Quan hệ bộ phận chỉnh thể trong sự thể “trạng thái”

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 32 - 34)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.2Quan hệ bộ phận chỉnh thể trong sự thể “trạng thái”

Trong bảng phân loại của DIK, số lượng các yếu tố ngôn ngữ có thể làm vị tố hạt nhân cho sự thể “trạng thái” tương đối nhiều - nhiều hơn so với số lượng các yếu tố ngôn ngữ có thể sử dụng làm vị tố hạt nhân nhằm diễn đạt nội dung sự thể tư thế.

Ở sự thể “trạng thái” chỉnh thể được mô tả thông qua bộ phận nhưng chỉnh thể không chủ động gây ra trạng thái mà bộ phận thể hiện.

Cũng giống như sự thể tư thế, sự thể “trạng thái” cũng có hai cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Đó là chỉnh thể đóng vai trò chủ ngữ, bộ phận đóng vai trò bổ ngữ và bộ phận (yếu tố phụ chỉ chỉnh thể) đóng vai trò chủ ngữ.

a. Chủ ngữ (chỉnh thể) - vị tố - bộ phận (bổ ngữ)

Ví dụ:

(10) Bà cụ cầm chiếc chổi ngẩng lên, từ từ hướng cặp mắt trắng đục về phía tôi. [26, 36]

Ở ví dụ này, “trắng đục” là yếu tố chỉ trạng thái của mắt cả tổ hợp cặp mắt trắng đục được dùng làm đặc trưng cho Bà cụ, tức là một trạng thái nào đó

(trắng đục) của một bộ phận (mắt) được dùng làm đặc trưng cho chỉnh thể

cụ. Như vậy, chỉnh thể được mô tả thông qua bộ phận. Về mặt ngữ pháp cặp mắt

có tư cách của một bổ ngữ, về mặt ngữ nghĩa cặp mắt là một bộ phận của Bà cụ, cho nên có thể hiểu trắng đục cũng có liên hệ nghĩa một cách trực tiếp với cụ. Do đó, có thể gọi cặp mắt (trắng đục) là bổ ngữ - bộ phận, đồng thời là một kiến trúc chủ - vị bổ sung ý nghĩa cho Bà cụ - chủ ngữ - chỉnh thể.

Ví dụ:

(11) Huy tái mặt, trừng mắt nhìn tôi. [30, 10]

Cũng như ở ví dụ 1, tái mặt là yếu tố chỉ trạng thái của Huy trừng là yếu tố chỉ trạng thái của mắt. Hai tổ hợp tái mặt trừng mắt được dùng làm đặc trưng cho Huy. Như vậy, chỉnh thể được mô tả thông qua bộ phận.

Khi trạng thái mà bộ phận biểu hiện là những sự thể hiện của các đặc tính sinh lí học hay tâm lí học thì trạng thái ấy cũng là trạng thái tự nhiên, không có sự can thiệp, sự “chủ động” của chỉnh thể gây ra.

28

Tương tự sự phân tích ví dụ (1) và (2), những điều vừa nói ở trên đã được làm sáng tỏ hơn khi xem xét một ví dụ khác sau đây:

(12) Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuộn tấm tranh lại một cách cẩn thận. [26, 42]

(13) Tôi chột dạ đến tái mặt. [27, 523]

(14) Tôi xấu hổ đến đỏ nhừ ngƣời mà không biết nói sao. [ 30, 10]

(15) Cún thấy khát khô cổ họng. [30, 49]

Cũng trong các sự thể “trạng thái” còn có thêm trường hợp quan hệ bộ phận - chỉnh thể có kiến trúc khác so với kiến trúc: chủ ngữ (chỉnh thể) - vị tố - bổ ngữ (bộ phận) như những trường hợp chúng tôi vừa dẫn ở trên. Ở đây, chỉnh thể không đóng vai trò chủ ngữ nữa mà đóng vai trò yếu tố phụ miêu tả cho danh từ chỉ bộ phận của yếu tố chỉ chỉnh thể, ở đây không giống với vai trò của các tính từ chỉ tính chất đi sau danh từ để bổ sung ý nghĩa trực tiếp cho danh từ như kiểu: mắt “to”, “đen”… mặt “nhỏ”, “gầy”, “tròn”…Nó không bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất cho danh từ bộ phận mà có tác dụng chỉ chỉnh thể chủ hữu bộ phận ấy. Tuy kiến trúc cú pháp có sự thay đổi về mặt hình thức nhưng về mặt nội dung thì đặc trưng mà bộ phận nêu lên vẫn là đặc trưng của chỉnh thể chứa bộ phận ấy.

b. Chủ ngữ (bộ phận + yếu tố phụ chỉ chỉnh thể) - vị tố

Ví dụ:

(16) Cổ họng tôinghẹn lại. [30, 52]

Ở ví dụ này, đặc trưng nghẹn của bộ phận cổ họng không phải do chủ thể

tôi (Thía) gây ra. Nó là một hiện tượng sinh lí tự nhiên mà chỉnh thể tôi (Thía) không kiểm soát được… Đặc trưng nghẹn của bộ phận cổ họng được lấy làm đặc trưng cho chỉnh thể tôi (Thía).

Ví dụ:

(17) Lòng cô gái chợt bừng lên một cảm giác khó tả, bâng khuâng, buồn

nhớ, thương tiếc. [30, 422]

Chúng ta thấy, rõ ràng tính chất bâng khuâng, buồn nhớ, thương tiếc

lòng biểu thị không phải có nguyên nhân từ cô gái (Đào). Thực ra bâng khuâng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

nội tâm của con người có ý thức. Khi nói lòng bâng khuâng, buồn nhớ, thương tiếc thì lòng chắc chắn không thể tự nhiên làm nên trạng thái bâng khuâng, buồn

nhớ, thương tiếc, mặt khác chính chỉnh thể chứa bộ phận lòng ấy là cô gái (Đào)

cũng không chủ động tạo ra trạng thái ấy. Đặc trưng bâng khuâng, buồn nhớ,

thương tiếc của bộ phận lòng được lấy làm đặc trưng cho chỉnh thể cô gái (Đào).

Chúng ta có thể xem xét thêm một ví dụ khác sau đây để minh chứng cho những điều đã phân tích ở trên.

(18) Một khuôn mặtđàn bàhiền lành. [30, 42] (19) Mặt Toàn đã đỏ bừng. [27, 444]

(20) Mặtngười con gái chợt đanh lại. [27, 512]

(21) Cái đầu tôi tóc đã tốt quá, ngứa không chịu được. [26, 44] (22) Da mặt tôi cứ dày lên. [26, 40]

(23) Mắt tôi hoa lên. [27, 204]

(24)Cả khuôn mặtanh ta dăn dúm lại. [27, 214]

Tóm lại: Ở các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh, quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ nêu đặc trưng. Trong đó, chỉnh thể chủ động tạo nên đặc trưng mà bộ phận thể hiện (sự thể tư thế) nhưng cũng có khi chỉnh thể không chủ động tạo nên đặc trưng ấy (sự thể trạng thái). Có nghĩa là vai trò ngữ nghĩa của các yếu tố chỉ chỉnh thể và các yếu tố chỉ bộ phận trong sự thể sẽ quyết định sự thể mà chúng tham gia vào diễn đạt nội dung gì.

Đối lập với các kiến trúc chứa vị tố - tính tĩnh, trong các kiến trúc chứa vị tố là những động từ biểu thị những sự kiện “động” quan hệ bộ phận - chỉnh thể có những biểu hiện hết sức đa dạng. Và chính sự đa dạng này đã làm nên sức hấp dẫn cho các kiến trúc bao chứa những từ chỉ chỉnh thể và bộ phận.

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 32 - 34)