Hoạt động và giao dịch của TMĐT
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Từ giữa thập kỷ 70 của thế kỷ này, với sự xuất hiện của các máy kỹ thuật mới như máy vi tính, vi ba, cáp quang, vệ tinh thông tin . cuộc cách mạng tin học đã có những bước chuyển nhảy vọt, đưa thế giới vào chu kỳ phát triển mới: chu kỳ thứ 5 với nền kinh tế tri thức mà trọng tâm là công nghệ tin học. Và từ đó cũng xuất hiện phương thức kinh doanh mới: thương mại điện tử. Thương mại điện tử ra đời làm thay đổi hoàn toàn tính chất nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu. Khác với thương mại truyền thống, thị trường của thương mại điện tử là hệ thống mạng Internet, việc kinh doanh được thực hiện qua các cửa hàng ảo lập trên mạng, người bán và người mua không cần biết mặt nhau. Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử mang lại cho các doanh nghiệp là giảm tối thiểu các chi phí và tăng tối đa các lợi nhuận. Các chuyên gia đều cho rằng, thương mại điện tử sẽ là xu hướng mới cho phát triển nền kinh tế toàn cầu. Bởi ngay từ khi xuất hiện, cùng với những tiện ích to lớn của mình, thương mại điện tử đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia đi tiên phong trong phát triển thương mại điện tử như Mỹ và một số nước Châu Âu đã gặt hái được những thành công không nhỏ. Ở nước ta, mối quan tâm đến thương mại điện tử cũng đang tăng lên hàng ngày. Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cũng đã đưa ra một vài chính sách cho phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ mang hình thức trên giấy tờ. Đối với Việt Nam, cơ hội phát triển không phải là điều không thể nhưng để hoà nhập vào nhịp phát triển chung của nền kinh tế thế giới vẫn còn là một thách thức lớn. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn đề án không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được sự nhận xét góp ý của các thầy cô. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo, Thạc sĩ Phạm Thái Hưng và các bạn bè. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I . KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I. Thương mại điện tử là gì? 1. Số hoá và nền kinh tế số hoá Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “ kinh tế số hóa “ và “ xã hội thông tin “ mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành. Trong nửa đầu thế kỷ, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và hoàn thiện dần ; hình ảnh (kể cả chữ viết, con số, các kí hiệu khác) và âm thanh đều được số hoá thành các nhóm bit điện tử để ghi lại, lưu giữ trong môi trường từ, truyền đi và đọc bằng điện tử, tất cả đều với tốc độ ánh sáng. Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc cách mạng số hoá mở ra kỉ nguyên số hoá. Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ rất cao. Máy tính điện tử ( MTĐT ) đầu tiên ra đời năm 1946 chỉ thực hiện 5000 lệnh trong một giây. 50 năm sau, MTĐT cá nhân thông dụng có thể thực hiện trên 400 triệu lệnh một giây( dự kiến 2012 đạt tới 100 triệu lệnh) nhờ sử dụng các chíp vi mạch cho phép đóng mở nhiều triệu lần trong một giây. Ngành công nghệ thông tin ngày càng chiếm tỉ trọng trong nền kinh tế các quốc gia ( ở Mỹ năm 1998 đã đạt trên 8%). Riêng về thương mại điện tử (TMĐT) cứ 18 tháng tổng công suất lại tăng lên gấp đôi. Quá trình tin học hoá xã hội bắt đầu bùng nổ rồi nhanh chóng chuyển sang mang tính chất toàn cầu sau khi Internet ra đời. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chungvà thương mại nói riêng cũng chuyển sang dạng “số hoá”, “ điện tử hoá “; khái niệm thương mại điện tử dần dần hình thành và ứng dụng ngày càng mở rộng. 2. Khái niệm TMĐT TMĐT là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học. Hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm “ TMĐT “ được dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trên cơ sở xử lý và chuyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hoá trên các mạng bỏ 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ngỏ mà chủ yếu là mạng Internet. Các hàng hoá này được trưng bày trên các trang web ( website ) của Internet và người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông thường, đó là những hoạt động giao dịch giữa các công ty, xí nghiệp với nhau hoặc giữa các công ty với người tiêu dùng. Còn hiểu theo nghĩa rộng, thì TMĐT bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet. TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại hay nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Đây là một mô hình thương mại hoàn toàn mới, sử dụng mạng lưới thông tin chưa từng có trước đây để liên lạc từng khách hàng với các đại lý tiêu thụ, các công ty phân phối sản phẩm, các nhân viên làm thuê . và truyền đi những thông tin có giá trị đến các đối tác một cách nhanh chóng kịp thời. Khái niệm “thương mại” trong “TMĐT” với phạm vi khá rộng gồm buôn bán dịch vụ và các thành tố thương mại có liên quan đến sản phẩm tinh thần . nên được khai diễn với các hình thức: mua bán hàng hoá tại nhà, thư tín thanh toán, trao đổi các dữ liệu điện tử cùng nhiều mặt khác trong đời sống kinh tế - xã hội . TMĐT được chia thành hai dạng cơ bản: B2B ( Business to Business ): kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hoá với nhau thông qua các trang web. B2C ( Business to Custommer): giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web. Mọi hoạt động của thương mại điện tử như hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các xí nghiệp, công ty, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục , giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của nhà nước . đều sẽ được “số hoá”. Điều này không có nghĩa là việc số hoá nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động giao dịch truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động này. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT Sự ra đời và phát triển của TMĐT dựa trên ba nền tảng cơ bản: công nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điện tử và sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hoá trong công nghiệp và thương mại. Nó sử dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử như: điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet. Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụngvà thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn.Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đối với giao dịch đường dài. Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và chi phí sử dụng còn cao. Truyền hình đóng vai trò quan trong trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình. Song truyền hình chỉ là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có được cá chào hàng, không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể. Nay máy thu hình được nối kết với MTĐT thì công dụng của nó được mở rộng hơn. Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: Thanh toán là khâu quan trọng bậc nhất của thương mại và TMĐT không thể thiếu được công cụ thanh toán điện tử thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ khôn minh. thẻ từ . Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một xí nghiệp hay cơ quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các MTĐT trong cơ quan, xí nghiệp đó, cộng với liên lạc di động. Theo nghĩa hẹp , đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau - gọi là mạng cục bộ(LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hơn - gọi là mạng miền rộng(WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ”(extranet). Internet và web: Khi nói đến Internet ta nói tới một phương tiện liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế “ giao thức chuẩn truyền siêu văn bản “( HTTP: HyperTex Transfer Protocol ) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ HTML( HyperTex Markup Language ), tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau mà tới nay nổi bật nhất là dịch vụ World Wide Web ra đời năm 1991 - thường được gọi tắt là Web, viết tắt là WWW hoặc W3) là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác cho phép người sử dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác, bằng cách đó mà truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau vừa phong phú về nội dung, vừa hấp dẫn về hình thức. Web giống như một cuốn từ điển khổng lồ có nhiều triệu trang, mỗi trang chứa một gói tin có nội dung nhất định như một quảng cáo, một bài viết v.v mà số trang không ngừng tăng lên và không theo một trật tự nào cả. Internet tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT. Ngày nay nói tới TMĐT thường có nghĩa là nói tới Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. 4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT a. Các hình thức hoạt động Thư tín điện tử (e - mail) là phương thức trong đó các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng. Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay vì cho việc giao tay tiền mặt; việc trả lương bằng cách chuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ mua hàng, thẻ thanh toán để mua hàng. Ngày nay thanh toán điện tử đã mở sang nhiều lĩnh vực mới như: trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử, thẻ khôn minh, giao dịch ngân hàng số hoá và giao dịch chứng khoán số hoá. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thoả thuận để cấu trúc thông tin (Định nghĩa của Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế - UNCITRAL). EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu chủ yếu phục vụ cho mua , phân phối hàng và các dịch vụ khác. Giao gửi số hoá các dung liệu là phương thức dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng. Bán lẻ hàng hoá hữu hình: tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán hàng xây dựng trên các mạng “cửa hàng ảo” để bán hàng. Người mua sử dụng Internet/web tìm , mua hàng trên các trang web của cửa hàng và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Khách có thể mua hàng tại nhà mà không phải đích thân đi tới cửa hàng. b. Giao dịch TMĐT Người với người: qua điện thoại, fax, thư điện tử. Ngườivới MTĐT: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, và qua Web. MTĐT với MTĐT: qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ khôn minh, dữ liệu mã vạch. MTĐT với người: qua thư tín, fax và thư điện tử. c. Các bên tham gia giao dịch Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà không cần tới cửa hàng. Giữa các doanh nghiệp với nhau: mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm mục đích mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến, quản lý thuế và thông tin. Giữa các chính phủ: trao đổi thông tin. Trong các hình thức nói trên giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của TMĐT. d. Hình thái hợp đồng của TMĐT Hợp đồng TMĐT có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thường: Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý còn có địa chỉ e - mail, mã doanh nhgiệp. Quy định về phạm vi thời gian, phạm vi địa lý của giao dịch. Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Có quy định và xác nhận điện tử các giao dịch, về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử và cánh thực thi. Có các quy định bảo đảm rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng cớ pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch. Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Quy định về trung gian bảo đảm chất lượng. Ngoài ra TMĐT còn có cả phương thức giao dịch không có hợp đồng. II. Vai trò và lợi ích của TMĐT 1. Vai trò của TMĐT Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, TMĐT xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình: Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri rhức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp. Mở ra cơ hộiphát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi kịp, thậm chí vượt các nước đã đi trước. Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu. Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến. 2. Lợi ích của TMĐT TMĐT ra đời cùng với những tiến bộ gần đây của công nghệ viễn thông và máy tính. Đặc biệt, sự bùng nổ của Internet và Web đã gia tốc quá trình chuyển hoá thương mại toàn cầu, cho phép mở rộng tức thì quan hệ giữa những người bán, người mua, các nhà đầu tư, các hãng quảng cáo và các nhà tài chính trên phạm vi toàn cầu với chi phí về thời gian và tiền bạc rất thấp. Với đặc tính như vậy, TMĐT có thể đem lại những lợi ích to lớn như: góp phần cải 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 thiện các dịch vụ tài chính và chống tham nhũng; góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế; cho phép các công ty nhỏ nhất cũng có thể hiện diện và tiến hành hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; rút ngắn chu trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ, giảm chi phí, giá thành . Những lợi ích mà TMĐT mang lại cho: a. Doanh nghiệp Hợp lý hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành, tự động hoá quá trình hợp tác , kinh doanh để nâng cao hiệu quả: TMĐT giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế, thương mại, thị trường và nắm bắt mọi nhu cầu, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển thị trường trong nước, thị trường khu vực và quốc tế. Và do đó làm giảm chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu. Mọi hoạt động hợp tác kimh doanh đều diễn ra qua hệ thống mạng. Cải tiến quan hệ trong công ty, với đồng nghiệp, thiết lập và củng cố quan hệ đối tác, bạn hàng: thông qua mạng, các thành tố tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Giảm chi phí kinh doanh, tiếp thị, tăng năng lực phục vụ khách hàng: bằng phương tiện điện tử Internet - Web và do catalogue điện tử rất phong phú,thường xuyên cập nhật nên các nhà kinh doanh có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng, tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp: TMĐT giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch trong đó yếu tố thời gian đáng kể hơn. Vì việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hoá tiếp cận người tiêu thụ( mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với cạnh tranh buôn bán, bám sát được nhu cầu của thị trường. Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lượng và vượt qua vùng lãnh thổ: Thông qua hệ thống thông tin nhanh nhạy trên Internet - Web, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 b. Người tiêu dùng Thuận tiện hơn: người tiêu dùng có thể mua được những mặt hàng cần thiết mà không cần phải đi đến các cửa hàng nhờ vào hệ thống dịch vụ trên các trang Web của hệ thống mạng Internet qua MTĐT cá nhân. Tăng khả năng lựa chọn: người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn hàng hoá trên các catalogue điện tử và các dịch vụ quảng caó trên website của các doanh nghiệp. Tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn: chỉ cần sử dụng phím chuột vào các trang website khách hàng đã có thể tìm hiểu được về mọi tính năng, chức năng và đặc tính của sản phẩm. Hưởng các dịch vụ nhiều hơn: người mua hàng qua mạng có cơ hội tận hưởng thêm một số dịch vụ ưu đãi như phiếu giảm giá, gói quà, vận chuyển hàng hoá miễn phí . do các hãng bán lẻ đưa ra nhằm thu hút khách hàng. c. Chính phủ Dễ dàng kiểm soát về thuế, phân phối thu nhập, hải quan . Tuy nhiên đối với việc đánh thuế trên mạng lại là một khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát cũng như trong phân phối. III. Nền tảng cơ sở của TMĐT Song song với những lợi ích to lớn có thể mang lại cho mỗi con người, mỗi quốc gia, TMĐT cũng đòi hỏi một hạ tầng cơ sở đa dạng và vững chắc, có cả tính thường hữu, tính kinh tế sử dụng. Nếu không chuẩn bị được một hạ tầng cơ sở vững chắc thì mọi lợi ích nêu trên đèu chỉ là những thứ ta mới hình dung ra mà thôi, trong khi đó, những tổn thất phát sinh ra lại hoàn toàn là thực. 1. Hạ tầng cơ sở công nghệ ( hệ thống thông tin, máy tính, truyền thông, bảo mật và an toàn ) TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá, của công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật MTĐT. Vì thế chỉ có thể thực sự có và thực sự tiến hành TMĐT có nội dung và hiệu quả đích thực khi đã có một cơ sở công nghệ thông tin vững chắc. Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy bao gồm từ sự liên kết các chuẩn của doanh nghiệp, của cả nước với các chuẩn quốc tế tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng; và không chỉ của riêng 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 từng doanh nghiệp, mà phải là một hệ thống quốc gia, với tư cách như một phân hệ của hệ thống thông tin khu vực và toàn cầu, và hệ thống ấy phải tới được từng cá nhân trong hệ thống thương mại.Chi phí các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính .) và chi phí dịch vụ truyền thông( phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập .) phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất là an toàn và bảo mật dữ liệu vì số vụ tấn công vào Internet ngày càng tăng, kể cả vào các mạng được bảo vệ nghiêm ngặt. “Giặc máy tính” (hacker) dùng nhiều thủ đoạn khác nhau: mạo quan hệ, bẻ mật khẩu, virut và các chương trình “phá từ bên trong”, giả mạo địa chỉ Internet, phong toả dịch vụ. Ngay cả các mã mật (sử dụng kỹ thuật mã hoá) cũng có thể bị khám phá bởi các kỹ thuật giải mã tinh vi, nhất là kỹ thuật của bên có đẳng cấp kỹ thuật cao hơn hẳn. Cho nên một chiến lược quốc gia về mã hoá, kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin đang trở thành một vấn đè lớn. Và nếu không có các luật và các phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin thì một nước rất có thể bị cách ly khỏi hoạt động TMĐT quốc tế. 2. Hạ tầng cơ sở nhân lực Áp dụng TMĐT tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: một là mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng, hai là có đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào nước khác. Ngoài ra, do ngôn ngữ được sử dụng chủ yếutrong thương mại nói chung hay TMĐT nói riêng hiện nay là tiếng Anh nên đã xuất hiện một yêu cầu tự nhiên nữa là tất cả những người tham gia kinh doanh trực tuyến đều phải giỏi tiếng Anh. Chính những điều này sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo. 3. Hệ thống thanh toán tài chính tự động TMĐT chỉ có thể thực hiện thực tế khi đã tồn tại hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động. Khi chưa có hệ thống này thì hiệu quả của TMĐT bị giảm thấp và có thể không đủ để bù lại các chi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra. Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mã hoá toàn bộ hàng hoá, hay “đánh số sản phẩm” 10 [...]... triển của hoạt động TMĐT trên mạng Bên cạnh Mỹ là Canada cũng đang bừng bừng tham vọng trở thành nước lãnh đạo về TMĐT với dự tính sẽ đạt mức giao dịch TMĐT trong nước trên 13 tỷ USD vào trước 2002 Chính sách TMĐT của Canada có bốn trọng điểm lớn: Hình thành một nhận thức mới trong toàn dân, rằng nhất thiết phải dựa vào nền kinh tế số để phát triển; Định ra những quy tắc thị trường rõ ràng và đúng... kinh tế xã hội của TMĐT Bên cạnh đó, OECD còn đưa ra hàng loạt các khuyến nghị chính sách liên quan đến chính sách thuế như nâng cao hiệu quả và đơn giản hoá hệ thống thu thuế giao dịch điện tử, xác lập những giới hạn cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ thuế đối với hoạt động TMĐT qua Internet Ngoài những nước, tổ chức và khu vực kể trên, TMĐT đã bắt đầu hình thành và phát triển ở một số nước và khu vực như... cơ sở hạ tầng TMĐT ở Việt Nam Có thể nói ở nước ta mối quan tâm TMĐT cũng dần “nóng” lên Là thành viên của hai tổ chức APEC và ASEAN , Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào những chương trình hành động chung về TMĐT Nước ta đã tham gia tiểu ban điều phối về TMĐT của ASEAN, tham gia soạn thảo và thảo luận các nguyên tắc chung cho TMĐT của tổ chức này Nhưng nhìn chung, môi trường trong TMĐT ở Việt Nam... chính thức về thực hiện TMĐT cho tất cả các nước thành viên trong khối Tất cả các nước trên thế giới đã đang rất khẩn trương, tích cực và có nhiều hoạt động thiết thực để triển khai và phát triển TMĐT Tại các nước phát triển TMĐT đã chiếm một phần quan trọng trong hoạt động thương mại nói chung Trong tương lai, TMĐT được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các quốc gia, các khối... tranh quyết liệt mang tính khu vực hoá và toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc TMĐT chính là chìa khoá để nhân loại bước vào thế kỷ 21 thế kỷ của xã hội tri thức Và đó không phải là một hiện tượng nhất thời mà là xu thế tất yếu không thể đảo ngược II Thái độ của một số nước và khu vực trên thế giới đối với TMĐT 1 Đánh giá vai trò của TMĐT đối với nền kinh tế thế giới TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng... vượt quá tổng số của Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại Dự kiến, Châu á sẽ thu được 1/4 thu nhập thương mại Internet trên toàn cầu hay 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2003 Năm 2000 sẽ là năm các công ty thương mại điện tử toàn cầu đổ bộ vào Châu Á Mạng Internet phát triển nhanh thực sự đang là không gian mới cho hoạt động kinh doanh và nâng cao hơn nữa ý nghĩa của TMĐT Việc dùng mạng Internet để giao dịch ngày càng... hạt nhân là TMĐT Để góp phần tham gia vào việc thúc đẩy quá trình phát triển và giải quyết những vấn đề của TMĐT, những năm gần đây, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã tổ chức một loạt các hội nghị có liên qua đến TMĐT nhằm thảo luận về các vấn đề trong xã hội thông tin, mạng Internet, chế độ bảo vệ thông tin và quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của TMĐT Tại hội nghị TMĐT cấp bộ... bản cho TMĐT của mình và kiến nghị một số điểm cho TMĐT toàn cầu Mới đây, Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã công bố “nước Mỹ chính thức sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch , hoàn thiện thêm khung pháp lý cho TMĐT Liên Minh Châu Âu(EU) đã xác định các nguyên tắc TMĐT cho tổ chức này, công ước Brussels năm 1968 về hoạt động thương mại trong khu vực đang được đề nghị sửa đổi để áp dụng cho cả TMĐT Tháng... cập vào trang Web của các siêu thị đó, nhưng rồi thưa dần và đến nay thì đã vắng hoe Tuy nhiên, việc khai thác TMĐT của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở cấp độ sử dụng thư điện tử (e-mail) để trao đổi thông tin, truy cập Internet để tìm thông tin, xây dựng trang Web để quảng cáo sản phẩm dịch vụ chứ chưa có mấy doanh nghiệp tiến hành được các giao dịch trực tuyến theo đúng nghĩa của TMĐT là đặt hàng và. .. dụng cho cả TMĐT Tháng 12/1997, EU ra tuyên bố cấp bộ trưởng tại Bonn ủng hộ TMĐT Năm 1997, APEC thành lập “nhóm công tác chuyên trách về TMĐT” và năm 1998 thông qua “ chương trình hành độngvề TMĐT của APEC” Hiện nay, APEC đang xây dựng “chương trình hành động chung” nhằm thực hiện TMĐT vào năm 2005 đối với các nước phát triển và vào năm 2010 đối với các nước đang phát triển Bộ trưởng kinh tế các nước . được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. 4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT a. Các hình thức hoạt động Thư tín điện tử (e. còn có cả phương thức giao dịch không có hợp đồng. II. Vai trò và lợi ích của TMĐT 1. Vai trò của TMĐT Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế