Đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận chỉnh thể

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.4.2.2Đặc trưng cơ bản của quan hệ bộ phận chỉnh thể

Trước hết phải khẳng định rằng, quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ ngữ nghĩa giữa các yếu tố được gọi là “bộ phận” và “chỉnh thể”. Bởi vì hình thái của từ

21

trong tiếng Việt không làm nên giá trị ngữ nghĩa cho chúng, nếu chỉ căn cứ vào hình thái của từ sẽ không có cơ sở nhận diện các từ có quan hệ bộ phận - chỉnh thể.

Quan hệ bộ phận - chỉnh thể có nhiều biểu hiện đa dạng, có quan hệ bộ phận - chỉnh thể ở dạng cơ bản, nguyên mẫu, có quan hệ bộ phận - chỉnh thể có sự thể hiện khác so với dạng cơ sở, đó là quan hệ thành viên - tập hợp, một tiểu loại quan hệ bộ phận - chỉnh thể.

Quan hệ bộ phận - chỉnh thể cũng có hiện tượng giao thoa với quan hệ cấp loại và quan hệ sở hữu…

Tiểu kết:

Quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ chỉ chỉnh thể và từ chỉ bộ phận trong cấu trúc có chứa những từ này. Có nhiều kiểu quan hệ bộ phận - chỉnh thể khác nhau xét về mặt cấu trúc hình thức. Đó là quan hệ bộ phận - chỉnh thể ở các phương diện: Từ vựng - ngữ nghĩa, cụm từ, cú pháp. Nhưng nếu căn cứ vào giá trị ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ chỉnh thể và bộ phận thì quan hệ bộ phận - chỉnh thể lại có nhiều biến thái khác nhau. Có khi quan hệ bộ phận - chỉnh thể nổi rõ nhờ sự thể hiện của từ chỉ chỉnh thể và từ chỉ bộ phận kiểu như tay áo và áo trong phát ngôn: Tay áo của Áo này rách rồi. Cũng có trường hợp phát ngôn chứa từ chỉ tập hợp và từ chỉ thành viên của tập hợp như kiểu Quân địchhai sĩ quan trong phát ngôn: Quân địch chết hai sĩ quan thì quan hệ thành viên - tập hợp giữa hai sĩ quan và quân địch vẫn được coi là một

dạng quan hệ bộ phận - chỉnh thể.

Trong quá trình giao tiếp, nội bộ ngôn ngữ thường xuyên diễn ra hiện tượng giao thoa, chuyển hóa lẫn nhau nên quan hệ bộ phận - chỉnh thể cũng có một số điểm giống với quan hệ cấp loại và quan hệ sở hữu.

Những điều trình bày ở chương này là những cơ sở lí luận cơ bản nhất trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về các chức năng ngữ nghĩa của các yếu tố trong quan hệ bộ phận - chỉnh thể.

22

Chƣơng 2

CÁC CHỨC NĂNG NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG QUAN HỆ BỘ PHẬN - CHỈNH THỂ

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấ (Trang 25 - 27)