Áp dụng TMĐT vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động và giao dịch của TMĐT (Trang 35 - 38)

Ở nước ta, mối quan tâm đến TMĐT đang tăng lên hàng ngày bởi TMĐT là điều kiện cần thiết và bắt buộc trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện như nước ta hiện nay, việc triển khai và áp dụng TMĐT còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Từ khi chúng ta chính thức gia nhập vào mạng Internet đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp mở các trang website giới thiệu hàng hoá, sản phẩm qua mạng. Song các hình thức kinh doanh vẫn chưa thoát khỏi tính chất thương mại truyền thống, và những ích lợi mà các doanh nghiệp thu được qua kinh doanh trên mạng không đáng kể. Hiệu quả đạt được chỉ dừng lại ở mức độ “quảng cáo” sản phẩm và số lượng bán được rất ít.Ví dụ từ 1998, siêu thị điện tử Việt Nam.Cybermail đã ra đời là một cố gắng của các nhà kinh doanh muốn giới thiệu các nhà sản xuất nhiều mặt hàng từ gia dụng, điện tử cho đến tranh, đồ gỗ, nước giải khát để bán cho người tiêu dùng qua mạng Internet của VNN. Tuy nhiên, mức độ mua hàng từ mạng

còn khá nhỏ, cho nên Việt Nam.Cybermail cũng chỉ giới hạn mục tiêu của mình là giới thiệu cho khách hàng làm quen với một phương thức mua bán mới mà chưa thể nghĩ đến lợi nhuận trong giai đoạn này. Như vậy, sẽ là khó khăn rất lớn nếu nước ta tiến tới xây dựng được hệ thống TMĐT theo đúng nghĩa của nó và cũng sẽ còn phải mất một thời gian khá lâu để hình thức kinh doanh này trở thành hiện thực.

1. Những khó khăn

Ông Vũ Tiến Lộc , Tổng thư ký Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã nhận xét “ Việc sử dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp còn ở trình độ rất sơ khai. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa tiếp cận được với Internet và thậm chí còn rất nhiều nhà quản lý chưa biết sử dụng Internet”.

Sở dĩ có tình trạng “chất” không theo kịp “lượng” trong phát triển nguồn nhân lực trong những năm qua, có phần không nhỏ thuộc về kinh phí đầu tư. Thực tế các cơ sở đào tạo vừa lo đào tạo, vừa lo tìm kiếm nguồn kinh phí nên kinh phí đầu tư riêng cho ngành CNTT còn nhỏ giọt, đủ để “tồn tại” chứ chưa thể nói đầu tư đến tầm chiến lược.

Một quan chức của Tổng cục bưu điện cũng thừa nhận: cơ sở hạ tầng và dịch vụ tài chính của Việt Nam còn chưa phù hợp để phát triển TMĐT. Để làm được điều này cũng cần phải có một khoản đầu tư lên tới con số tỷ USD. Bên cạnh đó, việc thuyết phục lòng tin và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một vấn đề khó khăn khi mà đa số người dân Việt Nam đều đã quen với phương thức mua bán “ tiền trao cháo múc”. Hơn nữa, ở Việt Nam phần lớn người làm việc trên máy tính là nam giới, trong khi đa số công việc mua bán là do phụ nữ đảm nhận và việc đi mua sắm tại các siêu thị hiện đang là thú vui của nhiều người.

Về phía các doanh nghiệp, tuy đã nhận thức được và mong muốn tiếp cận TMĐT nhưng họ cũng gặp khá nhiều vướng mắc trong việc tiến hành như chi phí đầu tư cho công nghệ, khả năng tiếp cận, trình độ phổ cập Internet, và đặc biệt là phương tiện thanh toán vì người Việt Nam chưa quen sử dụng thẻ tín dụng. Việc trao đổi, thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong nước còn khá nhiêu khê ... Thực tế cũng cho thấy rằng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh trên mạng cũng thu được thành công.

Mặc dù đã có nhiều người nhận thức được rằng sử dụng Internet vào trong kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn, nhưng còn rụt rè với lĩnh vực hoàn toàn mới này bởi chủ các doanh nghiệp không biết nên sử dụng Internet cho việc kinh doanh của mình như thế nào ngoài việc

sử dụng e-mail. Thực tế cũng không có nhiều tài liệu, sách hướng dẫn nào về lĩnh vực mới mẻ này. Chỉ có những bài viết chung chung về TMĐT và trào lưu TMĐT trên thế giới, không có một tài liệu nào hướng dẫn chi tiết về TMĐT. Chính vì thế làm cho nhiều người không biết nên bắt đầu từ đâu: làm thế nào để đưa thông tin lên mạng, đưa lên có khó không, chi phí bao nhiêu, làm thế nào để có hiệu quả...

Một khó khăn chủ yếu nữa là hiện nay Việt Nam đang có một số vấn đề liên quan về cơ sở hạ tầng và khả năng phát triển một chiến lược rõ ràng cho TMĐT. Những vấn đề về cơ sở hạ tầng bao gồm đường truyền hẹp, khả năng truy cập Internet hạn chế do chi phí quá cao, mức phổ biến máy tính trong dân chúng thấp do thu nhập thấp và thiếu sự cạnh tranh bình đẳng trong ngành Bưu chính viễn thông. Với cước phí hoà mạng là 297.000 đồng/lần, thuê bao hàng tháng 50.000 đồng, cước phí truy cập 320 đồng/phút, chi phí của một người sử dụng Internet 30 giờ/tháng là 626.000 đồng, nếu sử dụng ít hơn 20 giờ/ tháng thì cũng mất 434.000 đồng. Với chi phí như vậy, các cá nhân, nhất là những người có thu nhập thấp, sẽ không thể sử dụng Internet thoải mái được. Một chiến lược rõ ràng ở tầm cỡ chính phủ cũng đang bị trở ngại do khó có thể đưa ra quyết định mở rộng đường truy nhập thông tin trên Internet do không thể kiểm soát nổi những loại thông tin nào cần được ngăn chặn.

Một trong những trở ngại trực tiếp dễ thấy nhất của Việt nam là thiếu đường truyền trực tiếp leased-line. Hiện nay mức giá sử dụng đường leased-line của Việt Nam quá cao so với các nước khác với giá trần lắp đặt là 2000 USD, cước thuê bao hàng tháng 86.486 USD, cước thuê vệ tinh 81.636 USD và cước thuê viễn thông nội hạt 4850 USD (giá của Tổng công ty viễn thông Việt Nam cho một đường leased-line 1,152 Mbps).

Quan trọng nhất, Việt Nam vẫn chưa có hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho TMĐTphát triển. Nếu TMĐT đi vào phát triển thì sẽ có một loạt các vấn đề pháp lý cần phải tính đến và giải quyết như thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hoá; bảo vệ pháp lý các hợp đồng TMĐT, các thanh toán điện tử; quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước; chống tội phạm tin học... Cho đến bây giờ nước ta vẫn chưa xây dựng được các văn bản pháp luật có liên quan. Trong khi đó, ý kiến về sự bắt đầu và cách thức tham gia hoạt động TMĐT trên toàn cầu của Việt Nam vẫn chưa thống nhất. Có hai loại ý kiến về vấn đề này. loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần phải xây dựng khung pháp

lý hoàn chỉnh rồi mới tiến hành. Còn theo ý kiến thứ hai thì chúng ta có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Ngoài những khó khăn trên, Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi những khó khăn chung mà những nước đi trước chưa giải quyết được. Đó là việc đánh thuế qua giao dịch trên Internet, nếu không có một cơ chế thống nhất thì việc thất thu thuế là điều đương nhiên và lượng thất thu sẽ là con số khổng lồ.

2. Những thuận lợi

Cũng như các nước có nền kinh tế đang phát triển khác, Việt Nam đã để mất hai thời kỳ phát triển hoàng kim ở chu kỳ phát triển kinh tế thứ 3 và thứ 4 do các nhân tố lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế trước đây. Môi trương mà nước ta đang phải đối mặt hiện nay, nhất là môi trường kinh tế đang có những thay đổi to lớn. Và mặc dù công nghệ tin học và kết cấu hạ tầng tin học lạc hậu nhưng với chiến lược kiểu nhảy vọt, đi tắt đón đầu ta vẫn có thể hoà nhập và bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế thế giới.

Đặc biệt trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, MeetChina.com ( công ty có trụ sở chính đặt tại thung lũng Sillicon của Mỹ) và công ty đầu tư và phát triển công nghệ FPT đã ký hợp đồng thành lập liên doanh TMĐT đầu tiên giữa các công ty Mỹ và công ty Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được ký hồi tháng 7/2000 với tên gọi MeetVietnam.com. Công ty liên doanh này sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào thị trường trên mạng. MeetVietnam.com sẽ có ý nghĩa đối với sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.

Và mặc dù công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn bị tụt hậu không phải chỉ so với các nước Phương Tây mà còn so với các nước Châu á và trong khu vực nhưng thị trường của nó vẫn ẩn chứa nhiều tiềm năng lớn. Vì thế thu hút được nhiều sự quan tâm của các hãng công nghệ thông tin trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hoạt động và giao dịch của TMĐT (Trang 35 - 38)