyền áp dụng tỷ trọng 100% ủa mình ành công nghiệp và dịch vụ thuộc sở hữu quốc gia
Trang 28Tóm lại, Hiệp ước Basel về vốn mới đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cácyêu cầu về vốn và trong nhận thức về thanh tra giám sát các ngân hàng lớn Những thayđổi này sẽ vượt ra khỏi phạm vi các tổ chức hoạt động ngân hàng lớn, và vì vậy, sẽ tạo ra
sự quan tâm của các thành viên tham gia thị trường khác nhau
1.2.2.2 Sự khác nhau căn bản giữa Basel 2 và Basel 1
- Tỷ lệ an toàn vốn theo Basel 2 phản ánh chính xác hơn khả năng chống đỡ rủi ro củangân hàng nhờ việc tính đến 3 loại rủi ro trọng yếu (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi
ro hoạt động) Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel I (năm 1988) mới chỉ phản ánh rủi rotín dụng và bản sửa đổi năm 1996 có đưa thêm rủi ro thị trường So với quy định về yêucầu vốn tối thiểu tại Basel 1, Basel 2 thay đổi phương pháp xác định tài sản có rủi ro nhằmnâng cao hơn nữa chất lượng đánh giá rủi ro của bản thân ngân hàng, qua đó làm cho tỷ lệvốn tối thiểu trở nên có nghĩa hơn, phản ánh được chính xác hơn khả năng chống đỡ rủi rocủa ngân hàng
- Basel 1 nhấn mạnh rằng mức độ đủ vốn được đo lường theo khuôn khổ của Hiệp ước mặc
dù quan trọng nhưng cũng chỉ là một trong số các nhân tố cần được xem xét khi đánh giásức mạnh của một ngân hàng Basel 1 chủ yếu đánh giá vốn trong mối quan hệ với rủi rotín dụng còn các rủi ro khác, nhất là rủi ro lãi suất và các rủi ro đầu tư vào các chứng khoánkhông được tính đến Tuy nhiên, các lần chỉnh sửa sau có tính đến một số rủi ro liên quan,đặc biệt là rủi ro thị trường Basel 2 đặt ra khuôn khổ các qui định về vốn mang tính nhạycảm hơn với các rủi ro, đồng thời chú ý thích đáng đối với đặc điểm cụ thể của hệ thốnggiám sát và kế toán của các nước thành viên Basel 2 giữ nguyên các yếu tố cơ bản củaBasel 1, bao gồm cả các qui định buộc các ngân hàng phải có tối thiểu số vốn tương đương8% tài sản có đánh giá theo mức độ rủi ro; cấu trúc cơ bản của phần sửa đổi về rủi ro thịtrường năm 1996; định nghĩa về mức độ đủ vốn hợp lý Có thể nói rằng Basel 2 là bướcphát triển tiếp theo của Basel 1
- Basel 2 sử dụng nhiều các đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở hệ thống quản trị nội bộ củangân hàng Theo đó, mỗi cơ quan giám sát sẽ triển khai một loạt các qui trình rà soát đểbảo đảm rằng các hệ thống quản trị và kiểm soát nội bộ của các ngân hàng là thích hợp đểlàm cơ sở cho việc tính toán vốn Các cơ quan giám sát sẽ tập trung vào vấn đề tuân thủcác qui định tối thiểu như là phương tiện để bảo đảm sự thống nhất chung về khả năng củacác ngân hàng đưa ra các yêu tố đầu vào cẩn trọng cho việc tính toán mức vốn chứ khôngphải là mục đích
- Basel 1 không tạo ra động cơ khuyến khích các ngân hàng sử dụng các công cụ giảmthiểu rủi ro, chẳng hạn tài sản bảo đảm, công cụ phái sinh tín dụng, Hệ số an toàn vốnthiếu sự nhạy cảm đối với rủi ro Basel 1 không khuyến khích các ngân hàng nâng caotrình độ và áp dụng các thông lệ quản trị rủi ro Basel 2 khắc phục được hầu hết nhữngnhược điểm này của Basel 1
- So với Basel 1 chỉ đưa ra một lựa chọn duy nhất thì Basel 2 đưa ra nhiều lựa chọn khácnhau trong việc xác định mức độ đủ vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động để giúpngân hàng và cơ quan giám sát lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp nhất Tuy nhiên,Basel 2 cũng tính đến việc cho phép mức độ tuỳ ý một cách hạn chế đối với lựa chọn được
áp dụng và thực hiện các chuẩn mực phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau của thị trườngtrong nước
Trang 29- Basel 1 và Basel 2 đều nhằm thiết lập lên các mức vốn tối thiểu đối với các ngân hànghoạt động quốc tế Tuy nhiên, Basel 1 cho phép các cơ quan chức năng tự do thực hiện cơchế qui định mức vốn tối thiểu cao hơn Mặt khác, các cơ quan chức năng tự do qui địnhcác biện pháp bổ sung về mức độ đủ vốn như là cách để xử lý các vấn đề, chẳng hạn nhữngrủi ro tiềm ẩn về mức độ chính xác của phép đo mức độ tổn thất rủi ro gắn liền với mỗinguyên tắc về vốn hoặc để hạn chế mức độ mà một tổ chức có thể huy động vốn qua vay
nợ Basel 2 gợi ý các mức vốn cần thiết theo các biện pháp bổ sung mang tính chất ràngbuộc chặt chẽ hơn Nói chung, theo trụ cột thứ hai các cơ quan giám sát kỳ vọng các ngânhàng hoạt động trên mức vốn tối thiểu
- Basel 2 không chỉ bảo đảm mức vốn cần thiết tương ứng với mức độ các rủi ro trọng yếucủa ngân hàng mà còn nâng cao nguyên tắc thị trường trong quản lý giám sát hoạt độngngân hàng Các yêu cầu vốn tối thiểu theo trụ cột 1 phải kèm theo thực hiện nghiêm nộidung trụ cột 2, bao gồm cả những nỗ lực của các ngân hàng trong việc đánh giá mức độ đủvốn của mình và nỗ lực của các cơ quan giám sát trong việc kiểm tra các đánh giá đó Yêucầu về công bố thông tin theo trụ cột 3 sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm rằng
kỷ luật thị trường là yếu tố hữu hiệu trong việc thực thi 2 trụ cột kia
1.3 Các điều kiện áp dụng chuẩn mực Basel
Basel 1 và Basel 2 chủ yếu áp dụng cho các ngân hàng hoạt động quốc tế, trên thực
tế rất nhiều các ngân hàng có mức độ hoạt động quốc tế hạn chế cũng đã chủ động áp dụngcác chuẩn mực về vốn (8%), đặc biệt là Basel 1 để nâng cao mức độ an toàn và khả năngcạnh tranh Trên bình diện quốc tế, các hệ thống ngân hàng có xu hướng áp dụng các chuẩn
mực vốn của Basel để tiện cho việc so sánh, đối chiếu về mức độ lành mạnh Tuy nhiên, để
áp dụng Basel 1 và Basel 2 có hiệu quả cần bảo đảm các điều kiện dưới đây:
1.3.1 Điều kiện chung
(i) Các ngân hàng hoạt động trên thị trường quốc tế và có mức độ đa dạng, phức tạptương đối cao, đặc biệt đối với nội dung của Basel 1 được bổ sung năm 1996 và Basel 2;
(ii) Cơ quan giám sát ngân hàng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sátngân hàng hữu hiệu của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel (xem Phần Phụ lục )
1.3.2 Điều kiện cụ thể
- Mục tiêu hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng cần phải được xác định rõ ràng, chủyếu nhằm duy trì sự ổn định hệ thống tài chính và lòng tin của công chúng vào hệ thốngngân hàng, nhờ đó giảm thiểu tổn thất xảy ra đối với người gửi tiền và các chủ nợ
- Các cơ quan giám sát phải bảo đảm kỷ luật thị trường bằng cách tạo động lực cho cácngân hàng áp dụng các thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp
- Để thực thi nhiệm vụ của cơ quan giám sát một cách hữu hiệu, cơ quan giám sát phải có
sự độc lập về hoạt động, phương tiện và quyền lực thu thập thông tin từ xa, thông tin tạichỗ và có thẩm quyền thực hiện các quyết định của mình
- Các cơ quan giám sát ngân hàng phải hiểu bản chất kinh doanh của các ngân hàng và bảođảm trong chừng mực có thể là các rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu được quản lýmột cách thoả đáng
- Toàn bộ rủi ro của từng ngân hàng phải được đánh giá, theo dõi một cách chặt chẽ và cácnguồn lực giám sát phải được phân bổ hợp lý Tất cả các rủi ro của ngân hàng phải đượcnhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát được trước hết từ bản thân ngân hàng thông qua
Trang 30các công cụ quản trị rủi ro và từ các cơ quan giám sát ngân hàng thông qua các nghiệp vụgiám sát từ xa, thanh tra tại chỗ dựa trên cơ sở rủi ro một cách liên tục Vì vậy, cơ quangiám sát ngân hàng phải có thẩm quyền qui định và sử dụng các qui chế an toàn (định tính
và định lượng) để kiểm soát các rủi ro đó, chẳng hạn mức độ đủ vốn, dự phòng rủi ro, phânloại nợ, khả năng thanh khoản, kiểm soát nội bộ, qui định quản trị rủi ro nhằm hạn chế việcchấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng Các qui định an toàn này không phải thay thếcho các quyết định quản lý của ngân hàng mà đúng hơn là các chuẩn mực thận trọng tốithiểu để bảo đảm các ngân hàng tiến hành các hoạt động một cách hợp lý
- Cơ quan giám sát ngân hàng phải bảo đảm các ngân hàng có đủ nguồn lực để bù đắp cácrủi ro, bao gồm vốn, kỹ năng quản trị, hệ thống kiểm soát hữu hiệu và các hồ sơ kế toán
- Cơ quan giám sát ngân hàng phải có sự phối hợp tốt với các cơ quan giám sát tài chínhkhác ở trong nước và nước ngoài để giám sát các hoạt động tài chính phi ngân hàng và cáchoạt động ngân hàng quốc tế do các ngân hàng tiến hành
- Điều kiện tiên quyết đối với một hệ thống giám sát ngân hàng hữu hiệu là:
+ Khung thể chế và pháp luật về giám sát ngân hàng phù hợp: Mục tiêu cơ quangiám sát được xác định rõ ràng; cơ quan giám sát có đủ nguồn lực; cơ quan giám sát cómức độ độc lập thoả đáng về tổ chức và hoạt động;
+ Chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và bền vững để không gây ảnh hưởng bất lợihoặc gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng;
+ Hạ tầng công cộng phù hợp: Hệ thống kế toán đáng tin cậy, kiểm toán thích hợp,
hệ thống thông tin quản lý hữu hiệu đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro của các ngân hàng vàhoạt động giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng;
+ Kỷ luật thị trường có hiệu quả: Xác định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan giámsát và ngân hàng Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng và cạnh tranh lànhmạnh trong hoạt động ngân hàng;
+ Thủ tục giải quyết các vấn đề ở các ngân hàng rõ ràng: Cần phải có hệ thống cácbiện pháp can thiệp đối với các ngân hàng có vấn đề một cách hữu hiệu, kịp thời để bảođảm an toàn hoạt động của mỗi ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng Các biện pháp xử lý các vấn đề ở các ngân hàng phảitránh tạo ra tâm lý ỷ lại, bao cấp và tăng rủi ro đạo đức của các ngân hàng;
+ Có đủ các cơ chế tạo ra mức bảo vệ hệ thống một cách thích hợp hay hệ thốngmạng lưới an toàn công cộng
- Các cơ quan giám sát ngân hàng phải có được hệ thống phương pháp giám sát ngân hàngmột cách liên tục, dựa trên cơ sở rủi ro kết hợp giám sát đơn nhất và giám sát hợp nhất
- Các ngân hàng đạt được trình độ quản trị rủi ro nhất định và phát triển được hạ tầng côngnghệ, đặc biệt công nghệ thông tin thích hợp để ứng dụng các thông lệ tốt về quản trịdoanh nghiệp và các nguyên tắc thiết lập và vận hành các hệ thống kiểm soát nội bộ vàquản trị rủi ro (tín dụng, thị trường, thanh khoản và vận hành) Các ngân hàng phải thiếtlập được hệ thống quản trị rủi ro nội bộ chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ tốt và đáp ứngcác yêu cầu tối thiểu của cơ quan giám sát ngân hàng để phát hiện, đo lường, quản lý vàgiám sát thoả đáng các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Các ngân hàng phải cónguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để vận hành hệ thống quản trị rủi ro, đặc biệtđối với các hệ thống quản lý rủi ro thị trường, tín dụng và rủi ro hoạt động dưới dạng môhình hoá rủi ro (Basel 2)
Trang 311.4 Kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel
Để có thể đánh giá mọi khía cạnh tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của Basel, Đềtài đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc – Một nước rất thành công trong lĩnh vựcnày và sẽ áp dụng các chuẩn mực của Basel 2 trong năm 2007 Ngoài ra, Đề tài cũng đềcập tới kinh nghiệm của Trung Quốc – một nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam,
để chúng ta có thể so sánh
1.4.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1 4.1.1 Các tổ chức giám sát tài chính ở Hàn Quốc
Các tổ chức giám sát tài chính ở Hàn Quốc bao gồm: Uỷ ban Giám sát Tài chính(FSC), Uỷ ban về Chứng khoán và các giao dịch tương lai (SFC), Cơ quan Dịch vụ giámsát tài chính (FSS)
1 4.1.1.1 Uỷ ban giám sát tài chính (FSC):
FSC là một cơ quan giám sát độc lập thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ.FSC bao gồm 9 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm Chủ tịch củaFSC do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Nội các và thường Chủ tịch cũnggiữ vị trí là Thống đốc của FSS Phó Chủ tịch do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của
Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế Phó chủ tịch của FSC thường giữ vị trí là Chủ tịch củaSFC Uỷ viên thường trực được bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch FSC
Trong số 6 ủy viên không thường trực, 3 ủy viên là lãnh đạo cấp Bộ là Thứ trưởng
Bộ Tài chính và Kinh tế, Phó Thống đốc NHTW Hàn Quốc, Chủ tịch Công ty Bảo hiểmtiền gửi 3 thành viên còn lại gồm chuyên gia về kế toán do Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế
đề nghị bổ nhiệm, chuyên gia về pháp luật do Bộ trưởng Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, vàmột đại diện các ngành do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp đề nghị bổ nhiệm
FSC là một cơ quan chính phủ độc lập, tính độc lập của FSC được quy định bởipháp luật thể hiện thông qua việc không một quan chức nào của FSC được giữ một vị tríchính trị hoặc tham gia vào bất kỳ một hoạt động thương mại nào trong nhiệm kỳ công táctại FSC Uỷ viên của FSC cũng không được tham gia vào việc giải quyết các vấn đề có thểdẫn đến các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích
Với một phần trách nhiệm là cơ quan thể chế, FSC thực hiện xử lý các vấn đề vềchính sách liên quan đến thanh tra, giám sát các định chế tài chính, thị trường chứng khoán
và tương lai Các vấn đề về chứng khoán và thị trường tương lai thường do SFC xử lý FSCcũng có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép của các định chế tài chính Ngoài ra, FSCcũng tham gia tư vấn trong việc xây dựng pháp luật về khu vực tài chính do MOFE dựthảo
1.4.1.1.2 Cơ quan Dịch vụ Giám sát tài chính (FSS)
- Về tổ chức và chức năng: Chủ tịch của FSC đồng thời là Thống đốc của FSS và
cũng là người đề xuất 4 Phó Thống đốc, 9 Trợ lý Thống đốc do FSC bổ nhiệm Một kiểmtoán viên do Tổng thống của Hàn Quốc bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch của FSC Một
kế toán trưởng do Thống đốc của FSS bổ nhiệm để thực hiện các vấn đề theo chuẩn mực
kế toán
Trách nhiệm của FSS, cơ quan điều hành của FSC bao gồm thanh tra, giám sát tất
cả các định chế tài chính tại Hàn Quốc.Trong phạm vi thẩm quyền thanh tra của mình, FSC
Trang 32chịu trách nhiệm không chỉ thanh tra việc thực hiện các quy chế, cơ chế mà còn lập kếhoạch và dự thảo các nội dung do FSC xử lý.
FSS có thẩm quyền thanh tra, giám sát các định chế tài chính, yêu cầu cung cấp cáctài liệu, hồ sơ cần thiết cho việc thanh tra Việc không cung cấp các tư liệu nêu trên hoặccung cấp tư liệu sai coi là phạm tội theo quy định của pháp luật hiện hành Theo phê chuẩncủa FSC, cơ quan FSS cũng có thể đề xuất việc miễn nhiệm các quan chức của các công ty
do vi phạm các quy định hoặc làm đình trệ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của đơn vị
Ngoài ra, FSS còn đóng vai trò trung gian xử lý tranh chấp giữa các định chế tàichính và nhà đầu tư, giữa những người gửi tiền và những người cho vay Để thực hiệnđược các trách nhiệm lớn như vậy, FSS có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp khoảng 1.600người
- Nguồn vốn của FSS: Các khoản phí, lệ phí thu được từ các định chế tài chính, các thành
viên thị trường là nguồn chủ yếu bù đắp các chi phí hoạt động của FSS Chính phủ vàNHTW Hàn Quốc cũng có thể tài trợ thích hợp cho FSS Ngân sách hoạt động của FSS doFSC phê chuẩn
1.4.1.2 Các quy định an toàn trong hệ thống ngân hàng, bao gồm:
Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định an toàn về an toàn vốn, trích lập dựphòng rủi ro, tập trung tín dụng, về thanh khoản, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ Mụctiêu căn bản của các quy định an toàn là đảm bảo quản lý ngân hàng vững mạnh Các quyđịnh an toàn được xây dựng không chỉ nhằm hỗ trợ việc đưa ra các quyết định quản lý màcòn đặt ra các yêu cầu tối thiểu về an toàn và vững mạnh, đó chính là các yêu cầu chủ yếucủa hoạt động giám sát theo định hướng thị trường
1.4.1.2.1 Về tỷ lệ an toàn vốn
Luật Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra quy định về an toàn vốn của ngân hàng Yêu cầu
về mức vốn pháp định tối thiểu là 100 tỷ won đối với một ngân hàng thương mại có phạm
vi quốc gia và 25 tỷ won đối với một ngân hàng khu vực
Ngoài yêu cầu về mức vốn pháp định tối thiểu, FSC/FSS cũng đưa ra các tiêuchuẩn về vốn điều chỉnh theo hệ số rủi ro (trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàngThanh toán Quốc tế - Uỷ ban BASEL về thanh tra ngân hàng) như một thước đo nữa vềđảm bảo mức an toàn vốn Trên thực tế, các yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu đánh giá trên
cơ sở rủi ro căn bản về tín dụng được chính thức áp dụng từ cuối năm 1995 Các yêu cầu
về an toàn vốn dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro thị trường được bổ sung thêm vào quy định
về tỷ lệ an toàn vốn của BIS từ 1/1/2002 Hiện nay, tất cả các ngân hàng trong nước phảiduy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% dựa trên cơ sở kết hợp đánh giá các tiêu chí về rủi
ro tín dụng và rủi ro thị trường Các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt đưới 8%thì FSC/FSS sẽ thực hiện các biện pháp chỉnh sửa ngay
Trang 33FSC/FSS liên tục thực hiện việc bổ sung để nâng cao tính hiệu lực và phù hợp đốivới quốc gia và tăng cường độ tin cậy quốc tế đối với các quy định về an toàn vốn của BIS.Kết quả là, các tiêu chí về an toàn vốn của Hàn Quốc đã hoàn toàn nhất quán với các tiêuchí quốc tế do ủy ban BASEL quy định Hiện nay, FSC/FSS đang chuẩn bị để tiến tới thựchiện thành công Hiệp ước BASEL mới, dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2007.
1.4.1.2.2 Về phân loại nợ và trích lập dự phòng
Các ngân hàng phải thực hiện việc phân loại nợ một cách thích hợp và đảm bảo sựlành mạnh trong hoạt động.Trong phân loại nợ, mối quan tâm chủ yếu là đánh giá rủi roliên quan đến khả năng trả nợ của người đi vay
FSC/FSS đã sửa đổi các quy định về giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng và
đưa ra một số tiêu chuẩn mới về phân loại nợ gọi là “Tiêu chí có tầm nhìn tương lai”
(FLC) đối với các ngân hàng, trong đó có tính đến khả năng trả nợ trong tương lai củangười đi vay cũng như đánh giá quá trình đi vay và trả nợ trong quá khứ Tiêu chí FLC cóhiệu lực thi hành từ 31/12/1999 (xem Bảng 2 dưới đây)
Theo chuẩn mực mới, FSC/FSS chỉ đưa ra các hướng dẫn tối thiểu đối với việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, và các ngân hàng phải đưa ra những chuẩn mực riêng để phân loại nợ trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay
1.4.1.3 Công khai tài chính
FSC/FSS đã thiết lập các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) trên
cơ sở theo sát thông lệ quốc tế về kế toán ủy ban về Chứng khoán và các hợp đồng tươnglai (SFC) đưa ra các chuẩn mực kế toán đối với các ngân hàng FSC/FSS cũng triển khaicác chuẩn mực kế toán về ngân hàng trên thực tế
Luật Ngân hàng yêu cầu các ngân hàng thương mại công bố công khai bảng tổngkết tài sản của mình, bảng báo cáo thu nhập trong năm tài chính và báo cáo tài chính tổnghợp theo mẫu của FSC/FSS
FSC/FSS cũng đưa ra yêu cầu bắt buộc về công bố công khai các thông tin về hoạtđộng quản lý để đảm bảo rằng những người gửi tiền, cổ đông và các thành viên của thịtrường được thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của các ngân hàng Các ngân hàngtrong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đều phải công bố công khai tình hình hoạtđộng của mình theo định kỳ Các thông tin cần công bố theo định kỳ thường liên quan đếntình hình tài chính của các ngân hàng trong năm gồm các thông tin về sự lành mạnh về tàichính, khả năng sinh lời, nguồn vốn và sử dụng vốn…
Tất cả các ngân hàng phải công bố công khai bất kỳ một vấn đề nào đó phát sinh cóảnh hưởng đến độ lành mạnh về tài chính Các thông tin đó bao gồm nợ xấu, sự cố về tàichính, các biện pháp về cải thiện năng lực quản lý… Các ngân hàng cũng phải công bốcông khai thông tin chi tiết khi tỷ lệ về khả năng chi trả thấp dưới 100%, khi có một sựkiện nào đó có tác động làm thay đổi cơ cấu vốn của ngân hàng Hiệp hội Ngân hàng HànQuốc đưa ra các hướng dẫn về các yêu cầu công bố thông tin theo định kỳ và thông tinkhẩn cấp
1.4.1.4 Giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ
FSC có thẩm quyền kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh và tài sản của các địnhchế tài chính theo quy định tại Bộ Luật về thiết lập các tổ chức giám sát tài chính và cácquy định khác của pháp luật
1.4.1 4.1 Kiểm tra tại chỗ
Trang 34Kiểm tra tại chỗ được chia ra thành kiểm tra theo định kỳ (kiểm tra chung) và kiểmtra theo mục tiêu (kiểm tra từng phần) Các cuộc kiểm tra định kỳ là kiểm tra một cáchtoàn diện, bao gồm toàn bộ hoạt động của một ngân hàng Tất cả các trụ sở chính của cácngân hàng riêng lẻ cũng như một vài chi nhánh được lựa chọn đều là đối tượng kiểm trađịnh kỳ về mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của họ Các cuộc kiểm tra mục tiêuđược thực hiện ở một số văn phòng nhất định hoặc một số khía cạnh nhất định trong hoạtđộng kinh doanh của một ngân hàng để tránh xảy ra những bất thường về tài chính và duytrì ổn định tài chính.
Thông thường việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau:
Trong quá trình kiểm tra, FSC đánh giá thực trạng quản lý và việc quản lý rủi rocủa ngân hàng căn cứ theo các chính sách về kiểm tra, trong đó tập trung vào đánh giá thựctrạng quản lý và giám sát trên cơ sở rủi ro Trên cơ sở đó, FSS đưa ra các khuyến nghịthích hợp Để nâng cao tính hiệu quả của các cuộc kiểm tra tại chỗ, FSS nhận các báo cáo
về hoạt động kinh doanh từ ngân hàng được kiểm tra, phân tích thực trạng quản lý hiệnhành và thu thập thêm các thông tin thích hợp
Sau khi kiểm tra, FSS đánh giá thực trạng quản lý của ngân hàng chẳng hạn nhưchất lượng tài sản, dự trữ nắm giữ và các hệ thống kiểm soát nội bộ Qua đó FSS đề xuấtcác biện pháp thích hợp đối với ngân hàng được kiểm tra để giải quyết những lĩnh vực cóvấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm tra
Số lượng những người kiểm tra và thời gian kiểm tra tại chỗ có thể phụ thuộc vàoquy mô của ngân hàng được kiểm tra và chỉ số xếp loại tổng hợp trước đây
Đối với các trụ sở chính của các ngân hàng lớn trong nước, thường có khoảng 15đến 30 người kiểm tra tham gia trong khoảng 15 đến 30 ngày
1.4.1.4.2 Giám sát từ xa
FSS tiến hành giám sát từ xa đối với các ngân hàng cũng như kiểm tra tại chỗ Mỗimột Vụ kiểm tra chỉ định một cán bộ kiểm tra và một đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm giámsát, kiểm tra đối với một định chế tài chính để nâng cao chất lượng giám sát từ xa Giámsát từ xa chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống giám sát thông thường, qua đó có thểgiám sát được mức độ lành mạnh về quản lý của ngân hàng Để phục vụ cho việc giám sát
từ xa, FSS yêu cầu các ngân hàng báo cáo các thông tin cần thiết qua mạng on-line trên cơ
sở định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề hoặc sự bất bình thường về quản lý ngân hàng
Giám sát từ xa cũng được thực hiện một phần thông qua phân tích các báo cáo vàvăn bản Căn cứ theo các quy định tại Luật Ngân hàng, hàng tháng, FSS nhận được các báocáo từ mỗi ngân hàng Trong các báo cáo này, ngoài các nội dung khác, phải có các thôngtin tài chính liên quan đến tài sản Nợ và tài sản Có, các thông tin chung chẳng hạn như sốlượng nhân viên và các chi nhánh, phân loại tài sản có và việc thực hiện các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại hối Nội dung của các báo cáo giữa các ngân hàng có khác nhau Người kiểm
Trang 35tra thực hiện kiểm tra mức độ tin cậy của các báo cáo này trong quá trình kiểm tra tại chỗ.Các phương thức giám sát từ xa bao gồm:
* Phân tích định kỳ các báo cáo của tất cả các ngân hàng;
* Kiểm tra các số liệu tài chính thông qua hệ thống IT nối mạng với các ngân hàng;
* Lựa chọn các dữ liệu chính về hoạt động kinh doanh và thiết lập hệ thống cảnhbáo sớm để phát hiện sớm vấn đề;
* Thu thập các thông tin thích hợp đối với các ngân hàng liên quan đến sự việc phátsinh về tài chính
FSS có thể sử dụng các kết quả giám sát từ xa khi triển khai các hoạt động giám sátnhư khuyến nghị, yêu cầu hoặc ra lệnh về cải thiện quản lý, điều chỉnh chỉ số đánh giá vềthực trạng quản lý, hoặc phản ánh việc lập kế hoạch kiểm tra và các nội dung kiểm tra chủyếu đối với một ngân hàng có vấn đề và các nội dung yếu kém của ngân hàng đó
1.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc về việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của Basel
1.4.2.1 Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc
Tại Trung Quốc, khuôn khổ giám sát theo chức năng đã được thiết lập, với sự hìnhthành Uỷ ban Quản lý các thị trường Chứng khoán Trung quốc (CSRC), Uỷ ban Quản lýNgân hàng Trung Quốc (CBRC) và Uỷ ban Quản lý Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) Hiệnnay, các uỷ ban này đang hợp tác với nhau để giám sát các sản phẩm liên ngành và các tổchức kinh doanh tham gia vào nhiều lĩnh vực
CBRC được thành lập năm 2003 để tiếp quản nhiệm vụ quản lý từ Ngân hàng Nhândân Trung Quốc (PBOC) Từ năm 2007, tất cả các ngân hàng thương mại phải đạt mứcvốn tối thiểu là 8% trên tổng tài sản có chịu rủi ro, hoặc là phải gửi nhiều tiền dự trữ hơntại Ngân hàng Trung ương CBRC đã tăng tỷ trọng rủi ro của một số loại khoản vay, đặcbiệt là khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và đề nghị các ngân hàng phải
dự phòng sớm hơn và nhiều hơn cho các khoản vay tồi
Để đánh giá những kết quả của chương trình cải cách ngân hàng (tăng cường quảntrị doanh nghiệp, giải quyết các khoản vay có vấn đề, cải cách hệ thống nắm giữ cổ phần,
sử dụng các nhà kiểm toán nước ngoài để đánh giá đúng các vấn đề của ngân hàng và nângcao việc giám sát từ bên ngoài các hoạt động của ngân hàng), CBRC đã xây dựng một sốcác chỉ số đánh giá hoạt động Các văn bản hướng dẫn đã quy định các ngân hàng phảicông bố công khai sự tuân thủ các yêu cầu này của các ngân hàng
Hiện tại, các ngân hàng nước ngoài phải nộp báo cáo tổng hợp tình hình hoạt độngcủa các chi nhánh của ngân hàng tại Trung Quốc theo định kỳ một năm hai lần CBRCcũng yêu cầu có thêm nhiều thông tin hơn về hoạt động cho vay của các ngân hàng, cácgiao dịch giữa các đơn vị thành viên, các luồng vốn chu chuyển qua biên giới, dự phòngcác khoản vay có vấn đề và hệ số an toàn vốn
1.4.2.2 Giải quyết các khoản nợ quá hạn
Năm 1998, Bộ Tài chính đã phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 270 tỷ NDT(khoảng 32,6 tỷ USD) để tăng vốn cho bốn ngân hàng lớn Trong năm 1999, Trung Quốc
đã thành lập bốn công ty quản lý tài sản để tiếp quản gần 1,4 nghìn tỷ NDT các khoản vay
có vấn đề từ bốn ngân hàng lớn Cuối năm 2003, theo chỉ thị từ Uỷ ban Nhà nước, Ngânhàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm 45 tỷ USD (gần 4% GDP) từ dự trữ ngoại hối cho haitrong số bốn ngân hàng lớn của nhà nước Đó là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng
Trang 36Xây dựng Trung Quốc, cả hai ngân hàng này đều có kế hoạch niêm yết trên thị trườngchứng khoán nước ngoài trong thời gian tới (có thể tại Hồng kông) Cả hai ngân hàng sau
đó đã thực hiện việc bán với quy mô lớn các khoản nợ xấu của ngân hàng Uỷ ban Quản lýNgân hàng Trung Quốc được báo cáo là tỷ lệ nợ quá hạn của bốn ngân hàng lớn đã giảm4,8% xuống còn 15,6% do kết quả của việc xoá nợ và tốc độ tăng trưởng tài sản có vẫncao
Vào ngày 13/1/2005, Uỷ ban Quản lý Ngân hàng Trung Quốc đã thông báo là tỷ lệ
nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại lớn nhất (bốn ngân hàng lớn cộng 12 ngân hàng
cổ phần) đã được cải thiện, cụ thể giảm từ mức 17,8% xuống còn 13,2% tính đến cuốitháng 12/2004
1.4.2.3 Nâng cao quản trị doanh nghiệp
Để tăng cường quản trị doanh nghiệp, Ngân hàng Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban
về đánh giá tín dụng và quản lý, thuê kiểm toán nước ngoài, tinh giảm Ban Lãnh đạo từ 69người xuống còn 12 người Ngân hàng này đã mời các chuyên gia nước ngoài tham gia vàoBan Lãnh đạo
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Trung Quốc hiện nay là 5,2% và tỷ lệ an toàn vốn cóthể trên 8% Một ngân hàng nước ngoài đã được tìm kiếm để nắm giữ từ 5-10% cổ phần(vào khoảng 1-2 tỷ USD) trong đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) với tổng trị giá
bổ sung cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất trong sốbốn ngân hàng, để tăng vốn cho ngân hàng này và xoá những khoản vay xấu vì ngân hàngnày đang chuẩn bị cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2006 Tỷ lệ nợquá hạn của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã giảm xuống 19,46% vào cuốitháng 9/2004, từ mức 21,23% ở đầu năm 2004 Lợi nhuận ròng đã tăng vọt 61,5%, đạt 2,66
tỷ NDT sau khi đã xoá các khoản nợ xấu và trích dự phòng Cuối năm 2003, số lượng cán
bộ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) là 389.000, giảm xuống từ mức570.000 năm 1995 Các cơ quan quản lý cũng tham gia vào việc giải quyết các vấn đề củacác Hợp tác xã Tín dụng Nông thôn (HTX TDNT) và thúc đẩy quá trình củng cố các ngânhàng thương mại thành thị có quy mô nhỏ hơn Đối với các HTX TDNT, một chương trìnhthử nghiệm đã được thực hiện tại tám tỉnh, chương trình này bao gồm việc đa dạng hoá sởhữu và bơm vốn tư nhân, Ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu xây dựng một hệ thốngthông tin tín dụng và nhiều cơ quan đã thiết lập hệ thống cảnh báo sớm cho khu vực tàichính
1.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Kinh nghiệm các nước cho thấy mức độ sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel và đặc
biệt là Basel II phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Trang 37(i) Hiện trạng của hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng;
Nếu nhìn từ góc độ của một ngân hàng trung ương, những yếu tố sẽ được cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện Hiệp ước mới bao gồm:
(viii) Các vấn đề về sân chơi bình đẳng;
(ix) Sự cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước sở tại…
hàng theo Basel, một trong những yếu tố quan trọng là sự hoạt động hiệu quả của cơ quangiám sát Để hoạt động thanh tra - giám sát có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của một NHTWhiện đại và yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua kinh nghiệmcủa Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy, cần thiết phải xây dựng hệ thống giám sát ngânhàng hữu hiệu về thể chế, mô hình tổ chức, cũng như con người và phương pháp theo cácnguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng
Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam là tăng cường thực hiệncác giải pháp lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, đặc biệt làthực hiện các giải pháp tăng vốn tự có của các NHTM thông qua các hình thức phát hànhtrái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa các NHTMNN, nâng cao chất lượngtài sản có
Kết luận Chương 1: Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận của các chuẩn mực đánh
giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel Đồng thời, Đề tài đi sâu nghiên cứukinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc tiếp cận và áp dụng các chuẩn mựcđánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Basel, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đốivới Việt Nam
Trang 38Chương 2 Đánh giá thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo các
trụ cột cơ bản của Hiệp ước Basel 2
Như đã đề cập tại Chương I, Hiệp ước mới về vốn (Basel 2) gồm ba trụ cột: (i)Yêucầu vốn tối thiểu; (ii) Đánh giá của Cơ quan thanh tra giám sát; (iii) Nguyên tắc thị trường(công khai thông tin) Trên cơ sở đó, Đề tài sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động củacác ngân hàng thương mại Việt Nam theo ba trụ cột trên của Basel 2
2.1 Tình hình vốn tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số an toàn vốn) để đảm bảo hoạt động ngân hàngđược an toàn theo Basel được tính toán theo công thức sau:
Trang 39Vốn tự cóCAR = –––––––––––––––––––––––––––––––––––– ≥ 8%
Tổng tài sản có + Số vốn
được tính theo (dành cho x 12,5%)
tỷ lệ rủi ro rủi ro thị trường
Với cách tiếp cận này, để có cơ sở đánh giá thực trạng về vốn của các Ngân hàngThương mại Việt Nam so với công thức tính của Basel, dưới đây chúng ta sẽ xem xét, đánhgiá từng yếu tố cấu thành công thức tính vốn thiểu nêu trên tại các Ngân hàng Thương mạiViệt Nam
2.1.1 Tình hình vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay
2.1.1.1 Quy định về vốn tự có của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Vốn tự có là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự chủ của mỗi một NHTM để có thể đốiphó thành công với rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, ngày 19.4.2005 Thốngđốc NHNN đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc Quy định về các tỷ lệbảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng trong đó bao gồm các quy định vềviệc xác định vốn tự có của các NHTM với một số nội dung chính như sau:
- Vốn tự có của các NHTM bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 Trong đó vốn cấp 1 là phầnvốn được thể hiện bằng tiền bao gồm vốn Điều lệ, Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dựphòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia
Vốn cấp 2 là phần vốn được tính toán thêm từ tài sản và các công cụ nợ của NHTMbao gồm 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định củapháp luật, cụ thể:
+ 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lạitheo quy định của pháp luật;
+ Giá trị trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do Ngân hàng thương mại pháthành;
+ Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro
Quyết định 457 cũng quy định rõ các giới hạn khi xác định vốn tự có như Vốn cấp
1 phải trừ đi lợi thế thương mại; Tổng giá trị các công cụ nợ tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng50% giá trị vốn cấp 1; Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng tổng giá trị vốn cấp 1
Ngoài ra, Quyết định 457 còn quy định các khoản phải loại trừ khi tính toán vốn tự
có như phải loại trừ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy địnhcủa pháp luật; Loại trừ tổng số vốn của Ngân hàng thương mại đầu tư vào tổ chức tín dụngkhác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần; Loại trừ phần góp vốn liên doanh, mua cổphần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng;Loại trừ khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả các khoản lỗ lũy kế
Đặc biệt, lần đầu tiên Quyết định 457 đã quy định “Các NHTM phải duy trì tỷ lệ tốithiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro”
Tài sản có rủi ro được xác định trên cơ sở từng loại tài sản có (trong bảng và ngoàibảng cân đối) được chuyển đổi theo hệ số rủi ro tuỳ theo mức độ rủi ro (0% - tài sản cókhông có rủi ro; 50% - các khoản phải đòi có tài sản bảo đảm bằng bất động sản; 100% -rủi ro cao nhất) Như vậy, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Quyết định 457 đã
Trang 40phản ánh được các rủi ro liên quan đến hạch toán nội bảng và ngoại bảng và phù hợp vớiHiệp ước Basel về vốn mới (Basel Capital Accord I).
Có thể nói, các nội dung quy định về việc tính toán mức vốn tự có và tỷ lệ vốn tự
có tối thiểu so với tổng tài sản “Có” rủi ro như nêu tại Quyết định 457 đã tiến khá sát sovới yêu cầu tính toán vốn tự có theo chuẩn mực Basel, điều này vừa đảm bảo hoạt độngkinh doanh của các Ngân hàng thương mại được an toàn hơn, vừa tạo đà cho các Ngânhàng Thương mại Việt Nam có khả năng tiếp cận và áp dụng có hiệu quả các nguyên tắcđánh giá hoạt động an toàn theo hiệp ước Basel Trên thực tế, các ngân hàng có tiến hànhtính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tuynhiên, có một số lý do ảnh hưởng đến chỉ số vốn an toàn tối thiểu sau:
- Giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tạimột số khoảng cách, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Namchưa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam
- Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được áp dụng thống nhất cho tất cả cácngân hàng mà không tính đến sự khác biệt trong phạm vi, quy mô cũng như rủi ro của cácngân hàng
2.1.1.2 Tình hình vốn tự có tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng vốn tự có tại các Ngân hàng Thương mại ViệtNam hiện nay, dưới đây chúng ta sẽ xem xét và đánh giá thực trạng vốn tự có của nhómNgân hàng Thương mại Nhà nước và nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
2.1.1.2.1 Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước
Thuộc nhóm Ngân hàng Thương mại Nhà nước hiện nay bao gồm 5 ngân hàng:Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vàNgân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu long Do thị phần hoạt động của 5 Ngân hàng thươngmại này chiếm đến 70-75% vì vậy có thể nói sự an toàn trong hoạt động của nhóm Ngânhàng Thương mại Nhà nước quyết định sự an toàn của toàn bộ hệ thống Ngân hàngThương mại Việt Nam
Tại thời điểm năm 2000, trước thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến
sự phá sản của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại Nhànước đều xây dựng Chương trình tái cơ cấu mà nội dung chính là cải thiện tình hình tàichính thông qua việc tăng quy mô vốn tự có và xử lý nợ xấu Cụ thể, Chính phủ đã trựctiếp cấp 12.000 tỷ đồng dưới dạng cấp trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn
tự có cho Ngân hàng Ngoại thương VN, Ngân hàng Công thương VN, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển VN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đưa tổngmức vốn tự có của 5 Ngân hàng thương mại này lên mức hơn 18.000 tỷ VND, trong tổng
số vốn tự có của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam là 35.000 tỷ đồng(chiếm 51%)
Ngoài ra, do môi trường kinh doanh thuận lợi, các Ngân hàng Thương mại Nhànước trong các năm qua đều kinh doanh có lãi cao và đều có khả năng tự bổ sung được vốn
tự có thông qua việc phân chia vào các quỹ Vì vậy, vốn tự có của các Ngân hàng Thươngmại Nhà nước tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước, qua đó làm tăng tỷ lệ an toàn
Xem xét Bảng 3 chúng ta có thể thấy hầu hết các Ngân hàng Thương mại Nhà nướcđều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro là 8% như