TMĐT những bước đi ban đầu

Một phần của tài liệu Hoạt động và giao dịch của TMĐT (Trang 27 - 31)

1. TMĐT - bước khởi đầu còn lắm gian nan

Để tiếp cận với TMĐT cần phải trải qua ba bước. Đó là chuẩn bị, chấp nhận và ứng dụng. Chuẩn bị ở đây là một loạt các hoạt động từ nâng cao nhận thức, trình độ kiến thức và xác minh mức độ cần thiết của TMĐT, và quyết định tiếp cận với nó cho đến việc hoạch định những chỗ cần phải thay đổi cho thích ứng trên mọi bình diện. Quá trình này được kéo dài cho đến khi xây dựng được một cơ sở hạ tầng ổn định cần thiết. Chấp nhận là việc thừa nhận tính pháp lý của TMĐT sau khi đã có hệ thống luật thích ứng và phù hợp cùng với một môi trường thuận lợi. Cuối cùng, ứng dụng có nghĩa là từng bước áp dụng TMĐT vào mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực, bắt đầu từng phần cho tới khi hoàn thiện.

Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan, hiện nay Việt Nam đang tiến hành giai đoạn đầu tiên của bước thứ nhất. Một số cuộc hội thảo về TMQT đã được tổ chức và một số các chương trình hợp tác nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm nâng cao và mở mang kiến thức về TMĐT. Cùng với xu thế chung, Việt Nam đã cùng APEC và ASEAN tiến hành nhiều cuộc thảo luận lập kế hoạch liên quan dến TMĐT. Và dự án về thành lập Hội đồng quốc gia về TMĐT và một chương trình hành động quốc gia sơ bộ đã được đệ trình để Chính phủ xem xét. Trên cơ sở đó, nhiều công ty đã bắt đầu tiến hành song vẫn mang tính chất thử nghiệm.

Nếu như năm 1998 cả nước mới có khoảng 12000 thuê bao thì đến hết 1999, con số này là gần 50000 người. Mức độ tăng trưởng bình quân lên đến 300%/năm. Như vậy quả là rất cao nhưng tính theo con số tuyệt đối thì hiện nay lượng người sử dụng còn rất nhỏ. Theo thống kê sơ bộ của công ty VCC mới chỉ có khoảng 1000 đến 2000 trang Web có tính thương mại (của các doanh nghiệp), khoảng từ 50 đến 100 trang Web của các tổ chức xã hội. Trên thực tế chỉ có trên 500 trang Web có tên miền riêng và trong số đó chỉ có ba trang Web được coi là có hoạt động thương mại thực sự, đó là Cybermail của VNN, Bluesky của siêu thị điện tử máy tính Hà Nội, và thế giới sách của Fahasa TP Hồ Chí Minh. Thời gian đầu, ngay khi nối mạng

Internet, đã có hàng nghìn người truy cập vào trang Web của các siêu thị đó, nhưng rồi thưa dần và đến nay thì đã vắng hoe.

Tuy nhiên, việc khai thác TMĐT của các doanh nghiệp mới chỉ dừng ở cấp độ sử dụng thư điện tử (e-mail) để trao đổi thông tin, truy cập Internet để tìm thông tin, xây dựng trang Web để quảng cáo sản phẩm dịch vụ chứ chưa có mấy doanh nghiệp tiến hành được các giao dịch trực tuyến theo đúng nghĩa của TMĐT là đặt hàng và thanh toán qua mạng.

Siêu thị điện tử đầu tiên do công ty phát triển phần VASC mở ra vào tháng 12/1998 đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của TMĐT ở Việt Nam. Thông qua website của siêu thị này, người tiêu dùng có thể mua bất cứ loại mặt hàng gì qua mạng từ cây kim tới chiếc xe hơi. Tuy nhiên do còn quá mới nên kết quả là doanh số mua bán qua mạng là không cao và việc mua bán mới chỉ là hình thức bởi người bán vẫn phải mang hàng đến nhà thì người mua mới thanh toán tiền. Ngay cả siêu thị máy tính Bluesky ở Hà Nội, được coi là có hoạt động thương mại thực sự, tỷ lệ giao dịch qua mạng cũng chỉ chiếm khoảng 2 - 5% trên tổng doang thu của siêu thị. Trung bình mỗi tháng có khoảng 20-25 đơn đặt hàng qua mạng song vẫn tiến hành thanh toán theo phương thức thông thường tức là trả bằng tiền mặt và kèm thêm chứng từ trên giấy.

Những nguyên nhân cản trở phát triển TMĐT ở Việt Nam đã được nói đến nhiều nhưng nổi bật nhất là giá cước truy cập Internet còn quá cao so với thu nhập của người dân. Bản thân các dịch vụ Internet còn hạn chế. Người ta chủ yếu dùng Internet để gửi thư điện tử, truy cập trang Web, dịch vụ nhóm tin, trò chuyện trên mạng và tìm tập tin..., một số các dịch vụ mới trên Internet có thể tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp như điện thoại qua Internet, fax qua Internet, mạng riêng ảo cho doanh nghiệp... cho đến nay vẫn chưa được phép sử dụng ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng, TMĐT chưa phát triển mạnh là do việc sử dụng thẻ tín dụng chưa phổ biến ở Việt Nam, trong khi nhiều người Việt Nam lại có thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch, rất ít người mở tài khoản hoặc dùng séc trong thanh toán. Một nguyên nhân nữa là khả năng chống thâm nhập trong hệ thống mạng của Việt Nam hiện còn hạn chế. Mà nếu thiếu một hệ thống bảo mật thông tin hữu hiệu thì rất khó thuyết phục khách hàng mua bán qua mạng. Nhược điểm lớn nhất đang tồn tại trên các trang Web thương mại đó là mục tiêu chưa được xác định rõ ràng. Phần lớn các trang Web thương mại của Việt Nam

chưa đánh giá đúng nhu cầu và định hướng phát triển trang Web của công ty, chưa trả lời rõ các câu hỏi quảng cáo và giới thiệu về công ty như thế nào, trao đổi thông tin giữa các thành viên trong công ty với khách hàng, huấn luyện đào tạo qua mạng và nhất là bán hàng qua mạng ra sao. Nhiều trang Web Việt Nam cũng chưa xây dựng được một hệ thống truyền tin và phản hồi trên Web...

Thực tế này cho thấy, để hội nhập và bứt lên trong cuộc chạy đua kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung mọi nỗ lực để phát triển mạnh TMĐT trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, đây vẫn là thành quả đáng khích lệ khi mà Việt Nam mới chỉ chính thức hoà mạng từ tháng 11/1997, và sẽ là những nhân tố chính cho phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trên cơ sở những hoạt động sơ khai ban đầu, một số doanh nghiệp và cả từ phía chính phủ cũng đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm TMĐT. Một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này là ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngân hàng này hiện đang trong quá trình xúc tiến việc thử nghiệm điện tử thông qua hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Mục tiêu chủ yếu là tạo dựng những bước đi ban đầu cho TMĐT ở Việt Nam và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoà nhập thị trường thương mại quốc tế.

2. Thị trường công nghệ thông tin (CNTT) và xu hướng phát triển mạng Internet ở Việt Nam mạng Internet ở Việt Nam

Theo nhận định của ông Robert Hughes, Tổng giám đốc của Hewlett Packard (HP) tại Việt Nam thì thị trường CNTT của Việt Nam vẫn đang phát triển. Rất nhiều khách hàng tại Việt Nam đã biết được lợi ích của việc áp dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động kinh doanh của mình , nhưng cho đến bây giờ có rất nhiều khách hàng chưa tận dụng hết những kỹ thuật cao cấp này. Họ hy vọng những sản phẩm CNTT ở Việt Nam thường chú trọng vào những sản phẩm hơn là các giải pháp về mạng. Khuynh hướng này đang dần được thay đổi.

Thị trường CNTT của Việt Nam năm 1997 là 156 triệu USD. Với giả định tỷ lệ phần mềm và dịch vụ năm 1998 là 20%, năm 1999 là 22%, thị trường CNTT năm 1998 là 180 triệu USD và năm 1999 là 195 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng thị trường CNTT của nước ta tăng trung bình 20%. Chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị sản phẩm CNTT được mua bán trên thị trường năm 1998 khoảng 70 triệu USD, bằng 40% thị trường CNTT cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1997 đến 1999 là khoảng 30% một năm. Hầu hết các doanh nghiệp và cơ quan đều

sử dụng máy tính. Nhiều hệ thống tin học trị giá hàng trăm ngàn thậm chí hàng triệu USD cũng đã được lắp đặt.

Mặc dù tổng tiêu thụ CNTT năm 1998 là 180 triệu USD( quá ít so với vài chục tỷ ở các nước Đông Nam Á) nhưng thị trường Việt Nam vẫn là “miền đất hứa” cho các hãng sản xuất thiết bị thông tin khổng lồ trên thế giới. Họ đã ồ ạt vào Việt nam trong mấy năm qua để tích cực chuẩn bị thị trường cho tương lai. Chính điều này đã khiến cho các nhà phân phối của Việt Nam phải ra sức cạnh tranh thì mới có cơ may tồn tại. Bởi các nhà phân phối CNTT trong nước vẫn đang bị lép vế so với các nhà phân phối nước ngoài, chỉ chiếm 1/3 tổng số công ty phân phối (1999).

Từ tháng 4/2000, công ty phát triển Đầu tư công nghệ FPT đã hợp tác với Harvey Nash trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phát triển phần mềm cho thị trường Châu Âu. Quan hệ hợp tác này trong vòng 5 năm sẽ mang lại cho FPT khoản doanh thu 10 tỷ USD. Ngay trong 2001, doanh thu dự kiến sẽ là 1 triệu USD. Như vậy, dịch vụ phần mềm đã có hướng phát triển mới, trong tương lai hệ thống CNTT sẽ được nâng cấp.

Nếu cơ sở hạ tầng viễn thông được cải thiện, cộng với nguồn nhân lực sẵn có, tiềm năng công nghệ phần mềm của Việt Nam có thể đạt tới con số 0,5 tỷ USD.

Tháng 11/1997, Việt Nam chính thức gia nhập vào mạng Internet. Mặc dù muộn hơn so với các quốc gia khác song nó đã đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho phát triển TMĐT, để bắt kịp với xu thế thời đại.

Sau hơn một năm hoạt động (tính đến đầu năm 1999), mạng Internet Việt Nam đã có 17000 khách hàng, trong đó có 11500 khách hàng là của mạng VNN thuộc Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và do VDC (Công ty điện toán và truyền số liệu) trực tiếp quản lý và đến cuối năm 1999 cả nước có gần 50000 người truy cập Internet, mức độ tăng trưởng thuê bao lên đến 300%/năm. Theo số liệu năm 1999, tốc độ tăng trưởng số khách hàng của mạng này đạt mức khá cao là 23%. Thời điểm này,VNN được coi là nhà cung cấp dịch vụ Internet đóng vai trò chủ đạo với thị phần là 65%.

Tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam là khá nhanh, cả bề rộng và chiều sâu. Theo VCD, năm 1999 chỉ tính riêng ở TP. Hồ Chí Minh, số khách hàng sử dụng dịch vụ Internet VNN là 6300 người, chiếm 55% thị phần. Còn tính trên toàn quốc,

khách hàng là các cá nhân Việt Nam chiếm 42%, các công ty, các cơ quan và người nước ngoài chiếm 33%, doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH chiếm 16%. Mức cước phí trung bình là 350.000 đồng/ tháng.

VNN đã có những phát triển mạnh về mạng lưới. Tại TP.Hồ Chí Minh vào thời điểm khai trương, mạng lưới đã có 96 cổng truy nhập vào mạng. Với tốc độ tăng đều đặn trung bình khoảng 480 khách hàng/tháng, số cổng truy nhập được nâng lên 180 vào tháng 5/1998,và đến 1/1999 lên đến 270 cổng. Ta đã có các kênh đi australia, Hong Kong, Mỹ. Ban đầu, VNN chỉ có cổng truy cập từ 3 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng nay được mở rộng ra nhiều tỉnh thành của cả nước: Hải phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Quảng Nam , Đắc Lắc, Nha Trang, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tầu, Lâm Đồng, Bình Dương .

VNN cũng đang hoàn thiện các dịch vụ cho khách hàng. Các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng luôn được chú trọng và phát triển không ngừng. Ví dụ như đăng ký tên miền riêng của e-mail, trang chủ riêng, thuê bộ nhớ, thiết kế quảng cáo trên trang chủ, siêu thị điện tử... Ngoài ra khách hàng có thể thanh toán hoá đơn cước chung với hoá đơn điện thoại, được hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua điện thoại, trên trang Web... Tuy nhiên, khách hàng vẫn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng Internet ở Việt Nam.

Trong năm 2000, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) vừa đầu nối cho SSP một đường truyền Internet riêng có tốc độ 2 Mb. Đây là đường truyền riêng đầu tiên được cấp cho một cơ sở vừa là nhà cung cấp dịch vụ, vừa là nhà cung cấp nội dung Internet. Sau 6 tháng triển khai, cho đến nay SSP đã có 29 doanh nghiệp phần mềm đi vào hoạt động với gần 600 kỹ sư, đáp ứng được phần nào nhu cầu tin học hoá trong nước và đủ điều kiện đứng ra ký kết với đối tác nước ngoài cung cấp sản phẩm phần mềm và thực hiện những hợp đồng gia công có giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Hoạt động và giao dịch của TMĐT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w