1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động và giao dịch cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

71 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

Trang 1

A -GIỚI THIỆU

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Như chúng ta đã biết, tài sản tài chính là loại tài sản hàm chứa nhiều rủi ro do những yếu tố bất định và ngẫu nhiên Rủi ro xảy ra có thể do những nguyên nhân nội tại cũng như do những yếu tố tác động từ thị trường Việc phân tích rủi ro của từng tài sản tài chính cũng như việc đánh giá thị trường là rất quan trọng trong hoạt động đầu tư tài chính.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường còn rất non trẻ so với các thị trường chứng khoán lâu năm của thế giới Vì thế, sự phát triển cũng như xu thế diễn biến, biến động giá còn trong tầm của một thị trường trẻ mà chưa hẳn tuân theo các quy luật phát triển của một thị trường tài chính hoàn hảo Chính vì thế, mọi quyết định mua bán, đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải đánh giá phân tích một cách hết sức cẩn thận để hạn chế và phòng ngừa rủi ro một cách thấp nhất.

- Đối với các nhà đầu tư và các nhà quản lý thị trường thì điều cốt lõi là phải nắm bắt được những thông tin của thị trường Từ những thông tin nắm bắt được cần phải có những phân tích, đánh giá để từ đó có những quyết sách đúng đắn.

- Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tiến trình cổ phần hoá cần huy động các nguồn vốn lớn, chi phí rẻ để phát triển bền vững Vì thế việc đánh giá rủi ro của thị trường cũng như tác động của thị trường đến giá cả các chứng khoán giao dịch là điều quan trọng

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc đưa ra các mô hình, phương pháp tính toán, các chỉ số để đánh giá rủi ro của thị trường nói chung và của từng loại chứng khoán nói riêng là rất cần thiết để từ đó tạo lập cơ sở cho công việc định giá tài sản tài chính.

Xuất phát từ yêu cầu trên, trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Hoàng Đình Tuấn và cán bộ hướng dẫn thực tập, em chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động và giao dịch cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 2

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình làm đề tài và bản thân cũng được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế nhưng với sự hiểu biết còn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót Em mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ hướng dẫn và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa chuyên đề và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

2 Những vấn đề phân tích trong chuyên đề thực tập

- Xác định phần bù rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam cho từng giai đoạn phát triển.

- Xác định hệ số  - hệ số đo lường rủi ro - của từng loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

- Xác định các cổ phiếu lớn của thị trường trên giác độ tỷ trọng vốn hoá thị trường và phân tích tác động của chúng đến chỉ số thị trường VN-INDEX.

- Xác định tỷ lệ giao dịch cổ phiếu trên số lượng cổ phiếu niêm yết

- Xác định giá trị giao dịch trung bình toàn thị trường cho từng giai đoạn, từ đó phân tích được quy mô cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Phân tích diễn biến, trạng thái biến động của thị trường thông qua việc phân tích chuỗi chỉ số VN-INDEX

Trang 3

B- TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMI Các khái niệm

- Thị trường chứng khoán một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.

- Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange) Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.

- TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter) Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.

1.Chức năng của TTCK

1.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế:

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

1.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình

1.3 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng

Trang 4

động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

1.4 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

1.5 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ

Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

2.2 Thị trường thứ cấp:

Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Trang 5

3 Các nguyên tắc hoạt động của TTCK:

3.1 Nguyên tắc cạnh tranh:

Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.

3.2 Nguyên tắc công bằng:

Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những qui định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó.

3.3 Nguyên tắc công khai:

Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan

3.4 Nguyên tắc trung gian:

Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.

3.5 Nguyên tắc tập trung:

Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tự quản.

Trang 6

Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại:

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời.

- Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường

Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.

4.3 Các công ty chứng khoán:

Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.

4.4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK:

- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.

- Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK.

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán.

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể

Trang 7

II Sự ra đời của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án).

Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất , đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế Thêm vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả

Trang 8

của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), qua hơn 4 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả Cụ thể các mặt đạt được như sau:

Hoạt động quản lý, điều hành thị trường:

Tính đến thời điểm ngày 31/08/2004, TTGDCK TP.HCM đã tổ chức thành công 864 phiên giao dịch.Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt Bên cạnh đó, Trung tâm luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị Chính phủ và UBCKNN ban hành những chính sách, quy định kịp thời để điều tiết thị trường cho phù hợp với xu hướng phát triển và tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng, đúng pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư Đó là việc điều chỉnh biên độ dao động giá để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường; tăng phiên giao dịch từ 3 phiên/tuần lên 5 phiên/tuần; áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: Tăng từ một đợt khớp lệnh lên 2 đợt trong một phiên giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), chia nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100CP xuống còn 10 CP, giảm tỷ lệ ký quỹ tiền mua chứng khoán từ 100% xuống 70%; tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không giới hạn đối với trái phiếu; thay đổi phương thức giao dịch trái phiếu, theo đó trái phiếu chỉ được giao dịch theo phương thức thoả thuận, không quy định khối lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá và nhiều chính sách giải pháp khác Bên cạnh đó, hoạt động giám sát giao dịch của Trung tâm cũng được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và đề xuất Thanh tra UBCKNN xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Hoạt động quản lý niêm yết:

Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm Tính đến ngày 28/07/2004, toàn bộ thị trường đã có 128 loại chứng khoán được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 19.025.029 triệu đồng Trong đó có 24 cổ phiếu với tổng giá trị niêm yết đạt 1.241.991 triệu đồng và 101 trái phiếu Chính phủ, 2 trái phiếu doanh nghiệp và một

Trang 9

trái phiếu chính quyền địa phương tương đương với giá trị niêm yết là 17.783.038 triệu đồng (chiếm 93,47% trên tổng giá trị niêm yết toàn thị trường) Dự kiến thời gian tới, số cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm được tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại quốc doanh cổ phần hoá vào niêm yết trên thị trường.

Nhìn chung, phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường đều hoạt động kinh doanh có lãi Mức thu nhập bình quân trên cổ phiếu (EPS) trong năm 2003 khoảng 3.610 đồng/cp; mức cổ tức trung bình chia cho cổ đông là 1.580đồng/cp Đa số các công ty niêm yết đều thực hiện tốt các nghĩa vụ công bố thông tin đúng theo quy định, chỉ có một số ít chưa thật sự ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích mang lại từ việc công bố thông tin nên đã có một vài trường hợp châm trễ, vi phạm công bố thông tin và được xử lý kịp thời.

Hoạt động quản lý thành viên:

Qua 7 năm hoạt động, số Công ty chứng khoán thành viên TTGDCK TP.HCM không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ Từ lúc chỉ có 6 Công ty chứng khoán thành viên vào thời điểm đầu, đến nay toàn thị trường đã có 55 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên TTGDCK TP.HCM Các Thành viên của TTGDCK TP.HCM hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với 05 nghiệp vụ gồm: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng liên tục qua từng năm và cho đến ngày 28/7/2004 có khoảng hơn 19 ngàn tài khoản được mở, trong đó có 153 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.

Hoạt động quản lý giao dịch:

Trước hết, phải nói rằng hoạt động quản lý giao dịch là một trong những nghiệp vụ quan trọng của TTGDCK TP.HCM Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua Trung tâm luôn nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp kỹ thuật cũng như các quy chế, quy trình nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều kiện thuạn lợi để các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường Từ thời điểm ban đầu Trung tâm chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch (Hai, Tư, Sáu) thì nay Trung tâm đã tăng lên 2 đợt

Trang 10

khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực hiện 5 phiên giao dịch Bên cạnh đó, nếu như trước đây, trái phiếu được tổ chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thoả thuận, có quy định biên độ giao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thoả thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá.

Tính đến ngày 28/7/2004, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện được 839 phiên với một số kết quả cụ thể sau: Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 139.100.237 cổ phiếu với tổng giá trị 3.976 tỉ đồng; tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 105.745.034 trái phiếu với tổng giá trị 10.761 tỉ đồng Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 14.635.705 tương đương khoảng 611 tỷ đồng Ngoài ra, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện 94 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị 17,950 tỷ đồng, trong đó có 50 đợt trúng thầu đạt giá trị 4.650,70 tỷ đồng chiếm 25,91%

Hoạt động công bố thông tin thị trường:

Hoạt động công bố thông tin thị trưòng chiếm vị trí khá quan trọng trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư Nhận thức được điều đó, một mặt TTGDCK TP.HCM tăng cường, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết, mặt khác nâng cao chất lượng, nội dung và đa dạng hoá các phương tiện công bố thông tin theo phương châm: Đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận Hiện nay các thông tin về hoạt động chứng khoán và hoạt động của các tổ chức niêm yết được công bố thông tin đúng theo quy định và qua nhiều phương tiện như: trang Web, bản tin Thị trường Chứng khoán, màn hình điện tử đặt tại TTGDCK TP.HCM và các công ty Chứng khoán thành viên, thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail đăng ký, Fax và các ấn phẩm thường niên của Trung tâm.

Hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán:

Qua hơn 4 năm hoạt động, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ của TTGDCK TP.HCM không ngừng được cải thiện, nâng cao và luôn đảm bảo quy trình thanh toán các giao dịch được diễn ra thông suốt an toàn Tính đến ngày 28/07/2004, Trung tâm đã nhận lưu ký 87.101.594 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 70,1%) và 176.841.650 (chiếm tỷ lệ 98,9%) Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện cầm cố đối với

Trang 11

48.614.897 cổ phiếu và 5.560.100 trái phiếu; Thực hiện 94 đợt thanh toán hộ cổ tức với tổng giá trị 249.905.411.100 đồng và 102 đợt thanh toán lãi trái phiếu với tổng giá trị 850.938.615.517 đồng Đồng thời, TTGDCH TP.HCM đã triển khai thực hiện các nghiệp vụ cho các loại trái phiếu chính phủ đang lưu ký của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại như quản lý các giao dịch trái phiếu cầm cố, chiết khấu, các trái phiếu được đưa vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tham gia thị trường mở và các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Các giao dịch trái phiếu Chính phủ qua hệ thống lưu ký của Trung tâm đã mang lại những thuận lợi nhất định như thực hiện được nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí do sự cách trở về địa lý và giảm được chi phí rút, in ấn chứng chỉ chứng khoán, vận chuyển cũng như đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện.

Nhằm thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt nam từ nay đến năm 2010 đã được Chính phủ thông qua, trong thời gian tới, TTGDCK TP.HCM sẽ tập trung thực hiện một số nội dung quan trong sau đây:

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đã được hoạch định, đặc biệt là nâng TTGDCK TP.HCM lên Sở giao dịch;

- Nghiên cứu phát triển mạnh thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ;

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin, đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ ở mức độ tự động hoá Kết nối mạng hệ thống diện rộng giữa TTGDCK TP.HCM với các Công ty Chứng khoán;

- Không ngừng nâng cao năng lực vận hành, quản lý và giám sát thị trường; - Nghiên cứu phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Địa chỉ website của TTGDCK Tp.HCM: http://www.vse.org.vn/

Việc phân tích đánh giá những chỉ tiêu phát triển của thị trường chứng khoán là một việc hết sức cần thiết và quan trọng không những đối với số đông nhà đầu tư mà còn có tác dụng to lớn đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán trong việc nhìn nhận những ưu nhược điểm của thị trường để có các biện pháp điều tiết cho phù hợp

Trang 12

C PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMI. Ước lượng phần bù rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam.

1 Khái quát về cách xác định rủi ro

Thu nhập và rủi ro là yếu tố rất quan trọng trong tài chính Các nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư trên thị trường chứng khoán đều mong muốn đạt được mức lợi suất cao nhưng lại muốn rủi ro là thấp nhất, hoặc không có rủi ro Tuy nhiên để đạt được điều này là rất khó, nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm đánh giá thị trường Như ta đã biết luôn tồn tại mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi suất đạt được Lợi suất kỳ vọng đạt được càng lớn thì rủi ro càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu kỳ vọng nhà đầu tư bao gồm phần bù đắp cho giá trị thời gian của tiền và bù đắp cho rủi ro của tài sản tài chính mà họ đầu tư Khi đầu tư vào tài sản tài chính mà ở đây là đầu tư vào các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh, các nhà đầu tư luôn có phương châm giảm thiểu rủi ro theo nguyên lý “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” Đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro được hiểu là đầu tư vào các loại cổ phiếu có quan hệ tương quan ngược chiều Khi có sự biến động (tăng, giảm) của giá của các loại cổ phiếu, lợi nhuận bù đắp cho nhau và khiến nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro.

Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu được chia làm 2 loại rủi ro:

 Rủi ro toàn hệ thống (systematic risk)- rủi ro do sự biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới Đó là rủi ro mà các loại cổ phiếu, chứng khoán trên thị trường đều ảnh hưởng Rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường (market risk) và được đo lường bằng hệ số bêta.

 Rủi ro phi hệ thống (unsytematic risk) - rủi ro xảy ra đối với 1 doanh nghiệp hay 1 ngành nào đó, nó xảy ra do nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp, của ngành đó gây ra.

Tổng rủi ro = Rủi ro toàn hệ thống + Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào đó Ví dụ một cuộc đình công hay đối thủ cạnh tranh ra sản phẩm mới cùng loại có tính

Trang 13

năng tốt hơn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty hay ngành đó chứ không ảnh hưởng toàn bộ hệ thống thị trường Loại rủi ro phi hệ thống này hoàn toàn cắt giảm được bằng cách đa dạng hoá đầu tư.

2.Ước lượng phần bù rủi ro Rp của thị trường và áp dụng cho thịtrường chứng khoán Việt Nam.

a.Ước lượng phần bù rủi ro Rp của thị trường sử dụng mô hình CAPM

E(ri)= rf + [E(Rm) - rf)* i Trong đó:

E(ri): là lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu i rf là lợi suất phi rủi ro trên thị trường E(rm): là lợi suất kỳ vọng của thị trường.

i : là hệ số rủi ro của tài sản.

b.Ước lượng mô hình CAPM lần lượt theo các bước sau:

 Tính toán lợi suất kỳ vọng của thị trường E(rm).

 Lợi suất phi rủi ro: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 10 năm

 Phần bù rủi ro chính là chênh lệch giữa E(rm) là rf

 Ước lượng mô hình CAPM bằng phương pháp OLS ( Sử dụng phần mềm EVIEW ) Từ đó đưa ra kết quả về hệ số Bêta

Cụ thể

Ước lượng phần bù rủi ro Rp cho thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh Để ước lượng phần bù rủi ro Rp cho thị trường chứng khoán Việt Nam, trong chuyên đề thực tập này em sử dụng chuỗi giá các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh, từ phiên thứ nhất ngày 28/7/2000 đến ngày 5/4/2007 Chuỗi số liệu dùng để phân tích là chuỗi lợi suất của các cổ phiếu được tính bằng

Trang 14

rit là lợi suất của cổ phiếu i từ thời điểm t-1 đến thời điểm t Sit là giá của cổ phiếu i thời điểm t

Si(t-1) là giá cổ phiếu i thời điểm t-1

c Ta phân tích động thái của chuỗi giá cổ phiếu St thông qua việc phântích chuỗi lợi suất rt.

Lợi suất của các cổ phiếu này được hiệu chỉnh bằng phương pháp hiệu chỉnh chuỗi thời gian trong tài chính Phương pháp hiệu chỉnh này dựa trên mô hình phân tích chuỗi thời gian trong tài chính ARCH VÀ GARCH được ước lượng bằng phần mềm Eviews.

Mô hình phương sai sai số thay đổi có điều kiện tự hồi quy (ARCH) được đặc biệt sử dụng cho việc mô hình hoá và dự báo phương sai có điều kiện Phương sai của biến phụ thuộc được mô tả như là một hàm của giá trị trong quá khứ của biến phụ thuộc và biến độc lập hay biến ngoại sinh.

Mô hình ARCH được giới thiệu bởi Engle (1982) và được tổng quát hoá thành GARCH bởi Bollerlev (1986) Những mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế lượng, đặc biệt là trong phân tích chuỗi thời gian trong tài chính.

Trong chuyên đề thực tập, tránh việc trình bày lặp lại nên em chỉ trình bày một chuỗi lợi suất của một cổ phiếu Chọn cổ phiếu REE dùng để phân tích.

REE là một cổ phiếu đăng kí ngay từ khi thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh bắt đầu giao dịch.

Trang 15

Biểu đồ chuỗi giá cổ phiếu REE

Nhìn vào biểu đồ của chuỗi R ta nhận thấy lợi suất ở các thời kỳ khác nhau dao động tương đối đều xung quanh mức 0 và có độ dao động thay đổi theo thời gian Có thời kỳ biến động rất lớn, có thời kỳ biến động nhỏ hơn Mặc dù biến động theo thời gian nhưng sự biến thiên của R luôn ở trong một khoảng,như vậy rất có thể R là chuỗi dừng Ta dùng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) để kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất cổ phiếu.

Trang 16

Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi R

ADF Test Statistic -30.78882 1% Critical Value*-3.4376 5% Critical Value-2.8639 10% Critical Value-2.5681*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.

Augmented Dickey-Fuller Test EquationDependent Variable: D(R)Method: Least SquaresDate: 04/11/07 Time: 17:47Sample(adjusted): 3 1503Included observations: 1501 after adjusting endpointsVariable CoefficientStd Errort-StatisticProb

R(-1) -0.7752420.025179-30.788820.0000C0.0014500.0006042.4013750.0165R-squared0.387401 Mean dependent var 1.03E-05Adjusted R-squared0.386992 S.D dependent var 0.029795S.E of regression0.023328 Akaike info criterion -4.676973Sum squared resid0.815766 Schwarz criterion -4.669893Log likelihood3512.068 F-statistic 947.9515Durbin-Watson stat2.008704 Prob(F-statistic) 0.000000 Với kết quả trên ta có:

Theo tiểu chuẩn ADF chuỗi R là chuỗi dừng.

Vậy chuỗi lợi suất RREE là chuỗi dừng với giá trị tới hạn là 1%, 5%, 10% Lược đồ tương quan và mô hình ARMA đối với chuỗi R

Trang 17

Từ lược đồ tương quan trên ta thấy có sự thay đổi trong lợi suất trung bình giữa các phiên giao dịch của cổ phiếu và gắn với sự thay đổi của các phiên trước đó (hệ số tương quan trễ 1 thời kỳ là khác không ) Phân tích cụ thể ta sẽ thấy: Trên lược đồ tương quan vừa nhận có  11≠ 0 Với  1≠ 0,  4 ≠0,  5 ≠0,  6≠0 Như vậy mô hình trung bình trượt đồng liên kết tự hồi quy ARMA đối với chuỗi R có thể p=0, q= 0,1,4,5,6 Sau khi ước lượng từng mô hình và so sánh tính hiệu quả của chúng bằng tiêu chuẩn Akaike, Schwarz ta lựa chọn được mô hình tốt hơn cả là mô hình ARMA(1,0,0).

Trang 18

Ta có kết quả ước lượng mô hình ARMA(1,0,0) đối với R

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence achieved after 3 iterations

VariableCoefficient Std Errort-StatisticProb

AR(1)0.2247580.0251798.9262990.0000R-squared0.050472 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.049838 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023328 Akaike info criterion-4.676973Sum squared resid0.815766 Schwarz criterion-4.669893Log likelihood3512.068 F-statistic79.67882Durbin-Watson stat2.008704 Prob(F-statistic)0.000000

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence achieved after 2 iterations

VariableCoefficient Std Errort-StatisticProb AR(1)0.2294410.0251449.1252250.0000R-squared0.046819 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.046819 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023365 Akaike info criterion-4.674466Sum squared resid0.818904 Schwarz criterion-4.670926Log likelihood3509.187 Durbin-Watson stat2.010559Inverted AR Roots .23

Từ kết quả trên ta thấy lợi suất RREE trong một phiên giao dịch thực sự chịu ảnh hưởng của lợi suất trong phiên giao dịch trước đó do hệ số của AR(1) thực sự khác 0 (Pvalue của kiểm định T đối với hệ số của AR(1) = 0 < 0.05) Hệ số của AR(1) > 0 nói lên rằng lợi suất của REE trong 1 phiên giao dịch chịu ảnh hưởng cùng chiều của lợi suất của phiên giao dịch trước đó.

Vậy mô hình ARMA đối với chuỗi R là rt =  +  rt-1 +  t

rt = 0.001871+ 0.224758 rt-1 +  t

Câu hỏi đặt ra là mức dao động trong lợi suất khác nhau trong các phiên liệu có phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi suất trong quá khứ? Ta sẽ phân tích dựa trên các mô

Trang 19

hình kinh tế lượng: ARCH; GARCH; TGARCH; GARCH-M; COMPONENT GARCH; ASYMMETRIC COMPONENT.

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence not achieved after 500 iterationsR-squared0.050307 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.048404 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023346 Akaike info criterion-4.809834Sum squared resid0.815907 Schwarz criterion-4.795674Log likelihood3613.781 F-statistic26.43319Durbin-Watson stat2.032046 Prob(F-statistic)0.000000Inverted AR Roots .24

Như vậy mức độ dao động của lợi suất trung bình trong các phiên là khác nhau, nó chịu ảnh hưởng dương của sự thay đổi trong lợi suất của cổ phiếu RREE Hệ số ARCH(1) dương thực sự.

Trang 20

Lược đồ tương quan của phần dư

Nhìn vào lược đồ tương quan ta thấy phần dư của mô hình ARCH(1) đối với chuỗi lợi suất R là nhiễu trắng Do đó giả thiết  t =  t* t được thoả mãn do  t là

Dependent Variable: STD_RESID^2Method: Least Squares

Date: 04/11/07 Time: 20:37Sample(adjusted): 4 1503

Included observations: 1500 after adjusting endpoints

VariableCoefficient Std Errort-StatisticProb

STD_RESID^2(-1)-0.002590 0.025837-0.1002440.9202R-squared0.000007 Mean dependent var1.000346Adjusted R-squared-0.000661 S.D dependent var11.78724S.E of regression11.79113 Akaike info criterion7.773905Sum squared resid208268.1 Schwarz criterion7.780989Log likelihood-5828.429 F-statistic0.010049Durbin-Watson stat1.999976 Prob(F-statistic)0.920164

Trang 21

Từ kết quả kiểm định trên ta thấy không tồn tại ARCH cho mô hình ARCH(1) mà ta đã chọn do kiểm định F có Pvalue = 0.920164 >0.05; kiểm định 2

 có Pvalue = 0.920098 > 0.05 Kiểm định này cho thấy hệ số của STD_RESID^2(-1) thực sự bằng 0 Như vậy mô hình vừa ước lượng được là một mô hình tốt.

Kiểm định sự thay đổi trong lợi suất và trong dao động của cổ phiếu REE Sử

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence not achieved after 500 iterationsR-squared0.049574 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.047033 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023363 Akaike info criterion-4.853243Sum squared resid0.816537 Schwarz criterion-4.835541Log likelihood3647.359 F-statistic19.50782Durbin-Watson stat2.061555 Prob(F-statistic)0.000000

Từ kết quả ước lượng mô hình AR(1) và GARCH(1,1) cho thấy lợi suất trung bình của cổ phiếu trong một phiên có liên hệ dương với sự thay đổi trong lợi suất của phiên trước và mức dao động trong lợi suất có khác nhau trong các phiên

Trang 22

Kiểm định Wald- test cho các giả thiết của mô hình GARCH(1,1)

Như vậy, các giả thiết của mô hình GARCH(1,1) đối với chuỗi r đều được đảm bảo, mô hình không còn ARCH Thêm vào đó c(4) + c(5) < 1 cụ thể là bằng 0.170973 + 0.676023 = 0.866996 tương đối nhỏ so với 1 Điều đó nói lêm tốc độ hội tụ là tương đối nhanh Mô hình GARCH(1,1) ta vừa ước lượng được là một mô hình

Trang 23

Ước lượng bằng Eviews Dependent Variable: R

Method: ML - ARCH (Marquardt)Date: 04/12/07 Time: 01:10Sample(adjusted): 3 1503

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence not achieved after 500 iterationsR-squared0.049674 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.046496 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023369 Akaike info criterion-4.852090Sum squared resid0.816451 Schwarz criterion-4.830849Log likelihood3647.494 F-statistic15.62899Durbin-Watson stat2.059792 Prob(F-statistic)0.000000Inverted AR Roots .25

Từ kết quả ước lượng trên ta thấy hệ số của biến (RESID<0)*ARCH(1) không có ý nghĩa ( di kiểm định T đối với hệ số này có Pvalue = 0.6617 > 0.05) nên có thể kết luận rằng ảnh hưởng của các cú sốc âm lên lợi suất của giá cổ phiếu là không đáng kể hay không có biểu hiện của hiệu ứng đòn bẩy đối với giá cổ phiếu

Mô hình GARCH- M

Mô hình này nghiên cứu sự phụ thuộc của lợi suất của cổ phiếu vào bản thân độ rủi ro của cổ phiếu này Về mặt lý thuyết độ rủi ro càng lớn có thể mang lại lợi suất càng cao.

Dependent Variable: R

Method: ML - ARCH (Marquardt)Date: 04/12/07 Time: 21:42Sample(adjusted): 3 1503

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence not achieved after 500 iterationsR-squared0.054706 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.052812 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023292 Akaike info criterion-4.812269Sum squared resid0.812128 Schwarz criterion-4.798108Log likelihood3615.608 Durbin-Watson stat1.998574Inverted AR Roots .23

Dependent Variable: R

Method: ML - ARCH (Marquardt)

Trang 24

Date: 04/12/07 Time: 21:42Sample(adjusted): 3 1503

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence not achieved after 500 iterationsR-squared0.046203 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.044291 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023396 Akaike info criterion-4.811557Sum squared resid0.819433 Schwarz criterion-4.797396Log likelihood3615.073 Durbin-Watson stat1.852554Inverted AR Roots .24

Trong cả hai ước lượng trên ta nhận thấy lợi suất cổ phiếu REE phụ thuộc vào rủi ro của chính bản thân cổ phiếu này.

Mô hình cơ cấu GARCH ( The component GARCH )

Phương sai có điều kiện trong mô hình GARCH(1,1)

chỉ ra giá trị trung bình thu được là không thay đổi theo thời gian Bằng cách ngược lại mô hình cơ cấu cho phép trung bình nhận được ở mức biến đổi, được mô hình hoá như sau:

Included observations: 1501 after adjusting endpointsConvergence achieved after 500 iterationsR-squared0.046772 Mean dependent var0.001868Adjusted R-squared0.043584 S.D dependent var0.023932S.E of regression0.023405 Akaike info criterion-4.871825Sum squared resid0.818944 Schwarz criterion-4.850583Log likelihood3662.305 Durbin-Watson stat2.024522

Trang 25

Inverted AR Roots .24

Trong mô hình ta vừa ước lượng được ta nhận thấy hầu như các hệ số có mặt trong mô hình là có ý nghĩa.

Qua các bước ước lượng và kiểm định các mô hình như trên ta sẽ chọn được mô hình tốt nhất cho chuỗi lợi suất của mỗi cổ phiếu, từ đó hiệu chỉnh để được chuỗi số liệu tốt nhất đưa vào phân tích cho các bước tiếp theo.

3.Ước lượng phần bù rủi ro thị trường Rp

3.1 Phương pháp ước lượng lợi suất kỳ vọng của thị trường E(Rm)

Để ước lượng được phụ phí rủi ro ( phần bù rủi ro ) thị trường Rp thì ta cần xác định được lợi suất thị trường Rm Lợi suất của thị trường được định nghĩa là một bộ phận cấu thành của lợi nhuận đầu tư dựa trên việc tăng (giảm) các mức giá của các chứng khoán trên thị trường.

Trong chuyên đề thực tập này, em sử dụng phương pháp kỳ vọng phương sai để tính toán ước lượng lợi suất của thị trường Ta giả thiết rằng danh mục của thị trường là danh mục hiệu quả, khi đó danh mục thị trường sẽ là danh mục tiếp tuyến trên biên hiệu quả.

Chuyên đề này sẽ tính toán lợi suất thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến 2007 Lợi suất thị trường của từng năm sẽ được tính dựa trên lợi suất của các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường vào năm đó Tránh việc trùng lặp trong quá trình xử lý số liệu, em xin trình bày cách tính cho năm 2005.

3.1.1 Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định R= (r1 ,r2 , , rn ) là vecto lợi suất trung bình của các cổ phiếu được giao dịch trong thời kỳ đang xét ( trong vòng một ngày, một tháng, một quý, hoặc một năm ) Thông thường trên các thị trường chứng khoán thế giới người ta tính lợi suất thị trường theo năm nên lợi suất trung bình của các cổ phiếu cũng được xác định theo năm Ở đây lợi suất trung bình của các cổ phiếu sẽ được tính là giá trị trung bình (Mean) của chuỗi lợi suất của cổ phiếu trong năm đó.

Để xác định R= (r1 ,r2 , , rn ) năm 2005 ta sử dụng vectơ lợi suất trung bình của 27 cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong toàn bộ năm 2005 Đó là các cổ phiếu của các công ty ở bảng sau.

Trang 26

1AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang0.0006807162BBC Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa0.0010733113BBT Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết0.0002270834BPC Công ty cổ phần Bao bì Bỉm Sơn-0.0001472375BT6 Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới-6.47787E-056BTC Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu-0.002412888

10GIL Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh1.13073E-1811GMD Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển0.00117442512HAP Công ty cổ phần giấy Hải Phòng-0.00017378613HAS Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội0.00090959214KHA Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội-0.00053347915 LAF Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An -0.001778812 16NKD Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 0.00226003217PMS Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu-0.000551142

19SAM Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông0.00092127823TMS Công ty cổ phần Transimex - Saigon0.0012463724TRI Công ty cổ phần nuớc giải khát Sài gòn0.001262266

26VFM Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam 0.00073668727VTC Công ty Cổ phần Viễn thông VTC0.000112295

Trang 27

Buớc 2: Xác định ma trận hiệp phương sai của 27 cổ phiếu trên và ma trận nghịch

đảo của nó.

Gọi V là ma trận hiệp phương sai của 27 cổ phiếu có trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ma trận hiệp phương sai V là ma trận vuông, đối xứng và xác định dương nên tồn tại ma trận nghich đảo là ma trận vuông, đối xứng và xác định dương.

Ta ký hiệu ma trận nghịch đảo của ma trận V là V-1

Do kích thước của ma trận vuông cấp 27*27 là lớn nên ta sẽ trình bày ở phần phụ lục.

Ta nhận thấy, vectơ lợi suất thị trường và ma trận hiệp phương sai của lợi suất các cổ phiếu là các yếu tố của thị trường, chịu tác động của các nhân tố thị trường Dựa trên điều này, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tác động đến đại lượng này.

Bước 3: Dựa trên lý thuyết kỳ vọng phương sai giải bài toán tối ưu hoá quy

hoạch lồi toàn phương như sau:

Cho trước mức lợi suất kỳ vọng ro cần xác định danh mục đầu tư sao cho lợi suất kỳ vọng của danh mục là ro đồng thời phương sai của danh mục là nhỏ nhất.

Mô hình trên là bài toán quy hoạch lồi toàn phương, do đặc điểm của ma trận V là ma trận xác định dương  hàm mục tiêu là hàm lồi chặt Điều kiện Kuhn Tucker vừa là điều kiện cần, vừa là điều kiện đủ:

Trang 28

Danh mục tối ưu (P*): W* có dạng W* = g+ ro*h

Nhận xét: g,h luôn xác định duy nhất Với mỗi ro cho trước luôn xác định một danh mục tối ưu duy nhất: W*(V,R,ro) = W*(ro) Một danh mục (P*,W*) gọi là danh mục biên duyên.

Khi cho ro thay đổi ro(,) ta có tập hợp các danh mục biên duyên gọi là tập các danh mục biên duyên.

Ta có phương sai của P* W *(ro): 2 Kỳ vọng của danh mục biên duyên : rp = ro

Từ kết quả của phân tích bằng phương pháp kỳ vọng phương sai, cùng với việc chứng minh được danh mục thị trường M trùng với danh mục tiếp tuyến T, ta tính

Trang 29

được lợi suất thị trường kỳ vọng E(Rm) và sai số tiêu chuẩn của lợi suất thị trường theo công thức sau:

Áp dụng phương pháp trên cho chuỗi số liệu lợi suất chứng khoán năm 2005.

Theo thông báo về việc niêm yết trái phiếu chính phủ TP4A2205 của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh kỳ hạn 10 năm, lãi suất 8.95%/năm - cố định và trả sau hàng năm, do đó tính được lãi suất phi rủi ro trên thị trường Việt Nam rf = 8.21%/năm Tuy nhiên do lãi suất của các cổ phiếu thì tính theo đơn vị ngày,lãi suất của trái phiếu chính phủ tính bằng đơn vị năm Vì thế ta quy đổi lãi suất trái phiếu chính phủ về lãi suất theo ngày tương đương Ta nhận được Rf = 0.000275/ngày hay Rf = 0.0275%/ngày

Bằng việc sử dụng hai phần mềm Eviews và Excel ta nhận được các kết quả cụ

Từ đó ta tính được giá trị kỳ vọng của lợi suất thị trường và độ lệch chuẩn của lợi suất đó (rủi ro của thị trường) trung bình một ngày trong năm 2005:

Trang 30

Xác định phần bù rủi ro thị trường

Sau khi xác định được lợi suất của thị trường, ta tính được phần bù rủi ro của thị trường năm 2005 là:

Rp = Rm - Rf = 17.28% - 8.21% = 9.07 %

Bằng phương pháp ba bước ước lượng lợi suất thị trường, ta ước lượng ra được chỉ số phần bù rủi ro thị trường Rp Với cách làm tương tự, ta xác định phần bù rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong các năm từ 2000 đến 2006 và

- Các kết quả tính toán hoàn toàn dựa trên các lý luận về mặt lú thuyết với rất nhiều các giả thiết về mô hình và điều kiện thị trường

- Các điều kiện đặt ra áp dụng cho mô hình thị trường hoàn hảo: không có chi phí giao dịch, và xét trong một không giãn tĩnh mà trên thực tế không gian giá cả chứng khoán là 1 không gian động.

Ưu điểm:

- Cung cấp cho chúng ta các con số ước lượng tương đối khả quan bởi sự tính toán dựa trên bộ số liệu thực tế trên thị trường.

- Có thể dùng chính mô hình này để dự đoán dự báo xu hướng lợi suất thị trường trong tương lai.

Trong việc quan sát, đánh giá thị trường chứng khoán thì vấn đề quan trọng là: ước lượng hệ số rủi ro, hệ số bêta của các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường.

II. Ước lượng hệ số (beta) cho các chứng khoán trên thị trườngchứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Trang 31

1.Cơ sở lý luận.

Khi đầu tư vào một danh mục chứng khoán thì vấn đề đo lường mức độ rủi ro của từng chứng khoán là rất quan trọng Thông thường những cổ phiếu độ rủi ro cao thường mang lại lợi nhuận lớn với nhà đầu tư Ở đây ta sử dụng chỉ số Beta để đo lường, xếp hạng mức độ rủi ro của các chứng khoán giao dịch trên thị trường Từ đó, ta có cách đánh giá khoa học và là “lời khuyên” đối với nhà đầu tư thông minh.

Theo định nghĩa trong từ điển tài chính Collins thì: “Hệ số beta: một đại lượng đo lường sự phản ứng của lợi suất kỳ vọng một chứng khoán tài chính riêng biệt, có liên quan tới những biến động trong lợi suất kỳ vọng trung bình của các chứng khoán còn lại trong thị trường Hệ số Beta được coi như một thước đo rủi ro thị trường của một cổ phiếu Hệ số beta liên kết lợi suất của cổ phiếu với lợi suất trung bình của thị trường Rủi o thị trường bình quân của tất cả các cổ phiếu trên thị trường bằng 1: đó là việc tăng 10% trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10% tăng thêm trong lợi nhuận của một chứng khoán A Nếu lợi suất của một chứng khoán B là 20% thì chứng khoán này có a= 2, điều đó nói lên mức độ rủi ro lớn hơn của thị trường Nếu một chứng khoán có a= 0.6 thì chứng khoán này ít rủi ro hơn thị trường”.

Hệ số  beta cũng được xem như là một yếu tố “đòn bẩy” đối với lợi nhuận của tài sản tài chính Khi phần bù rủi ro thị trường (Rm - Rf) thay đổi 1% thì lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính thay đổi  %.

Trên thị trường đầu tư, hệ số beta được tính toán và sử dụng rất rộng rãi trong việc tạo ra các quyết định đầu tư và đánh giá hoạt động của các nhà quản lý đầu tư trong phân tích cũng như trong chiến lược đầu tư.

Do hệ số beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro, khi xác định được hệ số beta của công ty mình các nhà quản lý đồng thời ước lượng được rủi ro mà công ty mình đang gánh chịu, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra những đối sách hợp lý trong chiến lược phát triển của công ty.

Trên một thị trường tài chính chuyên nghiệp, nơi mà việc đầu tư vào các tài sản tài chính được thực hiện theo các danh mục và được quản lý bởi các nhà quản lý đầu tư Hệ số Beta sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà quản lý lựa

Trang 32

chọn tài sản vào danh mục của mình Hơn thế dựa vào thước đo này các nhà quản lý sẽ cho người đầu tư của mình biết mức rủi ro thị trường mà họ gánh chịu theo mục tiêu họ đặt ra Với hệ số Beta, thước đo về mức độ thành công trong hoạt động đầu tư và quản lý được đo lường và thể hiện rõ ràng hơn.

Do đó, chúng ta nhận thức rằng việc đo lường, ước lượng hệ số beta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu, tài sản tài chính của các công ty trên thị trường cũng như trong các hoạt động đầu tư Một thị trường phát triển cần phải có những danh mục công bố beta của các tài sản trên thị trường.

Có rất nhiều phương pháp để đo lường và xác định hệ số  Ở chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin sử dụng mô hình chỉ số đơn để ước lượng

2 Mô hình chỉ số đơn của W Sharpe (1963)

2.1 Mô hình

Mô hình chỉ số đơn hay còn gọi là mô hình chỉ số thị trường, hay là mô hình thị trường là mô hình được W.Sharpe đưa ra nhằm tính toán hệ số Beta của các tài sản tài chính dựa trên mối quan hệ của chúng với chỉ số thị trường Đối với thị trường chứng khoán, hệ số  (beta) của các chứng khoán được ước lượng thông qua mối quan hệ của lợi suất cổ phiếu đó với lợi suất của chỉ số thị trường.

Mô hình chỉ số chỉ số đơn được trình bày tóm tắt như sau:

* i: hệ số  của tài sản (i) đối với thị trường (I) * i : hệ số  của tài sản (i) đối với thị trường (I)

* iI phản ánh độ biến động của tài sản (i) theo mức độ biến động của thị trường (I)

Trang 33

+ iI >1 thì tài sản (i) là tài sản “năng động” (Aggressive) + iI <1 thì tài sản (i) là tài sản “thụ động” (Defensive).

Sử dụng phương pháp ước lượng mô hình kinh tế lượng áp dụng cho mô hình có chuỗi thời gian trong tài chính ARCH, GARCH Thực hiện ước lượng bằng phần mềm Eviews ta có được kết quả về hệ số bêta cho bất kỳ cổ phiếu nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam Điều cần chú ý là khi ước lượng cần quan sát chuỗi lợi suất cổ phiếu và chuỗi VN-INDEX cùng 1 không gian mẫu.

Ta minh hoạ với việc ước lượng một vài cổ phiếu, các cổ phiếu còn lại thao tác tương tự.

Với cổ phiếu AGF: Dependent Variable: R_AGFMethod: Least SquaresDate: 04/20/07 Time: 07:24Sample(adjusted): 1 248

Included observations: 248 after adjusting endpoints

VariableCoefficient Std Errort-StatisticProb R_VNINDEX0.4451480.0792145.6195470.0000

R-squared0.113767 Mean dependent var0.003974Adjusted R-squared0.110164 S.D dependent var0.026561S.E of regression0.025055 Akaike info criterion-4.527419Sum squared resid0.154433 Schwarz criterion-4.499085Log likelihood563.3999 F-statistic31.57931Durbin-Watson stat2.092180 Prob(F-statistic)0.000000

Với kết quả trên ta thấy hệ số (beta) của cổ phiếu AGF ước lượng được dương thực sự ( do Pvalue của kiểm định T đối với hệ số này bằng 0) và hệ số này đạt giá trị 0.445<1 Điều này nói lên cổ phiếu AGF là cổ phiếu thụ động: Giá cổ phiếu này ít biến động hơn mức biến động của chỉ số thị trường.

Ta đi ước lượng hệ số  cho cổ phiếu BBC Dependent Variable: R_BBC

Method: Least SquaresDate: 04/20/07 Time: 07:38

Trang 34

Sample(adjusted): 1 248

Included observations: 248 after adjusting endpoints

VariableCoefficient Std Errort-StatisticProb R_VNINDEX0.5655510.0796037.1046470.0000

R-squared0.170253 Mean dependent var0.002626Adjusted R-squared0.166880 S.D dependent var0.027585S.E of regression0.025178 Akaike info criterion-4.517628Sum squared resid0.155952 Schwarz criterion-4.489294Log likelihood562.1859 F-statistic50.47600Durbin-Watson stat1.895566 Prob(F-statistic)0.000000

Trong kết quả này, hệ số beta của cổ phiếu BBC bằng 0.56 <1 Chứng tỏ cổ phiếu BBC cũng là cổ phiếu bị động.

Với các thao tác tương tự với các cổ phiếu khác, ta tìm được hệ số  (beta) của từng cổ phiếu Sau đây là bảng thống kê hệ số beta của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong năm 2006

2.3 Kết quả ước lượng hệ số  cho các chứng khoán giao dịch năm 2006

1AGFCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang0.445

6BTCCông ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu 0.35

10GILCông ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh 0.4111GMDCông ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển 0.324

13HASCông ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội 0.49

15KHACông ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội 0.40516LAFCông ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An 0.46

19NKDCông ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 0.61

23SAMCông ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông 0.47524SAVCông ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex 0.517

27SSCCông ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 0.39

29TNACông ty cổ phần thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam 0.3630TRICông ty cổ phần nuớc giải khát Sài gòn 0.589

Trang 35

31TS4Công ty cổ phần Thủy sản số 4 0.525

Như vậy dựa trên kết quả ước lượng ta thấy trong năm 2006 không có cổ phiếu nào là cổ phiếu chủ động Thống kê chi tiết, ta chọn ra được 5 cổ phiếu có chỉ số  cao nhất và thấp nhất.

Bảng 1: 5 cổ phiếu có hệ số Beta cao nhất

2NKDCông ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 0.613TRICông ty cổ phần nuớc giải khát Sài gòn0.589

Bảng 2: 5 cổ phiếu có hệ số Beta thấp nhất

1BT6Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới0.3142BTCCông ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu0.353GMDCông ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển0.3244PNCCông ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam0.365SGHCông ty cổ phần khách sạn Sài gòn0.316

Thống kê trên đây chứng tỏ năm 2006 các cổ phiếu đều ở trạng thái “khá an toàn”, tức là sự biến động giá của cổ phiếu thấp hơn sự biến động của thị trường Điều này đã chứng tỏ giá cổ phiếu có xu hướng diễn biến chậm, “bị động” và không có cổ phiếu nào là nhạy cảm với những thông tin của thị trường

Trên thế giới hiện nay, có khá nhiều phương pháp tính toán ra hệ số  của các cổ phiếu Việc tính toán này dựa trên những thông tin về giá cổ phiếu, sự tác động của những “tin tốt, tin xấu”, “những cú sốc” Ngay cả khi các nhà đầu tư cùng có chung một bộ số liệu giá thì cách mà họ ước lượng hệ số  cũng sẽ khác nhau ( do họ chọn đầu tư theo các khoảng thời gian khác nhau, mức kỳ vọng và chấp nhận rủi ro là khác nhau ) Vì vậy sẽ không có một hệ số beta nào là chuẩn mực, là tuyệt đối cả: các hệ số beta mang tính tham khảo cho các nhà đầu tư trước những quyết định đầu tư mạo hiểm.

III. Đánh giá tác động của các cổ phiếu lớn trên thị trường chứngkhoán tới chỉ số VNINDEX

1 Khái niệm

Ngày đăng: 30/03/2015, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w