Những tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 28 - 29)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2.Những tiêu chí cơ bản phân loại các sự thể

Sự thể là vật, việc, hiện tượng được phản ánh trong câu. Sự thể thuộc chức năng ngữ nghĩa biểu hiện của câu chứa vị tố. Sự thể được hiểu như một tính trạng hay một sự kiện động, đó là “ý niệm về một cái gì đó có thể được nói tới xuất hiện, có mặt hay hiện hành trong một thể giới nào đó” (Anna Siewierska -1991).

Sự phân biệt cơ bản giữa các sự thể được thực hiện trên hai đặc trưng có [+] và không [-] giữa hai chiều của sự đối lập về tính [± ĐỘNG] và [± CHỦ ĐỘNG] (xem S.C DIK, 1978, Funtional Grammar, Dordrecht Publication). Đó một mặt là sự phân biệt giữa những sự thể [ĐỘNG], tức là những “biến cố”, những sự thay đổi có thể “xảy ra” “diễn ra” với những sự thể [TĨNH] tức những tình thế, trạng thái, những tính chất có thể kéo dài nghĩa là tồn tại ở các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài. Và mặt khác, là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự chủ động, có sự tự điều khiển của một (những) con người hay động vật với những sự tình không do sự chủ động mà ra.

Cách phân loại trên đây của DIK, một trong những cách phân loại được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loại sự thể sau đây và các loại vị tố tương ứng. [±ĐỘNG] [+ ĐỘNG] [- ĐỘNG] biến cố tính trạng [+ CHỦ ĐỘNG] hành động tư thế [± CHỦ ĐỘNG] (“đánh”, “chạy”) (“nằm”, “ở”) [-CHỦ ĐỘNG] quá trình trạng thái

24

Ở đây, cũng cần quy ước rõ thuộc tính [+ CHỦ ĐỘNG] mà chúng tôi sử dụng là một phạm trù bao hàm cả chủ ý chứ không phải đồng nhất. Cho nên, nếu như chủ ý có thể chỉ gắn với con người thì [+ CHỦ ĐỘNG] có thể gắn với người và động vật. Nói cách khác tính [+ CHỦ ĐỘNG] trong ngữ pháp chức năng luôn luôn đòi hỏi phải gắn với chủ thể có tri giác.

Ứng dụng cho tiếng Việt, chúng ta thấy cũng có sư phân biệt rất rõ trên bình diện ngữ nghĩa cũng như trên bình diện ngữ pháp giữa các từ trên các chiều đã nói, trong đó sự khác biệt giữa tính [ĐỘNG] và tính [TĨNH] được đánh dấu rõ nét nhất. Điều này biện minh cho sự phân chia giữa “động tự” và “tĩnh tự” bắt nguồn từ ngữ văn học Trung Quốc, với điều kiện là sự phân chia này được thực hiện theo đúng nghĩa của hai chữ “động” và “tĩnh”.

Khi so sánh một hành động hay một tư thế với một trạng thái hay một quá trình chúng ta nhận ra ngay một thực tế hiển nhiên là chỉ có những sự thể nào chứa chủ thể toan tính làm một việc gì thì hoạt động đó mới có tính [+ CHỦ ĐỘNG]. Ngược lại, một quá trình hay một trạng thái, tức những sự thể [- CHỦ ĐỘNG] thì khó có sự tham gia điều khiển của chủ thể, vì rằng nét đặc trưng của một trạng thái là “lâm vào” hoặc “chịu đựng” một tình trạng nào đó.

Từ những điều đã trình bày trên, việc tìm hiểu chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể cần phải xác định được chúng có quan thế ở “bộ phận” hay không, hay “chỉnh thể” chỉ là yếu tố khách quan, không chủ động ở quá trình, trạng thái mà “bộ phận” thể hiện. Do đó, ở mục tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hiểu các chức năng ngữ nghĩa giữa các yếu tố có quan hệ bộ phận - chỉnh thể dựa theo hai chiều của sự đối lập về tính [± ĐỘNG] và [± CHỦ ĐỘNG].

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 28 - 29)