Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
498 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Với tư cahcs là chất xúc tác cho sự phát triển của thương mại quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, khi thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người mua và người bán càng trở nên đa dạng và phức tạp. Từ đó nảy sinh ra nhiều phương thức thanh toán thuận tiên và an toàn cho cả hai bên như: Nhờ thu, đổi chứng từ trả tiền sau, ghi sổ, tín dụng chứng từ… Trong những phương thức này thì tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Bởi phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ lệ sử dụng cao hơn cả, do cân bằng được lợi ích của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đem lại sự thành công cho các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra khá ưu việt và phù hợp với quan hệ thanh toán song nó không phải là phương thức tránh được mọi rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy, khi các bên ngân hàng hay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Do vậy, việc phát hiện các hạn chế và hoàn thiện các biện pháp nhằm phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân hàng và cả các doanh nghiệp. Sau một thời gian học tập cũng như nghiên cứu thực tiễn tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Vietcombank, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong 1 thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Hà Nội” cũng chỉ với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế, luận giải có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Bên cạnh đó, bản thân là sinh viên khoa ngân hàng em thấy đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro nên muốn đi sâu vào tìm hiểu nhằm xác định và hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu rủi ro , hậu quả của rủi ro và những nhân tố tác động rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ . Đánh giá thực trạng rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tahnh toán TDCT tại VCB Hà Nội. - Tìm hiểu, nghiên cứu những biện pháp phòng ngừavà hạn chế rủi ro đã sử dụng trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Hà Nội. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận cơ bản về phương thức thanh toán TDCT,rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT - Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Hà Nội trong những năm gần đây, cụ thể là từ 2008- 2010 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, s sánh để luận giải các vấn đề liên quan và được minh hoạ bằng các bảng, biểu, số liệu, 5. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và nhận diện rủi ro Chương II: Thực trạng rủi ro và phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong TTQT thưo phương thức thanh toán TDCT tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ NHẬN DIỆN RỦI RO 1.1. Khái quát về thanh toán TDCT 1.1.1. Định nghĩa tín dụng chứng từ Theo điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Credit means any arrangement, however named or described, that is irrevocable and there by constitutes a definite undertaking of the issuing bank to honour a complying presentation”. “Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Trong các phương thức thanh toán khác (ứng trước và ghi sổ, nhờ thu), ngân hàng chỉ đóng vai trò là đại lý và giám sát mà không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên trong phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia tích cực và chủ động hơn nhiều. Rõ ràng với phương thức thanh toán này lợi ích cũng như rủi ro của tất cả các bên tham gia đều được dung hoà, cụ thể: -Đối với người hưởng lợi từ L/C (Beneficiary): Được NHPH đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp. - Đối với người yêu cầu mở L/C (Applicant): Được NHPH đảm bảo chỉ phải thanh toán khi nhận được một xuất trình phù hợp. 4 - Đối với ngân hàng: Cung cấp thêm cho khách hàng một phương thức thanh toán an toàn, mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý, nâng cao uy tín cũng như địa vị trên thị trường quốc tế qua đó thu được những lợi ích về mặt kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT (L/C): a) L/C là hợp đồng kinh tế hai bên: L/C thường bị lầm tưởng cho rằng nó là hợp đồng kinh tế ba bên, bao gồm: người mở L/C, ngân hàng phát hành L/C và người hưởng lợi từ L/C. Trên thực tế L/C là hợp độc kinh tế chỉ của hai bên là ngân hàng phát hành L/C và người hưởng lợi từ L/C. Mọi yêu cầu của người mở L/C được thể hiện thông qua một hợp đồng khác với ngân hàng phát hành là đơn mở LC. Theo đó tiếng nói của người mở không được thể hiện chính thức trong L/C mà thông qua sự đại diện của ngân hàng phát hành. Sự hiểu lầm này khiến cho các nhà xuất nhập khẩu hạ thấp vai trò của ngân hàng phát hành và có thể gây ra những rắc rối không đáng có. b) L/C độc lập với hợp đồng cơ sỏ và hàng hoá: Theo điều 4 UCP 600: “A credit by its nature is a separate transaction from the sale or other contract on which may be based. Banks are in no way concerned with or bound by such contract, even if any reference whatsoever to it is included in the credit.”. Như vậy dù được hình thành trên cơ sở của hợp đồng thương mại nhưng một khi được phát hành nó sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. 5 ICC cũng khuyến cáo ngân hàng phát hành nên có hành động cương quyết đề tránh người mở đưa vào L/C hoặc coi là một phần của L/C các hợp đồng thương mại. Việc yêu cầu đưa quá chi tiết vào L/C thường do người mở tin tưởng một cách sai lầm là họ có thể bảo vệ được chính mình bằng cách làm đó. Thực ra, hiếm khi được như vậy (ngân hàng chỉ có thể thanh toán, chấp nhận hoặc chiết khấu đối với các chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C). Đưa quá nhiều chi tiết vào L/C sẽ bất lợi cho cả hai phía. L/C càng dài, càng chi tiết thì càng dễ bị lỗi, bị nhiễu điện, gây rối rắm, nhầm lẫn cho Người hưởng cũng như người mở và cả ngân hàng. c) L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ không phải bằng hàng hoá, dịch vụ hoặc thực hiện khác mà chứng từ có liên quan.Việc người thụ hưởng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào việc họ xuất trình chứng từ có phù hợp không. Khi xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người hưởng. Trong thực tế, để lập được một bộ chứng từ hoàn hảo là việc không hề dễ dàng, hơn nữa gianh giới giữa phù hợp và không phù hợp lại rất mong manh, tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ, quan điểm, động cơ của những người liên quan. Do đó L/C từ một công cụ thanh toán có thể bị lạm dụng để trở thành công cụ từ chối nhận hàng,từ chối thanh toán. d) L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Bản chất của tín dụng chứng từ là chỉ giao dịch và thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ nên việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của bộ chứng từ là nguyên tắc hàng đầu. Để được thanh toán người thụ hưởng cần phải có một xuất trình phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của tín dụng, bao gồm số loại, số lượng mỗi loại và nội dung của chứng từ. 6 1.1.3. Các bên tham gia: a)Người yêu cầu mở (Applicant): là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm hoàn trả lại tiền cho ngân hàng phát hành số tiền mà ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng, thanh toán các khoản chi phí phát sinh theo L/C. b) Người thụ hưởng (Beneficiary): là bên được hưởng lợi số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C nếu thực hiện đúng những điều khoản trong L/C. c) Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình và sẽ thanh toán cho người hưởng khi chứng từ xuất trình phù hợp.NHPH thường được hai bên mua bán thoả thuận và qui định trong hợp đồng. Nếu không có sự thoả thuận trước đó, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. d) Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu. e) Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với một L/C theo yêu cầu hoặc theo sụ uỷ quyền của NHPH. f)Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu tín dụng có giá trị tự do. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ giống như của NHPH khi nhận được bộ chứng từ. NHđCĐ có thể là: Ngân hàng xác nhận (Confirming bank), Ngân hàng trả tiền (Paying bank), Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), Ngân hàng chấp nhận (Accepting bank), Ngân hàng trả chậm (Defferred undertaking bank). 7 g) Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): là ngân hàng được NHPH uỷ quyền thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định (ngân hàng này đã thanh toán hay chiết khấu cho người hưởng). Ngân hàng hoàn trả thường tham gia trong trường hợp giữa NHPH và NHđCĐ không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. 1.1.4. Qui trình nghiệp vụ thanh toán L/C: Nhà xuất khẩu Exporter NHTB Advising Bank Ngân hàng phát hành L/C Issuing Bank NHđCĐ (Nominated Bank) Nhà nhập khẩu Importer (4) Thông báo L/C Advise L/C (6a) Xuất trình (6b) Xuất trình (7a) Trả tiền (qua NH) (3) Phát hành L/C Issue L/C (7b) Xuất trình Presenting (8) Đòi tiền Retirement (2) Đơn mở L/C Apply L/C (5) Giao hàng Shipment of goods (1) Hợp đồng ngoại thương Sales contract (6b’) Nhận tiền (7b’) Trả tiền 8 Các bước trong quy trình thanh toán L/C: (1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C (2) Căn cứ vào các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. (3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK. (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. (6a), (7a) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và có thể xuất trình tại NHPH , sau khi kiểm tra bộ chứng từ, ngân hàng này sẽ quyết định xem bộ chứng từ có được thanh toán hay không tuỳ thuộc vào sự phù hợp của chứng từ. (6b), (6b’) Nhà xuất khẩu cũng có thể xuất trình chứng từ tại NHđCĐ nếu tín dụng có giá trị tại ngân hàng này, NHđCĐ có thể quyết định trả tiền ngay cho nhà nhập khẩu tuy nhiên điều này là không bắt buộc. (7b) và (7b’) NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả, ngân hàng này lại kiểm tra chứng từ và quyết định có thanh toán cho bộ chứng từ này hay không. (8) NHPH đòi tiển nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. 9 1.1.5. Văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch L/C: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan, các nguồn luật quốc gia, các thông lệ và tập quán quốc tế. Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh nên trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần được qui định như sau: Công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tê. Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chấp pháp lý đối với luật quốc gia. Một số thông lệ và tập quán quốc tế do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành: - Quy tắc thống nhất và thực hành về Tín dụng chứng từ-Uniform customs and Practice for Documentary credits (UCP) Quy tắc thống nhất và thực hành về Tín dụng chứng từ là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm, của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP không chỉ điều chỉnh các ngân hàng mà còn điều chỉnh tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C. UCP được ICC ấn hành ấn bản đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay, bản UCP đã được sửa đổi và chỉnh lý 6 lần. Bản sửa đổi gần đây nhất cũng là bản đang được sử dụng phổ biến nhất là UCP 600 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007). UCP ra đời với mục tiêu hướng dẫn thực hành, trên nguyên tắc tự nguyện và tự điều chỉnh, UCP ngày một hoàn thiện để trở thành một bộ quy tắc có giá trị thực tiễn nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của giới thương mại, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm. 10 [...]... hiểm, tỷ lệ ký quỹ, độ rủi ro trong thanh khoản, về hạn mức tín dụng, 30 - Do uy tín: một trong những nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là uy tín Nếu một ngân hàng thường xuyên không thực hiện đúng các cam kết của mình thì sẽ gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế 1.3 Quản lý rủi ro trong TTQT – kinh nghiệm từ một số ngân hàng lớn: 1.3.1 Khái quát rủi ro trong TTQT trên thế giới:... tiền hàng theo tín dụng thư tại ngân hàng phát hành Mức độ rủi ro cho nhà nhập khẩu phụ thuộc vào số tiền ký quỹ của họ 1.2.2.2 Rủi ro cho ngân hàng phát hành L/C – Issuing Bank: a) Rủi ro do người mở mất khả năng thanh toán: 16 Đây là rủi ro hàng đầu mà ngân hàng phát hành phải đối mặt khi ngân hàng buộc phải thanh toán cho người hưởng mà không thể thu hồi vốn từ phía người mở L/C nếu trước đó ngân hàng... thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Thứ nhất là rủi ro xảy ra khi có một bên thanh toán cho một lô hàng hàng hoá không hề tồn tại, vô giá trị hoặc không đủ yêu cầu so với tín dụng Nhà nhập khẩu hay chính là kẻ có chủ tâm lừa đảo bằng cách nào đó vẫn đưa ra được một bộ chứng từ hoàn hảo nhằm rút tiền từ ngân hàng Rủi ro này có thể xảy ra cho người nhập khẩu, ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu Nhà... cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không được thanh toán hoặc là việc thanh toán bị trì hoãn, rủi ro về thị trường, rủi ro khong nhận hàng, ; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng, rủi ro khong giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá, ; với các ngân hàng liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người... hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với tất cả các bên tham gia vào tín dụng 1.2.2 Nhận diện rủi ro: 1.2.2.1 Rủi ro cho người mở L/C (nhà nhập khẩu) – Applicant: Nhà nhập khẩu có thể gặp những rủi ro liên quan đến: Hàng hoá,... tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội, mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai - Rủi ro trong ngân hàng là những bất trắc xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh gây ra những thiệt hại cho ngân hàng 14 - Rủi ro trong thanh toán L/C xảy ra khi quyền lợi của một trong các bên bị vi phạm, rủi ro không chỉ được... năm qua, Citibank luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Với sự ra đời và phát triển từ rất lâu, cùng với công nghệ ngân hàng hiện đại, họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT nhất là phương thức thanh toán TDCT Một số biện pháp mà Citibank đã áp dụng để quản lý rủi ro: - Luôn cập nhật thông tin... bán hàng Rủi ro tương tự cũng xảy đến với nhà nhập khẩu khi hàng hoá đến muộn và họ không thể bán hàng ở giá cả đã dự tính ban đầu - Hàng hoá có thể đến trước khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành: Trong những tình huống như thế này, người mua có thể phải nhận hàng hoá bằng bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng mở L/C Theo đó nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán cho lô hàng đó cho dù bộ chứng từ. .. được sự hoàn trả từ ngân hàng phát hành do ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng này từ chối thanh toán bởi sự bất đồng về tính hợp lệ của chứng từ Vấn đề tương tự cũng nảy sinh khi ngân hàng phát hành không thể thực hiện thanh toán cho ngân hàng xác nhận nếu chính phủ có lệnh cấm thanh toán ra nước ngoài hoặc cấm nhập khẩu Trước khi xác nhận một tín dụng thư, ngân hàng cần tim hiểu... trường và các khách hàng để từ đó ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán - Lập các trung tâm thanh toán ở các châu lục khác nhau như: + Trung tâm thanh toán TAMPA ở châu Mỹ + Trung tâm thanh toán LONDON ở châu Âu và châu Phi + Trung tâm thanh toán MUMBAI ở Đông Nam Á + Trung tâm thanh toán PEANAng ở Nam Á Việc thành lập các trung tâm thanh toán ở các khu vực khác . những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Do vậy, việc phát hiện các hạn chế và hoàn thiện các biện pháp nhằm phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong. nhân dẫn tới rủi ro trong phương thức thanh toán này. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng phương thức thanh toán TDCT ,rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT - Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại VCB Hà Nội trong những năm gần đây, cụ thể là từ 2008- 2010 2 4.