1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ

66 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 611,23 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ ÁNH PHƢƠNG CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA CÁC YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN - CHỈNH THỂ TRONG CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÙI THỊ ÁNH PHƢƠNG CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA CÁC YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN - CHỈNH THỂ TRONG CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Hà Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn tiếng Việt, khoa Ngữ văn, cùng sự ủng hộ của các thầy cô trong thư viện Trường Đại học Tây Bắc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS. Lê Thị Hà đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận! Đồng thời, em cũng nhận được sự quan tâm động viên của các bạn trong tập thể lớp K51 ĐHSP Văn - Giáo dục Công dân để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 14 tháng 05 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Ánh Phương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 5 4.1. Phương pháp nghiên cứu 5 4.2. Nguồn ngữ liệu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Cấu trúc của khóa luận 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7 1.1. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể xét ở phương diện từ vựng - ngữ nghĩa 7 1.2. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể xét ở phương diện cụm từ 8 1.3. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể xét ở phương diện cú pháp 9 1.4. Xác định và phân loại quan hệ bộ phận - chỉnh thể 12 1.4.1. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể với những quan hệ có liên quan 12 1.4.1.1 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể với quan hệ cấp loại (Hyponymie) 12 1.4.1.2 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể với quan hệ sở hữu 18 1.4.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận - chỉnh thể 20 1.4.2.1 Khái niệm 20 1.4.2.2 Đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận - chỉnh thể 20 Tiểu kết: 21 Chƣơng 2: CÁC CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG QUAN HỆ BỘ PHẬN - CHỈNH THỂ 22 2.1. Khái niệm vị tố và các tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể 22 2.1.1. Khái niệm vị tố 22 2.1.2. Những tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể 23 2.2. Các chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể 24 2.2.1. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh 24 2.2.1.1 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể “tư thế” 25 2.2.1.2 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể “trạng thái” 27 2.2.2. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính động 29 2.2.2.1 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể “hành động” 31 Chƣơng 3: CÁC CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG QUAN HỆ BỘ PHẬN – CHỈNH THỂ 41 3.1. Chỉnh thể giữ vai trò chủ ngữ 41 3.1.1. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - bổ ngữ trực tiếp 41 3.1.2. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - bổ ngữ gián tiếp 43 3.1.3. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - bổ ngữ cách thức 44 3.1.4. Chỉnh thể - chủ thể (chủ hữu), bộ phận - bổ ngữ (vật sở hữu) 46 3.1.5. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - nằm trong thành phần phụ trạng ngữ của câu 47 3.2. Bộ phận giữ vai trò chủ ngữ 51 3.2.1. Bộ phận - chủ ngữ, chỉnh thể - yếu tố phụ miêu tả của danh từ bộ phận . 51 3.2.2. Bộ phận - chủ ngữ, chỉnh thể - chủ ngữ 54 Tiểu kết 55 KẾT LUẬN 56 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở những lĩnh vực khác nhau và có những kết quả đáng tin cậy. Từ những thế kỉ thứ III trước công nguyên, học phái ngữ pháp A-lech-xang-đri-a đã nêu định nghĩa về câu: "Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn". Vì những lí do nhất định, mà trước hết là tính chất đơn giản, dễ hiểu và khá hoàn chỉnh của nó, định nghĩa về câu đã được thử thách qua hàng ngàn năm và cho đến nay vẫn được sử dụng khá phổ biến. Có thể nói, trong ngữ pháp, những vấn đề liên quan đến câu là những vấn đề đa dạng và phức tạp nhất. Câu là đơn vị trọn vẹn nhất trong một hệ thống ngôn ngữ, trong nó phản ánh được đầy đủ nhất các đặc trưng hình thức và ý nghĩa của một ngôn ngữ cụ thể. Vì thế, trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng đã có nhiều công trình khảo cứu về câu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của truyền thống thiên về hình thức cấu trúc mà câu trong tiếng Việt phần nhiều được xem xét về mặt cấu trúc ngữ pháp. Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về cấu trúc câu trong tiếng Việt. Nói chung, các kết quả đưa ra thường tập trung vào các lĩnh vực: Một là về cấu trúc ngữ pháp của câu. Ở lĩnh vực này, dựa trên những tiêu chí về mặt cấu trúc, câu được chia thành các kiểu: câu đơn, câu ghép (và câu phức)… Trong đó, đã đề cập đến việc xác định các thành phần câu, vai trò và chức năng của từng thành phần trong cấu trúc. Hai là về cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Ở lĩnh vực này, đi theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu lại được nghiên cứu trong khả năng kết hợp của các vị tố với các tham tố tham gia cấu tạo câu. Đây là một lĩnh vực có khá nhiều vấn đề thú vị và phức tạp đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục quan tâm. Trong những năm gần đây, dưới ánh sáng của ngữ dụng học, câu trong tiếng Việt không phải chỉ được nghiên cứu đơn thuần về mặt cấu trúc hay mặt ngữ nghĩa nữa mà được quan tâm nhiều về mặt sử dụng. 2 Xét về ngôn ngữ học văn bản, câu được quan tâm về mối quan hệ của các câu với nhau trong văn bản… Đó chưa phải là tất cả những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu cũng như những vẫn đề được chú ý đến trong các công trình nghiên cứu về câu. Khi nghiên cứu về câu, ngoài những vấn đề đã nên trên, về phương diện ngữ nghĩa còn tồn tại một loại quan hệ đặc thù, đó là quan hệ bộ phận - chỉnh thể. Đây không phải là quan hệ giữa chỉnh thể câu (cả câu) với bộ phận nào đó của câu mà quan hệ giữa từ chỉ bộ phận và từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận đó. Do sự chi phối của quan hệ bộ phận - chỉnh thể mà câu đôi khi có những cách hiểu khác nhau về mặt ngữ nghĩa. Chúng tôi đưa ra những lí do trên, xuất phát từ thực tiễn của hoạt động tiếng Việt, trên cơ sơ tiếp thu những thành tựu đã đạt được của những công trình nghiên cứu về câu, chúng tôi mạnh dạn chọn “Chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu. Với hi vọng, kết quả nghiên cứu góp một phần hữu ích cho việc tìm hiểu về quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt. 2. Lịch sử vấn đề Trong các kiến giải về cấu trúc câu, lối phân tích câu theo thành phần là lí thuyết lâu đời và phổ biến hơn cả. Nó đặt nền móng từ thời Aristote (384 - 322 TCN) với cách phân tích câu thành các bộ phận O'no'ma (danh từ chủ danh, chủ ngữ) và Re'ma (động từ ở thời hiện tại, vị ngữ) (Kondrashov N.A, 1979, tr 13 - 14; Desnitskaja A.B, Nguyễn Kim Thản, 1984, tr 151 - 152) và được áp dụng vào việc phân tích câu ở hầu hết các ngôn ngữ, nhất là trong nhà trường. Trong khi đó, những kiến giải khác nhau về cấu trúc câu như lí thuyết thành tố trực tiếp, ngữ pháp cải biến, ngữ pháp tạo sinh, lí thuyết phân đoạn thực tại… chỉ mới xuất hiện vào những năm 30 - 40 của thế kỉ XX, có lúc rộ lên như thời thượng ở một số nơi nhưng rồi lại nhanh chóng được thay thế bằng lí thuyết mới. Có thể nói, cấu trúc câu là lĩnh vực đã được nghiên cứu từ rất lâu. 3 Nhìn lại quá trình nghiên cứu về quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong câu tiếng Việt, mặc dù đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét nhưng mức độ còn rất hạn chế, hay nói cách khác là sự quan tâm chưa được sâu và rộng. Từ những năm của thập niên 80, tác giả Nguyễn Kim Thản [18,156] đã đưa ra một khái niệm về động từ có tên gọi “Nhóm động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể” tác giả đã liệt kê một số động từ, ví dụ như “bạch” “bấm” “co”… Theo tác giả, những động từ này có các đặc trưng về khả năng kết hợp và về giá trị ngữ nghĩa. Tuy nhiên, đó chỉ là những phác họa ban đầu, chưa có những phân tích chi tiết và những kết luận cụ thể về nhóm động từ này, đồng thời về mối quan hệ giữa chúng với những từ chỉ “bộ phận cơ thể ” theo sau: Tác giả Hoàng Trọng Phiến [14, 169] cũng nêu ra những kiến giải của mình về vấn đề này. Theo ông, kiến trúc có quan hệ bộ phận - chỉnh thể không nhất thiết phải có một dạng tồn tại duy nhất mà còn có một dạng cải biến. Và phạm trù “yếu tố sở hữu khả li, bất khả li” cũng có liên quan nhất định trong quan hệ bộ phận chỉnh thể này. Quan điểm của Nguyễn Văn Lộc trong “Kết trị của động từ tiếng Việt” hay của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp trong “Thành phần câu tiếng Việt” phần nào giống với ý kiến của Nguyễn Kim Thản và Hoàng Trọng Phiến. Trong số các nhà nghiên cứu, người quan tâm nhiều nhất đến phạm trù quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt là tác giả Diệp Quang Ban. Tác giả sơ bộ đã nghiên cứu và có những kết luận cụ thể và khá rõ ràng về loại hình quan hệ này. Ngay từ công trình khoa học đầu tiên là “Một số vấn đề tồn tại về câu trong tiếng Việt ngày nay” (Luận án PTS, 1981), khái niệm bộ phận - chỉnh thể đã được tác giả bàn đến với những đặc điểm, tính chất riêng biệt, không giống với các loại bộ phận quan hệ cấu trúc khác trong câu. Hay trong bài viết “Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1983) trên cơ sở phân tích kĩ các ngữ liệu, tác giả đã đưa ra những kết luận cụ thể về quan hệ bộ phận - chỉnh thể. Tác giả thừa nhận rằng quan hệ này là quan hệ đặc biệt, cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu 4 nhiều hơn. Trong “Câu đơn tiếng Việt” (1987) những căn cứ để xác lập loại quan hệ bộ phận chỉnh thể trong câu và những minh chứng, lí giải về chúng càng được khẳng định. Tài liệu của tác giả J.Lyons trong “Nguyên lí ngữ nghĩa học” (bản dịch tiếng Pháp của J.Durand, 1918), là một tài liệu mà chúng tôi được tiếp cận cũng có ý kiến xác đáng bàn về quan hệ bộ phận - chỉnh thể. Ngoài những tác giả kể trên, còn những tác giả khác bàn về vấn đề này bằng cách này hay cách khác nhưng trong chừng mực còn rất hạn chế. Từ những điều đã nói trên đây, có thể khẳng định rằng “Các chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố về quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt được thể hiện trong một số truyện ngắn hay từ 1980 đến nay” là một lĩnh vực thú vị, cần phải được nghiên cứu sâu rộng hơn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ bộ phận - chỉnh thể không phải là một vấn đề hoàn toàn mới trong ngữ pháp tiếng Việt, tuy nhiên, xét về quan hệ này như một đối tượng chuyên môn thì cho đến nay các công trình nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm sâu rộng. Khóa luận lấy cấu trúc câu làm đối tượng tìm hiểu. Song, chúng tôi chỉ dừng lại tập trung nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ bộ phận - chỉnh thể của cấu trúc câu tiếng Việt. Đó chính là mối quan hệ giữa từ chỉ bộ phận và những từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận đó. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là khảo sát mối quan hệ giữa các từ chỉ bộ phận và các từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận đó, để thấy được các chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố về quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các câu cụ thể. Chúng tôi cố gắng bổ sung thêm một cách nhìn, một cách nghiên cứu mới về một loại quan hệ trong cấu trúc câu tiếng Việt. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai khóa luận, chúng tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, khảo sát, miêu tả, thống kê… Trong đó, phương pháp phân tích luôn giữ vai trò chủ đạo. Chúng tôi dựa vào phương pháp phân tích chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố ngôn ngữ có mặt trong phát ngôn và phân tích mối quan hệ nghĩa giữa chúng để tìm ra những hiện tượng ít nhiều có tính đều đặn trong tiếng Việt ở phạm vi đối tượng được xem xét. Ngoài ra, khi triển khai khóa luận, chúng tôi còn có thể sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch… Để phân tích lí thuyết và nguồn ngữ liệu liên quan đến đề tại, rồi tổng hợp các nội dung để đi đến kết luận. 4.2. Nguồn ngữ liệu Những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu dồi dào và phong phú, tạo tiền đề thuận lợi để người đang thực hiện khóa luận đi sâu vào những vấn đề cụ thể. Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã dành một thời gian thích đáng để nghiên cứu, học tập những thành quả nghiên cứu của hàng loạt các tác giả đi trước như Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến… Đặc biệt ở phương diện lí thuyết về quan hệ bộ phận - chỉnh thể, chúng tôi dựa vào những tư tưởng của John Lyons trong "Nguyên lí ngữ nghĩa học" (bản dịch tiếng Pháp của J. Durand, 1978). Ngoài ra, một phần làm nên thành công của khóa luận phải kể đến tư liệu đã được khảo sát trong một số truyện ngắn hay từ 1980 đến nay của các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Vũ Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Trang Thế Hy, Huỳnh Thạch Thảo, Hồng Nhu… 5. Đóng góp của khóa luận Bước đầu tìm hiểu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt là thú vị. Đặc biệt, tìm ra điểm trung gian trong quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể là một trong những kết quả đáng kể nhất trong quá trình thực hiện [...]... chức năng ngữ nghĩa giữa các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể dựa theo hai chiều của sự đối lập về tính [± ĐỘNG] và [± CHỦ ĐỘNG] 2.2 Các chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể 2.2.1 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh Nói chung trong các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh, chỉnh thể có thể được mô tả thông qua bộ phận, đặc trưng của bộ. .. sự thể “tư thế”, quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ nêu đặc trưng giữa bộ phận - yếu tố nêu đặc trưng, chỉnh thể - chủ thế của đặc trưng và cũng chủ động tạo nên đặc trưng mà bộ phận nêu ra Có hai kiểu nhỏ cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong sự thể tư thế: chỉnh thể đóng vai trò chủ ngữ, bộ phận đóng vai trò bổ ngữ và bộ phận (yếu tố phụ chỉ chỉnh thể ) đóng vai trò chủ ngữ a Chủ ngữ (chỉnh thể) -. .. hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố là những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể và quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố là các động từ chỉ các hoạt động vật lý thông thường a Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể Trong các kiến trúc chứa vị tố - tính động, những động từ chỉ hoạt động của bộ. .. hệ bộ phận - chỉnh thể ở dạng cơ bản, nguyên mẫu, có quan hệ bộ phận - chỉnh thể có sự thể hiện khác so với dạng cơ sở, đó là quan hệ thành viên - tập hợp, một tiểu loại quan hệ bộ phận - chỉnh thể Quan hệ bộ phận - chỉnh thể cũng có hiện tượng giao thoa với quan hệ cấp loại và quan hệ sở hữu… Tiểu kết: Quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ chỉ chỉnh thể và từ chỉ bộ phận trong. .. trong cấu trúc có chứa những từ này Có nhiều kiểu quan hệ bộ phận - chỉnh thể khác nhau xét về mặt cấu trúc hình thức Đó là quan hệ bộ phận - chỉnh thể ở các phương diện: Từ vựng - ngữ nghĩa, cụm từ, cú pháp Nhưng nếu căn cứ vào giá trị ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ chỉnh thể và bộ phận thì quan hệ bộ phận - chỉnh thể lại có nhiều biến thái khác nhau Có khi quan hệ bộ phận - chỉnh thể nổi rõ nhờ sự thể. .. trưng cơ bản của quan hệ bộ phận - chỉnh thể Trước hết phải khẳng định rằng, quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố được gọi là bộ phận và chỉnh thể Bởi vì hình thái của từ 20 trong tiếng Việt không làm nên giá trị ngữ nghĩa cho chúng, nếu chỉ căn cứ vào hình thái của từ sẽ không có cơ sở nhận diện các từ có quan hệ bộ phận - chỉnh thể Quan hệ bộ phận - chỉnh thể có nhiều... thành các bộ phận: đầu, mình, tay, chân… Trong các bộ phận chỉnh thể lại có sự phân biệt giữa bộ phận khả li” và bộ phận bất khả li” của chỉnh thể Bộ phận bất khả li là bộ phận cấu thành chỉnh thể một cách tự nhiên, thiếu chúng thì chỉnh thể trở nên không hoàn chỉnh, có khuyết tật (thiếu tay, chân gọi là què, thiếu một mắt gọi là chột) Bộ phận khả 7 li là bộ phận thường có mặt trong chỉnh thể nhưng... thái” chỉnh thể được mô tả thông qua bộ phận nhưng chỉnh thể không chủ động gây ra trạng thái mà bộ phận thể hiện Cũng giống như sự thể tư thế, sự thể “trạng thái” cũng có hai cấu trúc ngữ pháp khác nhau Đó là chỉnh thể đóng vai trò chủ ngữ, bộ phận đóng vai trò bổ ngữ và bộ phận (yếu tố phụ chỉ chỉnh thể) đóng vai trò chủ ngữ a Chủ ngữ (chỉnh thể) - vị tố - bộ phận (bổ ngữ) Ví dụ: (10) Bà cụ cầm chiếc... YẾU TỐ TRONG QUAN HỆ BỘ PHẬN - CHỈNH THỂ 2.1 Khái niệm vị tố và các tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể 2.1.1 Khái niệm vị tố Từ chỉ bộ phận và từ chỉ chỉnh thể trong một kiến trúc ngôn ngữ có quan hệ với nhau thông qua một yếu tố thứ ba gọi là vị tố (Predicator - thuật ngữ dẫn Diệp Quang Ban) Vị tố là dấu hiệu chức năng cú pháp của câu trong quan hệ với chủ ngữ và bổ ngữ Về phương diện nghĩa, vị tố. .. phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Các chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố về quan hệ bộ phận chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt Chương 3: Chức năng ngữ pháp của các yếu tố về quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng Việt 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT Ngữ pháp tiếng Việt là một bộ phận thuộc chuyên ngành "Ngôn ngữ học" chủ yếu nghiên . HỆ BỘ PHẬN – CHỈNH THỂ 41 3.1. Chỉnh thể giữ vai trò chủ ngữ 41 3.1.1. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - bổ ngữ trực tiếp 41 3.1.2. Chỉnh thể - chủ ngữ, bộ phận - bổ ngữ gián tiếp 43 3.1.3. Chỉnh. vụ của khóa luận là khảo sát mối quan hệ giữa các từ chỉ bộ phận và các từ chỉ chỉnh thể chứa bộ phận đó, để thấy được các chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố về quan hệ bộ phận chỉnh. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố - tính động 29 2.2.2.1 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể “hành động” 31 Chƣơng 3: CÁC CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1983), Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt, TCNN, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ ngữ chủ thể - một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1983
2. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2004
3. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1989
4. Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ Pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1996
5. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, NXB GD Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB GD Việt Nam
Năm: 2009
6. Diệp Quang Ban (1981), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay, Luận án PTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1981
10. Đỗ Hữu Châu (1979), Cách xử lí các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ, TCNN, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách xử lí các hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1979
11. Đỗ Hữu Châu (1997), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt (tái bản), ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1997
12. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1998
13. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1997
14. Hoàng Trọng Phiến – Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệm (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Trọng Phiến – Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệm
Năm: 1990
15. Lê Biên (1991), Tiếng Việt – từ loại tiếng Việt hiện đại, ĐHSP 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – từ loại tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Lê Biên
Năm: 1991
16. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ vị tiếng Việt, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chủ vị tiếng Việt
Tác giả: Lê Xuân Thại
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1994
17. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic và tiếng Việt (tái bản), ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1987
18. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ tiếng Việt, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Kim Thản
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1977
19. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần câu tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 1998
20. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ), ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1998
21. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1975
22. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1996
23. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết trị của động từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w