6. Cấu trúc của khóa luận
2.2.2.1 Quan hệ bộ phận chỉnh thể trong sự thể “hành động”
Trong cấu trúc câu phản ánh sự thể nội dung hành động thì chủ thể thường trùng với chủ ngữ và đóng vai trò chủ ngữ của những vị tố hạt nhân. Không có chủ thể tri giác sẽ không có bất kì một sự thể chủ động nào. Và chỉ có những sự thể nào chứa tham số chủ thể toan tính làm một việc gì thì hoạt động đó mới có tính chủ động.
Trong sự thể “hành động” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, xem xét quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố là những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể và quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố là các động từ chỉ các hoạt động vật lý thông thường.
a. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể
Trong các kiến trúc chứa vị tố - tính động, những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể mà hoạt động này là do chỉnh thể - chủ thể hoạt động chủ động gây ra chiếm một khối lượng lớn. Hoạt động này tác động tới một đối tượng cụ thể, đối tượng này là bộ phận của chỉnh thể tạo ra hoạt động. Chỉnh thể và các bộ phận trong kiến trúc này có quan hệ với nhau theo kiểu: chỉnh thể (chủ ngữ chủ động) - vị tố (chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể) - bộ phận (đối tượng tác động mà hành động ở vị tố chuyển tới). Có thể kể tên các động từ này: cúi (đầu, mình), ngẩng (đầu, mặt), nghiêng (đầu, mình), gật (đầu), lắc (đầu, mông), ngửa (mặt), nhắm (mắt), khịt (mũi), hếch (mũi), cụp (mắt), thè (lưỡi), lè (lưỡi), ngoái (cổ, người), rùng (mình), quay (lưng, mắt, người), thọc (tay, chân), liếc (mắt)… và một số động từ dùng cho động vật như: cúp (đuôi), cụp (đuôi, đầu), + ngoe nguẩy, ve vẩy (đuôi)…
Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi ta xem xét một ví dụ sau đây: Ví dụ:
(31) Chị vợlắcđầu cương quyết. [30, 32]
Ở ví dụ này, hành động lắc của bộ phận đầu là do chỉnh thể chứa bộ phận
ấy Chị vợ chủ động làm nên. Tuy đóng vai trò chủ thể của hành động nhưng bộ
32
chỉ đạo từ cơ quan thần kinh trung ương mà chỉnh thể điều khiển để làm chủ hành động đó.
Ví dụ:
(32) Tôi liếc mắt nhìn sang ngôi nhà đối diện. [27, 300]
Cũng giống như lắc, hành động liếc có chủ thể là mắt do chỉnh thể Tôi chủ động tạo ra, mắt không khi nào tạo ra hành động liếc được trừ khi do chỉnh thể
Tôi chủ động tạo ra hành động ấy. Giữa Tôi và mắt có quan hệ bộ phận - chỉnh thể. Trong đó, Tôi - chỉnh thể (chủ ngữ ), mắt - bộ phận (bổ ngữ) của hành động do chỉnh thể tạo nên.
Ví dụ:
(33) Cô gái khẽ nhếch môi cười. [30, 539]
Hành động nhếch của một bộ phận cơ thể môi là do chỉnh thể chứa bộ phận ấy Cô gái chủ động làm nên. Tuy đóng vai trò chủ thể của hành động nhưng bộ phận “môi” không tự nhiên thực hiện được hành động đó, nó chỉ thụ động nhận sự chỉ đạo từ cơ quan thần kinh trung ương mà chỉnh thể điều khiển hành động đó.
Ví dụ:
(34) Nó cụp hàng mi xuống trong lúc hỏi tôi. [27, 486]
Hành động cụp cũng không thể do bộ phận mi tự thực hiện được mà chắc chắn là có tác nhân từ phía chỉnh thể Nó.
Một số ví dụ khác sau đây sẽ minh họa cho quan hệ bộ phận - chỉnh thể diễn đạt sự thể hành động trong các kiến trúc chứa vị tố là những động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể.
Ví dụ:
(35) Chị co rúm ngƣời lại, ngồi nép vào bóng tối của bụi chuối. [30, 405]
(36) Ông già đưamắt cho người con trai. [30, 401] (37) Anh chàng vui tính nháy mắt ranh mãnh. [27, 18]
(38) Anh ngồi ghếch cả hai chân lên chồng bản thảo và sách vở. [27, 293] (39) Đoàiăn xong đứng lên vươn vai. [32, 57]
33
(41) Anh phóngmắt nhìn ra sông. [30, 458]
(42) Nó choãi hai chân ra, hai tay chống nạnh, mặt cứ ngất lên, nhắm tít
mắt, cười hết cỡ. [30, 440]
(43) Cún há miệng. [32, 39]
b. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là các động từ
chỉ các hoạt động vật lí thông thường
Trong quá trình nghiên cứu quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể hành động, ngoài việc tìm hiểu nhóm động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể cũng cần quan tâm đến những động từ không chỉ hành động của bộ phận cơ thể mà tác động lên bộ phận cơ thể, như: áp, ôm, gỡ, dụi, bưng, bịt, gãi, ... Theo khảo sát của chúng tôi, trong các sự thể có từ chỉ chỉnh thể và từ chỉ bộ phận, nếu vị tố là những động từ này thì cũng có thể coi vị tố ấy có quan hệ với cả từ chỉ chỉnh thể và từ chỉ bộ phận. Trong các kiến trúc chứa kiểu vị tố này thì chỉnh thể có thể đóng vai trò chủ ngữ - chủ thể gây ra hành động, bộ phận - bổ ngữ khách thể chịu tác động của hành động.
Ví dụ:
(44) Chị Tính cứ ômmiệng cười. [27, 36]
Động từ ôm là động từ chỉ hoạt động vật lí của chủ thể, bằng phương tiện nào đó (thông thường là tay ) tác động lên miệng. Trong quan hệ với chủ thể Chị Tính thì miệng là bộ phận, trong quan hệ với miệng thì Chị Tính là yếu tố chỉnh thể. Ở đây, mối quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ một chiều, trong đó chỉnh thể chủ động tạo ra hành động, bộ phận - đích (điểm đến) của hành động, chủ thể thực hiện hành động là chỉnh thể chứ không phải là bộ phận. Đây là điểm khác biệt của các kiến trúc chứa kiểu vị tố này so với các kiểu kiến trúc chứa vị tố là những động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể. Ở các kiến trúc có vị tố là động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể thì yếu tố chỉ bộ phận là chủ thể của hành động mà động từ biểu thị.
Để làm sáng tỏ những điều vừa nói ở trên, chúng tôi đưa ra một số ví dụ sau: (45) Cấn ôm ngực ho sù sụ. [32, 62]
(46) Sinh úp mặt vào thành giường. [32, 65] (47) Lão già ôm bụng cười lăn lộn. [32, 103] (48) Toàn sẽ sờ cánh tay áo của tôi. [27, 413] (49) Bà mẹ bưng vạt áo trên miệng. [27,459]
34
2.2.2.2 Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể quá trình
Có thể thấy sự thể quá trình là sự thể không có khả năng gây ra tính động mà chỉ nằm trong sự vận động không do mình tạo ra, tức là có đặc trưng động [+ĐỘNG] nhưng không chủ động [- CHỦ ĐỘNG]. Các quá trình thường gắn với sự thay đổi thể trạng của sự vật. Cũng mang thuộc tính động [+ĐỘNG] nhưng thuộc tính này lại diễn ra không có sự can thiệp của chủ thể có tri giác, nghĩa là luôn luôn không có thông số [ + CHỦ ĐỘNG].
Trong sự thể “quá trình”, quan hệ bộ phận - chỉnh thể là quan hệ qua lại giữa chỉnh thể - chủ ngữ và bộ phận - bổ ngữ thông qua hoạt động của bộ phận cơ thể nêu ở vị tố. Những hoạt động này không do chỉnh thể chủ động tạo ra.
Cũng giống như quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong sự thể “hành động” trong sự thể “quá trình” chúng ta cũng sẽ tìm hiểu xem xét: quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động từ chỉ hoạt động bộ phận của cơ thể và quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động từ chỉ hoạt động vật lí thông thường. Ngoài hai kiến trúc trên, trong sự thể “quá trình” chúng ta sẽ tìm hiểu thêm quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những từ biểu thị những biến đổi tâm, sinh lí.
a. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động
từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể
(50) Ví dụ: Cún hámiệng. [32, 39]
Một người bình thường thì không phải lúc nào “miệng” cũng “há”. Trong trường hợp này, “há” là một hành động chủ động của chỉnh thể “Cún”, biểu hiện sự đói khát của người hành khất.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, chủ thể của hành động nêu ở vị tố là danh từ chỉ bộ phận. Lúc này danh từ chỉ chỉnh thể sẽ đóng vai trò yếu tố phụ của danh từ chỉ bộ phận, và hành động nêu ở vị tố cũng không có nguyên nhân từ sự chủ động của chỉnh thể mà là do một nguyên nhân khách quan mang lại.
b. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những động
từ chỉ hoạt động vật lí thông thường
35
Động từ chỉ hành động run là động từ được thực hiện không do chủ ý của chỉnh thể cô (Diệu). Nói cách khác chỉnh thể cô không chủ động tạo ra hoạt động run, mà do chỉnh thể cô bị bất ngờ, và lòng ham muốn (có được mấy chiếc nhẫn vàng của Cún). Vì vậy, mà hiện tượng sinh lí là phản xạ có điều kiện run
này xảy ra.
Chúng ta còn bắt gặp một số ví dụ khác như (52) Đầu Cúnnóng bừng. [32, 49]
(53) Tự nhiên nước mắttôiứa ra. [27, 219]
(54) Từ trong cổ tôi trào ra một tiếng nấc. [27, 222] (55) Cặp lông mày của đứa trẻ nhướn lên. [27, 480]
c. Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những từ biểu thị những biến đổi tâm, sinh lí
Bên cạnh những động từ diễn đạt những hành động của bộ phận cơ thể, còn có những động từ chỉ các hoạt động vật lí thông thường, trong sự thể “quá trình”, vị tố là những từ biểu thị những biến đổi tâm, sinh lí (của chỉnh thể được thể hiện ra ở bộ phận) chiếm một số lượng khá lớn. Đó là những từ: đỏ (lên) tím
(lại) tái (đi) xanh (lên) xám (đi)...
(56) Ví dụ: My Lan đỏ mặt. [32, 60]
Chúng ta thấy quá trìnhđỏ của bộ phận mặt là quá trình sinh lí, là biến đổi tự nhiên của chỉnh thể My Lan. Chắc chắn My Lan không tự mình làm mặt (đỏ) lên được, nhưng vì “anh Khảm” nói đến cái nốt ruồi ở cằm của cô. Do đó, biểu hiện sinh lí không tự mình kiềm chế được, đó là quá trình từ sắc mặt bình thường chuyển sang đỏ của mặt.
Quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc có vị tố là những từ biểu thị những biến đổi tâm, sinh lí, còn được thể hiện ở nhiều ví dụ khác nhau như:
(57) Nó cứ đỏ bừngmặt lên. [27, 22]
(58) Lão Kiền im lặng, mắt đỏ hoe. [32, 59] (59) Cô tái mặt đi. [32, 46]
(60) Mặt lão trắng bệch như sáp. [32, 45] (61) Tôi đỏ bừng mặt. [32,113]
36
2.2.3. Sự giao thoa giữa sự thể “hành động” và sự thể “quá trình” trong quan hệ bộ phận - chỉnh thể
Nhóm động từ diễn đạt hoạt động của bộ phận cơ thể là những vị tố có liên quan đồng thời đến cả chỉnh thể và bộ phận trong kiến trúc có quan hệ bộ phận - chỉnh thể. Nhóm động từ này có tính chất trung tính nên hiện tượng giao thoa giữa hai sự thể “hành động” và “quá trình” trong một kiến trúc ngôn ngữ chứa vị tố này tất yếu xảy ra.
Hiện tượng giao thoa này được thể hiện ở những ví dụ sau: Ví dụ:
Hoa mở mắt. (62)
Hoa mở cửa. (63)
Ở ví dụ (63) mở là động từ ngoại động vì cửa là bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ - khách thể. Nhưng mở trong (62) là động từ có tính chất nước đôi, nếu như Hoa - chỉnh thể là vật chủ động tạo ra hoạt động và bằng hoạt động tác động lên vật khác thì mở là động từ chỉ hoạt động ngoại động. Nhưng đối tượng chịu tác động của hoạt động mở lại là một bộ phận của chỉnh thể, tự thân bộ phận này có thể tác động lên chỉnh thể để thực hiện hoạt động. Vì vậy, nếu đặt sự chú ý vào bộ phận thì vị tố mở lại có tính chất một động từ nội động. Trong trường hợp này, chỉnh thể không chủ động gây ra hoạt động.
- Mắt Hoa mở. (64)
Cũng có thể hoạt động mở mà mắt thực hiện là do hoàn cảnh khách quan đưa lại (bị bỏng, bị vật khác tác động vào...).
Như vậy, chỉnh thể và bộ phận quan hệ với nhau thông qua hoạt động mở, hoạt động này đồng thời có quan hệ với cả chỉnh thể và bộ phận. Hơn thế nữa, hoạt động này còn cho thấy, bộ phận có khi là bổ ngữ đối tượng nhận tác động của hành động do chỉnh thể chủ động chuyển tới (trường hợp (62), (63)) nhưng có khi bộ phận lại chính là chủ thể của hoạt động mà hoạt động này đương nhiên không nhận tính chủ động từ phía chỉnh thể ( trường hợp (64)).
Qua sự phân tích này, có thể nói rằng, động từ mở là một động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể điển hình thể hiện tính chất nước đôi giữa tính nội
37
động, tính ngoại động và cả tính trung tính trong một động từ của nhóm động từ trung tính chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể.
Những động từ này làm cho sự thể chứa nó được thể hiện theo hai cách: thứ nhất là sự thể “hành động” nếu đặt sự chú ý từ phía chỉnh thể, thứ hai là sự thể “quá trình” nếu xét từ phía bộ phận.
Thực vậy, trong tiếng Việt cũng như trong một số ngôn ngữ khác những trường hợp trung gian giữa sự thể “hành động” và sự thể “quá trình” do sự chi phối của vị tố là động từ trung tính chỉ hành động của bộ phận cơ thể như động từ “mở” mà chúng ta vừa phân tích không phải là hiếm thấy.
Những động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể không giống với những từ hành động đơn thần khác vì nó chịu sự chi phối hoặc của chỉnh thể hoặc của bộ phận. Chính vì vậy mà có hai cách hiểu là sự thể hành động hoặc là sự thể quá trình trong một kiến trúc ngôn ngữ.
(65) Ví dụ: Tôi lắcđầu. [27, 189]
Chúng ta thấy động từ lắc trong ví dụ này là một động từ chỉ hoạt động ngoại động đích thực. Bộ phận đầu là chủ thể của hoạt động lắc, tuy nhiên nguyên nhân gây ra hành động này không phải là đầu mà là Tôi - chỉnh thể chứa bộ phận đầu. Vì vậy, có thể hiểu Tôi là chủ ngữ - chỉnh thể chủ động gây ra hành động mà đầu là bổ ngữ - bộ phận làm chủ thể. Đương nhiên, bộ phận đầu
không thể chủ động lắc lên được ngoại trừ có sự chủ động từ phía chỉnh thể Tôi. Còn đầu chỉ là một bộ phận trong quan hệ với chỉnh thể Tôi.
Cũng là động từ lắc nhưng trong một ngữ cảnh khác, nó lại là một động từ nội động.
(66) Ví dụ: Qùy suy nghĩ một lát rồi bỗng lắc đầu. [27, 143]
Xét từ phía bộ phận, vị tố lắc có tính chất một động từ nội động. Qùy đóng vai trò chủ thể chủ hữu cho từ chỉ bộ phận đi liền trước nó. Qùy không phải là tác nhân gây ra hành động lắc của đầu, không chủ động làm nên hành động này được. Tuy ngữ cảnh của câu không có sự hiển thị của từ ngữ cho thấy ý nghĩa không chủ động gây ra hoạt động của chỉnh thể nhưng ngữ nghĩa của câu đã cho chúng ta thấy rõ ràng ý nghĩa này. Có thể hiểu vì một tình thế bất ngờ, hoặc một
38
sự việc xảy ra đột xuất mà lắc đầu, điều này nằm ngoài tác động của chỉnh thể
Quỳ, chỉnh thể không chủ động gây ra hành động này ở bộ phận.
Dựa vào từng ngữ cảnh cụ thể mà một động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể như “lắc” (đầu) có hai sự thể hiện khi là ngoại động, khi là nội động. Nó là động từ ngoại động, thể hiện sự thể hành động khi quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể là quan hệ giữa chinh thể - vật chủ động tạo ra hành động và bộ phận - bổ ngữ chủ thể nhận tác động của hành động.
Ngoài động từ mở và lắc mà chúng ta vừa phân tích, tìm hiểu thì động từ “
ngước” cũng là động từ trung tính diễn đạt hai sự thể “hành động” và “quá trình”.
(67) Ví dụ: Lưu ngước cặp mắtđầy ngơ ngác. [27, 446] (1)
Ở ví dụ này, Lưu - yếu tố chỉ chỉnh thể, chủ động tạo ra hành động ngước
của bộ phận mắt. Trong quan hệ với chỉnh thể Lưu, mắt là bộ phận, đối tượng chịu tác động mà hoạt động chuyển tới. Sự thể này là sự thể “hành động”.
Ở một ví dụ khác, vị tố ngước lại diễn đạt sự thể “quá trình”. (68) Bà cụ lại ngước mắtlên nhìn tôi như lần trước. [27, 393] (2)
Hoạt động ngước lúc này là hoạt động mà chỉnh thể Bà cụ tạo ra. Như vậy,
ngước mà hoạt động tự nhiên khi lí trí của chỉnh thể vẫn bình thường.
Đối với động từ nháy cũng vậy nếu là hiện tượng bệnh lí thì chỉnh thể cũng không phải là tác nhân gây ra hành động nháy. Trong thực tế, do sự tê liệt của một loại dây thần kinh nào đó mà có một số người bị nháy mắt.
Bản thân người bị nháy (mắt), tất nhiên là không mong muốn điều đó, nhưng hiện tượng nháy ấy vẫn có thể xảy ra ngoài chủ quan của người đó. Khi đó nháy là một động từ chỉ hoạt động tự nhiên không có chủ động của chỉnh thể - người bị nháy (mắt).
Sự thể có vị tố nháy ở đây là sự thể “quá trình”. Nhưng khi đã có sự chủ động của chỉnh thể thì nháy lúc này không còn là một hiện tượng tự nhiên bệnh lí nữa mà là động từ diễn tả chủ ý của chỉnh thể - chủ thể của hoạt động. Và khi